3 BÀI TẬP TỰ LUẬN HÓA HỌC ĐỀ BÀI 1. Cho 12,8 gam kim loại A hoá trị II phản ứng hoàn toàn với khí clo thu được muối B. Hoà tan muối B vào nước để được 400 ml dung dịch C. Cho C phản ứng với thanh sắt nặng 11,2 gam, sau một thời gian thấy kim loại A bám vào thanh sắt và khối lượng thanh sắt này tăng 0,8 gam, nồng độ FeCl 2 trong dung dịch là 0,25M. a. Viết các phương phản ứng và xác định kí hiệu hoá học của kim loại A. b. Tính nồng độ mol/l của muối B trong dung dịch C. 2.Mắc nối tiếp bốn bình điện phân: Bình 1: chứa dung dịch CuSO 4 , các điện cực bằng Cu. Bình 2: chứa dung dịch AgNO 3 , các điện cực bằng Ag. Bình 3: chứa dung dịch NaCl, có màng ngăn, các điện cực trơ. Bình 4: chứa dung dịch NaOH, các điện cực trơ. Tiến hành điện phân 965 giây thấy bình 1 catôt tăng 0,64 gam. Tính: 1. Cường độ dòng điện đi qua các dung dịch và khối lượng kim loại bám trên catôt bình 2. 2. Thể tích các khí thoát ra ở bình 3 và 4 (đktc). 3.Hoà tan hoàn toàn 17,88 gam hỗn hợp X gồm hai kim loại kiềm A, B và kim loại kiềm thổ M vào nước thu được dung dịch C và 0,24 mol khí H 2 bay ra. Dung dịch D gồm H 2 SO 4 và HCl trong đó số mol HCl gấp 4 lần số mol H 2 SO 4 . a. Để trung hoà 1/2 dung dịch C cần hết V (lít) dung dịch D. Tính tổng khối lượng muối tạo thành sau phản ứng trung hoà. b. Hoà tan hoàn toàn m gam Al vào 1/2 dung dịch C thu được dung dịch E và 0,18 mol khí H 2 bay ra. Tính m? c. Nếu cho V (lít) dung dịch D tác dụng với dung dịch E thì lượng kết tủa thu được nhiều hơn lượng kết tủa tạo ra ở phần 1 là bao nhiêu gam? Cho biết M dễ tan trong nước; MSO 4 không tan. 4.Cho ba kim loại M, A, B (đều có hoá trị II) có khối lượng nguyên tử tương ứng là m, a, b. Nhúng hai thanh kim loại M đều có khối lượng là p gam vào hai dung dịch A(NO 3 ) 2 và B(NO 3 ) 2 . Sau một thời gian người ta nhận thấy khối lượng thanh 1 giảm x%, thanh 2 tăng y% (so với p). Giả sử các kim loại A, B thoát ra bám hết vào thanh kim loại M. a. Lập biểu thức tính m theo a, b, x, y, biết rằng số mol M(NO 3 ) 2 trong cả hai dung dịch đều bằng n. b. Lập biểu thức tính m khi a là kim loại hóa trị I, B là kim loại hóa trị II, M là kim loại hóa trị III, thanh 1 tăng x%, thanh 2 tăng y%, số mol M(NO 3 ) 3 trong hai dung dịch bằng nhau. Trong ba kim loại Cu, Ag, Hg thì A và B là kim loại nào khi m = 52 ? Tỉ lệ x/y trong điều kiện đã cho là 1/0,91. 5. Khi nung x1 gam Cu với x2 gam O 2 thu được sản phẩm A1. Đun nóng A1 trong x3 gam H 2 SO 4 98%, sau khi tan hết thu được dung dịch A2 và khí A3. Khí A3 được hấp thụ hoàn toàn bởi 200 ml dung dịch NaOH 0,15M, tạo ra 0,02 mol hỗn hợp 2 muối. Cô cạn dung dịch A2 thu được 30 gam CuSO 4 .5H 2 O. Nếu cho A2 tác dụng với NaOH để tạo ra lượng kết tủa lớn nhất thì cần 300 ml dung dịch NaOH 1M. Cho kết tủa tan trong HCl vừa đủ, sau đó nhúng thanh Fe vào dung dịch, sau một thời gian khối lượng thanh Fe tăng thêm 0,8 gam. a. Tính x1, x2, x3, biết rằng các phản ứng xảy ra hoàn toàn. b. Tính khối lượng Fe đã tan vào dung dịch. c. Tính khối lượng muối có trong dung dịch sau khi nhúng thanh sắt. Cho : Cu = 64, S = 32, O = 16, Fe = 56, Cl = 35,5. 