Về quy trình

Một phần của tài liệu thanh toán quốc tế theo phương thức Tín dụng chứng từ tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thăng Long (Trang 45 - 51)

Nghiệp vụ Thư tín dụng chứng từ xuất khẩu là một trong các hình thức thanh toán phổ biến hiện nay. Đây cũng là một hình thức thanh toán chính của Chi nhánh Agribank Thăng Long. Phương thức thanh toán quốc tế Tín dụng chứng từ, thực chất, đó là sự thoả thuận giữa Ngân hàng phục vụ người nhập khẩu, đảm bảo với người xuất khẩu về việc họ sẽ được thanh toán tiền hàng khi người xuất khẩu thực hiện việc giao hàng và xuất trình cho Ngân hàng bộ chứng từ hoàn toàn phù hợp với các điều kiện cũng như các điều khoản của L/C quy định. Thanh toán bằng L/C thường được sử dụng khi người nhập khẩu và người xuất khẩu chưa thật tin tưởng lẫn nhau.

■ Mở L/C:

Khi ngân hàng mở một L/C theo yêu cầu của khách hàng, Khách hàng giao dịch với Ngân hàng phải mở tài khoản tiền gửi nội tệ, ngoại tệ. Nếu là doanh nghiệp quan hệ lần đầu, khách hàng phải gửi cho Phòng Thanh toán Quốc tế các giấy tờ sau khi muốn ngân hàng mở cho mình một L/C:

• Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

• Mã số xuất nhập khẩu hoặc giấy chứng nhận đăng ký thuế (Có mã số xuất nhập khẩu).

• Mẫu chữ ký của Giám đốc, Kế toán trưởng hoặc người được ủy quyền.

Ngân hàng sẽ phát hành một L/C nhà nhập khẩu mở cho nhà xuất khẩu, theo đó, nhà nhập khẩu sẽ phải tuân theo trình tự sau đây khi mở L/C tại ngân hàng: Nhận L/C Kiểm tra L/C Giao hàng và lập chứng từ giao hàng + Nhận L/C:

Khi nhận được L/C hoặc sửa đổi L/C từ Ngân hàng phát hành, Ngân hàng sẽ thông báo L/C cho khách hàng bằng văn bản.

+ Kiểm tra L/C:

Khi nhận được L/C hoặc sửa đổi L/C, khách hàng cần phải kiểm tra cẩn thân nội dung L/C, đối chiếu với các điều khoản của hợp đồng đã ký kết. Nếu thấy không thể thực hiện được đầy đủ, đúng các điều kiện, điều khoản quy định trong L/C thì phải lập tức yêu cầu người mở L/C sửa đổi L/C thông

qua Ngân hàng mở L/C (quy định sửa đổi L/C thông qua Ngân hàng mở L/C là một quy định rất quan trọng).

+ Giao hàng và lập chứng từ giao hàng:

Nếu khách hàng đã chấp nhận L/C do Ngân hàng chuyển cho mình, khách hàng phải chuẩn bị hàng hoá và giao hàng đúng thời gian quy định, đồng thời phải có được tất cả các chứng từ đã yêu cầu trong L/C. Khách hàng cần kiểm tra kỹ các chứng từ giao hàng trước khi xuất trình chứng từ cho Ngân hàng.

Sau khi giao hàng, khách hàng phải lập thư yêu cầu thanh toán theo hình thức của L/C mẫu của Ngân hàng và xuất trình bộ chứng từ. Khách hàng có trách nhiệm kiểm tra nội dung thư tín dụng và thông báo do Ngân hàng gửi tới.

Khách hàng xuất trình chứng từ tại Ngân hàng trước ngày quy định của L/C (trường hợp trong L/C không quy định ngày xuất trình chứng từ thì được hiểu là trong vòng 21 ngày kể từ ngày xếp hàng lên tàu), để Ngân hàng có thời gian kiểm tra chứng từ, hơn nữa nếu chứng từ được phát hịên có sự khác biệt hoặc không đồng bộ thì khách hàng còn có thời gian để bổ sung, sửa chữa cho phù hợp với quy định của L/C).

Ngân hàng sẽ có trách nhiệm kiểm tra bộ chứng từ và thông báo tình trạng bộ chứng từ cho khách hàng. Khách hàng có trách nhiệm ghi rõ ý kiến của mình về bộ chứng từ nói trên.

Trường hợp bộ chứng từ không phù hợp mà khách hàng vẫn chấp nhận gửi bộ chứng từ thì khách hàng phải chịu trách nhiệm trong khi Ngân hàng nước ngoài không chấp nhận thanh toán.

• Bản gốc L/C, các sửa đổi L/C liên quan (nếu có).

• Thư thôngbáo L/C, sửa đổi L/C có xác nhận mã/chữ ký đúng.

• Thư yêu cầu thanh toán (theo mẫu của Ngân hàng).

■ Thanh toán L/C:

Khi bộ chứng từ được xuất trình phù hợp với các điều kiện và điều khoản của L/C, căn cứ theo “Thư yêu cầu thanh toán” của khách hàng, Ngân hàng sẽ thanh toán theo một trong các hình thức sau:

• Sau khi nhận được tiền từ Ngân hàng nước ngoài.

