Một số các kiến nghị với Ngân hàng nhà nước nhằm nâng cao chất lượng hoạt động

Một phần của tài liệu thanh toán quốc tế theo phương thức Tín dụng chứng từ tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thăng Long (Trang 80 - 106)

lượng hoạt động Thanh toán quốc tế theo phương thức Tín dụng chứng từ tại Chi nhánh.

Trong hoạt động Thanh toán quốc tế, NHNo cũng cần làm tốt vai trò của mình, không ngừng nghỉ nghiên cứu soạn thảo và đưa ra các chính sách liên quan đến các hoạt động thanh toán quốc tế, để phát triển hoạt động thanh toán quốc tế phù hợp với tình hình phát triển kinh tế trong nước cũng như trong xu hướng phát triển của thế giới.

Thực tế hiện nay là Chính phủ vẫn chưa có các văn bản pháp lý chính thức về hoạt động thanh toán quốc tế, điều này thực sự gây ảnh hưởng rất nhiều đến cả các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu lẫn các ngân hang thực hiện các dịch vụ thanh toán quốc tế. Khi luật pháp của quốc gia vẫn chưa có quy định về vấn đề này thì quyền lợi của các doanh nghiệp, các ngân hàng thương mại Việt Nam khi tham gia hoạt động thanh toán quốc tế sẽ không được đảm bảo. Do đó, Chính phủ cần soạn thảo và ban hành các văn bản pháp lý chính thức về hoạt động Thanh toán quốc tế, trong đó làm rõ mối quan hệ pháp lý giữa hợp đồng ngoại thương và các giao dịch tín dụng chứng từ của các nhà xuất nhập khẩu cũng như của Ngân hàng.

Phương thức Tín dụng chứng từ luôn đòi hỏi tính chặt chẽ, chính xác của bộ chứng từ thanh toán. Thông thường mỗi bộ chứng từ bao giờ cũng có những liên quan đến những cơ quan ban ngành khác nhau, đồng thời bản thân nghiệp vụ Tín dụng chứng từ đôi khi cũng đòi hỏi sự phối hợp giữa các ngân hàng với các ngành như Hải quan, Bảo hiểm, Phòng công nghiệp và thương mại Việt Nam.

Ở Việt Nam, thời gian gần đây, xuất hiện khá nhiều mâu thuẫn giữa Ngân hàng với Hải quan trong việc giao nhận hàng hoá. Đó là khi Ngân

hàng thực hiện theo đúng tinh thần của UCP nhưng do luật pháp quốc gia bao giờ cũng ưu tiên áp dụng so với UCP nên quyền lợi của Ngân hàng nhiều khi không được đảm bảo.

Trong nghiệp vụ thanh toán quốc tế, các Ngân hàng thương mại Việt Nam đã và đang vận dụng các thông lệ quốc tế không chỉ trong lĩnh vực ngân hàng mà còn cả trong các lĩnh vực khác như vận tai, bảo hiểm… nhằm bảo vệ quyền lợi của mình. Tuy nhiên, biện pháp tự vệ này có hiệu quả như thế nào còn tuỳ thuộc vào các quy định trong nước.

Một minh chứng cụ thể là khi phát hành thư tín dụng, ngân hàng yêu cầu lập vận đơn theo lệnh của Ngân hang phát hành. Theo thông lệ quốc tế về vận tải, với vận đơn đó, ngân hang sẽ được quyền nhận hang hoá bán cho khách hàng khác nếu người mở L/C không đủ khả năng thanh toán hoặc có nguy cơ phá sản.

Nhà nước do đó mà ngày càng phải đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, bởi lẽ, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam đã có những bước tăng trưởng đáng kể trong những năm gần đây. Hiện nay hàng hoá của Việt Nam đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới, quan hệ kinh tế đối ngoại đã và đang ngày càng được mở rộng, nhưng trên thực tế thì Việt Nam vẫn là một nước nhập siêu.

Các biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu có thể kể ra như: + Nhà nước cần hướng xuất khẩu từ xuất khẩu nguyên liệu thô sơ sang xuất khẩu những sản phẩm có giá trị gia tăng. Do đó cần phải chú trọng việc phát triển công nghiệp chế biến, coi trọng mọi khâu trong quá trình thu hoạch đến khi chế biến thành phẩm.

