1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thiết kế hệ thống cấp nước cho lò hơi cao áp trong nhà máy điện lực hiệp phước , nhà bè, 800m3ngày

98 948 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 1,38 MB

Nội dung

Điện năng được tạo ra trong nhà máy nhiệt điện là do nước đi vào lò hơi hấp thụnhiệt của quá trình đốt nhiên liệu sinh ra tạo thành hơi nước.. PHẠM VI ĐỀ TÀI Đề tài được thiết kế với quy

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Đất nước ngày càng phát triển theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa, vì vậynăng lượng là một phần không thể thiếu trong quá trình phát triển công nghiệp vàhiện đại hóa đất nước Năng lượng ngoài việc dùng để phục vụ sản xuất trong cácnhà máy xí nghiệp nó còn được dùng cho các khu vực vui chơi giải trí, dịch vụ côngcộng và nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của mỗi con người Năng lượng từ nhiệt điện

là một nguồn năng lượng dồi dào dể tạo, sử dụng nước rất ít so với thủy điện đồngthời tính rủi ro hay hậu quả nó để lại khi xảy ra sự cố (nếu có) cũng thấp hơn nhiều

so với thủy điện hay điện hạt nhân

Trong những năm gần đây nhu cầu sử dụng điện tại TP.Hồ Chí Minh nói riêng và cảnước nói chung ngày càng nhiều, trong khi đó lượng điện từ các nhà máy thủy điệnkhông thể cung cấp đủ so với nhu cầu hiện tại vì thế nhiệt điện là sự lựa chọn tối ưutại thời điểm này Theo thông báo từ điện lực TP.Hồ Chí Minh thì sản lượng điện từ

hệ thống điện lưới quốc gia phân bổ cho thành phố chỉ đạt hơn 44,7 triệu kwh/ngày.Trong khi đó, mức tiêu thụ trên thành phố luôn duy trì trên 49 triệu kwh/ngày, nhưvậy mỗi ngày thành phố sẽ thiếu hụt gần 5 triệu kwh điện Chính vì vấn đề thiếu hụtđiện tại TP Hồ Chí Minh mà nhà máy điện lực Hiệp Phước được ra đời Nhà máynhiệt điện Hiệp Phước góp phần không nhỏ vào việc ổn định nguồn điện tại TP.HồChí Minh vì nó cung cấp hầu như toàn bộ điện cho khu công nghiệp Hiệp PhướcNhà Bè

Điện năng được tạo ra trong nhà máy nhiệt điện là do nước đi vào lò hơi hấp thụnhiệt của quá trình đốt nhiên liệu sinh ra tạo thành hơi nước Hơi nước đi qua bộphận hóa nhiệt nân cao nhiệt độ và được dẩn vào tuabin để chuyển thành cơ năng,sau đó cơ năng được chuyển hóa thành điện năng nhờ máy phát điện và cấp vàolưới điện Nếu chất lượng nước đầu vào không tốt còn lẫn tạp chất không đảm bảochất lượng thì sau một thời gian vận hành cặn trong nước sẽ bám vào thành ống vàcác thiết bị Cặn bám ở thành ống và các thiết bị sẽ làm tăng chi phí vận hành do

Trang 2

tiêu hao nhiên liệu đốt đồng thời nó cũng làm cho thiết bị dễ bị ăn mòn do quá trìnhoxy hóa và sinh ra cặn mới, đây là điều không mong muốn trong quá trình vận hành

lò hơi vì dể gây ra sự cố nghẹt và nổ lò hơi Chính vì những vấn đề nêu trên mà tanhận thấy việc thiết kế hệ thống xử lý nước cấp cho lò hơi cao áp ở nhà máy nhiệtđiện Hiệp Phước là một việc làm cần thiết Đó là lý do mà đề tài này được chọn

2 MỤC ĐÍCH

Thiết kế hệ thống xử lý nước cấp cho lò hơi của nhà máy điện Hiệp Phước trongđiều kiện phù hợp với thực tế của nhà máy

3 NỘI DUNG

Tổng quan nhà máy điện Hiệp Phước

Tổng quan các phương pháp xử lý nước cấp

Lựa chọn phương án

Tính toán thiết kế

Tính toán kinh tế

4 PHẠM VI ĐỀ TÀI

Đề tài được thiết kế với quy mô của nhà máy điện lực Hiệp Phước, chỉ áp dụng cho

xử lý nước cấp cho lò hơi của nhà máy

5 CẤU TRÚC ĐỒ ÁN

Đồ án bao gồm 7 chương với các nội dung sau:

Chương 1 Tổng quan về nhà máy điện lực Hiệp Phước

Chương 2 Tổng quan về các phương pháp xử lý nước cấp

Chương 3 Lựa chọn công nghệ

Chương 4 Tính toán mạng lưới cấp nước cho lò hơi

Chương 5 Tính toán trạm xử lý nước cấp cho lò hơi

Chương 6 Tính toán kinh tế

Chương 7 Kết luận và kiến nghị

6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp thực địa

Phương pháp tổng hợp tài liệu

Trang 4

Chương 1

TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY ĐIỆN LỰC HIỆP PHƯỚC

1.1 GIỚI THIỆU CHUNG

Công ty điện lực Hiệp Phước là một trong ba dự án lớn của tập đoàn CentralTrading Development (CT & D) tại TP HCM, được xây dựng với mục tiêu cungcấp điện năng cho các dự án khác của tập đoàn và các khu vực lân cận, với hìnhthức đầu tư IPP dự án này đã được cấp giấy phép đầu tư vào tháng 6/1993 Đây làcông ty điện lực 100% vốn nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam có nhà máy điện vàkhu vực cấp điện độc lập

Tháng 12/2000 được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng ISO 9002

Tháng 10/2002 đạt tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9001 : 2000 ,nhà máy cũngthực hiện được mục tiêu “an toàn – ổn định – kinh tế- văn minh”.Trụ sở chính:phòng 10, tòa lầu Phùng Thi, số 19, đường Conaught C, quận trung tâm –HongKong.Văn phòng tại Việt nam: 56 Thủ Khoa Huân, quận 1, Tp.HCM.Hìnhthức đầu tư: Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài

Hình thức kinh doanh: Sản xuất và phân phối điện

Thời gian hoạt động: 50 năm

Nhà máy điện lực Hiệp Phước được xây dựng tại ấp 1 xã Hiệp Phước huyện Nhà

Bè, Thành phố Hồ Chí Minh, cách thành phố khoảng 15 km về phía Đông Nam,trên mặt diện tích 40 ha Điạ điểm đặt nhà máy là điểm hợp lưu của sông Nhà Bè(hay còn gọi là sông Soài Rạp) và kênh Đông Điền, nhờ vậy mà nhà máy có nguồnnước cấp cho quá trình làm lạnh của lò hơi được thuận tiện

Nhà máy đi vào hoạt động vào 2/1998

 Giai đoạn 1: lắp đặt 3 tổ máy phát điện với công suất của mỗi tổ máy là 125 Mw(tổng công suất 375 Mw)

 Giai đoạn 2: lắp đặt thêm các tổ máy với tổng công suất 375 Mw

Trang 5

Trang thiết bị: công ty sử dụng các tổ máy phát điện cũ dỡ từ trạm phát điện AP LeiChau, Hongkong đồng thời mua bổ sung thêm phụ kiện và tổ máy khác Trong giaiđoạn 2 thực hiện với sự đầu tư thiết bị mới đồng bộ và thay thế từng phần thiết bị cũ

đã lắp đặt

Nhiên liệu sử dụng cho các lò hơi tại nhà máy là dầu nặng (FO)

Tổng diện tích mặt bằng của dự án là 40 ha và được chia làm như sau: khu vực nhàmáy chính, khu vực văn phòng, khu vực xử lý nước, khu vực chứa nhiên liệu,xưởng sửa chữa

Ngoài ra công ty có xây dựng thêm một cảng tiếp nhận dầu có khả năng tiếp nhậnđược tàu có trọng tải 40.000 tấn ở vị trí hạ lưu đối với khu vực dự án và 3 bồn chứadầu với sức chứa 20.000 tấn/bồn, để tiếp nhận dầu phục vụ cho các tổ máy phátđiện

