Hồi sinh người bệnh đột qụy não nguy kịch Các bác sĩ Khoa đột quỵ não - Bệnh viện Quân y 103 vừa cứu sống một trường hợp chảy máu tiểu não ổ lớn, có nhiều bệnh mạn tính phối hợp. Thành công này cho thấy, mặc dù đây là căn bệnh rất dễ dẫn đến tử vong, nhưng nếu được điều trị đúng và kịp thời thì vẫn có thể mang lại kết quả tốt. Cuộc cứu chữa ngoạn mục bệnh nhân đang hấp hối Sau cơn đau đầu đột ngột dữ dội, bà Nguyễn Thị Th., 59 tuổi (Thanh Xuân - Hà Nội) rơi vào tình trạng bất tỉnh. Bệnh nhân nhanh chóng được đưa tới một cơ sở y tế gần nhà nhưng sau khi được cấp cứu, bệnh nhân không có dấu hiệu tiến triển mà ngày càng nguy kịch hơn. Với hy vọng mong manh, người bệnh được chuyển đến Khoa đột quỵ não - Bệnh viện Quân y 103. Các bác sĩ ở đây cho biết, khi nhập viện bệnh nhân Th. bị hôn mê sâu, trên thang điểm đánh giá ý thức (glasgow) thì bệnh nhân ở mức 5 điểm, đây là mức tính mạng rất nguy kịch, đang hấp hối (thang điểm glasgow cao nhất là 15 điểm, từ 5 điểm trở xuống là báo hiệu sắp tử vong). Huyết áp đo được lúc nhập viện ở mức 220/120mmHg, đường huyết 20mmol/l, nhiệt độ cơ thể rất cao 40,5 o C cùng với đó là tình trạng suy hô hấp nặng. Kết quả chụp CT sọ não cho thấy, bệnh nhân chảy máu dữ dội ở bán cầu tiểu não phải, máu tràn não thất, đè ép vào thân não. Lượng máu chảy ra khoảng 30ml, kích thước khối máu tụ trong tiểu não là 4,8cm. Đây là một trường hợp chảy máu quá nặng, tổn thương não rất lớn. BSCK I. Nguyễn Văn Tuấn, người trực tiếp điều trị cho bệnh nhân cho biết, khi người bệnh chảy máu tiểu não có khối máu tụ từ 3cm trở lên có chỉ định phải phẫu thuật lấy khối máu tụ, giải phóng chèn ép và làm giảm áp lực nội sọ. Nhưng trong trường hợp này không thể đáp ứng được phẫu thuật, người bệnh có thể tử vong ngay khi lên bàn mổ. Vì lúc này đường huyết và huyết áp của bệnh nhân đều rất cao, rối loạn huyết động nghiêm trọng, hôn mê sâu Nguy cơ tử vong của người bệnh là 100%. Lựa chọn điều trị nội khoa tích cực là giải pháp duy nhất đối với người bệnh lúc này. Trước hết bệnh nhân cần phải được thông khí tốt, đó là đặt nội khí quản - thở máy, điều chỉnh huyết áp tâm thu xuống mức 150 - 60mmHg, chống phù não tích cực bằng liệu pháp manitol, kiểm soát đường máu bằng insulin tĩnh mạch, bù nước và điện giải qua đường tĩnh mạch trung ương, hạ thân nhiệt, giải độc Các biện pháp này nhằm chống lại tình trạng suy hô hấp, chống phù não, giảm huyết áp để tránh chảy máu tái phát. Theo BS. Nguyễn Văn Tuấn, việc lựa chọn liệu pháp manitol điều trị trong trường hợp này là một thử thách lớn vì bản chất của maritol là đường không chuyển hóa, bản thân bệnh nhân có đường huyết rất cao, nếu không có kinh nghiệm điều trị sẽ làm tăng áp lực thẩm thấu, bệnh nhân hôn mê càng sâu và sẽ nhanh chóng suy thận cấp, trụy tim mạch và tử vong. Do đó, các bác sĩ điều trị phải căng mình theo dõi sát sao từng diễn biến của người bệnh để có các biện pháp điều chỉnh phù hợp, tìm mọi biện pháp hạ đường máu của người bệnh xuống mức an toàn. Sau 15 