Cộng hòa La Mã pdf

7 555 1
Cộng hòa La Mã pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Cộng hòa La Mã RES•PVBLICA•ROMANA Khẩu hiệu quốc gia: Senatus Populusque Romanus Viện nguyên lão và nhân dân La Mã Ngôn ngữ chính thức Latinh Thủ đô La Mã Chế độ Cộng hòa Thống Hai quan chấp chính, ở một lãnh tối cao vài thới kỳ là một Thống lãnh tối cao (nhà độc tài) Quốc hội Viện nguyên lão La Mã Cơ quan lập pháp Hội đồng lập pháp La Mã Thành lập 509 TCN Tan rã 16 tháng 1, 27 TCN, từng bước một chuyển đổi thành Đế quốc La Mã Hai quan chấp chính đầu tiên Lucius Junius Brutus, Lucius Tarquinius Collatinus (509 TCN–508 TCN) Quan chấp chính cuối cùng Không rõ, vì dưới quyề n các Hoàng đế La Mã các quan chấp chính vẫn được tiếp tục bầu chọn Cộng hòa La Mã là giai đoạn trong nền văn minh La Mã cổ đại được phân biệt vì có chế độ cộng hòa. Giai đoạn cộng hòa bắt đầu khi chế độ quân chủ bị lật đổ vào khoảng năm 509 TCN và kéo dài hơn 450 năm, đến khi bị hao mòn do loạt nội chiến và được thay bằng chế độ nguyên thủ (Principate) và giai đoạn Hoàng đế. Đúng lúc mà Cộng hòa La Mã trở thành Đế quốc La Mã tùy theo cách hiểu. Các nhà lịch sử đã đề nghị chọn một vài sự kiện, bao gồm khi Julius Caesar được bổ nhiệm làm Thống lãnh tối cao (độc tài suốt đời; 44 TCN), Trận Actium (2 tháng 9 năm 31 TCN), và khi Viện nguyên lão La Mã cấp Octavian các quyền lực đặc biệt theo thỏa thuận đầu tiên giữa Viện nguyên lão và bình dân (16 tháng 1 năm 27 TCN). Lãnh thổ của La mã mở rộng trong thời kỳ này, lúc đầu chỉ từ trung tâm bán đảo Italia sau mở rộng đến hết vùng địa trung hải. Trong hai thế kỷ đầu tiên lãnh thổ La mã mở rộng hết bán đảo Italia, thế kỷ tiếp theo mở rộng thêm Bắc Phi, bán đảo Iberia, Hi Lạp, và vùng miền nam nước Pháp hiện nay. Trong hai thế kỷ cuối của nền cộng hoà La mã tiếp túc mở rộng nốt phần còn lại của nước Pháp hiện nay. Do diện tích quá rộng lớn nên bộ máy cộng hoà đã sụp đổ dưới chính sức nặng của đế chế. Định rõ lúc kết thúc của Cộng hòa là việc dành cho nhà lịch sử ngày nay; dân La Mã vào lúc đó không nghĩ rằng Cộng hòa không còn. Các "Hoàng đế" vương triều Julia-Claudia giữ vững rằng res publica (thời quần chúng) vẫn tiếp tục, dù mà hoạt động dưới sự bảo vệ của các quyền lực đặc biệt, và sẽ cuối cùng trở lại hình thức Cộng hòa đầy đủ. La Mã vẫn còn là Cộng hòa trên danh nghĩa ít nhất cho đến thế kỷ 3 và cuộc cải cách lập chế độ Dominate (chủ nhân). Tiền chế độ Vương quốc La Mã Hậu chế độ Đế quốc La Mã Nhiều công trình của La mã vẫn còn tồn tại trên khắp châu Âu cho đến ngày nay và học thuyết về chính phủ cộng hoà được áp dụng rộng rãi tại các quốc gia và tổ chức hiện đại. Mục lục  1 Khái quát lịch sử  2 Hiến Pháp o 2.1 Viện nguyên lão o 2.2 Hội đồng lập pháp o 2.3 Hội đồng Centuries o 2.4 Hội đồng Tribe o 2.5 Hội đồng Pleb [ ] Khái quát lịch sử Theo truyền thuyết thời kỳ cộng hoà La mã bắt đầu từ khi Lucius Junius Brutus lật đổ vua của vương triều Tarquin năm 509 TCN. Cộng hoà La mã được điều hành bởi Viện nguyên lão, một cách khác hẳn so với chế độ quân chủ. Nước Cộng hoà La Mã được điều hành bởi Hiến pháp bất thành văn, những điều luật này dựa trên nguyên tắc phân quyền và nguyên tắc kiểm soát và cân bằng. Sự phát triển của hiến pháp chịu ảnh hưởng lớn bởi cuộc đấu tranh giữa tầng lớp quý tộc và những tầng lớp còn lại. Lúc đầu chính quyền được điều hành bởi tầng lớp quý tộc (The patricians), những người đã sống lâu đời tại La Mã. Dần dần các luật đưa ra đặc quyền của tầng lớp quý tộc bị loại bỏ, từ đó nổi lên tầng lớp quý tộc mới dựa trên kết cấu xã hội thay vì điều luật để duy trì quyền lực. Lã Mã bắt đầu mở rộng lãnh thổ mạnh mẽ trong thời gian này, từ trung tâm Italia đã bành trướng ra toàn Địa Trung Hải. Trong 2 thế kỷ đầu tiên La Mã thôn tính toàn bộ Italia. Thế kỷ tiếp theo dưới sức mạnh của quân đội và kinh tế vượt trội La Mã đã thôn tính tiếp Bắc Phi, Tây Ban Nha, Hi Lạp và miền Nam nước Pháp. Trong 2 thế kỷ cuối nền Cộng hoà, La Mã thôn tính tiếp phần còn lại nước Pháp, phần lớn Anatolia, và Syria [ ] Hiến Pháp Bài chi tiết: Hiến pháp La mã và Hiến pháp của cộng hoà La Mã Hiến pháp La mã là tập hợp những chỉ dẫn và nguyên tắc bất thành văn chủ yếu thông qua từ các tiền lệ. Hiến pháp La Mã không chính quy, đa số không thành văn và thay đổi liên tục. [ ] Viện nguyên lão Nền tảng quyền lực của viện nguyên lão xuất phát từ sự quý trọng và uy tín. Sự quý trọng và uy tín này xuất phát từ thói quen và phong tục, cũng giống như năng lực và uy tín cao của các nghị sĩ. Viện nguyên lão thông qua các sắc lệnh được gọi là senatus consultum, một cách chính thức được gọi là "Lời khuyên" của viện nguyên lão đối với quan chấp chính. Trong thực tế thì các quan chấp chính luôn chấp hành mệnh lệnh này. Viện nguyên lão chủ yếu tập trung vào chính sách đối ngoại mặc dầu về nguyên tắc thì viện nguyên lão không hề có vai trò quản lý những xung đột quân sự, nó cũng có vai trò quản lý công dân trong các thành phố và thị trấn. Điều kiện để trở thành một nghị sĩ viện nguyên lão là phải sở hữu một vùng đất tương đương với 100.000 denarii, thuộc dòng dõi patrician (Quý tộc có dòng dõi lâu đời tại La Mã), đã từng giữ chức vụ trong chính quyền. Viện nguyên lão sẽ bỏ phiếu để chấp nhận một người có đủ tiêu chuẩn trên có thành nghị sĩ hay không [ ] Hội đồng lập pháp Bài chi tiết: Hội đồng lập pháp cộng hoà La Mã Hội đồng lập pháp là đại diện toàn bộ công dân La Mã, quyết định cuối cùng đến bầu cử chấp chính quan, ban hành một đạo luật, thi hành các hình phạt, tuyên chiến và cầu hoà, giải tán hoặc lập liên minh với các quốc gia khác. Có hai loại hội đồng lập pháp. Thứ nhất là comitia là hội đồng của tất cả các công dân, thứ hai là concilia hội đồng của một nhóm công dân nhất định [ ] Hội đồng Centuries Công dân La Mã được tổ chức theo các đơn vị cơ bản là Centuries và Tribe. Dân chúng sẽ tập hợp theo các Century và Tribe. Hội đồng Century (Comitia Centuriata) là tập hợp đại diện của các centuries. Người đứng đầu hội đồng Century thông thường là Quan chấp chính. Các Century sẽ bỏ phiếu, mỗi Century được một phiếu, quyết định sẽ theo đa số. Đại hội Century sẽ bầu ra Magistrate có quyền lực tuyệt đối (gồm cả quyền của Pháp quan và Chấp chính quan). Nó cũng bầu ra những người kiểm soát. Hội đồng Century cũng có thể tuyên chiến, thông qua kết quả điều tra. Và cũng là toà án tối cao. [ ] Hội đồng Tribe Hội đồng Tribe hay Comitia Tributa chủ trì bởi chấp chính quan, được tập hợp từ 35 tribe. Tribe không phải là nhóm người cùng một dân tộc hoặc cùng huyết thống mà là nhóm được phân chia theo địa lý. Thứ tự bầu chọn của các tribe được lấy ngẫu nhiên bằng cách rút thăm. Khi được số đông ủng hộ cuộc bỏ phiếu sẽ kết thúc. Hội đồng Tribe không thông qua luật nó chỉ bầu cử Quan coi quốc khố, Quan thị chính và thống lĩnh quân đội. [ ] Hội đồng Pleb Hội đồng Pleb là quốc hội của những người Pleb, những người bình dân (không thuộc tầng lớp quý tộc), họ tự tổ chức thành những Tribe riêng, tự bầu cử lấy quan hành chính, quan toà, quan bảo dân. Thông thường quan bảo dân của người Pleb chủ trì hội đồng. Hội đồng này thông qua hầu hết các luật và cũng là toà án. Từ khi được tổ chức theo các tribe, thì luật lệ và thủ tục của nó gần giống như Hội đồng Tribe . Cộng hòa La Mã RES•PVBLICA•ROMANA Khẩu hiệu quốc gia: Senatus Populusque Romanus Viện nguyên lão và nhân dân La Mã Ngôn ngữ chính thức Latinh Thủ đô La Mã Chế độ Cộng hòa Thống. cuối nền Cộng hoà, La Mã thôn tính tiếp phần còn lại nước Pháp, phần lớn Anatolia, và Syria [ ] Hiến Pháp Bài chi tiết: Hiến pháp La mã và Hiến pháp của cộng hoà La Mã Hiến pháp La mã là tập. là Cộng hòa trên danh nghĩa ít nhất cho đến thế kỷ 3 và cuộc cải cách lập chế độ Dominate (chủ nhân). Tiền chế độ Vương quốc La Mã Hậu chế độ Đế quốc La Mã Nhiều công trình của La mã

Ngày đăng: 12/08/2014, 14:22

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan