CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM pot

11 4.3K 100
CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM ĐINH VĂN GIANG o0o 1. Anh chị hiểu thế nào về khái niệm văn hóa? Phân biệt sự khác giống nhau và khác nhau của các khái niệm văn hóa, văn hiến, văn vật? - Theo cách hiểu thông thường, văn hóa là học thức, trình độ học vấn và lối sống lành mạnh. Theo nghĩa rộng, VH bao gồm toàn bộ đời sống con người. Trên thế giới có nhiều định nghĩa về VH. Chúng ta chọn định nghĩa đã được UNESCO công nhận: “ Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy trong quá trình hoạt động thực tiễn và trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội ” - Phân biệt sự giống nhau và khác nhau của các khái niệm văn hóa, văn hiến, văn vật: Văn hóa Văn hiến Văn vật Văn minh Đều có bề dày lịch sử, có tính dân tộc, gắn bó nhiều với Phương Đông, nông thôn nông nghiệp Thiên về giá trị vật chất, kỹ thuật Chứa cả giá trị vật chất và tinh thần Thiên về giá trị tinh thần, có tính truyền thống Thiên về giá trị vật chất (nhân tài, di tích, hiện vật ) Có trình độ phát triển Có tính quốc tế. gắn bó nhiều hơn với Phương Tây, đô thị 2. Theo cách chia của các nhà văn hóa học: ở Việt Nam có mấy vùng văn hóa? Riêng miền Trung, Tây nguyên có những tiểu vùng văn hóa nào? Phân biệt và nêu lên những giá trị văn hóa của 1 vùng ( tiểu vùng ) văn hóa. Tự chọn. - Ở Việt nam có 6 vùng văn hóa : + Vùng văn hóa Bắc Bộ. + Vùng văn hóa Việt Bắc. + Vùng văn hóa Tây Bắc. + Vùng văn hóa Trung bộ. + Vùng văn hóa Tây Nguyên. + Vùng văn hóa Nam Bộ. - Vùng văn hóa Trung Bộ có những tiểu vùng: + Tiểu vùng văn hóa Nghệ Tĩnh. + Tiểu vùng văn hóa Phú Xuân – Huế. + Tiểu vùng văn hóa xứ Quảng. + Tiểu vùng Bình Định – Quy Nhơn. + Tiểu vùng Khánh Hòa – Ninh Thuận – Bình Thuận. - Vùng văn hóa Tây Nguyên có 2 tiểu vùng: + Tiểu vùng văn hóa Trường Sơn. + Tiểu vùng văn hóa Tây Nguyên. - Phân biệt: Đặc diểm Vùng văn hóa Trung bộ Vùng văn hóa Tây Nguyên Điều kiện tự nhiên Đất đai khô cằn không thuận lợi trồng lúa. Sông ngắn nước chảy xiết, dễ bão lũ. Khí hậu tương đối khắc nghiệt, chịu ảnh hưởng gió phơn Tây Nam, có mùa mưa lệch so với 2 đầu Nam Bắc. Đất đỏ Badan. Địa hình rừng núi trùng điệp và cao nguyên bạt ngàn Điều kiện xã hội Người Chăm, chịu ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ. Đặc trưng tính cách : cần cù, chịu thương chịu khó, hiếu học tiết kiệm. Tộc người chủ yếu Badan, Êđê thuộc chủng Mã lai đa đảo Đặc trưng văn hóa Văn hóa ẩm thực: Hải sản khô, mặn, cay, ăn dè hà tiện, món ăn Huế cầu kì. Kiến trúc Huế : Đền đài, cung điện, lăng tẩm Có nhiều lễ hội: đâm trâu, cồng chiêng, hội bỏ ma. Cồng chiêng và rượu không thể thiếu đối với người dân Tây Nguyên. Trang phục màu trầm. - Tiểu vùng văn hóa xứ Huế : Thiên nhiên đã tạo cho xứ Huế có một diện mạo riêng. Đó là một vùng Huế núi đồi mà nhà Nguyễn cùng sức muôn dân đã tạo ra một khu lăng tẩm đế vương. Đó là một vùng