+ Nhà nước cần phải có chính sách khuyến khích sản xuất và chế biến mặt hàng xuất khẩu, sử dụng các công cụ quản lý vĩ mô tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất và chế biến hàng xuất khẩu có điều kiện giảm giá thành và nâng cao khả năng cạnh tranh với hàng hoá các nước.

+ Nhà nước cần có những chủ trương khuyến khích việc khai thác những tiềm năng thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, sức lao động nhằm giảm giá thành sản phẩm xuất khẩu, tăng cường đầu tư vào mặt hàng xuất khẩu truyền thống như Café, gạo, cao su… khuyến khích mở rộng danh mục hàng xuất khẩu mới.

+ Mở rộng thị trường, tiếp tục đẩy mạnh hoạt động đối ngoại, đặc biệt với những thị trường rộng lớn như Mỹ, Nhật, EU,… Triển khai đúng thời hạn các giai đoạn thực hiện Hiệp định thương mại Việt Mỹ để các doanh nghiệp Việt Nam nhanh chóng tiếp cận việc mở rộng quan hệ giữa Việt Nam với các tổ chức kinh tế tài chính tiền tệ trong khu vực và trên thế giới.

Nghiên cứu ban hành luật ngoại hối để tiến tới thành lập thị trường ngoại hội. Chính sách quản lý ngoại hối có ảnh hưởng không nhỏ đến chính sách huy động vốn trong nước và nước ngoài, đến hoạt động xuất nhập khẩu của nền kinh tế, đến hoạt động của Ngân hàng thương mại và là đầu mối quan tâm chung của các cấp, các ngành và các doanh nghiệp.

Mặc dù hiện nay đã có những văn bản của chính phủ về Quản lý ngoại hối: NĐ 63/1998 – NĐCP ban hành ngày 17/08/1998, nhưng văn bản đó không thể quản lý toàn bộ các vấn đề liên quan đến ngoại hối. Để thực thi có hiệu quả các quy chế hiện hành về quản lý ngoại hối, NHNo cần có những văn bản quy định trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý của các chứng từ trước khi chuyển tiền ra nước ngoài.

Vì hiện nay trong thanh toán xuất nhập khẩu, các ngân hàng không được hướng dẫn cụ thể việc kiểm tra giấy phép nhập khẩu hợp lệ của khách hàng khi phát hành thư tín dụng dẫn tới việc chấp hành quy định này của các Ngân hàng thương mại là khác nhau, không thống nhất. Vì vậy, hậu quả tất yếu là khách hàng lợi dụng cơ sở này để sử dụng một giấy phép nhập khẩu nhưng mang tới nhiều Ngân hàng khác nhau để mở L/C với những mục đích thiếu trung thực trong kinh doanh.

KẾT LUẬN

Thực tế là sau một năm gia nhập WTO, không chỉ toàn bộ nền kinh tế mà cả ngành ngân hàng đều có những nét khả quan, có nhiều mặt sáng và tích cực hơn mặt toói. Thực tế này cho phép các ngân hàng thương mại có điều kiện hơn nữa để ngày càng đẩy mạnh nâng cao, hoàn thiện các dịch vụ ngân hang, đáp ứng tốt hơn nữa những nhu cầu ngày càng đa dạng phức tạp của khách hàng.

Tất cả các nghiệp vụ, dịch vụ ngân hàng đều chứa đựng rủi ro theo một xu hướng là khả năng sinh lời càng lớn thì rủi ro càng cao. Chính vì vậy, khi tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, tư duy của bản thân một Ngân hàng thương mại phải thay đổi, trước hết và lớn nhất là quản trị rủi ro. Từ chỗ coi mở rộng, phát triển cả bề rộng và chiều sâu là chính, đến chỗ phải coi quản lý được rủi ro bao gồm phòng ngừa, ngăn chặn, giải quyết hậu quả (nếu có) là chính. Ðiều đó đặt ra không những đối với các nghiệp vụ truyền thống mà với bất cứ một nghiệp vụ, dịch vụ mới nào; không những hoạt động nghiệp vụ mà cả việc sắp xếp bộ máy. Hệ thống công nghệ thông tin tuy được chú trọng đầu tư, song do số lượng chi nhánh lớn, mạng lưới rộng, năng lực xây dựng và triển khai các dự án tin học hạn chế, chưa có nhiều chuyên gia giỏi trong lĩnh vực này. Việc tổ chức thực hiện lúng túng dẫn đến thực trạng công nghệ thông tin hiện vẫn còn yếu. Cho đến nay, thẻ ATM Agribank hầu như vẫn chỉ thực hiện mỗi chức năng rút tiền mặt trong hệ thống Ngân hàng nông nghiệp.