 Phòng hoá học: giám sát, vận hành các hệ thống, thiết bị hoá học

 Phòng kiểm nhiệt: quản lý các thiết bị điều khiển, đo kiểm …

 Phòng điện khí: quản lý các hệ thống điện cao áp, hạ áp

 Phòng cơ giới: phụ trách công tác cơ khí toàn nhà máy

 Phòng tài vụ: hạch toán kinh tế

 Phòng bảo an: an ninh trật, phòng cháy chữa cháy

Số cán bộ công nhân viên: 540 người

 Số nam: 414 người

 Số nữ: 49 người

 Số chuyên gia Trung Quốc: 41 người

Trang 6

Đây là nhà máy điện kiểu ngưng hơi, nhà máy có 3 tổ máy phát điện với công xuất

là 125 MW, lưu lượng nước cần cho 3 tổ máy phát điện là 600 m3/ngày Tổ máyhoạt động 24 h/ngày

Bộ phận lò hơi trong nhà máy điện Hiệp Phước thuộc quản lý của phòng vận hành,

số nhân viên trong tổ lò hơi này là 157 người (có 17 chuyên gia Trung Quốc) trong

lò hơi

Hiện tại nhà máy điện lực Hiệp Phước dùng 2 nguồn điện, nguồn điện chính mà nhàmáy dùng là nguồn điện của nhà máy sản xuất, nguồn điện phụ là nguồn điện củaTổng công ty Điện Lực thành phố Hồ Chí Minh (EVN) (nguồn điện này dùng trongtrường hợp nhà máy ngưng hoạt động sản xuất điện)

Đường giao thông nội bộ của nhà máy được đổ bê tông, có chiều rộng 8-10m đểthuận tiện cho việc chạy xe ra vào lắp đặt và bảo trì thiết bị

Hình 1: Nhà máy điện lực Hiệp Phước

Trang 7

Để nghiên cứu quá trình lắng được thuận tiện, người ta đưa ra hai khái niệm cơ bảnquan trọng nhất trong lý thuyết lắng đó là: độ lớn thủy lực và đường kính tươngđương của hạt.

Các loại bể lắng:

Theo phương trình chuyển động của dòng nước qua bể người ta chia ra thành các loại bể:

Bể lắng ngang: nước chuyển động theo chiều ngang từ đầu bể đến cuối bể

Bể lắng đứng: nước chuyển động theo chiều đứng từ dưới lên trên

Bể lắng li tâm: nước chuyển động từ trung tâm bể ra phía ngoài

Bể lắng lớp mỏng: gồm 3 kiểu tùy theo hướng chuyển động của lớp nước và cặn: dòng chảy ngang, dòng chảy nghiêng và dòng chảy nghiêng ngược chiều

Bể lắng trong có lớp cặn lơ lửng: lắng qua môi trường hạt, nước chuyển động từ dưới lên

2.1.2 Phương pháp lọc

Trang 8

Quá trình lọc nước là cho nước đi qua lớp vật liệu lọc với một chiều dày nhất định

đủ để giữ lại tên bề mặt lớp vật liệu lọc hoặc giữa các khe hở của lớp vật liệu lọccác hạt cặn và vi trùng có trong nước Trong dây chuyền xử lý nước ăn uống sinhhoạt, lọc là giai đoạn cuối cùng để làm trong nước triệt để Hàm lượng cặn còn lạitrong nước sau khi qua bể lọc phải đạt tiêu chuẩn cho phép (nhỏ hơn hoặc bằng3mg/l) Sau một thời gian làm việc, lớp vật liệu lọc bị chít lại, làm tốc độ lọc giảmdần để khôi phục lại khả năng làm việc của bể lọc, phải thổi rửa bể lọc bằng nướchoặc gió, nước kết hợp để loại bỏ cặn bẩn ra khỏi lớp vật liệu lọc Bể lọc luôn luônphải hoàn nguyên Chính vì vậy quá trình lọc nước được đặc trưng bởi 2 thông số

cơ bản: tốc độ lọc và chu kì lọc

Phân loại bể lọc:

Để thực hiện quá trình lọc nước có thể sử dụng một số loại bể lọc có nguyên tắc làmviệc, cấu tạo lớp vật liệu lọc và thông số vận hành khác nhau Cơ bản có thể chia racác loại sau:

Theo tốc độ lọc chia ra:

Theo chiều của dòng nước chia ra:

Bể lọc xuôi: là bể lọc cho nước chảy qua lớp vật liệu lọc từ trên xuống như: bể lọcchậm, bể lọc nhanh phổ thông

Bể lọc ngược: nước chảy qua lớp vật liệu lọc từ dưới lên như: bể lọc tiếp xúc

Bể lọc hai chiều:nước chảy qua lớp vật liệu lọc theo cả hai chiều từ trên xuống, từdưới lên và thu nước ở giữa như: bể lọc AKX

Theo số lượng lớp vật liệu lọc chia ra:

Trang 9

Bể lọc một lớp vật liệu lọc

Bể lọc hai hay nhiều lớp vật liệu lọc

Theo cỡ hạt vật liệu lọc chia ra:

Bể lọc lưới: nước lọc đi qua lưới lọc kim loại hoặc vật liệu xốp

Bể lọc có màng lọc: nước lọc đi qua màng lọc được tạo thành trên bề mặt lưới đỡhoặc lớp vật liệu rỗng

Vật liệu lọc (trọng tâm là vật liệu lọc ở dạng hạt)

Vật liệu lọc là bộ phận cơ bản của các bể lọc, nó đem lại hiệu quả làm việc và tínhkinh tế của quá trình lọc Vật liệu lọc hiện nay dùng phổ biến nhất là cát thạch anh

tự nhiên Ngoài ra có thể sử dụng một số loại vật liệu lọc khác như: cát thạch anhnghiền, đá hoa nghiền, than atraxit (than gầy), polime các vật liệu dùng để lọcnước cần phải thỏa mãn các yêu cầu sau: có thành phần cấp phối thích hợp, đảmbảo đồng nhất, có độ bền cơ học cao, ổn định về hóa học Trong đó, các yêu cầu vềcấp phối và sự đồng nhất của vật liệu lọc có ảnh hưởng trực tiếp đến sự làm việccủa bể lọc Để xác định cấp phối và cỡ hạt theo yêu cầu, người ta dùng phươngpháp sàng vật liệu lọc qua một bộ sàng tiêu chuẩn có kích thước sàng to nhỏ khácnhau

Trang 10

cặn ở trạng thái lơ lửng, phải dùng biện pháp xử lý cơ học kết hợp với biện pháphóa học, tức là cho vào nước cần xử lý các chất phản ứng, để tạo ra các hạt keo cókhả năng dính kết lại với nhau và dính kết các hạt cặn lơ lửng có trong nước, tạothành các bông cặn lớn hơn có trọng lượng đáng kể, do đó các bông cặn mới tạothành dễ dàng lắng xuống và bị giữ lại trong bể lọc.

Để thực hiện quá trình keo tụ, người ta cho vào nước các chất phản ứng thích hợpnhư: phèn nhôm Al2(SO4)3, phèn sắt FeSO4 hoặc loại FeCl3 Các dạng phèn nàyđược đưa vào nước dưới dạng dung dịch hòa tan

2.2.2 Khử trùng

Các phương pháp khử trùng nước:

Khử trùng nước là khâu bắt buộc cuối cùng trong quá trình xử lý nước ăn uống, sinhhoạt Trong nước thiên nhiên chứa rất nhiều vi sinh vật và vi trùng Sau quá trình xử

lý cơ học, nhất là nước sau khi qua bể lọc phần lớn các vi trùng đã bị giữ lại Song

để triệt tiêu hoàn toàn các vi trùng gây bệnh, cần phải tiến hành khử trùng nước.Hiện nay có các biện pháp khử trùng nước có hiệu quả như:

Khử trùng bằng các chất oxy hóa mạnh

Khử trùng bằng các tia vật lý

Khử trùng bằng phương pháp nhiệt

Khử trùng bằng các ion kim loại nặng

Hiện nay ở việt nam đang sử dụng phổ biến nhất phương pháp khử trùng bằng cácchất oxy hóa mạnh

