Sựpháttriểncủabévànhữngbiếnđổiởcơthểmẹbé Trong buồng tử cung của mẹ, bé được bao bọc bằng một túi có chứa nước gọi là nước ối. Nhờ có túi ối nên dù mẹcó đi lại, va chạm, bé vẫn được nâng đỡ nhẹ nhàng. Mẹ nuôi bé thông qua rau thai (còn gọi là nhau thai). Rau thai bám vào thành tử cung, lấy chất dinh dưỡng và ôxy từ máu mẹ, đưa qua dây rốn vào máu của bé. Nhờ vậy mà từ khối tế bào nhỏ xíu ban đầu, bé dần dần thành hình vàphát triển. Mang trong mình một em bé, cơthểmẹ dĩ nhiên phải trải qua nhiều thay đổi lớn. Cơthể mỗi người mẹ thích ứng với việc mang thai theo cách riêng và mỗi lần mang thai cóthể cũng khác nhau, do đó chúng tôi mô tả cả những thay đổi tất yếu vànhững hiện tượng chỉ một số phụ nữ gặp. Khi bàn về cơthểmẹ bé, chúng tôi sẽ dùng từ “bạn” để gọi mẹ bé, mong rằng các ông bố không nhầm thành cơthể mình. Trước tiên, cần giới thiệu với các bạn cách gọi “thai bảy tuần”, “thai ba tháng” Đây là tuổi thai, tính từ ngày bắt đầu đợt hành kinh cuối cùng. “Thai 12 tuần” có nghĩa là từ ngày bắt đầu đợt hành kinh cuối đến nay được 12 tuần. (Dĩ nhiên em bé nhỏ hơn 12 tuần vì việc thụ thai xảy ra sau đợt hành kinh cuối cùng đó). Ba tháng đầu * Sựpháttriểncủabé Đến tuần lễ thứ sáu, bé mới chỉ là một cái phôi nhỏ như hạt gạo, nhưng đã có bộ não đơn giản, có miệng, có xương sống, dạ dày. Tim của phôi bắt đầu đập. Các chồi chân tay nhỏ xíu đã nhú. Đến cuối tháng thứ hai, phôi đã cóthể gọi là “thai nhi”, dài khoảng 2,5 cm từ đầu đến mông, đầu nặng, chiếm một phần ba chiều dài. Thai nhi đã có các cơ quan nội tạng chủ yếu. Khuôn mặt hình thành, có mắt, mũi có chóp, lỗ mũi cũng đang dần dần hiện ra. Miệng đã có lưỡi. Tai phát triển. Tay chân dài ra, bàn tay bàn chân đã phân ngón, dù vẫn còn màng da kết dính. Sụn dần dần chuyển thành xương. Tuy vậy, trông thai nhi vẫn còn khác xa hình người. Đến cuối tháng thứ ba, tất cả các nội tạng đã hoạt động. Bécó tay chân đầy đủ; móng tay, móng chân đã mọc. Mắt đã có mí che phủ, tai đã có vành. Cơ bắp phát triển, bécóthểco xoè ngón chân, nắm tay, nhăn mặt, mím môi, chép miệng, mút ngón tay, nuốt. Bé bắt đầu biết tè. * Nhữngbiếnđổiởcơthểmẹbé Khi mang thai, bạn không hành kinh vì niêm mạc tử cung trở thành ổcủabé cho đến khi ra đời. Một số ít phụ nữ có ra một hai giọt máu khi trứng làm tổ, gọi là “máu ráo”. Đó không phải là hành kinh. Những tháng đầu thai kỳ, cơthể phải làm quen với việc mang thai nên các hoóc môn sinh dục gia tăng. Vì thế, bạn cóthể gặp các hiện tượng thường gọi là “nghén” như buồn nôn, nôn, khẩu vị thay đổi (thèm ăn một thức ăn nào đó), đi tiểu nhiều lần. Nghén nhìn chung chỉ kéo dài nhiều nhất là ba tháng. Vú bạn căng lên, mạch máu nổi rõ, núm và quầng vú to ra, đậm màu, các tuyến sữa ở bên trong bắt đầu phát triển. Hệ tuần hoàn tăng giãn nhanh chóng, bạn có lúc thấy hơi nhức đầu, chóng mặt vì máu sinh ra không kịp. Bạn cóthể thấy mệt mỏi, buồn ngủ. Dịch âm đạo và nước bọt tiết ra thêm. Hoóc môn progesteron làm giãn cơ đường ruột nên nếu