ngày điều trị tích cực, truyền liên tục manitol, bệnh nhân đã qua cơn hiểm nghèo, bắt đầu nhận thức được xung quanh, không phải thở máy, huyết áp và đường huyết được kiểm soát tốt, huyết động ổn định. Các bác sĩ cho biết, bệnh nhân đã bắt đầu hồi phục nhưng sau này vấn đề đi lại sẽ bị loạng choạng vì vùng tiểu não bị tổn thương nặng, người bệnh cần được tập luyện phục hồi chức năng kiên trì. Cảnh giác với những cơn đau đầu dữ dội, bất thường PGS.TS. Nguyễn Quang Tuấn - Trưởng phòng C4, Viện Tim mạch Quốc gia cho biết, những cơn đau đầu dữ dội bất chợt xảy ra mà không giải thích được cần phải nghĩ đến tình trạng những đoạn mạch não bị phình vỡ, chảy máu vào khoang dưới màng nhện. Tại thời điểm nứt vỡ phình mạch với xuất huyết dưới màng nhện lớn thì áp suất nội sọ đột nhiên tăng cao. Co thắt mạch toàn thân, nghiêm trọng, kịch phát có thể xảy ra nhất thời. Mặc dù đau đầu đột ngột mà không có những dấu hiệu thần kinh khu trú là dấu hiệu của nứt vỡ phình mạch, song những thiếu hụt thần kinh khu trú vẫn có thể xảy ra. Những thiếu hụt thường thấy là liệt nhẹ nửa người, mất ngôn ngữ và mất ý thức. Đây là nguyên nhân dẫn đến tử vong của nhiều trường hợp do phát hiện bệnh muộn và xử trí không kịp thời. Tăng huyết áp là một nguyên nhân chủ yếu gây đột quỵ, huyết áp càng tăng cao thì nguy cơ đột quỵ càng lớn. Nguy cơ chảy máu não nhiều hơn, nặng hơn nếu tăng huyết áp kết hợp với đái tháo đường không được kiểm soát. Theo BS. Nguyễn Văn Tuấn, nguyên nhân xuất huyết dưới màng nhện thường là do vỡ phình động mạch não (85%), đây là một bệnh hết sức nguy hiểm vì tỉ lệ tử vong cao từ 40 - 50%, số tử vong trước khi tới bệnh viện khoảng 10 - 15%. Nhưng đáng tiếc là người bệnh hay chủ quan vì đôi khi chỉ có đau đầu, dễ bị chẩn đoán nhầm, khi phát hiện đúng bệnh thì mạch não đã bị vỡ, não bị tổn thương nặng và phức tạp. Túi phình mạch máu não có thể do bẩm sinh hoặc mắc phải. Ở những nước phát triển, người ta chụp mạch máu não kiểm tra định kỳ, phát hiện được phình mạch chưa vỡ. Ở Việt Nam, việc phát hiện ra phình mạch đa phần đã bị vỡ, nhiều trường hợp đã chảy máu tái phát nhiều lần, việc điều trị sẽ phức tạp và khó khăn hơn rất nhiều. Các bác sĩ khuyến cáo, để phòng ngừa và phát hiện sớm bệnh, tất cả bệnh nhân tăng huyết áp, đái tháo đường cần được kiểm soát bệnh tốt. Khi có dấu hiệu đau đầu bất thường cần được đến các cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời . Hồi sinh người bệnh đột qụy não nguy kịch Các bác sĩ Khoa đột quỵ não - Bệnh viện Quân y 103 vừa cứu sống một trường hợp chảy máu tiểu não ổ lớn, có nhiều bệnh mạn tính phối. tiến triển mà ngày càng nguy kịch hơn. Với hy vọng mong manh, người bệnh được chuyển đến Khoa đột quỵ não - Bệnh viện Quân y 103. Các bác sĩ ở đây cho biết, khi nhập viện bệnh nhân Th. bị hôn. trường hợp chảy máu quá nặng, tổn thương não rất lớn. BSCK I. Nguy n Văn Tuấn, người trực tiếp điều trị cho bệnh nhân cho biết, khi người bệnh chảy máu tiểu não có khối máu tụ từ 3cm trở lên có