• Hoặc thanh toán ngay cho khách hàng một số tiền nhất định dưới hình thức chiết khấu bộ chứng từ. Về việc chiết khấu bộ chứng từ, khách hàng có thể xin chiết khấu bộ từ xuất khẩu tại Ngân hàng. Ngân hàng có thể áp dụng 2 loại chiết khấu: Chiết khấu truy đòi và Chiết khấu miễn truy đòi. Số tiền Ngân hàng chiết khấu tối đa 95% trị giá bộ chứng từ hàng xuất khẩu. Có hai hình thức chiết khấu chứng từ sau:

+ Chiết khấu truy đòi: Ngân hàng thực hiện chiết khấu bộ chứng từ được quyền truy đòi nếu Ngân hàng nước ngoài từ chối thanh toán. Khách hàng muốn thực hiện chiết khấu truy đòi đối với L/C xuất khẩu phải có đủ các điều kiện sau:

◊ Ngân hàng phát hành L/C là Ngân hàng có uy tín hoặc Ngân hàng đại lý của NHNo&PTNT Thăng Long.

◊ Thị trường truyền thống, mặt hàng được phép xuất khẩu tại Việt Nam.

◊ Khách hàng mở tài khoản nội, ngoại tệ và có quan hệ giao dịch thường xuyên tại Ngân hàng; vay trả sòng phẳng, hoạt động kinh doanh tốt, tình hình tài chính lành mạnh.

◊ Khách hàng có cam kết hoàn trả số tiền Ngân hàng đã chiết khấu trong trường hợp Ngân hàng trả tiền (Ngân hàng chỉ định hoặc Ngân hàng phát hành) từ chối thanh toán hoặc không có khả năng thanh toán. Tuỳ từng trường hợp cụ thể, khách hàng có thể phải ký sẵn vào đơn xin vay hoặc giấy nhận nợ (theo mẫu của Ngân hàng) cho số tiền xin chiết khấu.

◊ Thư yêu cầu thanh toán và đơn xin chiết khấu (theo mẫu của Ngân hàng) có chữ ký của Giám đốc, Kế toán trưởng hoặc người được uỷ quyền.

◊ Thời hạn chiết khấu chứng từ: Thời hạn chiết khấu bộ chứng từ của L/C trả ngay tối đa là 60 ngày. Thời hạn chiết khấu đối với L/C trả chậm tối đa bằng thời gian trả chậm theo quy định của L/C.

+ Chiết khấu miễn truy đòi: Ngân hàng mua đứt bộ chứng từ và chịu rủi ro khi Ngân hàng nước ngoài không trả tiền. Trường hợp khách hàng muốn thực hiện chiết khấu miễn truy đòi, ngoài những điều kiện như trên còn cần có thêm các điều kiện sau:

◊ L/C đã được NHNo&PTNT Việt Nam xác nhận.

◊ Chứng từ hoàn toàn phù hợp với những điều khoản và điều kiện của L/C.

◊ Thời hạn chiết khấu chứng từ: Thời hạn chiết khấu bộ chứng từ của L/C trả ngay tối đa là 60 ngày. Thời hạn chiết khấu đối với L/C trả chậm tối đa bằng thời gian trả chậm theo quy định của L/C.)

Như vậy khi thực hiện dịch vụ thanh toán cho khách hàng công việc của ngân hàng có thể gói gọn như sau :

► Đối với thanh toán hàng xuất khẩu:

- Dịch vụ thông báo L/C xuất khẩu:

Để nhận thông báo L/C nhanh nhất thông qua mạng SWIFT đến các chi nhánh NHNo trên toàn quốc, bạn lựa chọn trong danh sách chi nhánh Agribank để chỉ định làm Ngân hàng thông báo L/C.

- Kiểm tra chứng từ và đòi tiền:

Đội ngũ cán bộ nghiệp vụ Thanh toán Quốc tế có trình độ chuyên môn sẽ thực hiện nghiệp vụ theo đúng chuẩn mực quốc tế. Khách hàng xuất trình những tài liệu sau:

○ Thư yêu cầu thanh toán theo hình thức L/C ○ Thư tín dụng (bản gốc)

○ Bộ chứng từ kèm theo

- Dịch vụ chiết khấu chứng từ:

Nếu bạn cần có tiền ngay để đầu tư vào một dự án khác trong khi chưa nhận được tiền từ ngân hàng mở L/C, Chi nhánh Thăng Long có thể thực hiện chiết khấu chứng từ với tỷ lệ chiết khấu cao nhất và mức phí linh loạt tuỳ theo từng hồ sơ cụ thể.

Ngân hàng chủ yếu thực hiện thay mặt nhà nhập khẩu mở L/C cho nhà xuất khẩu. Khi đó theo yêu cầu của ngân hàng Hồ sơ xin mở L/C của khách hàng sẽ gồm có:

Đơn xin mở L/C (theo mẫu thống nhất của Agribank)

○ Giấy phép nhập khẩu (đối với mặt hàng quản lý theo giấy phép) ○ Hợp đồng ngoại thương

○ Tỷ lệ ký quỹ: tuỳ trường hợp cụ thể, mức kỹ quỹ mở L/C có thể từ 0 % - 100%.

Một phần của tài liệu thanh toán quốc tế theo phương thức Tín dụng chứng từ tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thăng Long (Trang 45 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w