ít vận động, bạn cóthể táo bón nhẹ. Trong ba tháng này, bạn chỉ tăng cân ít. Thậm chí có một số ít bà mẹ còn sút cân đôi chút. Ba tháng giữa * SựpháttriểncủabéNhững tháng này bé lớn rất nhanh. Đến cuối tháng thứ tư, các khớp chân tay đã hình thành. Da bé mỏng, gần như trong suốt, nhìn được mạch máu ở bên trong. Lông mày, lông mi xuất hiện, một lớp lông tơ mỏng bao phủ người bé. Tim bé đập nhanh gấp đôi tim mẹ. Cơ quan sinh dục đã định hình, một số bà mẹ siêu âm đã cóthể biết bé là trai hay gái. Đến cuối tháng thứ năm, tóc bé đã bắt đầu mọc, mầm răng bên dưới lợi dần nhú. Cẳng tay cẳng chân hoàn thiện. Thời gian này bé đã ra vẻ hiếu động, bạn bắt đầu cảm nhận được những cử động ngộ nghĩnh của bé, nhưng các cử động này còn chưa thường xuyên. Cuối tháng thứ sáu, các tuyến mồ hôi củabé đã hình thành dưới da. Béco duỗi tay khá thường xuyên. Có lúc bé cử động nhiều, nhưngcó lúc lại nằm yên. Bé biết ho và nấc. Khi đi khám thai, nếu cơ sở y tế có thiết bị nghe, ta đã nghe được tim bé đập. * NhữngbiếnđổiởcơthểmẹbéCơthể đã thích ứng với việc mang thai nên hiện tượng nghén nhìn chung giảm hẳn. Bạn ăn uống được và cảm thấy khoẻ hơn. Cơthể bạn bắt đầu có nhiều thay đổi lớn. Ba tháng giữa, mỗi tháng bạn tăng gần 2 kg. Đến tháng thứ tư, bụng bạn bắt đầu nổi rõ. Trong cả ba tháng giữa thai kỳ, tử cung bạn nặng lên khoảng 20 lần, khiến bụng ngày càng lớn. Da bụng giãn, trên da cóthể xuất hiện các đường rạn màu hồng hoặc nâu (sau khi sinh sẽ mờ đi). Do sức nặng của tử cung, đôi lúc bạn cóthể tức bụng, đau lưng, chân hoặc hậu môn bạn cóthể bị giãn tĩnh mạch. Sức ép của tử cung cũng cóthể khiến hệ tiêu hoá hoạt động chậm lại, gây táo bón, khó tiêu, rát dạ dày. Cặp vú tiếp tục phát triển. Gần đến tháng thứ năm, nó cóthể bắt đầu tiết ra ít chất dịch màu hơi vàng. Các sắc tố hoạt động mạnh khiến đường từ rốn xuống vùng sinh dục cóthể sẫm lại, các nốt ruồi, tàn nhang đậm màu hơn. Một số bà mẹ thấy da mặt xạm đi. Nhưng chỉ ít lâu sau khi sinh, các vết xạm sẽ biến mất. Tổng lượng máu tăng lên, tim bạn to ra để có sức bơm máu đi khắp cơ thể. Chính vì vậy mà một số phụ nữ mang thai bị chảy máu cam, chảy máu lợi. Bạn ra mồ hôi nhiều hơn. Dịch tiết âm đạo cóthể nhiều đến mức bạn cần lót băng vệ sinh. Bạn cảm nhận được cử động củabé lần đầu tiên là vào khoảng tháng thứ tư hoặc tháng thứ năm (có người sớm, có người muộn, con sau thường lớn hơn con đầu). . Sự phát triển của bé và những biến đổi ở cơ thể mẹ bé Trong buồng tử cung của mẹ, bé được bao bọc bằng một túi có chứa nước gọi là nước ối. Nhờ có túi ối nên dù mẹ có đi lại, va chạm, bé. đầu, bé dần dần thành hình và phát triển. Mang trong mình một em bé, cơ thể mẹ dĩ nhiên phải trải qua nhiều thay đổi lớn. Cơ thể mỗi người mẹ thích ứng với việc mang thai theo cách riêng và. Những biến đổi ở cơ thể mẹ bé Cơ thể đã thích ứng với việc mang thai nên hiện tượng nghén nhìn chung giảm hẳn. Bạn ăn uống được và cảm thấy khoẻ hơn. Cơ thể bạn bắt đầu có nhiều thay đổi lớn.