Con người là yếu tố quyết định, nhưng vào thời kỳ hội nhập, khi chuyển sang nền kinh tế tri thức trong môi trường toàn cầu hóa, con người có trình độ cần thiết mới là yếu tố quyết định. Ngày nay, với khái niệm là tổ chức cung cấp các dịch vụ tài chính đa dạng nhất, thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất, Ngân hàng được coi là một ngành kinh doanh dịch vụ hiện

đại và phức tạp. Chính vì vậy, các nhân viên ngân hàng phải có trình độ cao trong các nghiệp vụ. Ðiều này thể hiện ở việc xử lý đúng đắn các tình huống trong công việc; phát hiện và đề xuất cách giải quyết các vướng mắc; có khả năng tổ chức và thuyết phục. Ðể đạt được các yêu cầu đó, ngoài sự tinh thông nghiệp vụ, còn phải có kiến thức cơ bản về các lĩnh vực liên quan và phải sử dụng được tiếng Anh trong công việc chuyên môn và giao tiếp thông thường. Như vậy, tỷ lệ không nhỏ trong các nhân viên hiện nay chưa đạt yêu cầu nêu trên.

Với nhiều cách làm còn mang tính bao cấp, như trong trả lương, thưởng, tuyển dụng, việc tạo được đội ngũ cán bộ thật sự có trình độ đang còn nhiều bất cập, hạn chế. Chẳng hạn, trong mấy năm qua mỗi năm tăng đều tăng tuyển người, nhưng chưa phải tất cả đều thi tuyển thật sự, không ít trường hợp tuyển dụng không do thi tuyển, mà do các mối quan hệ. Có thể nói, phần lớn các khoản rủi ro, vụ việc xảy ra gần đây do nguyên nhân con người, với sự non kém cả về trình độ và phẩm chất. Cụ thể như năng lực trong nghiệp vụ thanh toán quốc tế và ý thức chấp hành chỉ đạo không tốt của một số cán bộ; việc quản lý kém, sơ hở và ý thức tùy tiện của cán bộ làm xảy ra kinh doanh ngoại tệ lỗ; việc lợi dụng và sơ hở trong quản lý nội bộ

Rõ ràng, đây là những vấn đề lớn, những thách thức lớn đối với Ngân hàng nông nghiệp khi nước ta gia nhập WTO. Ðể vượt qua những thách thức này, trên cơ sở xác định chiến lược lâu dài và nhiệm vụ xuyên suốt của Ngân hàng nông nghiệp là hoạt động kinh doanh tiền tệ tín dụng chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, địa bàn nông thôn với khách hàng chính là hộ nông dân, doanh nghiệp vừa và nhỏ, cần phải tập trung thực hiện tốt giai đoạn đề án tái cơ cấu 2001-2010, với những nội dung chính là: Tăng cường năng lực tài chính; đổi mới tổ chức bộ máy và quản lý; hoàn thiện cơ chế quản trị rủi ro; xây dựng hệ thống công nghệ thông tin mạnh và hệ thống kế toán theo tiêu chuẩn quốc tế; nâng cao chất lượng cán bộ; marketing.

Trước mắt, cần kiên quyết thực hiện một số giải pháp bổ sung hoàn chỉnh các quy định, quy trình tất cả các nghiệp vụ: Tín dụng, thanh toán, kinh doanh hối đoái... và cả các lĩnh vực đầu tư xây dựng, mua sắm theo hướng phòng ngừa, ngăn chặn rủi ro; khẩn trương xây dựng hệ thống kiểm toán nội bộ, kiểm tra, kiểm soát thực hiện nghiêm túc các quy định trích lập, xử lý rủi ro và quy chế tài chính, trong đó gắn với xử lý trách nhiệm cá nhân cả hành chính và vật chất.

