Mùa khô ở Tây Nguyên thường kéo dài từ tháng 11 đến trung tuần tháng 4 hàng năm. Vào đầu mùa khô thường có những đợt gió lạnh, nhiệt độ xuống thấp nhưng vào giữa và cuối mùa khô, trời nắng nóng kéo dài, nhiệt độ tăng cao. Đây cũng là giai đoạn cây cà phê phân hóa mầm hoa, hình thành hoa và nở hoa, đậu quả, quả non phát triển, là giai đoạn ảnh hưởng quan trọng đến năng suất, chất lượng của cà phê. Bài viết dưới đây nhằm cung cấp cho bà con nông dân các biện pháp bón phân, tưới nước, tỉa cành, phòng trừ sâu bệnh một cách hợp lý nhất để cà phê sinh trưởng và phát triển tốt, có năng suất cao, chất lượng tốt và gia tăng thu nhập cho người trồng cà phê. 1-Bón phân: 1A – Nhu cầu dinh dưỡng của cà phê trong mùa khô: Sau một năm mang quả, cây cà phê đã tích trữ trong quả, hạt một lượng dinh dưỡng rất lớn, do vậy thu hoạch quả cũng đồng nghĩa với việc lấy đi một lượng lớn chất hữu cơ và dinh dưỡng trong cây, làm cây bị suy kiệt, cây cà phê có nhu cầu cao về dinh dưỡng. Đạm cần thiết để cà phê tăng trưởng mạnh trong điều kiện thời tiết khô hạn, nắng nóng kéo dài, giúp cà phê ra hoa đậu quả tốt, quả lớn nhanh. Thiếu đạm trong mùa khô làm cây bị cằn cỗi, lá ít, cành trơ trọi, năng suất và chất lượng cà phê thấp. Lân là yếu tố rất cần thiết cho việc phân hóa mầm hoa, nở hoa, tăng số hoa và số quả. Nếu thiếu lân trong giai đoạn này, quá trình phân hóa mầm hoa bị ngừng trệ, số hoa ít, tỷ lệ đậu quả thấp, năng suất và chất lượng cà phê đều thấp. Thời tiết nắng nóng, đất khô cằn trong mùa khô làm lân trong đất bị cố định ở các dạng cây không hút được nên tình trạng thiếu lân ở cà phê càng trở nên trầm trọng và việc bón các loại phân có lân dễ tan trong mùa khô là rất cần thiết. Kali là yếu tố giúp tăng tỷ lệ đậu quả, tăng sức chống chịu sâu bệnh và thời tiết bất thuận. Thiếu kali làm lá mỏng, khô mép lá, lá già rụng sớm, đặc biệt là rụng hàng loạt khi gặp những đợt gió bắc đầu mùa. Thiếu kali cũng là nguyên nhân làm hoa và quả non rụng nhiều, tỷ lệ quả 1 nhân nhiều, năng suất và chất lượng thấp. Các nguyên tố dinh dưỡng trung lượng như lưu huỳnh, magiê, canxi rất cần thiết cho cà phê trong mùa khô, giúp nở hoa tốt, tỷ lệ đậu quả cao, năng suất chất lượng tốt. Thiếu lưu huỳnh, lá non mỏng, dòn, chuyển vàng. Thiếu magiê, canxi, cây yếu, dễ gãy cành, rụng quả, năng suất thấp. Các nguyên tố vi lượng như kẽm, sắt, đồng, mangan, bo, molypđen và clo cũng rất cần thiết cho việc tượng hoa, ra hoa, đậu quả, hạn chế rụng quả non của cà phê trong mùa khô. Các nguyên tố vi lượng còn có tác dụng giúp cà phê tăng sức chống chịu sâu bệnh và điều kiện nắng nóng trong mùa khô. Thiếu các nguyên tố vi lượng, cây cằn cỗi, lá non nhăn hoặc dài ra, hạt phấn kém phát triển, tỷ lệ đậu quả thấp, sâu bệnh nhiều, năng suất và chất lượng đều thấp. 1B – Bón phân cho cà phê trong mùa khô: Trong thực tế, bà con nông dân thường chỉ bón phân urea hay sunphát amôn (SA) trong mùa khô kết hợp với tưới. Đây là những các dạng phân đạm dễ tan và việc bón các loại phân này đã đáp ứng một phần nhu cầu đạm của cây nên cà phê có xanh tốt hơn. Tuy nhiên, nếu chỉ bón phân đạm như trên thì không đáp ứng được nhu cầu lân, kali và các trung vi lượng của cây cà phê trong giai đoạn phân hóa mầm hoa, nở hoa, đậu quả trong mùa khô. Sở dĩ nông dân thường bón urea hay SA là vì các loại phân bón trong mùa mưa không hoàn