Bò Rừng Tây Nguyên Núi rừng Tây Nguyên vẫn còn có các loại bò hoang dại là bò min, bò tót, bò rừng và bò xám. Bò min là giống bò dã thú, to nhất và khỏe nhất trong các loài bò trên thế giới hiện nay. Con bò min đục cao tới 1,8 mét, dài 2,8 mét, có hình thù kỳ lạ như một con vật thời tiền sử. Sắc lông của nó màu nâu đậm dài, lưng gù, sừng to và đều, lớn nhưng ngắn. Năm 1983 một nhóm thợ rừng ở Ea Súp kể rằng: một hôm họ đang lúi húi hạ cây rừng, chợt nhìn thấy một đàn bò min đông tới vài chục con ở ngay trước mặt. Chưa bao giờ những người thợ rừng lại nhìn thấy một đàn bò min đông và lớn đến thế. Ấn tượng choáng ngợp đến rồi khi đàn bò min biến mất như trong truyện cổ tích lẫn lộn giũa thực với mơ. Loài bò thứ hai ở Tây Nguyên là giống bò tót như ta thường thấy ở các cuộc thi đấu tại Tây Ban Nha. Bò tót đực già có thể cao tới 2,13 mét ở ngang vai và nặng tới một tấn. Có thể phân biệt bò tót với các loại bò rừng khác nhờ một vài đặc điểm bế ngoài dễ nhận. Bò tót có trán rộng, ở giữa hơi dô cao, đôi sừng to khoẻ dài đến 100 -115 cm và khoảng cách giữa hai múp sừng có khi đến 100 cm, giữa sống lưng có gờ xương nổi cao, bộ lông mịn bóng có màu nâu sẫm trừ phần dưới của bốn chân màu trắng. Bò tót thường sống thành từng đàn nhỏ 6 -7 con ở các khu rừng thưa, rừng tre rừng nứa, các tràng cỏ có nhiều cây bụi và thường hay tránh xa chỗ có người qua lại. Đồng bào tây Nguyên thường kể về những cuộc săn đêm bò tót bằng máy bay lên thẳng có đèn pha cực mạnh của tên tướng ngụy ngổ ngáo Nguyễn Cao Kỳ ở vùng rừng Khánh Dương. Đã có thời kỳ, các món ăn thịt bò rừng bảy món ở Sài Gòn xưa thường được quảng cáo khá rôm rả là thịt bò tót ở Buôn Ma Thuột đưa về. Vùng phân bố của bò tót khá rộng và kéo dài từ Ấn Độ, Nê Pan, Mianma đến Việt Nam, Lào và malaisia. Nhưng ngày nay vì những nơi sinh sống của chúng bị thu hẹp và chúng bị săn bắn quá mức cho nên ở đâu cũng hiếm. Ở nước ta, bò tót còn ở rừng Tây Bắc, trên các dãy núi gần biên giới Việt - Lào và suốt dọc dãy Trường Sơn nhưng nhiều nhất vẫn là ở Tây Nguyên. Đây có thể bắt gặp bò tót ở các huyện Sa Thầy, Đắc Tô, An Khê, Kon Plong (Gia Lai Kon Tum); ESúp, Đác Min, Đắc Nông (Đắc Lắc) và Bảo Lộc (Lâm Đồng) với số lượng còn khá hơn. Người ta nhận xét từ vùng rừng ESúp phía tây bắc thị xã Buôn Ma Thuật tới biên giới Việt Nam - Campuchia với những rừng lá hộp bàn ngàn thì loài bò tót này còn nhiều hơn mọi Chỗ. Ở Tây Nguyên còn có loài bò rừng hay còn gọi là bò Ben Teng, nhỏ hơn bò tót, chiều cao ngang vai chỉ đo được 170 cm và cân nặng 600 - 700kg. Bò rừng trông gần giống bò tót nhưng đầu béo hơn, sừng cũng nhỏ hơn. Giữa sống lưng không có gờ xương nổi cao, chân nhỏ còn hơn bò tót và đặc điểm dễ nhận biết nhất là ở mông có đám lông trắng khá lớn. Bò rừng thường sống ở các khu rừng thưa, rừng tre nứa và ở các tràng có nhiều cây bụi ven rừng rậm. So với các loài bò hoang dại khác và các giống bò nuôi thì bò rừng có khả năng chịu đựng tốt điều kiện môi trường khô hạn. Đây là loài bò có sản lượng cao, nhất là ở những vùng khô cằn. Đặc biệt bò xám là loại thú lớn cuối cùng được các nhà khoa học biết đến trong thế kỷ 20 và là loài thú đặc hữu ở khu vực Đông Dương. Người ta chỉ mới tìm thấy loài bò xám ở Campuchia và chỉ vài vùng lân cận như ở đông nam Thái Lan, Nam Lào và Tây Nguyên Việt Nam. Bò xám là một loài bò khá lớn, chiều cao ngang vai đo được khoảng 190 cm, trung bình nặng 800 - 900 kg. Bò đực già, bộ lông có màu nâu đậm hay đen, còn bò đực non và bò cái lại có màu xám, vì thế nhân dân địa phương ở Tây Nguyên gọi loại bò này là bò xám. Bò xám có sừng thuôn nhỏ, mút sừng hướng về phía sau và có tấm gia yếm ở dưới cổ khá rộng. Nhiều người cho rằng bò xám là tổ tiên của loài bò Độ, một loài dễ nuôi ở vùng nhiệt đới. Bò xám không đòi hỏi thức ăn có chất lượng cao, lại có sức để kháng mạnh đối với các dịch bệnh của trâu bò. Điều đó nói lên tầm quan trọng của loài bò này đối với các việc gây giống bò nuôi. Ở Tây Nguyên bò xám rất hiếm. Hiện nay chỉ mới tìm thấy loài bò này ở vùng rừng thưa lá rộng ở Tiên Tạo huyện E Súp tỉnh Đắk Lak và ở vùng Hô Le huyện Sa Thày tỉnh Gia Lai Kon Tum. . Bò Rừng Tây Nguyên Núi rừng Tây Nguyên vẫn còn có các loại bò hoang dại là bò min, bò tót, bò rừng và bò xám. Bò min là giống bò dã thú, to nhất và khỏe nhất trong các loài bò trên. vùng rừng ESúp phía tây bắc thị xã Buôn Ma Thuật tới biên giới Việt Nam - Campuchia với những rừng lá hộp bàn ngàn thì loài bò tót này còn nhiều hơn mọi Chỗ. Ở Tây Nguyên còn có loài bò rừng. 800 - 900 kg. Bò đực già, bộ lông có màu nâu đậm hay đen, còn bò đực non và bò cái lại có màu xám, vì thế nhân dân địa phương ở Tây Nguyên gọi loại bò này là bò xám. Bò xám có sừng