1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Tài liệu Hát chèo ở... bắc Tây Nguyên! pptx

4 450 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 129,67 KB

Nội dung

Hát chèobắc Tây Nguyên! "Ngày trước mình muốn nghe hát chèo chỉ biết tìm đến cái đài. Bây giờ không chỉ được nghe hát mà còn thấy họ múa nữa Đẹp thiệt!". Không chỉ người già ưng cái bụng, mà cả tụi nam nữ thanh niên gần xa "Chỉ nghe tiếng trống chèo, đã tập trung đầy sân, đầy vườn nhà" dưới chân núi Chưmoray huyền thoại ở cực bắc Tây Nguyên! "Câu lạc bộ chèo Thái Bình" (xã Ya Ly, huyện biên giới Sa Thầy, tỉnh Kon Tum) đã ra đời. Hát chèo để đỡ nhớ quê! Chiếu chèo của chị em quê hương Năm tấn trên đất Tây Nguyên. Năm 1986 từ quê lúa Thái Bình, nơi "đất chật người đông", 17 hộ dân thuộc huyện Đông Hưng và 42 hộ ở huyện Kiến Xương (tỉnh Thái Bình), rời quê hương đi xây dựng vùng kinh tế mới Tây Nguyên. Ông Phạm Văn Hoóng nhớ lại: "Vào đến Tây Nguyên dù ở gần nhau, nhưng lại phải chia ra hai làng. Người dân thuộc huyện Đông Hưng thì gọi là làng Đông Hưng, người Kiến Xương thì gọi làng Kiến Xương, sau đó UBND xã Ya Ly quyết định nhập chung lại làm một - nay gọi chung là thôn Thái Bình". Múa xoang, hay biểu diễn cồng chiêng như người Giơ Rai, Ba Na bên cạnh thì không thể, sau những buổi xã Ya Ly tổ chức lễ hội, diễn văn nghệ người Thái Bình bấy giờ cảm thấy lạc lõng quá! Mấy cụ ông, cụ bà kéo đến nhà ông Phạm Văn Hoóng (62 tuổi) bàn bạc và ra một "nghị quyết" là xúc tiến thành lập đội chèo, ban đầu chỉ vợ chồng ông Hoóng, bà Đỗ Thị Nhuận, tích cực đi vận động những người cùng quê hương tham gia chiếu chèo. "Tham gia đội chèo là tự nguyện hoàn toàn, ai cũng nghĩ mình làm một cái gì đó nơi vùng đất mới Tây Nguyên để lưu giữ điệu chèo quê hương bản quán và để đỡ nhớ quê". Năm 2003, CLB chèo Thái Bình ra đời từ đó. Trước sự lớn mạnh của chiếu chèo, UBND xã Ya Ly đã ra quyết định thành lập CLB chèo Thái Bình, đến nay đã có 17 thành viên gia nhập. "Chúng tôi luôn rộng mở cho bất kỳ ai tình nguyện tham gia, không chỉ duy nhất người Thái Bình mà hiện nay có cả "diễn viên" Hà Văn Dinh, dân tộc Mường (quê tỉnh Hòa Bình), hay cô thôn nữ xinh đẹp Nguyễn Thị Hà (quê Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An). Hát chèo để luôn thương nhớ về quê ở đất bắc xa xôi, đó là tâm nguyện của tất cả những thành viên mà chúng tôi gặp, hay mỗi khi nhớ quê thì hát chèo! Chất "keo" để đoàn kết các dân tộc Gặp chúng tôi, chị Y H'lưh làng Răk (xã Ya Xiar) nói "Ngày trước mình muốn nghe hát chèo chỉ biết tìm đến cái đài. Nhưng từ ngày có CLB chèo Thái Bình, không chỉ được nghe hát mà thấy họ múa nữa Đẹp thiệt!". Không chỉ người già ưng cái bụng, mà cả tụi nam nữ thanh niên gần xa "chỉ nghe tiếng trống chèo, đã tập trung đầy sân, đầy vườn nhà"- bà Dương Thị Hợi nói. Ông Hoóng còn cho biết: "Tụi thanh niên người Giơ Rai ở làng Tum xã Ya Ly kéo đến đông lắm đề nghị CLB tập hát chèo. Mình trả lời để thư thả một tý, xong đợt diễn này đã và đến khi lúa khoai trên rẫy chất đầy kho, cà phê, bời lời thu hoạch hết thì sẽ chỉ bảo và tập luyện cho". Nghe chiếu chèo Thái Bình quá "nổi" nhiều người ở tận xã Sa Nhơn, rồi Sa Sơn đã sang tận nơi tìm đến chiếu chèo để nhờ cậy, mong được "truyền nghề", CLB thống nhất cử Chủ nhiệm và Phó chủ nhiệm là ông Hoóng và bà Hợi qua đó truyền dạy giúp. Không lâu nữa tại các xã này sẽ thành lập được LCB hát chèo-ông Hoóng khẳng định. Trao đổi với chúng tôi, Trưởng Ban Tuyên giáo huyện ủy Sa Thầy Nguyễn Hồng Tâm cho biết, lãnh đạo huyện rất quan tâm đến phong trào văn hóa-văn nghệ, tạo điều kiện tốt nhất để các hoạt động như CLB chèo Thái Bình phát triển. Hằng năm, huyện và xã đều có sự hỗ trợ kinh phí (tuy ít ỏi) để CLB chèo hoạt động. . Hát chèo ở bắc Tây Nguyên! "Ngày trước mình muốn nghe hát chèo chỉ biết tìm đến cái đài. Bây giờ không chỉ được nghe hát mà còn thấy. nghe tiếng trống chèo, đã tập trung đầy sân, đầy vườn nhà" dưới chân núi Chưmoray huyền thoại ở cực bắc Tây Nguyên! "Câu lạc bộ chèo Thái Bình"

Ngày đăng: 19/01/2014, 21:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w