toàn thích hợp để bón cho cà phê mùa khô và trong những năm trước đây nông dân không có nhiều sự lựa chọn khác. Tuy nhiên hiện nay bà con nông dân đã có thể yên tâm nhờ phân bón ĐẦU TRÂU MÙA KHÔ (NPK 20-5-6+TE) chuyên dùng cho cây cà phê. Với thành phần đạm cao, lân và kali vừa phải (20% N, 5% P2O5, 6% K2O) và đầy đủ các chất trung và vi lượng, phân bón ĐẦU TRÂU MÙA KHÔ giúp cà phê hồi phục nhanh sau thu hoạch, thúc đẩy phân hóa mầm hoa tốt, ra nhiều hoa, hoa nở đều và tập trung, tỷ lệ đậu quả cao, giảm tỷ lệ rụng quả, quả lớn nhanh, năng suất cao và chất lượng cà phê tốt. Phân ĐẦU TRÂU MÙA KHÔ với khả năng tan nhanh, tan 99,9% nên rất thích hợp với việc bón phân kết hợp tưới nước và hoàn toàn thay thế được urea, SA hay các loại phân khác. Trong mùa khô có thể bón từ 2-3 lần phân ĐẦU TRÂU MÙA KHÔ với lượng 200-300kg/ha/lần, kết hợp với các đợt tưới. Nếu thu được năng suất cao thì cây mất sức nhiều nên cần phải bón lượng cao. Bón ngay khi tưới nước lần đầu bằng cách xả nước vào bồn cho gần đủ lượng nước cần tưới để nước ngấm xuống tầng đất dưới. Rải phân vào bồn rồi tưới lại để phân tan ra ngấm vào tầng đất mặt, hạn chế thất thoát phân bón. Vào cuối mùa khô, quả cà phê đã vào giai đoạn lớn nhanh, lúc này nhu cầu lân và kali của cà phê tăng cao, mặt khác cũng là thời điểm đất khô kiệt nhất, lân và kali hòa tan trong đất giảm mạnh nên có thể dùng phân NPK 16-16- 8+13S Đầu Trâu để bón kết hợp tưới lần cuối. Qua kết quả khảo nghiệm và thực tế sử dụng cho thấy phân bón ĐẦU TRÂU MÙA KHÔ và NPK 16-16-8- 13S Đầu Trâu giúp cây cà phê tăng trưởng tốt, ra hoa, đậu quả tập trung, nhiều quả, hạn chế rụng quả non, năng suất tăng cao, chất lượng cà phê tốt. 2- Tỉa cành: Việc tỉa cành cần tiến hành trong cả năm nhưng đợt tỉa cành cơ bản nhất là sau khi thu hoạch. Cần tỉa những cành khô, cành sâu bệnh, cành già, cành còi cọc hay cành vô hiệu mọc trong tán sát mặt đất hay những cành thứ cấp quá dày vượt trên tán ngay sau khi thu hoạch. Việc tỉa cành cần tiến hành một cách cẩn thận bằng cưa hay kéo sắc để vết cắt ngọt, không bị xước cành. Phải xác định vị trí cắt cho thích hợp để có được bộ tán cân đối, không quá “Nhọn” hay quá “Bè”. Vào cuối mùa khô, sau khi đã bón phân, cành vươn dài thêm, một số cành mới mọc ra, cần tỉa cành tiếp để sửa tán nhằm có được bộ tán cân đối, hợp lý, tập trung dinh dưỡng nuôi quả để có năng suất cao. 3- Phòng trừ sâu bệnh: Cần chú ý phòng trừ rệp sáp, rệp vẩy, bọ xít trong mùa khô, đặc biệt chú ý đến rệp sáp. Theo dõi thường xuyên để phun ngay khi phát hiện có rệp, nếu để rệp sáp phát triển mạnh, xâm nhập vào chùm quả sẽ rất khó diệt trừ. Phun thuốc Fastac 5EC, Motox 2.5 EC hay Butal 10WP. Nếu cà phê bị rệp vẩy phun Binhmor 40EC. Nếu cà phê bị bọ xít phun thuốc Cypermap 10EC . Mùa khô ở Tây Nguyên thường kéo dài từ tháng 11 đến trung tuần tháng 4 hàng năm. Vào đầu mùa khô thường có những đợt gió lạnh, nhiệt độ xuống thấp nhưng vào giữa và cuối mùa khô, trời. đất khô cằn trong mùa khô làm lân trong đất bị cố định ở các dạng cây không hút được nên tình trạng thiếu lân ở cà phê càng trở nên trầm trọng và việc bón các loại phân có lân dễ tan trong mùa. bón phân đạm như trên thì không đáp ứng được nhu cầu lân, kali và các trung vi lượng của cây cà phê trong giai đoạn phân hóa mầm hoa, nở hoa, đậu quả trong mùa khô. Sở dĩ nông dân thường bón