6. Nung m gam hỗn hợp A gồm bột Al và Fe 3 O 4 . Giả sử chỉ có phản ứng : 32 t 43 OAl Fe OFe Al 0 Sau một thời gian thu được chất rắn B. Để hòa tan hết B cần V ml dung dịch H 2 SO 4 0,7M (loãng). Sau phản ứng thu được dung dịch C và 9,846 lít khí (đo ở 1,5 atm, 27 o C). Cho dung dịch NaOH vào dung dịch C đến dư, thu được kết tủa D. Nung D trong chân không đến khối lượng không đổi thu được 44 gam chất rắn E. Cho 50 gam hỗn hợp X gồm CO và CO 2 qua ống sứ đựng chất rắn E nung nóng. Sau khi E phản ứng hết, thu được hỗn hợp khí Y có khối lượng gấp 1,208 lần khối lượng của X. a. Tính khối lượng và % các chất trong B. b. Tính m c. Tính V. Cho : C = 12, O = 16, Al = 27, Fe = 56. 4 7. Đốt cháy hoàn toàn m gam than chứa 4% tạp chất trơ ta thu được hỗn hợp khí A gồm CO và CO 2 . Cho khí A đi từ từ qua ống sứ đựng 46,4 gam Fe 3 O 4 nung nóng. Khí ra khỏi ống sứ bị hấp thụ hoàn toàn bởi 2 lít dung dịch Ba(OH) 2 tạo thành 39,4 gam kết tủa. Đun nóng tiếp dung dịch lại thấy tạo thành thêm 29,55 gam kết tủa. Chất rắn còn lại trong ống sứ được chia thành 2 phần bằng nhau. Hòa tan hết phần một bằng dung dịch HCl thấy tốn 330 ml dung dịch HCl 2M và có 672 ml khí (ở đktc). thoát ra. Phần hai hòa tan hết bằng dung dịch HNO 3 loãng thì thu được khí NO (khí duy nhất thoát ra). a. Tính m b. Tính tỉ khối của hỗn hợp khí A so với H 2 c. Tính thể tích khí NO (ở đktc). d. Tính nồng độ mol của dung dịch Ba(OH) 2 đã dùng. Cho : H = 1, C = 12, O = 16, Fe = 56, Ba = 137. 8. Cho một luồng CO đi qua ống sứ đựng 0,04 mol hỗn hợp A gồm FeO và Fe 2 O 3 đốt nóng. Sau khi kết thúc thí nghiệm ta thu được chất rắn B gồm 4 chất, nặng 4,784 gam. Khí đi ra khỏi ống sứ cho hấp thụ vào dung dịch Ba(OH) 2 dư, thì thu được 9,062 gam kết tủa. Mặt khác hòa tan chất rắn B bằng dung dịch HCl dư thấy thoát ra 0,6272 lít hiđro (ở đktc). a. Tính % khối lượng các oxit trong A. b. Tính % khối lượng các chất trong B, biết rằng trong B số mol sắt từ oxit bằng 1/3 tổng số mol của sắt (II) và sắt (III) oxit. Cho : C = 12, O = 16, Fe = 56, Ba = 137. 9. Cho một lá sắt vào dung dịch chứa một trong những muối: AlCl 3 , CuSO 4 , ZnCl 2 , NaNO 3 , AgNO 3 . Hãy cho biết : a. Trường hợp nào xảy ra phản ứng? Vai trò các chất tham gia. b. Viết phương trình hóa học dưới dạng ion thu gọn. 10. Hoà tan hoàn toàn một ít oxit Fe x O y bằng H 2 SO 4 đặc, nóng ta thu được 2,24 lít SO 2 (ở đktc); phần dịch dung chứa 120 gam một loại muối sắt duy nhất. a. Xác định công thức của sắt oxit. b. Trộn 10,8 gam bột Al với 34,8 gam bột Fe x O y ở trên rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm. Giả sử lúc đó chỉ xảy ra phản ứng khử Fe x O y thành Fe. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp chất rắn sau phản ứng bằng dịch dung H 2 SO 4 20% (d = 1,14g/ml) thì thu được 10,752 lít H 2 (đktc). Tính hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm và thể tích tối thiểu dịch dung H 2 SO 4 đã dùng. Cho : O = 16; S = 32; Al = 27; Fe = 56. 11. a. Cho Cu tác dụng với dung dịch Fe 2 (SO 4 ) 3 được FeSO 4 và CuSO 4 . Cho Fe tác dụng với dung dịch CuSO 4 được FeSO 4 và Cu. - Viết các phương trình hóa học dưới dạng phân tử và ion thu gọn. - So sánh tính khử của các kim loại và tính oxi hoá của các ion kim loại trong những phản ứng hoá học trên. b. Có các trường hợp sau: * Dung dịch FeSO 4 lẫn tạp chất CuSO 4 . Nêu phương pháp hoá học đơn giản có thể loại bỏ được tạp chất. Giải thích và viết phương trình hóa học dạng phân tử và ion thu gọn. * Bột Cu có lẫn tạp chất là bột Sn, Zn và Pb. Nêu phương pháp hoá học đơn giản để loại bỏ những tạp chất. Giải thích và viết phương trình hóa học dạng phân tử và ion thu gọn. 12. A là hỗn hợp Fe + Fe 2 O 3 . Cho một luồng CO (dư) đi qua ống đựng m gam hỗn hợp A nung nóng tới phản ứng hoàn toàn thì thu