Huế cồn bãi đôi bờ Hương Giang cùng các nhánh sông Bạch Yến, An Cựu, Kim Long (nay đã bị lấp nhiều). Đi lại cũng là một vùng Huế đầm phá với phá Tam Giang, Hà Trung, Cầu Hai. Nói khác đi xứ Huế là vùng thiên nhiên đa dạng : có rừng, có biển, có núi, lại có cả đồng bằng. Mặt khác, lịch sử lại đem đến cho vùng đất có một số phận đặc biệt. Từ chỗ là phên giậu của Đại Việt, nơi địa đầu giao lưu với Chăm-pa đến chỗ thành dinh của chúa Nguyễn, rồi kinh đô của vương triều Tây Sơn, kinh sư, thượng kinh của nhà Nguyễn. Chính những điều kiện tự nhiên và biến đổi lịch sử ấy in dấu vào đời sống văn hóa vật chất lẫn tinh thần của xứ Huế, tạo cho nó một gương mặt riêng Nói tới xứ Huế là nói tới một hệ kinh thành còn giữ được tương đối hoàn chỉnh với hoàng thành, tử cấm thành, điện Thái Hòa, Long An, Ngọ Môn .v.v , đồng thời cũng nói tới hệ lăng tẩm với những lăng Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức .v.v. ., và cũng nói tới một hệ chùa đền như tháp Thiên Mụ, điện Hòn Chén, chùa Từ Đàm, Túy Vân, Diệu Đế. Tất cả những di sản văn hóa vật thể này thể hiện một phong cách kiến trúc của xứ Huế vừa đa dạng vừa giàu có, thích ứng một cách kì lạ với thiên nhiên thơ mộng ở đây.Cùng với các di sản văn hóa hữu thể, văn hóa vô thể xứ Huế là một kho tàng phong phú và quý giá. Trước hết là nghệ thuật biểu diễn : những điệu hò, điệu hát li, hát trò, hát sắc bùa, những bài ca trên sông nước Hương Giang. Nét độc đáo của dân ca xứ Huế là âm sắc, ngữ âm địa phương không lẫn với vùng nào trên đất nước ta, đồng thời ảnh hưởng của dân ca, âm nhạc Chăm-pa đối với dân ca xứ Huế là điều không thể phủ nhận.Sau nữa, lễ hội dân gian xứ Huế, vừa giống vừa khác với lễ hội dân gian ở đồng bằng Bắc Bộ, ở lễ hội dân gian gắn với tục thờ cúng cá voi, sự tiếp thu tín ngưỡng thờ cá voi của người Chăm rất rõ nét. Lễ hội điện Hòn Chén, mang tính chất chung của lễ hội gắn với tục thờ Mẫu, nhưng lại có nét riêng do việc người Việt tiếp nhận tục thờ nữ thần bà mẹ xứ sở của người Chăm.Trong văn hóa đời thường, không thể không nhắc đến cách ăn, cách mặc của người Huế, PGS Nguyễn Từ Chi rất chú ý đến tính chất vùng ngoại vi, trên biên của xứ Huế, nên đã tìm ra được sự gắn bó giữa món ăn Mường với món ăn Việt trên đất Huế. Bếp ăn truyền thống của xứ Huế khá phong phú, vì đã sử dụng một cách tổng hợp các sản vật của vùng đất có cả núi rừng lẫn đồng bằng và sông biển. Trang phục xứ Huế cũng có một phong cách riêng, chiếc áo dài, cái nón Bài Thơ, màu tím Huế đã thành một biểu trượng rất Huế, mà ít vùng văn hóa có được.