Khử trùng bằng Clo và các hợp chất của Clo:

Khi Clo cho vào nước phản ứng diễn ra như sau:

Cl2 + H2O = HOCl + HClHoặc phân ly ở dạng

Cl2 + H2O = 2H+ + OCl- + Cl

-Khi sử dụng Clorua vôi phản ứng diễn ra như sau:

Ca(OCl)2 + H2O = CaO + 2HOCl2HOCl = 2H+ + 2OCl-

Trang 11

Khả năng diệt trùng của Clo phụ thuộc vào hàm lượng HOCl có trong nước Nồng

độ HOCl phụ thuộc vào lượng ion H+ trong nước hay phụ thuộc vào pH của nướckhi:

pH= 6 thì HOCl chiếm 99.5% còn OCl- chiếm 0.5%

pH= 7 thì HOCl chiếm 79% còn OCl- chiếm 21%

pH= 8 thì HOCl chiếm 25% còn OCl- chiếm 75%

Tức là pH của nước càng cao, hiệu quả khử trùng Clo càng giảm

Khi trong nước còn tồn tại amoniac, muối amoni hay các hợp chất hữu cơ có chứanhóm amoni, thì HOCl vừa tạo thành sẽ lại tác dụng với các chất này theo phản ứngsau:

HOCl + NH3 = NH2Cl + H2OHOCl + NH2Cl = NHCl2 + H2OHOCl + NH2Cl = NHCl3 + H2O

Do đó khả năng diệt trùng kém đi Bởi vì khả năng diệt trùng của monocloraminthấp hơn dicloramin khoảng 3-5 lần còn khả năng diệt trùng của dicloramin thấphơn HOCl khoảng 20-25 lần pH càng cao lượng dicloramin càng ít, khả năng diệttrùng càng giảm

Để đảm bảo cho phản ứng khử trùng xảy ra triệt để và tiếp tục trong quá trình vậnchuyển trên đường ống đến điểm dùng nước ở cuối mạng lưới cần đưa thêm vàonước một lượng Clo dư

Theo TCXD-33.1985, liều lượng Clo dư ở đầu mạng lưới tối thiểu là 0.5mg/l, ởcuối mạng lưới tối thiểu là 0.05mg/l và không được lớn tới mức có mùi khó chịu.Liều lượng Clo đưa vào nước để khử trùng thường được xác định bằng thựcnghiệm

Khử trùng bằng ozon:

Ozon là một chất khí có màu ánh tím ít hòa tan trong nước và rất độc hại đối vớicon người Ở trong nước ozon phân hủy rất nhanh thành oxy phân tử và nguyên tửozon có tính hoạt hóa mạnh hơn Clo nên khả năng diệt mạnh hơn Clo rất nhiều lần

Ưu điểm:

Trang 12

Dùng với liều lượng không lớn( 0.75-1mg/l) đối với nước ngầm.

Thời gian tiếp xúc ngắn: 5phút

Không gây mùi khó chịu

Hiệu quả khử trùng chỉ đạt được triệt để khi trong nước không có các chất hữu cơ

Khử trùng bằng phương pháp vật lý: dùng các tia vật lý để khử trùng nước khư tia

tử ngoại, sóng siêu âm

2.3 CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐẶT BIỆT

2.3.1 Khử sắt

Trong nước thiên nhiên kể cả nước ngầm và nước mặt đều có chứa sắt hàm lượngsắt và dạng tồn tại của chúng tùy thuộc vào từng loại nguồn nước, điều kiện môitrường và nguồn gốc tạo thành chúng

Trong nước ngầm, sắt thường tồn tại ở dạng ion, sắt có hóa trị 2( Fe2+) là thành phầncủa muối hòa tan như: bicacbonat Fe(HCO3)2, sulphat FeSO4 Hàm lượng sắt cótrong nguồn nước ngầm thường cao và phân bố không đều trong các lớp trầm tíchdưới sâu

Trang 13

Nước có hàm lượng sắt cao làm cho nước có mùi tanh và có nhiều cặn bẩn màuvàng, gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng nước ăn uống sinh hoạt và sản xuất Vìvậy khi trong nước có hàm lượng sắt lớn hơn giới hạn cho phép thì phải tiến hànhkhử sắt.

Hiện nay có nhiều phương pháp khử sắt của nước ngầm, có thể chia làm 3 nhómchính như sau:

Các phương pháp khử mangan:

Khử mangan bằng phương pháp làm thoáng

Khử mangan bằng phương pháp dùng hóa chất

Khử mangan bằng phương pháp sinh học

2.3.3 Khử mùi và vị trong nước

Hầu hết các nguồn nước thiên nhiên đều có mùi và vị, nhất là mùi Theo nguồn gốcphát sinh thì mùi được chia làm hai lọai đó là mùi tự nhiên và mùi nhân tạo Ngoàimùi nước còn có thể có những vị khác nhau như: mặn, đắng, chua, cay Theo tiêuchuẩn nước ăn uống, sinh hoạt thì nước không được có mùi vị, vì vậy cần tiến hànhkhử mùi vị

Trang 14

Thông thường các quá trình xử lý nước đã khử hết mùi và vị có trong nước Chỉ ápdụng khi nào các biện pháp trên không đáp ứng được yêu cầu cần khử mùi, vị thìmới áp dụng các biện pháp khử mùi vị độc lập.

Một số biện pháp khử mùi vị thông thường:

Khử mùi bằng làm thoáng

Khử mùi bằng các chất oxy hóa mạnh

Khử mùi bằng phương pháp dùng than hoạt tính

Phương pháp trao đổi ion

Trong ba biện pháp xử lý nước cấp trên đây thì biện pháp cơ học là biện pháo xử lýnước cơ bản nhất có thể dùng biện pháp cơ học để xử lý một cách độc lập hoặc kếthợp với biện pháp hóa học và lý học để rút ngắn thời gian và nâng cao hiệu quả xử

lý nước Trong thực tế để đạt mục đích xử lý một nguồn nước nào đó một cách kinh

tế và hiệu quả nhất phải thực hiện quá trình xử lý bằng sự kết hợp của nhiều phươngpháp

Trang 15

Chương 3

LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN

3.1 SỐ LIỆU THIẾT KẾ

3.1.1 Lưu lượng nước cấp cho lò hơi

Yêu cầu nước cấp cho lò hơi của nhà máy điện lực Hiệp Phước hiện nay là 600

m3/ngđ Trong tương lai nhà máy mở rộng thêm sản xuất vì vậy lượng nước cấp cho

lò hơi trong tương lai là 800m3/ngđ Chọn thời gian làm việc của trạm xử lý nướccấp là 8h/ ngày Vậy Qtk = 100 m3/h

3.1.2 Nguồn nước

Nguồn nước cấp đầu vào trạm xử lý là nguồn nước được cung cấp bởi Công ty cổphần KCN Hiệp Phước (công ty lấy nước từ nguồn nước máy của TP Hồ ChíMinh) Yêu cầu nguồn nước cấp vào trạm xử lý phải đảm bảo đạt tiêu chuẩn nướcdùng cho sinh hoạt

Thành phần nước cấp và tiêu chuẩn cấp nước cho lò hơi được trình bày trong

Bảng 3.1

Bảng 3.1 Thành phần nước thủy cục và tiêu chuẩn nước cấp cho lò hơi

Chỉ tiêu Đơn vị Chất lượng nước thủy

Trang 16

-CO2 tự do mg/l 120

-Nguồn: Nhà máy điện lực Hiệp Phước, 2011

Dựa vào Bảng 3.1 cho thấy tiêu chuẩn của tổng chất rắn hoà tan (TDS) có trongnước cấp cho lò hơi chỉ có 0,15 mg/l, mà trong thành phần của nước cấp đầu vàotrạm xử lý TDS có đến 216 mg/l (có chứa rất nhiều các ion hòa tan như: Na+, Ca2+,

Cl-,… ) Vì vậy để đảm bảo chất lượng nước cấp cho lò hơi thì phải loại các ion hòatan xuống tiêu chuẩn cho phép hay nói cách khác là giảm TDS xuống mức chophép

3.2 PHƯƠNG ÁN 1

3.2.1 Đề xuất công nghệ

Lò hơi của nhà máy điện lực Hiệp Phước cần chất lượng nước cao (như trình bàytrong Bảng 3.1) Để đảm bào nước cấp cho lò hơi với nồng độ TDS  0,15 mg/l thìhiệu quả xử lý qua từng công nghệ trong phương án 1 này là 95%

Các chỉ tiêu và hiệu quả xử lý được trình bày trong Bảng 3.2

Trang 17

Bảng 3.2 Các chỉ tiêu và hiệu quả cần xử lý.

