Điều trị sỏi tiết niệu - Thuốc gì? Bệnh sỏi đường tiết niệu đã được biết đến từ 5000 năm trước Công nguyên. Hiện nay, sỏi tiết niệu là một bệnh phổ biến ở các nước. Tần suất mắc bệnh chiếm từ 1 - 14% dân số tùy từng vùng, thay đổi theo chủng tộc, nghề nghiệp, giới tính. Sỏi tiết niệu bao gồm sỏi đường trên (thận và niệu quản) và sỏi đường dưới (bàng quang và niệu đạo). Trong vài thập niên gần đây đã có nhiều thay đổi trong các phương pháp điều trị sỏi tiết niệu: nghiêng về nội khoa, tán sỏi hơn là can thiệp phẫu thuật. Thầy thuốc chọn các phương pháp điều trị dựa vào: vị trí của sỏi, kích thước của sỏi, thành phần của sỏi, mức độ tắc nghẽn, chức năng thận, nhiễm khuẩn, cường độ và tần suất xuất hiện đau. Sỏi tiết niệu thường bị tái phát. Nếu không điều trị sớm và đúng cách, bệnh sẽ diễn biến tới suy thận giai đoạn cuối và cần điều trị thay thế bằng chạy thận nhân tạo chu kỳ, lọc màng bụng liên tục ngoại trú hay ghép thận. Trong điều trị nội khoa, cùng với chế độ ăn ít calci, ít oxalat, nhiều chất xơ, uống nhiều nước hàng ngày, các thuốc được lựa chọn để điều trị sỏi tiết niệu là: Thuốc có tác dụng bào mòn, tan sỏi, tống sỏi Các thuốc trong nhóm này sẽ làm giảm kết dính các tinh thể. Thuốc có hiệu quả ở những trường hợp sỏi nhỏ, bề mặt sỏi nhẵn, vị trí thấp. Gồm có: - Kim tiền thảo với thành phần desmodium styracifolium có tác dụng giảm kết dính, tiêu viêm, giảm đau. Đây là dược liệu được sử dụng lâu đời ở Trung Quốc và Việt Nam, thịnh hành trong điều trị sỏi tiết niệu. Các công ty dược phẩm đã dùng các kỹ thuật bào chế hiện đại để sản xuất kim tiền thảo đơn thuần dưới dạng viên bao đường hoặc viên bao phim. Phụ nữ có thai, nuôi con bú và trẻ em không nên dùng kim tiền thảo. Ngoài kim tiền thảo, các lương y còn thêm râu ngô, bông mã đề, rễ cỏ tranh làm thang thuốc cho người bệnh uống hàng ngày. - Thuốc có thành phần: cao hạt chuối hột, cao rau om, cao rau mèo, cao hạt lười ươi. Hoặc pinene, camphene cineol, fenchone, borneol, anethol, olive oil. Thuốc có tác dụng thải trừ sỏi, giảm viêm, tăng luồng máu qua thận và làm tăng thể tích nước tiểu, giảm đau, giảm co thắt đường niệu. Vì vậy có tác dụng thuận lợi cho đào thải sỏi cũng như ngăn ngừa sỏi tái phát. - Dung dịch hemiacidrin chứa magnesium hydroxycarbonat, magnesium acid citrat, citric acid, anhydrous D gluconic acid và calcium carbonat được đưa trực tiếp vào niệu quản, thận, tiếp xúc với sỏi qua ống thông niệu quản hoặc qua da để hòa tan sỏi. Ở Việt Nam chưa có kinh nghiệm về thuốc và phương pháp điều trị này. Sỏi tiết niệu thư ờng bị tái phát. Thuốc có tác dụng hạn chế tạo thành sỏi - Thuốc lợi tiểu nhóm thiazid gây tăng đào thải calci niệu. Thuốc có thể gây mất nước, tụt huyết áp. - Dung dịch kiềm natribicarbonat. Pha 5g muối bicarbonat trong 500ml nước đun sôi để nguội uống trong ngày có tác dụng phòng sỏi urat trong bệnh gut. - Orthophosphat để đào thải pyrophosphat ra nước tiểu có tác dụng ức chế kết dính phosphat calci tạo sỏi. - Kali citrat để phòng ngừa sỏi acid uric, sỏi cystine. Thuốc chống co thắt, giảm đau Trong sỏi tiết niệu có triệu chứng đau do co thắt niệu quản, do tắc nghẽn. Tùy theo đau ít hay nhiều, có thể chọn một trong các thuốc sau: - Papaverin: hiện ít dùng. - Alverin citrat (spasmaverin). Không dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú. - Spasfon (viên 80mg, ống 40mg). - Drotaverin (viên 40mg, ống 40mg). - Buscopan (viên 10mg, ống 20mg). Thuốc kháng sinh khi có biến chứng bội nhiễm Trong sỏi tiết niệu tái phát, sỏi to san hô có bội nhiễm, các thầy thuốc thường chọn một trong các nhóm sau dựa vào thể trạng người bệnh và kinh nghiệm của thầy thuốc: - Nhóm cephalosporin thế hệ 2, thế hệ 3, thế hệ 4. - Nhóm quinolon dưới dạng viên hoặc ống: ciprofloxacin, levofloxacin, norfloxacin, ofloxacin. - Rất thận trọng khi chỉ định nhóm aminoglycosides vì độc thận. Việc điều trị nội khoa trong bệnh sỏi tiết niệu cần được tiến hành sớm, kịp thời, hiệu quả và theo dõi định kỳ tốt để tránh chuyển đến suy thận mạn. . Điều trị sỏi tiết niệu - Thuốc gì? Bệnh sỏi đường tiết niệu đã được biết đến từ 5000 năm trước Công nguyên. Hiện nay, sỏi tiết niệu là một bệnh phổ biến ở các. Sỏi tiết niệu bao gồm sỏi đường trên (thận và niệu quản) và sỏi đường dưới (bàng quang và niệu đạo). Trong vài thập niên gần đây đã có nhiều thay đổi trong các phương pháp điều trị sỏi tiết. Trong điều trị nội khoa, cùng với chế độ ăn ít calci, ít oxalat, nhiều chất xơ, uống nhiều nước hàng ngày, các thuốc được lựa chọn để điều trị sỏi tiết niệu là: Thuốc có tác dụng bào mòn, tan sỏi,