Đặc biệt, cần thấy rằng, nếu không tính từ thời chúa Nguyễn, chỉ tính riêng thời nhà Nguyễn 1802- 1945, Huế còn là trung tâm thu hút nhân tài của mọi miền đất nước, cũng như là trung tâm giáo dục của nhà Nguyễn, trung tâm sinh hoạt văn hóa, văn học. Những văn đàn, những thi xã như thi xã Mạc Vân, thi xã Hương Bình, Xóm vĩ Dạ v.v , là kết quả, cũng là biểu hiện của trung tâm văn hoá này. Cũng do là một trung tâm văn hóa, nhiều trí thức, ván sĩ, nhà thơ đã gắn bó với xứ Huế, trưởng thành từ xứ huế, trong thời nhà Nguyễn.Tựu trung, xứ Huế là một tiểu vùng văn hóa nằm trong vùng văn hóa Trung Bộ, nhưng có một sắc thái riêng, tiêu biểu cho văn hóa Việt Nam thế kỉ XIX. 3. Sáu kỉ nguyên văn hóa Việt Nam là những kỉ nguyên nào? Đặc điểm nổi bật của những kỉ nguyên đó? - Sáu kỉ nguyên văn hóa Việt Nam với 3 lớp văn hóa đó là: a, Lớp văn hóa bản địa + Kỷ nguyên văn hóa thời tiền sử - Thành tựu lớn nhất là tạo ra nghề trồng lúa nước (khác hẳn với trồng lúa khô / nương rẫy) - huần dưỡng một số gia súc (bò trâu, gà vịt, heo) - Trồng dâu nuôi tằm, dệt vải - Làm nhà sàn. Dùng cây thuốc nam chữa bệnh - Uống trà. + Kỉ nguyên văn hóa Văn Lang – Âu Lạc - Quốc gia đầu tiên ra đời gọi tên là Văn Lang, có lẽ để hạn chế dòng người du mục phương bắc đi xuống. Sau khi An dương vương đổi tên là Âu Lạc, thời đại Hùng vương kết thúc với triều đại Triệu Đà kế tiếp. - Thành tựu văn hóa chính: · Nghề nông nghiệp lúa nước, kĩ nghệ luyện kim đồng, đúc đồng và điêu khắc đồng (thạp đồng, trống đồng ) phát triển ·Văn học dân gian, truyền thuyết, thần thoại ·Chữ viết, văn hóa bản địa Việt cổ phát triển. Cơ cấu tổ chức triều đình ( Chia đất nước thành 15 bộ, hệ thống Lạc Hầu, Lạc Tướng…). b, Lớp văn hóa giao lưu với Trung hoa và khu vực + Giai đoạn văn hóa thời chống Bắc thuộc ( 111 TCN đến năm 939 ) Kể từ Triệu Đà (238.tr.CN) đến khi Ngô Quyền giành lại độc lập dân tộc (938) Ý thức đối kháng kiên trì, bất khuất trước nguy cơ xâm lăng của phong kiến phương Bắc. Tên nước “Nam Việt“ ra đời từ thời Triệu Đà đã tỏ rõ ý thức phân biệt chủ quyền đất nước; Từ đó về sau, trải nhiều lần đổi tên, chữ “nam” vẫn được duy trì Những cuộc kháng chiến liên tiếp qua các thế kỉ như Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lí Bí, Triệu Quang Phục, Mai Thúc Loan, Phùng Hưng, Cha con họ Khúc, Dương Diên Nghệ và đỉnh cao là cuộc đại thắng của Ngô Quyền năm 938. Mặc dù lúc này nền văn hóa Văn Lang - Âu Lạc đã lạc hậu, suy thoái cần được sự tiếp nhận thêm văn hóa khu vực phát triển hơn, nhưng để giữ gìn chủ quyền dân tộc, nhân dân ta kiên trì tìm mọi cách chối từ văn hóa Hán đang tràn vào theo gót ngựa quân xâm lược Tuy nhiên, trong khi chối từ, dân tộc ta vẫn chấp nhận tiếp thu một phần văn hóa Hán. Giai đoạn này không có những thành tựu văn hóa đáng kể. Nếu có, chúng ta cần nói đến hai nguồn văn hóa Ấn Độ truyền vào nước ta theo con đường hòa bình, đó là văn hóa Phật giáo thâm nhập vào miền Bắc và văn hóa Hồi giáo, Bà la môn đi vào miền Trung bộ tạo dựng nên vương quốc Chămpa. Bọn phong kiến phương Bắc ra sức phá huỷ, tiêu diệt thành tựu văn hóa dân tộc ta như: Thu gom sách vở, bắt thay thế trang phục Hán.v.v… nhưng không đạt được mục đích Có thể hệ thống văn tự Việt đã bị xóa bỏ trong suốt ngàn năm đô hộ này. + Thời kì độc lập tự chủ - văn hóa Đại Việt ( 938 – 1802 ) Sau chiến thắng của Ngô Quyền, nước ta lại xây dựng nền độc lập.Trải qua các triều đại ngắn Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn, phải đến thời nhà Lý nền văn hóa Đại Việt mới phát triển mạnh với tinh thần phục hưng mãnh liệt. Tiếp theo là nhà Trần, nền văn hóa Đại Việt đạt được bước phát triển rực rỡ, gọi chung là thời đại văn hóa Lý - Trần. Đạt tới đỉnh cao rực rỡ là thời nhà Lê, nước ta đã có một nền văn hóa phong kiến ngang tầm khu vực, đủ sức tự cường và giữ vững độc lập dân tộc. Dân tộc ta phát triển về phương Nam vừa nhằm mục đích bảo vệ lãnh thổ, vừa phát triển đất nước. Xóa bỏ vương quốc Chăm pa ở miền Trung thường quấy phá sau lưng theo sự xúi giục của bọn xâm lược phương Bắc. Dân tộc ta khẩn trương tiếp thu văn hóa phong kiến Trung Hoa, chủ yếu là hệ thống giáo dục Nho Giáo, Phật giáo Trung hoa, kể cả Đạo giáo, theo xu hướng”Tam giáo đồng quy“. Với phương châm “Việt nam hóa“ những thứ văn hóa ngoại lai, nghĩa là tiếp nhận văn hóa và vận dụng cho phù hợp hoàn cảnh và bản lĩnh, tính cách dân tộc Việt, nhân dân ta đã tạo nên một nền Nho giáo Việt Nam, Phật giáo Việt nam Nhân dân ta tiếp nhận chữ Hán, nhưng tạo ra cách đọc bằng âm Hán Việt. Rồi lại sáng tạo ra chữ Nôm để ghi âm tiếng Việt. Những lớp trí thức Hán học đã đóng vai trò nòng cột trong bộ máy quan lại phong kiến Việt nam các triều đại Lý, Trần, Lê và Nguyễn. Thủ đô bền vững từ đây đặt tại Thăng Long, với Quốc Tử Giám được coi là trường đại học đầu tiên, cùng với Văn Miếu, khẳng định một giai đoạn phát triển cao của dân tộc. c, Lớp văn hóa giao lưu với Phương Tây và thế giới. + Văn hóa Đại Nam ( 1802 – 1858 ) Đại Nam là quốc hiệu do Nhà Nguyễn Minh Mạng đặt sau tên Việt Nam do Gia Long đặt. Giai đoạn này tính từ thời các chúa Nguyễn cho đến khi thực dân Pháp chiếm được nước ta làm thuộc địa. Sau thời kì hỗn độn Lê - Mạc,Trịnh Nguyễn phân tranh, đến nhà Nguyễn, Nho giáo lại được phục hồi làm quốc giáo, nhưng nó đã đến hồi suy tàn, không còn đủ khả năng đáp ứng yêu cầu phát triển văn hóa tiến kịp phương Tây. Thiên chúa giáo bắt đầu thâm nhập vào Việt Nam do các giáo sỹ phương Tây đến các vùng duyên hải nước ta truyền đạo. Nhà Nguyễn ban đầu cho họ vào, về sau lại ngăn cản. Thực dân Pháp kiếm cớ bảo vệ đạo đã kéo quân vào, nổ súng cướp nước ta từ 1858. + Văn hóa hiện đại Kể từ khi thực dân Pháp đặt được nền cai trị trên cõi Đông dương và Việt Nam, đầu thế kỉ 20, văn hóa phương Tây tự do tràn ngập vào nước ta : Khoa học xã hội-nhân văn nước ta vốn có một bề dày nhưng cần tiếp thu những phương pháp mới. Khoa học tự nhiên kĩ thuật hầu như hoàn toàn mới đã được tiếp thu nhanh. Cơ sở hạ tầng kĩ thuật như đường quốc lộ, nhà máy điện, khai mỏ, nhà Bưu điện,nhà máy điện.v.v bắt đầu xây dựng. Một số trường trung học, sau đó cao đẳng, được thành lập. Tiếng Pháp đưa vào dạy ở nhà trường. Hệ thống chữ quốc ngữ được sáng tạo, giúp cho phong trào học tập, truyền bá văn hóa mới