-4 Màng lọc thẩm thấu ngược (RO) Giảm TDS 217 10,85

5 Cột trao đổi hỗn hợp bậc 1 Khử khoáng TDS = 10,85 TDS = 0,54

6 Cột trao đổi hỗn hợp bậc 2 Khử khoáng TDS = 0,54 TDS < 0,15

Sơ đồ công nghệ xử lý nước cấp cho lò hơi cao áp theo phương án 1 được trình bày

trong Hình 3.1

Trang 18

Hình 3.1 Sơ đồ công nghệ theo phương án 1

Bể trao đổi Hỗn hợp

Tái sinh NaOH 3%,

HCl 3%

Nước từ quá trình tái sinh

ion = 0,53mg/l

Bể trao đổi Hỗn hợp

Tái sinh NaOH 3%,

Bể chứa

Lọc tinh Kích thước 1 m

Màng lọc Thẩm thấu ngược Nước thảiion = 216 mg/l

Trang 19

3.2.2 Thuyết minh công nghệ

Nước từ bể chứa nước của nhà máy điện lực Hiệp Phước được bơm vào bể chứanước của trạm xử lý nước cấp cho lò hơi Nhiệm vụ của bể chứa trong trạm xử lý là

dự trữ nước cho hệ thống xử lý nước cấp ở phía sau và dự trữ nước cho quá trìnhrửa ngược của bể lọc áp lực Nước từ bể chứa này được bơm vào bể lọc áp lực, tại

bể lọc áp lực các cặn lơ lửng có trong nước được giữ lại đồng thời tại đây cũng loại

bỏ Cl2 tự do có trong nước Mặt dù nguồn nước đầu vào khá tốt nhưng vẫn còn lẫnmột ít vật huyền phù kích thước nhỏ Nếu đưa các hạt li ti huyền phù vào trao đổiion thì sẽ làm bẩn rất nhanh màng RO và nhựa của trao đổi ion, làm giảm khả năngtrao đổi của ion vì vậy phải làm giảm hàm lượng cặn trong nước bằng lọc áp lực Bểlọc áp lực có vật liệu lọc là cát thạch anh và than hoạt tính Sau khi ra bể lọc áp lựcnước được đưa vào bể chứa Nước từ bể chứa này sẽ được bơm vào lọc tinh vớikích thước lỗ lọc 5 m, tại đây các cặn có kích thước lớn hơn 5 m sẽ được giữ lại.Sau đó nước được tiếp tục đưa vào cột lộc tinh có kích thước lỗ lọc là 1 m Tại cộtlọc tinh có kích thước lỗ lọc 1 m này, các cặn có kích thước lớn hơn 1 m sẽ đượcgiữ lại Mục đích của việc sử dụng cột lọc 5 micromet rồi đến 1 micromet là làmcặn có trong nước được loại bỏ triệt để giúp cho tuổi thọ của RO được cao (do nước

có nhiều cặn thì khi vào màng RO sẽ dễ bẩn màng và phải thay màng thường xuyên,chi phí mua màng đắt hơn nhiều so với chi phí mua lõi lọc, chính vì vậy cần có lọc

5 và 1 micromet)

Sau khi ra khỏi cột lọc 1m nước tiếp tục được đưa vào màng lọc thẩm thấu ngược(RO) Màng lọc thẩm thấu ngược sử dụng đặc tính của màng bán thấm là chỉ chophép nước đi qua và giữ lại các ion Cl-, Na+, Ca2+… Màng lọc RO có tác dụng loại

bỏ TDS có trong nước Thẩm thấu ngược là cách thức ngược lại so với dòng nướcchảy trong tự nhiên Trong hệ thống lọc nước tinh khiết giải pháp không phải là phaloãng môi trường nước với muối khoáng mà là giải pháp tách nước tinh khiết rakhỏi môi trường nước nhiễm muối khoáng hay các tạp chất ô nhiễm khác Một giảipháp trong thiết bị lọc này là thẩm thấu nước ngay trong dòng chảy của chính nó,nước sạch sẽ bị tách ra khỏi môi trường nước nhiễm muối khoáng và đi xuyên vào

Trang 20

trong màng lọc dưới tác dụng cưỡng chế áp lực cao Màng lọc thẩm thấu ngược(Reverse osmosis membrane) làm bằng vật liệu đặc biệt, hoạt động theo mộtnguyên lý riêng giúp không chỉ loại bỏ các phần tử rất nhỏ mà còn loại bỏ hết cácchất độc hại Nước sau khi qua RO nồng độ TDS vẫn chưa đạt tiêu chuẩn cấp cho lòhơi nên nước phải được tiếp tục khử TDS bằng cách cho vào cột trao đổi hỗn hôpbậc 1 Trong cột trao đổi hỗn hợp bậc 1 có chứa 2 loại nhựa: nhựa R-H và nhựa R-

OH dùng để loại khử các ion còn lại của quá trình xử lý bằng màng lọc RO Bộ traođổi hỗn hợp có thể xem như nhiều bộ trao đổi dùng nhựa ion âm và dương ghép xen

kẽ nhau tạo thành Trong đó nhựa trao đổi ion âm và dương hỗn hợp đều, các phảnứng trao đổi ion hầu như tiến hành đồng thời, nhựa trao đổi ion dạng H sản sinh ra

H+ và nhựa trao đổi ion dạng OH sản sinh ra OH- lập tức bị trung hòa tạo thànhnước, dẫn đến phản ứng trao đổi tiến hành hoàn toàn triệt để

Sau khi nước qua cột trao đổi hỗn hợp bậc 1 nhưng hàm lượng TDS vẫn chưa đạtyêu cầu cấp nước cho lò hơi nên nước tiếp tục cho vào cột trao đổi hỗn hợp bậc 2.Nguyên lý làm việc cột trao đổi hỗn hợp bậc 2 giống như cột trao đổi hỗn hợp bậc

1, nước sau khi ra khỏi cột trao đổi hỗn hợp bậc 2 đạt tiêu chuẩn nước cấp cho lòhơi Nước sau khi qua cột trao đổi hỗn hợp thì được chứa trong bể chứa nước khửkhoáng, bể chứa có nhiệm vụ dự trữ nước cấp cho lò hơi và dự trữ nước cho quátrình tái sinh cũng như quá trình rửa nhanh và rửa chậm của cột trao đội hỗn hợpbậc 2 và bậc 1

3.3 PHƯƠNG ÁN 2

3.3.1 Đề xuất công nghệ

Lò hơi của nhà máy điện lực Hiệp Phước cần chất lượng nước cao (như trình bày

trong Bảng 3.1) Để đảm bảo nước cấp cho lò hơi với nồng độ TDS  0,15 mg/l

thì các hiệu quả xử lý qua từng công đoạn trong phương án 2 này là từ 80% - 95%

Các chỉ tiêu và hiệu quả xử lý theo phương án 2 được trình bày trong Bảng 3.2

Trang 21

Bảng 3.2. Các chỉ tiêu và hiệu quả cần xử lý

2 Bể than hoạt tính Loại Cl2 90% Cl2 1 0,1

3 Trao đổi Cation bậc 1 Khử ion dương 90% 65,26 6,52

4 Trao đổi Cation bậc 2 Khử ion dương 90% 6,52 0,65

58,5 11,7

6 Trao đồi Anion bậc 1 Khử ion âm 90% 103,7 10,37

7 Trao đồi Anion bậc 2 Khử ion âm 90% 10,3 1,03

8 Trao đổi hổn hợp Khử ion 95%TDS 1,68 0,84

Sơ đồ công nghệ xử lý nước cho lò hơi cao áp theo phương án 2 được trình bày

trong Hình 3.2

Trang 22

Tái sinh bằng

NaOH 3%, HCl 3%

Cột trao đổi Anion bậc 1 Tháp khử CO2

Tái sinh bằng HCl 3%

Cột trao đổi Anion bậc 2

Cột trao đổi Hỗn Hợp

HCl NaOH

Nước sau quá trình rửa, và tái sinh

Cột trao đổi Cation bậc 1

Trang 23

Hình 3.2 Sơ đồ công nghệ theo phương án 2

3.3.2 Thuyết minh công nghệ

Nước từ bể chứa nước của nhà máy điện lực Hiệp Phước được bơm vào bể chứanước của trạm xử lý nước cấp cho lò hơi Nhiệm vụ của bể chứa trong trạm xử lý là