được 28 gam chất rắn còn lại trong ống. Hòa tan m gam hỗn hợp A bằng dung dịch HCl dư thấy thoát ra 2,016 lít H 2 (ở đktc), biết rằng có 10% hiđro mới sinh tham gia khử Fe 3+ thành Fe 2+ . * Tính % khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp A. * Trong một bình kín dung tích 11,2 lít chứa CO ở đktc và m gam hỗn hợp A (thể tích không đáng kể). Nung nóng bình một thời gian sau đó làm lạnh bình tới 0 o C. Hỗn hợp khí trong bình lúc này có tỉ khối so với H 2 bằng 15,6. - Hỏi áp suất trong bình thay đổi như thế nào ? 5 - Tính khối lượng chất rắn còn lại trong bình. - Nếu hiệu suất phản ứng khử oxit sắt là 100% thì khối lượng chất rắn trong bình còn lại là bao nhiêu ? Cho : O = 16, Fe = 56, C = 12. 13. Cho biết khối lượng lá Zn sẽ thay đổi thế nào, sau khi ngâm lá Zn vào các dung dịch: a. CuSO 4 b. CdCl 2 c. AgNO 3 d) NiSO 4 Biết rằng Zn 2+ có tính oxi hoá yếu hơn Cd 2+ . Giải thích và viết phương trình hóa học dưới dạng phân tử và ion rút gọn. 14. Cho hỗn hợp các kim loại Cu, Fe, Al, Ag. Hãy dùng phương pháp hoá học (kể cả điện phân, nếu cần) để tách riêng từng kim loại ra khỏi hỗn hợp. 15. Cho 1,12g bột Fe và 0,24g bột Mg tác dụng với 250 ml dung dịch CuSO 4 , khuấy nhẹ cho đến khi phản ứng thực hiện xong. Khối lượng kim loại có trong bình sau phản ứng là 1,88g. Tính nồng độ mol/l của dung dịch CuSO 4 trước phản ứng. 16. Sau một thời gian điện phân 200 ml dung dịch CuSO 4 với điện cực trơ, nhận thấy khối lượng của dung dịch giảm 8g. Để làm kết tủa hết ion Cu 2+ còn lại trong dung dịch sau điện phân, cần dùng 50 ml dung dịch (NH 4 ) 2 S nồng độ 1M. Xác định nồng độ mol/l và nồng độ phần trăm của dung dịch CuSO 4 trước khi điện phân. Biết dung dịch CuSO 4 ban đầu có khối lượng riêng là 1,25g/ml. 17. Điện phân hoàn toàn 200 ml một dung dịch có hoà tan Cu(NO 3 ) 2 và AgNO 3 với cường độ dòng điện là 0,804A, thời gian điện phân là 2 giờ, nhận thấy khối lượng của catôt tăng thêm 3,44g. Xác định nồng độ mol/l của mỗi muối trong dung dịch ban đầu. 18. Người ta phủ một lớp bạc trên một vật bằng đồng có khối lượng 8,48g bằng cách ngâm vật đó trong dung dịch AgNO 3 . Sau một thời gian người ta lấy vật ra khỏi dung dịch, rửa sạch, làm khô, cân nặng 10 gam. a. Cho biết các cặp oxi hoá - khử trong phản ứng. Vai trò các chất tham gia phản ứng và viết phương trình hóa học dạng ion thu gọn. b. Tính khối lượng bạc đã phủ trên bề mặt kim loại. c. Người ta có thể phủ một khối lượng bạc như trên lên bề mặt của vật bằng đồng với phương pháp mạ điện (catôt là vật bằng đồng, anôt là thanh bạc). Tính thời gian cần thiết cho việc mạ điện, nếu cường độ dòng điện là 2A. 19. Dung dịch A có chứa hai muối là AgNO 3 và Cu(NO 3 ) 2 , trong đó nồng độ của AgNO 3 là 1M. Cho 500 ml dung dịch A tác dụng với 24,05g hỗn hợp KI và KCl, tạo ra được 37,85g kết tủa và dung dịch B. Ngâm một thanh Zn vào dung dịch B, sau khi phản ứng kết thúc nhận thấy khối lượng thanh Zn tăng thêm 22,15g. . 3 BÀI TẬP TỰ LUẬN HÓA HỌC ĐỀ BÀI 1. Cho 12,8 gam kim loại A hoá trị II phản ứng hoàn toàn với khí clo thu được. pháp hoá học đơn giản có thể loại bỏ được tạp chất. Giải thích và viết phương trình hóa học dạng phân tử và ion thu gọn. * Bột Cu có lẫn tạp chất là bột Sn, Zn và Pb. Nêu phương pháp hoá học đơn. - Viết các phương trình hóa học dưới dạng phân tử và ion thu gọn. - So sánh tính khử của các kim loại và tính oxi hoá của các ion kim loại trong những phản ứng hoá học trên. b. Có các trường