được nhanh chóng. Hệ tư tưởng dân chủ tự do tư sản truyền bá vào nước ta. Lối sống phương Tây ảnh hưởng chủ yếu ở thành thị . Văn học, nghệ thuật phương Tây gây ảnh hưởng sâu sắc trong đời sống văn nghệ nước ta (giai đoạn 1930 -1945). Đặc biệt, tư tưởng cách mạng vô sản Mác - Lê nin đã được tiếp thu sáng tạo vào VN qua những trí thức trẻ giàu lòng yêu nước như Nguyễn Ái Quốc. Nhìn chung, dân ta vừa chấp nhận Âu hoá, vừa chống Âu hóa trong chừng mực nhất định, bảo đảm vừa tiến kịp trình độ thế giới, vừa giữ gìn bản sắc dân tộc. Những giá trị văn hóa mới đang định hình cần có thời gian thử thách và lựa chọn. 4. Phân tích 2 đặc trưng cơ bản của văn hóa làng xã Việt Nam. Tính cộng đồng được thể hiện trong phong tục hôn nhân, tà ma, lễ tết truyền thống của người Việt. - 2 đặc trưng cơ bản của văn hóa làng xã Việt Nam: Tính cộng đồng và tính tự trị: + Tính cộng đồng biểu tượng là : sân đình – giếng nước – cây đa Ngôi đình làng trước hết là nơi thờ cúng vị thành hoàng - người có công lập làng. Do dân đề nghị, nhà vua ký sắc phong thành hoàng - một vị thánh của địa phương (ở Nam Bộ gọi là đình thần). Ngôi đình có nhiều chức năng: Nơi thờ cúng tôn nghiêm, biểu hiện đạo đức nhớ ơn người lập làng. Bên cạnh đó còn thờ cúng Trời, Đất. Nơi trụ sở của hội đồng làng xã, thường trực có các vị hội đồng chức dịch ngồi điều hành việc làng. Trung tâm văn hóa khi làng mở lễ, hội, văn nghệ, thi đấu, trò chơi. Chỉ có dịp này, phụ nữ, trẻ con mới có dịp tới đây. Trong việc điều hành, quản lí việc làng, bên cạnh luật lệ của nhà nứơc phong kiến, dân làng còn có” lệ làng” do các hội đồng họp và quyết nghị. Có thưởng, có phạt. Khuynh hướng xử lí mâu thuẫn xung đột kiện cáo trong dân làng là hòa giải (thành ngữ: hòa cả làng) Bến nước / Giếng nước: Nơi sinh hoạt, gặp gỡ của phụ nữ hàng ngày. Gốc cây đa đầu làng, có thêm quán nước trà, nơi dừng nghỉ chân cho khách qua đường và người làng đi làm - nơi gặp gỡ, trao đổi thông tin. + Tính cộng đồng nhấn mạnh vào sự đồng nhất, cùng hội cùng thuyền, cùng cảnh ngộ. Cho nên người Việt Nam sẵn sàng đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, coi mọi người trong cộng đồng như anh chị em trong nhà. Do đồng nhất nên con người Việt Nam có tính tập thể cao, hòa đồng vào cuộc sốn chung. Nó cũng là nguồn của nếp sống dân chủ - bình đẳng. Mặt khác, cũng do sự đồng nhất mà ở người Việt Nam ý thức về con người cá nhân bị thủ tiêu – “ cái tôi “ cá nhân. Sự đồng nhất dẫn đến một hệ quả xấu của người Việt Nam là sống hay dựa dẫm, ỷ lại vào tập thể. + Tệ hại hơn là tình trạng cha chung không ai khóc; lắm sãi không ai đóng cửa chùa… Cùng với thói dựa dẫm, ỷ lại vào tư tưởng cầu an và cả nể. một nhược điểm nữa là thói cào bằng, đố kị, không muốn cho ai hơn mình. + Tính tự trị Biểu tượng: lũy tre Lũy tre bao bọc làng quê, như hàng rào của ngôi nhà, có cổng làng nhưng lại có 2 cổng ). Cuộc sống khép kín, mỗi làng đều có chợ riêng, có đủ mọi nghề thủ công dịch vụ nhằm tự cấp tự túc. Do vậy kinh tế hàng hóa kém phát triển, thiếu cạnh tranh.