dự trữ nước cho hệ thống xử lý nước cấp ở phía sau và dự trữ nước cho quá trìnhrửa ngược của bể lọc áp lực Nước từ bể chứa này được bơm vào bể lọc áp lực, tại

bể lọc áp lực các cặn lơ lững có trong nước được giữ lại Vật liệu lọc là cát thạchanh, nước sau khi qua bể lọc áp lực được đưa đến bể lọc than hoạt tính, nhiệm vụ bểlọc than hoạt tính là loại bỏ Cl2 tự do có trong nước Than hoạt tính có phạm vi hấpphụ rất rộng các chất tạo ra mùi vị của nước và các phân tử có trọng lượng tươngđối lớn đều bị giữ lại trên bề mặt than hoạt tính Do đặc tính hấp thụ trên, dùng thanhoạt tính trong công nghệ xử lý nước để làm sạch triệt để chất hữu cơ hòa tan cònlại sau công đoạn lọc cặn là một giải pháp Ngoài ra than hoạt tính còn được ứngdụng để khử clo dư trong nước Khi tiệt trùng nước bằng clo thường phải giữ lạimột lượng clo dư trong nước sau thời gian tiếp xúc để đảm bảo khả năng tiệt trùngtiếp trên đường ống Lượng clo dư này có thể gây ra mùi khó chịu cho nước, ta cóthể lọc qua than hoạt tính để khử lượng clo dư này Than hoạt tính có hai dạng:dạng viên và dạng bột được bán trên thị trường Than hoạt tính dạng bột có độ hạttrung bình từ 5 đến 10 µm và một số các hạt không vượt quá 50 µm Than hoạt tínhdạng viên gồm: hạt có hình dạng bất kỳ đường kính từ 1 đến 3 mm và hạt có dạnghình trụ với đường kính 1mm và từ 3 đến 5 mm chiều dài Các viên trụ được sảnxuất từ bột nhỏ và ép đùn Trong quá trình lọc than hoạt tính ta sử dụng than dạngviên

Nước sau khi qua bể lọc than hoạt tính được đưa qua cột trao đổi cation bậc 1 Cácion dương (Mg2+, Ca2+, Na+,…) sẽ được trao đổi với nhựa R-H (nhựa gốc acidmạnh), các ion dương (Mg2+, Ca2+, Na+,…) sẽ chiếm vị trí của H trong nhựa và giảiphóng H+, chính vì thế nước sau ra khỏi cột trao đổi cation mang tính acid Khi vậnhành bộ Cation, do nước đi từ trên xuống thông qua các lớp nhựa trao đổi Cationtính axit mạnh, tính lựa chọn của lớp nhựa với các ion dương có khác nhau nên

Trang 24

trong cột nhựa bị phân thành các lớp Ca2+, Mg2+, Na+ không ngừng di chuyển xuốngphía dưới cho đến khi các lớp nhựa mất khả năng Sau khi nước đi ra khỏi cột traođổi cation thì nồng độ ion dương còn lại vẫn cao nên phải tiếp tục đưa qua cột traođổi cation bậc 2 Nguyên tắc làm việc của cột trao đổi cation bậc 2 giống như cộttrao đổi cation bậc 1 Nước sau khi qua cột trao đổi cation bậc 2 được đưa vào thápkhử CO2, mục đích tháp khử CO2 là loại bỏ CO2 còn trong nước và một phần CO2

tồn tại dưới dạng HCO3- (HCO3- là chất dễ phân ly HCO3-< => H2O + CO2) và nhờvào quá trình khử CO2 nằm dưới dạng HCO3- nên tháp khử CO2 còn giúp giảmlượng nhựa R-OH dùng trong cột anion Nước sau khi qua tháp thử CO2 sẽ đượcchứa trong thùng chứa (thùng chứa đặt dưới tháp khử CO2) Sau đó nước được tiếptục đưa đến cột trao đổi cation, trong cột trao đổi cation có chứa nhựa R-OH ( nhựagốc bazờ mạnh) Các ion âm (SO42-, Cl-, HSiO3-…) sẽ chiếm chỗ của OH và sảnsinh ra OH-, ion OH- sẽ kết hợp với H+ được tách ra ở cột trao đổi cation bậc 1 vàbậc 2 để tạo phân tử nước ( H2O) Nước sau khi ra khỏi cột anion bậc 1 sẽ được đưavào cột trao đổi anion bậc 2 (nước sau khi ra cột trao đổi anion bậc 2 nước có PHtăng gần lên trung tính) Nước tiếp tục được đưa vào cột trao đổi hỗn hợp (vì nồng

độ TDS còn lại sau khi ra khỏi cột trao đổi anion bậc 2 chưa đạt tiêu chuẩn nướccấp cho lò hơi) Trong cột trao đổi hỗn hợp có chứa hỗn hợp nhựa RH và nhựaROH được hòa trộn với nhau theo tỉ lệ thích hợp (RH:ROH ~ 1:2) Các phản ứngtrong cột trao đổi hỗn hợp hầu như diễn ra đồng thời, nhựa trao đổi dạng RH sảnsinh ra H+ và nhựa dạng R-OH sản sinh ra OH- thì lập tức OH- và H+ này phản ứngvới nhau tạo thành nước, phản ứng trao đổi hoàn thành triệt để Nước sau khi rakhỏi cột trao đổi hỗn hợp được bơm vào bể chứa nước khử khoáng

Trang 25

Chương 4

TÍNH TOÁN MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC CHO LÒ HƠI

4.1 THÔNG SỐ TÍNH TOÁN

Mạng lưới cấp nước của nhà máy được chia làm hai giai đoạn

Giai đoạn 1: Nước từ hệ thống cấp nước của khu công nghiệp Hiệp Phước vào nhàmáy thì được chứa trong bể chứa sau đó được bơm đến bể chứa nước thủy cục ởtrạm xử lý nước cấp cho lò hơi của nhà máy

Giai đoạn hai: Nước qua các quá trình xử lí đã đạt tiêu chuẩn cấp cho lò hơi đượcđưa vào bể chứa nước khử khoáng Nước khử khoáng được bơm lên bể chứa nướctrong lò hơi của nhà máy

Sơ đồ cấp nước cho lò hơi của nhà máy điện lực Hiệp Phước được mô tả trong

Hình 4.1

Hình 4.1 Sơ đồ cấp nước cho lò hơi của nhà máy điện lực Hiệp Phước

Chiều cao từ mặt đất đến bồn chứa nước trong lò hơi là 19 (m)

Trong lò hơi có 2 bồn, V1 bồn= 250 (m3)

4.2 TÍNH TOÁN

4.2.1 Giai đoạn 1

Bể chứa nước

Nhiệm vụ: Chứa và dự trữ nước cấp cho lò hơi

Hiện tại nhà máy có 4 bể chứa mỗi bể chứa có dung tích 1000m3

Bể chứa hình chữ nhật có kích thước: B x L x H = 22m x 12m x 4 m

Tính toán cột áp máy bơm

Lưu lượng bơm: Q bơm = 130 m3/h = 36 l/s

Tra bảng thuỷ lực (Nguồn: [2])

bơm bơm

Trạm xử

lý nước khử khoáng

Bể chứa nước khử khoáng

Bể chứa nước trong

lò hơi

Trang 26

Chiều dài phễu: Lf = 0,6.Dh = 0,6.200 = 120 mm

Khoảng cách từ đáy ngăn hút đến miệng vào phễu:

Trang 27

hcb đ : tổn thất cục bộ trên đường ống đẩy

hđ l : tổn thất theo chiều dài ống đẩy

 hđ l = i.l = 0,0112 x 4 = 0,045 (m)

 hđ = 0,31 + 0,045 = 0,35 (m)

Trang 28

Vậy H = Hđh + hh + hđ = 9,5 + 0,085+0,35 = 10 (m)Chọn máy bơm

Dựa vào lưu lượng là Qb = 40 l/s

Cột áp toàn phần máy bơm: H = 10 m

Lưu lượng bơm Qb = 100 m3/h = 28 (l/s)

Tra bảng thuỷ lực (Nguồn: [2])

Chọn ống bằng thép ta có:

Ống đẩy

Dđ = 175 mm

Vkt = 1,23 m/s (vận tốc cho phép 1 1,5 m/s) 1000i = 16,3

Cột áp toàn phần của máy bơm

H = Hđh + hh + hđ (Nguồn: [3])

Tính toán như trên ta được kết quả như sau

Tính Hđh

Trang 29

Ho: chiều cao mực nước lớn nhất trong bể chứa trong lò hơi (2 m)

Hđ: chiều cao xây dựng bể chứa trong lò hơi (19 m)

Trang 30

Chọn máy bơm

Dựa vào lưu lượng là Qb = 28 l/s = 100 m3/h

Cột áp toàn phần máy bơm: H = 28 m

Lắp đặt 2 bơm

Chọn bơm EBARA – MD 65-160/11, sản xuất tại ÝCông suất: 11 Kw87

Trang 31

Chương 5

TÍNH TOÁN TRẠM XỬ LÝ NƯỚC CẤP CHO LÒ HƠI

5.1 TÍNH TOÁN CHO PHƯƠNG ÁN 1

Trong sơ đồ công nghệ của phương án 1 hệ thống xử lý ở công đoạn phía sau códùng màng lọc thẩm thấu ngược (RO) hiệu DOW 8040 tỷ lệ thu hồi của màng là 76

% (tỷ lệ giữa lưu lượng nước thành phẩm và lưu lượng nước vào) Chính vì thế lưulượng đầu vào của hệ thống chọn Q = 130 m3/h

5.1.1 Bể chứa nước thủy cục

Số lượng bể : 2

Thể tích bể chứa được xác định theo công thức: V = Q.t = 130 x 2,5 = 325 m3

Với,

Q: là lưu lượng nước xử lý, Q = 130 m3/h

t: là thời gian lưu nước trong bể, chọn t = 2,5 giờ (ngoài nhiệm vụ lưu nước chotrạm xử lý thì bể còn lưu nước cho quá trình rửa bể lọc áp lực nên chọn thời gian

Số lượng: 3 bể (hai bể hoạt động và 1 bể dự phòng) với Q1bể = 65m3/h

Nguyên tắc hoạt động: Nước từ bể chứa nước sẽ được bơm vào bể lọc qua phễu

phân phối lọc Sau đó nước qua lớp vật liệu lọc và được hệ thống thu lọc ở đáy đưa

Trang 32

5.1.2.2 Tính toán

Bể lọc áp lực

Diện tích bể lọc được xác định theo công thức

16 , 2 30

16 , 2 4

2 2

65

F

Q

v 29,5m/h (30 m/h thỏa) Chiều cao tổng cộng của bể lọc áp lực H = hn + hv + hđ + hthu + hnắp

hn = 0,6 m : chiều cao từ mặt lớp vật liệu lọc đến phễu thu nước rửa

hv = 1,2 m : chiều cao lớp vật liệu lọc (bao gồm lớp cát thạch anh đường kính 1,2

mm cao 0,9 m và lớp than hoạt tính có chiều cao 0,3m)

hd: chiều cao lớp vật liệu đỡ, hd= 0,5 m (Nguồn: [6])

Với 4 lớp vật liệu đỡ cao 100 mm riêng lớp cuối cùng có chiều cao 200 mm (hệthống phân phối khí đặt ở lớp vật liệu này)

hthu: chiều cao phần thu nước, hthu = 0,2 m

hnắp: chiều cao từ phần thu nước đến nắp, hnắp = 0,6 m

Vậy, chiều cao tổng cộng của bể lọc áp lực H = 0,6+ 1,2 + 0,5 + 0,2 + 0,6= 3,1 m

Hệ thống phân phối nước rửa lọc và thu nước sau lọc

Vật liệu thu nước sau lọc (cũng là vật liệu phân phối rửa lọc)

Dùng tấm thép không rỉ uốn cong có đục lỗ (ưu điểm của vật liệu thu nước này là

có độ bền cao hơn rất nhiều so với dùng dàn ống phân phối hoặc chụp) đường kính

Trang 33

lỗ 10 mm, khoảng cách giữa các lỗ L = 80 mm Sử dụng chiều dày của tấm thép 6

mm chiều dài tấm thép 1000 mm chiều cao của tấm thép là 200 mm

Tổng diện tích trên tấm khoang lỗ

Rửa ngược chia làm ba giai đoạn

+ Rửa khí với tộc độ khí là 1 m3/m2.phút trong thời gian t = 12 phút

+ Sau đó rửa nước và khí phối hợp trong 4 5 phút

+ Cuối cùng rửa bằng nước với cường độ W = 10 l/s.m2trong 4 6

Lưu lượng nước cần thiết để rửa bồn lọc được tính theo công thức

Tổn thất áp lực trong hệ thống ống phân phối khoang lỗ

h1= v g v g n

2

2

2 2

0 

(m) (Nguồn: [3])

Trong đó:

vo: Tốc độ nước chảy ở đầu ống chính (m/s), vo=1,1 m/s

vn: Tốc độ nước chảy ở đầu ống nhánh (m/s)

g: Gia tốc trọng trường bằng 9,81 m/s2

Trang 34

2 , 2

1 , 1 96

Áp lực cần thiết của máy bơm rửa lọc xác định theo công thức:

Trang 35

Q D

.

4

15

036 , 0 4

 m = 50 mmKhoảng cách giữa các ống nhánh là 0,25 m (quy phạm từ 0,25 – 0,3 m)

Số ống nhánh của bồn lọc là n= 2 12

25 , 0

7 , 1

 m3/phút

Trang 36

Đường kính ống chính 50 mm, diện tích tiết diện ngang ống chính

Schính=

4

05 , 0 14 , 3 4

2 2

0

0007 , 0

(m) = 111(mm)Tính toán đường kính ống dẫn nước vào và ra

Đường kính ống dẫn nước vào và dẫn nước ra bằng 150 mm, ống thép

Kiểm tra vận tốc trong ống

1 , 1 15 , 0 14 , 3

018 , 0 4

Chọn đường kính của ống thoát khí bằng dk = 30 mm

Phễu phân phối nước (cũng là phễu thu nước rửa lọc)

Để dẫn nước và thu nước rửa lọc được thiết kế bằng thép có dạng hình nón

Lưu lượng nước rửa: Q = 78 m3/h = 0,022 m3/s

Vận tốc nước chảy trong phễu: 0,2 m/s

Diện tích của phễu được tính theo công thức

Trang 37

2 , 0

022 , 0

R là bán kính đáy lớn của phễu

r là bán kính đáy nhỏ của phểu (lấy theo đường kính ống vào d = 150 (mm)

 r = d/2 = 150/2 = 75 mm = 0,075 (m)

h là chiều cao của phễu, h = 200 (mm)

Vậy R = 0 , 075

2 , 0 14 , 3

11 , 0 2 2

7 Chiều cao lớp than hoạt tính m 0,3

5.1.3 Hệ thống lọc bằng màng thẩm thấu ngược RO

Nguyên tắc làm việc của RO:

Theo một cơ chế ngược lại với các cơ chế lọc thẩm thấu thông thường, nhờ lực hấpdẫn của trái đất để tạo ra sự thẩm thấu của các phân tử nước qua các mao mạch củalõi lọc Màng lọc RO hoạt động trên cơ chế chuyển động của các phần tử nước nhờ

áp lực nén của máy bơm cao áp tạo ra một dòng chảy mạnh (đây có thể gọi là quátrình phân ly trong chính dòng nước ở môi trường bình thường nhờ áp lực) đẩy cácthành phần hóa học, các kim loại, tạp chất có trong nước chuyển động mạnh, văng

ra vùng có áp lực thấp hay trôi theo dòng nước ra ngoài theo đường thải Trong khi

đó các phân tử nước thì lọt qua các mắt lọc có kích cỡ 0,001 micromet nhờ áp lực

Trang 38

dư, với kích cỡ mắt lọc này thì hầu hết các thành phần hóa chất kim loại, các loại vikhuẩn đều không thể lọt qua.

Hiệu quả làm việc của RO là 95% nên nồng độ TDS sau khi qua RO còn 10,85 mg/l

Hệ thống lọc RO được trình bày trong Hình 5.1

Hình 5.1 Hệ thống màng lọc RO

Cấu tạo lõi màng lọc thẩm thấu ngược RO được thể hiện trong Hình 5.2

Hình 5.2 Cấu tạo lõi màng lọc thẩm thấu ngược RO

Dùng màng RO hiệu Fimltech DOW 8040 – USA

Thông số kỹ thuật của màng

Nhiệt độ hoạt động : 45 oC

Áp suất tối đa vận hành: 200 PSI (= 13,79 bar)

Tỷ lệ thu hồi: 76% (tỷ lệ giữa lưu lượng nước thành phẩm và lưu lượng nước vào)

Thiết bị lọc 5 micromet

Nước đến bể chứa

Thiết bị lọc 1 micromet

Màng lọc thẩm thấu ngược RO

Nước từ

bể lọc áp

lực

Trang 39

Vì vậy để đảm bảo đủ cung cấp nước cho các công trình xử lý ở phía sau thì ROphải làm việc với lưu lượng là 130m3/h.

Hệ thống này gồm thiết bị thẩm thấu ngược một cấp, bộ thẩm thấu ngược mà phần

vỏ bên ngoài làm bằng thép không rỉ và bên trong là màng thẩm thấu ngược đượcnhập từ Mỹ Màng thẩm thấu ngược RO tất cả có 8 màng

Thiết bị điều khiển Omron JP (nhà xản xuất Việt Nan) (dưới sự kiểm soát của bộOmron JP thiết bị có thể thực hiện được việc kiểm soát tự động),…

Hệ thống gồm 11 bộ RO với lưu lượng 13 m3/h (dùng để luân phiên hoạt động và

dự phòng)

Tần xuất rửa lọc RO phụ thuộc nhiều vào chất lượng nước và quá trình vận hànhcủa nhà máy (theo nhà sản xuất nếu chất lượng nước thủy cục ổn định và nước sạchthì màng có thể 5 đến 6 tháng rửa một lần)

Nguyên lý hoạt động của hệ thống:

Nước từ bể chứa lọc áp lực được bơm vào cột lọc 5 micrmet để lọc các cặn có kíchthước lớn hơn 5micromet, sau đó nước tiếp tục đi vào cột lọc 1 micrmet Nước saukhi ra khỏi cột lọc 1 micromet sẽ được bơm áp lực bơm vào màng lọc RO Bơm cao

áp có nhiệm vụ tạo áp lực trước khi nước vào màng lọc RO Có hai dòng nước đi ra(một dòng nước đậm đặt và dòng nước thành phẩm

5.1.4 Cột trao đổi hỗn hợp bậc 1

Nồng độ các ion được trình bày trong Bảng 5.2

Bảng 5.2 Tính toán ion trong trao đổi hỗn hợp.

Ion Loại Nồng độ vào (mg/l) Nồng độ

ra (mg/l)

Nồng độ ion

đã trao đổi (mg/l)

Dung lượng ion cần trao đổi (meq/l)

Trang 40

HCO3- 2,925 0 2,925 0,048

Nhìn vào Bảng 5.2 ta thấy tổng ion dương vào trao đổi hỗn hợp bậc 1: 3,27 mg/l

(chính là lượng ion dương còn lại sau khi qua RO) Ta chọn hiệu suất làm việc củacột trao đổi hỗn hợp bậc 1 là 95%, số lượng ion dương đầu ra của trao đổi hỗn hợplà: 0,16 mg/l Dựa vào tính chọn lọc của nhựa cation acid mạnh (R_H+) thì thứ tự ưutiên là Ca2+ > Mg2+ > Na+ (Nguồn: [5]) Chính vì thế hàm lượng ion dương còn lại

chính là ion Na+

Đối với ion âm giải thích tương tự như trên Tính chọn lọc của nhựa anion bazomạnh (R_Cl-) là SO42- > Cl - > HCO3- > HSiO3

Nhiệm vụ cột trao đổi ion

Trao đổi hỗn hợp có thể xem như nhiều cột trao đổi, dùng nhựa ion âm và dươngghép xen kẽ nhau tạo thành Trong đó nhựa trao đổi ion âm và dương hỗn hợp đều,các phản ứng trao đổi ion hầu như tiến hành đồng thời, nhựa trao đổi ion dạng H sảnsinh ra H+ và nhựa trao đổi ion dạng OH sản sinh ra OH- lập tức bị trung hòa tạothành nước, dẫn đến phản ứng trao đổi tiến hành hoàn toàn triệt để

Thông số kỹ thuật của nhựa

Bảng 5.3 Thông số kỹ thuật nhựa dùng trong cột trao đổi

Cation Nhựa Anion

Ngày đăng: 11/08/2014, 20:42

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Nguyễn Văn Tín (2005), Mạng Lưới Cấp Nước, Nhà Xuất Bản Khoa Học Kỹ Thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mạng Lưới Cấp Nước
Tác giả: Nguyễn Văn Tín
Nhà XB: Nhà Xuất Bản Khoa Học Kỹ Thuật
Năm: 2005
[2] Nguyễn Thị Hồng (2001), Các Bảng Tính Toán Thủy Lực, Nhà Xuất Bảng Xây Dựng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các Bảng Tính Toán Thủy Lực
Tác giả: Nguyễn Thị Hồng
Nhà XB: Nhà Xuất Bảng Xây Dựng
Năm: 2001
[3] Lê Dung (2003), Công Trình Thu Nước và Trạm Bơm Cấp Thoát Nước, Nhà Xuất Bản Xây Dựng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công Trình Thu Nước và Trạm Bơm Cấp Thoát Nước
Tác giả: Lê Dung
Nhà XB: Nhà Xuất Bản Xây Dựng
Năm: 2003
[3] Lê Dung (2006), Sổ Tay Máy Bơm, Nhà Xuất Bản Xây Dựng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ Tay Máy Bơm
Tác giả: Lê Dung
Nhà XB: Nhà Xuất Bản Xây Dựng
Năm: 2006
[5] Lê Văn Cát (2002), Hấp Thụ và Trao Đổi Ion Trong Kỹ Thuật Xử Lý Nước Và Nước Thải, Nhà Xuất Bản Thống Kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hấp Thụ và Trao Đổi Ion Trong Kỹ Thuật Xử Lý Nước Và Nước Thải
Tác giả: Lê Văn Cát
Nhà XB: Nhà Xuất Bản Thống Kê
Năm: 2002
[4] Nguyễn Thị Phương Loan (2011), Giáo Trình Xử Lý Nước Cấp Khác
[6] Trịnh Xuân lai (2000), Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải, Nhà xuất bản Xây Dựng Hà Nội Khác
[7] Lâm Vĩnh Sơn, Bài giản xử lý nước cấp, nước thải Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Nhà máy điện lực Hiệp Phước - thiết kế hệ thống cấp nước cho lò hơi cao áp trong nhà máy điện lực hiệp phước , nhà bè, 800m3ngày
Hình 1 Nhà máy điện lực Hiệp Phước (Trang 6)
Bảng 3.2 Các chỉ tiêu và hiệu quả cần xử lý. - thiết kế hệ thống cấp nước cho lò hơi cao áp trong nhà máy điện lực hiệp phước , nhà bè, 800m3ngày
Bảng 3.2 Các chỉ tiêu và hiệu quả cần xử lý (Trang 17)
Hình 3.1 Sơ đồ công nghệ theo phương án 1 - thiết kế hệ thống cấp nước cho lò hơi cao áp trong nhà máy điện lực hiệp phước , nhà bè, 800m3ngày
Hình 3.1 Sơ đồ công nghệ theo phương án 1 (Trang 18)
Bảng 3.2. Các chỉ tiêu và hiệu quả cần xử lý - thiết kế hệ thống cấp nước cho lò hơi cao áp trong nhà máy điện lực hiệp phước , nhà bè, 800m3ngày
Bảng 3.2. Các chỉ tiêu và hiệu quả cần xử lý (Trang 21)
Hỡnh 5.2 Cấu tạo lừi màng lọc thẩm thấu ngược RO - thiết kế hệ thống cấp nước cho lò hơi cao áp trong nhà máy điện lực hiệp phước , nhà bè, 800m3ngày
nh 5.2 Cấu tạo lừi màng lọc thẩm thấu ngược RO (Trang 38)
Bảng 5.2 Tính toán ion trong trao đổi hỗn hợp. - thiết kế hệ thống cấp nước cho lò hơi cao áp trong nhà máy điện lực hiệp phước , nhà bè, 800m3ngày
Bảng 5.2 Tính toán ion trong trao đổi hỗn hợp (Trang 39)
Bảng 5.3 Thông số kỹ thuật nhựa dùng trong cột trao đổi - thiết kế hệ thống cấp nước cho lò hơi cao áp trong nhà máy điện lực hiệp phước , nhà bè, 800m3ngày
Bảng 5.3 Thông số kỹ thuật nhựa dùng trong cột trao đổi (Trang 40)
Bảng 5.4. Các thông số thiết kế cột trao đổi hỗn hợp - thiết kế hệ thống cấp nước cho lò hơi cao áp trong nhà máy điện lực hiệp phước , nhà bè, 800m3ngày
Bảng 5.4. Các thông số thiết kế cột trao đổi hỗn hợp (Trang 48)
Bảng 5.5. Các thông số thiết kế bể lọc áp lực - thiết kế hệ thống cấp nước cho lò hơi cao áp trong nhà máy điện lực hiệp phước , nhà bè, 800m3ngày
Bảng 5.5. Các thông số thiết kế bể lọc áp lực (Trang 55)
Bảng 5.6. Các thông số thiết kế bồn lọc than hoạt tính - thiết kế hệ thống cấp nước cho lò hơi cao áp trong nhà máy điện lực hiệp phước , nhà bè, 800m3ngày
Bảng 5.6. Các thông số thiết kế bồn lọc than hoạt tính (Trang 58)
Bảng 5.7.  Tính toán ion trong cột trao đổi Loại - thiết kế hệ thống cấp nước cho lò hơi cao áp trong nhà máy điện lực hiệp phước , nhà bè, 800m3ngày
Bảng 5.7. Tính toán ion trong cột trao đổi Loại (Trang 59)
Bảng 5.11.  Tính toán ion trong cột trao đổi hỗn hợp Loại - thiết kế hệ thống cấp nước cho lò hơi cao áp trong nhà máy điện lực hiệp phước , nhà bè, 800m3ngày
Bảng 5.11. Tính toán ion trong cột trao đổi hỗn hợp Loại (Trang 63)
Hình 5.3. Sơ đồ tính áp lực của máy bơm vào bồn lọc áp lực - thiết kế hệ thống cấp nước cho lò hơi cao áp trong nhà máy điện lực hiệp phước , nhà bè, 800m3ngày
Hình 5.3. Sơ đồ tính áp lực của máy bơm vào bồn lọc áp lực (Trang 64)
Hình 5.5 Sơ đồ tính áp lực của máy bơm vào bể lọc áp lực cho phương án 2. - thiết kế hệ thống cấp nước cho lò hơi cao áp trong nhà máy điện lực hiệp phước , nhà bè, 800m3ngày
Hình 5.5 Sơ đồ tính áp lực của máy bơm vào bể lọc áp lực cho phương án 2 (Trang 69)
Hình 5.6. Sơ đồ tính áp lực của máy bơm sau tháp khử CO 2 - thiết kế hệ thống cấp nước cho lò hơi cao áp trong nhà máy điện lực hiệp phước , nhà bè, 800m3ngày
Hình 5.6. Sơ đồ tính áp lực của máy bơm sau tháp khử CO 2 (Trang 70)
Bảng 6.2. Tính toán kinh phí xây dựng công trình STT Hạng mục - thiết kế hệ thống cấp nước cho lò hơi cao áp trong nhà máy điện lực hiệp phước , nhà bè, 800m3ngày
Bảng 6.2. Tính toán kinh phí xây dựng công trình STT Hạng mục (Trang 74)
Bảng 6.3. Tính toán kinh phí mua sắm thiết bị cơ khí STT Thiết bị Thông số kỹ - thiết kế hệ thống cấp nước cho lò hơi cao áp trong nhà máy điện lực hiệp phước , nhà bè, 800m3ngày
Bảng 6.3. Tính toán kinh phí mua sắm thiết bị cơ khí STT Thiết bị Thông số kỹ (Trang 74)
Bảng 6.4. Tính toán kinh phí mua sắm vật tư. - thiết kế hệ thống cấp nước cho lò hơi cao áp trong nhà máy điện lực hiệp phước , nhà bè, 800m3ngày
Bảng 6.4. Tính toán kinh phí mua sắm vật tư (Trang 74)
Bảng 6.6. Tính toán chi phí sử dụng điện - thiết kế hệ thống cấp nước cho lò hơi cao áp trong nhà máy điện lực hiệp phước , nhà bè, 800m3ngày
Bảng 6.6. Tính toán chi phí sử dụng điện (Trang 77)
Bảng 6.7. Tính toán chi phí sử dụng hóa chất - thiết kế hệ thống cấp nước cho lò hơi cao áp trong nhà máy điện lực hiệp phước , nhà bè, 800m3ngày
Bảng 6.7. Tính toán chi phí sử dụng hóa chất (Trang 78)
Bảng 6.8. Tính toán chi phí nhân công - thiết kế hệ thống cấp nước cho lò hơi cao áp trong nhà máy điện lực hiệp phước , nhà bè, 800m3ngày
Bảng 6.8. Tính toán chi phí nhân công (Trang 78)
Bảng 6.9. Tính toán chi phí sử dụng nước sạch - thiết kế hệ thống cấp nước cho lò hơi cao áp trong nhà máy điện lực hiệp phước , nhà bè, 800m3ngày
Bảng 6.9. Tính toán chi phí sử dụng nước sạch (Trang 78)
Bảng 6.10. Tính toán kinh phí xây dựng công trình STT Hạng mục - thiết kế hệ thống cấp nước cho lò hơi cao áp trong nhà máy điện lực hiệp phước , nhà bè, 800m3ngày
Bảng 6.10. Tính toán kinh phí xây dựng công trình STT Hạng mục (Trang 79)
Bảng 6.11. Tính toán kinh phí mua sắm thiết bị - thiết kế hệ thống cấp nước cho lò hơi cao áp trong nhà máy điện lực hiệp phước , nhà bè, 800m3ngày
Bảng 6.11. Tính toán kinh phí mua sắm thiết bị (Trang 79)
Bảng 6.12. Tính toán kinh phí thiết bị cơ khí - thiết kế hệ thống cấp nước cho lò hơi cao áp trong nhà máy điện lực hiệp phước , nhà bè, 800m3ngày
Bảng 6.12. Tính toán kinh phí thiết bị cơ khí (Trang 82)
Bảng 6.14. Tính toán chi phí sử dụng điện - thiết kế hệ thống cấp nước cho lò hơi cao áp trong nhà máy điện lực hiệp phước , nhà bè, 800m3ngày
Bảng 6.14. Tính toán chi phí sử dụng điện (Trang 82)
Bảng 6.15. Tính toán chi phí sử dụng hóa chất STT Tên hóa chất Mục đích - thiết kế hệ thống cấp nước cho lò hơi cao áp trong nhà máy điện lực hiệp phước , nhà bè, 800m3ngày
Bảng 6.15. Tính toán chi phí sử dụng hóa chất STT Tên hóa chất Mục đích (Trang 83)
Bảng 6.16. Tính toán chi phí nhân công - thiết kế hệ thống cấp nước cho lò hơi cao áp trong nhà máy điện lực hiệp phước , nhà bè, 800m3ngày
Bảng 6.16. Tính toán chi phí nhân công (Trang 85)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w