Tiến hành đổi mới hoạt động công nghệ thông tin, sắp xếp mạng lưới chi nhánh, nhất là trên địa bàn đô thị, thành phố lớn và củng cố bộ máy trụ sở chính phù hợp dần với mô hình Ngân hàng thương mại hiện đại. Xây dựng chương trình đào tạo cán bộ có trọng tâm, hiệu quả, tiết kiệm.

Những giải pháp lâu dài và trước mắt nói trên là nội dung đổi mới quản trị điều hành kiên quyết và triệt để nhằm góp phần đưa Ngân hàng nông nghiệp hoạt động đúng như một Ngân hàng thương mại thật sự tự chủ kinh doanh theo chuẩn mực quốc tế.

Phụ lục.

1. Biểu thu phí

- Biểu thu phí năm 2004

Lo¹i phÝ Sè TK TiÒn phÝ (VND)

Thu phí thông báo L/C 711003 572,480 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thu phí thông báo sửa đổi L/C 711004 573,045

Thu phí chiết khấu L/C 711005 2,150,285

Thu phí nhờ thu L/C 711006 39,195,295

Thu phí phát hành L/C 711009 628,099,814

Thu phí phát hành sửa đổi L/C 711011 64,921,198

Thu phí thanh toán L/C 711013 1,008,247,685

Thu phí phát hành L/G 711014 59,101,261

Thu phí chuyển tiền TTR 61 382,523,064

- Biểu thu phí năm 2005

Lo¹i phÝ Sè TK TiÒn phÝ (VND)

Thu từ dịch vụ chuyển tiền ra nước ngoài 711002 293,264,692

Thu phí thông báo L/C 711003 2,019,425

Thu phí thông báo sửa đổi L/C 711004 1,052,336

Thu phí chiết khấu L/C 711005 14,381,425

Thu phí nhờ thu L/C 711006 36,333,978

Thu phí phát hành L/C 711009 558,317,082

Thu phí phát hành sửa đổi L/C 711011 51,934,807

Thu phí thanh toán L/C 711013 959,849,421

Thu phí phát hánh L/G 711014 41,475,198

Thu từ dịch vụ thu hộ, chi hộ, uỷ nhiệm

thanh toán 711035 73,156,433

Thu lệ phí hoa hồng và các dịch vụ khác 711036 1,023,729,452 Điện phí trả TW (35,36,76) 35+36+76 165,468,261

- Biểu thu phí năm 2006

Loại phí Số TK Tiền phí (VND)

Thu từ dịch vụ chuyển tiền ra nước ngoài 711002 350,297,334 Thu phí từ thông báo L/C 711003 1,812,402

Thu phí thông báo sửa đổi L/C 711004

-

Thu phí chiết khấu L/C 711005 4,350,292

Thu phí nhờ thu L/C 711006 56,509,249

Thu phí phát hành L/C 711009 735,576,565 Thu phí phát hành sửa đổi L/C 711011 56,249,188 Thu phí thanh toán L/C 711013 1,286,078,236 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thu phí phát hành L/G 711014 56,118,079

Thu từ dịch vụ thu hộ, chi hộ, uỷ nhiệm

thanh toán 711035 157,740,727

Thu lệ phí hoa hồng và các dịch vụ khác 711036 1,400,918,949 Điện phí trả TW ( 35, 36, 76 ) 35+36+76 183,244,130

- Biểu thu phí năm 2007

Loại phí Số TK Tiền phí (VND)

Thu từ dịch vụ chuyển tiền ra nước ngoài 711002 439,308,054

Thu phí từ thông báo L/C 711003 292,880

Thu phí thông báo sửa đổi L/C 711004 -

Thu phí chiết khấu L/C 711005 1,467,080

Thu phí nhờ thu L/C 711006 32,243,281

Thu phí phát hành L/C 711009 598,894,986 Thu phí phát hành sửa đổi L/C 711011 37,931,929 Thu phí thanh toán L/C 711013 936,748,061

Thu phí phát hành L/G 711014 26,624,983

Thu từ dịch vụ thu hộ, chi hộ, uỷ nhiệm

thanh toán 711035 248,683,582

Thu lệ phí hoa hồng và các dịch vụ khác 711036 2,212,782,980 Điện phí trả TW ( 35, 36, 76 ) 35+36+76 140,488,633

2. Kết quản hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ của 12 tháng năm 2004 Bảng: Thanh toán L/C nhập

CHF EUR JPY THB USD

SM ST SM ST SM ST SM ST SM ST (+) 1 1 10,952.00 3 354,795.04 0 0 0 0.00 24 15,387,217.42 28 2 0 0 2 62,060.00 0 0 0 0.00 15 4,102,217.21 17 3 0 0 5 676,746.33 0 0 0 0.00 24 6,453,348.66 29 4 0 0 6 647,490.00 0 0 1 5,992,300.96 18 4,500,966.16 25 5 0 0 3 132,361.03 2 6,630,000.00 0 0.00 12 9,836,240.51 17 6 0 0 3 280,188.00 0 0 0 0.00 13 5,552,043.76 16 7 0 0 3 226,934.75 0 0 0 0.00 25 18,452,355.17 28 8 0 0 3 69,785.75 0 0 0 0.00 16 9,649,080.42 19 9 0 0 1 40,000.00 0 0 0 0.00 21 18,624,512.48 22 10 0 0 4 362,843.76 0 0 0 0.00 23 12,580,285.96 27 11 0 0 2 108,576.00 3 206,200,000.00 0 0.00 39 35,135,281.46 44 12 0 0 3 84,680.00 5 260,850,000.00 0 0.00 31 20,251,283.18 39 1 10,952 38 3,046,460.66 10 473,680,000 1 5,992,301 261 160,524,832 311 Bảng : Mở L/C trả chậm ILU

CHF EUR JPY THB USD SM ST SM ST SM ST SM ST SM ST (+) 1 0 0.00 0 0.00 0 0.00 0 0.00 1 1,292,507.30 1 2 0 0.00 0 0.00 0 0.00 0 0.00 3 764,034.98 3 3 0 0.00 1 69,931.03 0 0.00 0 0.00 0 0.00 1 4 0 0.00 0 0.00 0 0.00 0 0.00 0 0.00 0 5 0 0.00 0 0.00 0 0.00 0 0.00 0 0.00 0 6 0 0.00 1 71,573.63 0 0.00 0 0.00 0 0.00 1 7 0 0.00 0 0.00 0 0.00 0 0.00 1 140,000.00 1 8 0 0.00 0 0.00 0 0.00 0 0.00 0 0.00 0 9 0 0.00 0 0.00 0 0.00 0 0.00 0 0.00 0 10 0 0.00 0 0.00 0 0.00 0 0.00 0 0.00 0 11 0 0.00 0 0.00 0 0.00 0 0.00 1 215,000.00 1 12 0 0.00 0 0.00 0 0.00 0 0.00 0 0.00 0 0 0 2 141,505 0 0 0 0 6 2,411,542 8 Bảng: Mở L/C trả ngay ILS

GBP EUR JPY THB USD SM ST SM ST SM ST SM ST SM ST (+) 1 0 0.00 3 84,116.00 1 3,780,000.00 0 0.0 15 5,655,809.50 19 2 0 0.00 2 358,690.00 1 2,850,000.00 0 0.0 13 7,466,814.09 16 3 0 0.00 3 147,690.00 0 0.00 0 0.0 17 13,673,020.77 20 4 0 0.00 3 119,554.00 0 0.00 0 0.0 17 13,423,605.90 20 5 0 0.00 2 50,984.75 0 0.00 0 0.0 14 8,813,848.81 16 6 0 0.00 1 32,285.75 0 0.00 0 0.0 21 25,897,830.86 22 7 0 0.00 1 10,900.00 0 0.00 0 0.0 21 20,187,510.00 22 8 0 0.00 1 35,896.00 1 759,000,000.00 0 0.0 22 27,711,011.49 24 9 0 0.00 1 105,300.00 0 0.00 0 0.0 39 35,112,047.91 40 10 0 0.00 3 84,680.00 2 3,800,000.00 0 0.0 24 14,480,309.00 29

Một phần của tài liệu thanh toán quốc tế theo phương thức Tín dụng chứng từ tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thăng Long (Trang 80 - 106)