( Lũy có nghĩa là thành lũy để bảo vệ) Làng tự quản, đặt ra nhiều “lệ làng“. Căn cứ vào 2 đặc tính trên, có thể nhận xét: làng xã Việt Nam truyền thống thiên về âm tính: ổn định nhưng kém phát triển. Đó là loại làng xã khép kín, cục bộ địa phương. Hai đặc tính trên mang tính nước đôi, vừa đối lập vừa thống nhất (cộng đồng và tự trị, hướng ngoại và hướng nội), đó là sự quân bình âm dương trong văn hóa làng xã. + Tính tự trị nhấn mạnh vào sự khác biệt. Trước hết là sự khác biệt của cộng đồng, này so với cộng đồng khác. Sự khác biệt là cơ sở của tính tự trị, tạo nên tinh thần tự lập cộng đồng : mỗi làng phải tự lo liệu lấy mọi việc, vì phải tự lo liệu lấy mọi việc cho nên người Việt Nam có đức tính cần cù, đầu tắt mặt tối, “ bán mặt cho đất, bán lưng cho trời ‘’. Nó tạo nên nếp sống tự cung, tự cấp. => Tóm lại: tính cộng đồng và tính tự trị là hai đặc trưng gốc rễ, chúng là nguồn gốc sản sinh ra nhiều ưu điểm và nhược điểm về tính cách của người Việt. + Tính cộng đông được thể hiện trong phong tục hôn nhân. - Như ta đã biết, một trong hai đặc trưng cơ bản của làng xã là tính cộng đồng. Người Việt Nam là con người của cộng đồng. Mọi việc liên quan đến cá nhân cũng đồng thời liên quan đến cộng đồng, kể cả hôn nhân là lĩnh vực riêng tư nhất. Hôn nhân của người Việt Nam truyền thống không phải là việc hai người lấy nhau mà là việc hai bên cha mẹ, "hai họ" dựng vợ gả chồng cho con cái. Tục lệ này xuất phát từ quyền lợi của tập thể. - Đặc điểm cơ bản của phong tục hôn nhân trước hết là quyền lợi của gia tộc. Đối với cộng đồng hôn nhân là một công cụ duy nhất và thiêng liêng để duy trì dòng dõi và phát triển nguồn nhân lực. Việc hôn nhân tuy là của hai người nhưng lại là việc xác lập quan hệ giữa hai gia tộc. Không chỉ duy trì dòng giống, người con tương lai còn có trách nhiệm là lợi cho gia đình. Hôn nhân còn phải đáp ứng quyền lợi của làng xã, mối quan tâm hàng đầu của người Việt là sự ổn định của làng xã. Quan niệm chọn vợ chồng cùng làng cũng thể hiện rõ yêu cầu ổn định của làng xã này. Khi các quyền lợi của tập thể cộng đồng đã được tính đến và đáp ứng cả rồi, lúc ấy người ta mới lo đến những nhu cầu riêng tư. Trước hết là sự phù hợp của đôi trai gái thể hiện bằng hỏi tuổi (lễ vấn danh). Quan hệ mẹ chồng - nàng dâu cũng rất được chú ý. Khi cô dâu mới bước vào nhà, có tục mẹ chồng ôm bình vôi lánh sang nhà hàng xóm ý nghĩa để cho trong gia đình trên thuận dưới hòa. TÍNH CỘNG ĐỒNG TÍNH TỰ TRỊ Chức năng Liên kết các thành viên Xác định sự độc lập của làng Bản chất Dương tính, hướng ngoại Âm tính, hướng nội Biểu tượng Cây đa, bến nước, sân đình Lũy tre Hệ quả tốt - Tinh thần đoàn kết, tương trợ - Tinh thần tập thể, hòa đồng - Nếp sống dân chủ, bình đẳng - Tinh thần tự lập - Tính cần cù - Nếp sống tự cấp, tôn ti Hệ quả xấu - Sự thủ tiêu vai trò cá nhân - Thói dựa dẫm, ỷ lại - Thói cao bằng, ỷ lại - Óc tư hữu, ích kỉ - Óc bè phái, địa phương - Óc gia trưởng, tôn ti. + Tính cộng đồng được thể hiện trong phong tục ma chay. - Trong việc tang ma, người Việt Nam bị giằng kéo giữa hai cực: Một mặt là quan niệm cho rằng chết là về nơi thế giới bên kia nên tang ma là việc đưa tiển; mặt khác chết dẫn đến tử biệt nên tang ma là việc xót thương. - Xem tang ma như về thế giới bên kia, người Việt chuận bị rất chu đáo. Các cụ già thường tự mình sắm áo quan, nhờ thầy địa đi tìm đất, rồi xây sinh phần. Người sống tiển đưa người chết với nhiều nghi thức như đặt tên hèm, lễ mộc dục, lễ phạn hàm. - Xót thương nên muốn níu ké, giữ lại. Tục khiêng người chết đặt xuống đất, tục gọi hồn hi vọng người chết sống lại. Vì xót thương nên khóc than, con cháu không lòng dạ nào dùng đồ tốt Trong tang lễ ta cũng thấy rõ tính cộng đồng: biết nhà có tang, bà con hàng xóm bao giờ cũng chạy tới ngay giúp họ, nhiều nơi láng giềng để tang người chết. - Phong tục tang lễ Việt nam thấm nhuần sâu sắc tinh thần triết lý âm dương: Màu sắc truyền thống: màu trắng, sau trắng là đen, khi chắt, chút để tang: vàng, đỏ. Loại số liên quan đến người chết đều là số chẵn. Lạy trước linh cửu: 2 lạy, 4 lạy; hương: 2 cây; hoa bông chẵn… - Phong tục tang lễ còn thể hiện tinh thần dân chủ truyền thống. + Tính cộng đồng được thể hiện trong lễ tết truyền thống của người Việt Nam. - Nghề lúa nước mang tính thời vụ cao, lúc có việc thì bận tối tăm mặt mũi, cho nên lúc rảnh rỗi người Việt có tâm lý chơi bù, ăn bù. Vì vậy người Việt có rất nhiều lễ hội. - Lễ tết được phân bố theo thời gian trong năm, xen vào các khoảng trống trong thời vụ. Lễ tết gồm hai phần: cúng tổ tiên và ăn uống bù cho lúc làm lụng. Trong năm, quan trọng nhất là Tết Nguyên Đán còn gọi là tết ta. - Đặc trưng văn hóa điển hình nhất của Tết Nguyên Đán là nếp sống cộng đồng: cùng nhau đi chợ tết, và còn là dịp để gia đình sum họp đầy đủ nhất trong năm. Cùng với Tết Nguyên Đán, các Tết Thượng nguyên, Trung Nguyên, Hạ Nguyên rất được coi trọng. Ngoài ra còn có Tết Trung Thu, Tết Đoan Ngọ, Tết Ngâu và Tết Ông Táo. 5. Phân tích tính cộng đồng, tính tổng hợp, tính biện chứng, tính linh hoạt trong lối ăn truyền thống của người Việt Nam. . Ở Việt nam có 6 vùng văn hóa : + Vùng văn hóa Bắc Bộ. + Vùng văn hóa Việt Bắc. + Vùng văn hóa Tây Bắc. + Vùng văn hóa Trung bộ. + Vùng văn hóa Tây Nguyên. + Vùng văn hóa Nam Bộ. - Vùng văn hóa. CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM ĐINH VĂN GIANG o0o 1. Anh chị hiểu thế nào về khái niệm văn hóa? Phân biệt sự khác giống nhau và khác nhau của các khái niệm văn hóa, văn hiến, văn vật? -. các nhà văn hóa học: ở Việt Nam có mấy vùng văn hóa? Riêng miền Trung, Tây nguyên có những tiểu vùng văn hóa nào? Phân biệt và nêu lên những giá trị văn hóa của 1 vùng ( tiểu vùng ) văn hóa. Tự

Ngày đăng: 12/08/2014, 00:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan