1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

vấn đề lao động - việc làm của tỉnh NINH BÌNH ppsx

16 1,9K 22

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 209,5 KB

Nội dung

Hiện nay, Chính phủ Việt Nam đã triển khai hàng loạt các dự án, chính sách nhằm hỗ trợ việc làm cho người lao động để họ có thể phát huy hết khả năng của mình cũng như thừa hưởng những t

Trang 1

PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài.

Lao động là nguồn lực không thể thiếu của mỗi quốc gia, nó vừa là động lực vừa là mục tiêu của phát triển kinh tế Đặc biệt, nền kinh tế nước ta về cơ bản vẫn là nền kinh tế nông nghiệp, lao động nông thôn chiếm tỷ trọng cao, là lực lượng dân số chủ yếu và giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân

Để sử dụng hợp lý và có hiệu quả nguồn lao động dồi dào này thì vấn đề lựa chọn, bố trí việc làm phù hợp với trình độ, khả năng của người lao động là rất quan trọng nó không những giúp kinh tế nước ta phát triển mà còn hạn chế được nguồn lao động thiếu việc làm, nhất là ở khu vực nông thôn – nguồn cung cấp lao động chủ yếu cho thành thị

Hiện nay, Chính phủ Việt Nam đã triển khai hàng loạt các dự án, chính sách nhằm hỗ trợ việc làm cho người lao động để họ có thể phát huy hết khả năng của mình cũng như thừa hưởng những thành quả lao động mang lại Tuy nhiên, do trình độ kỹ thuật người lao động chưa cao, khả năng tạo việc làm và thu hút lao động nông thôn còn hạn chế, đồng thời thế mạnh của từng địa phương và lao động chưa được khai thác triệt

để nên vấn đề giải quyết việc làm vẫn còn nhiều nhức nhối, lan giải điều này đã hạn chế việc phát huy khả năng của cá nhân, kìm hãm sự phát triển kinh tế của nước ta nói chung và của địa phương đó nói riêng Để giải quyết vấn đề này cần có những chính sách, biện pháp phù hợp với từng thời kỳ, địa phương, cần sự cố gắng của người lao động Đây cũng chính là lý do sinh viên chọn đề tài “Vấn đề việc làm - lao động tỉnh Ninh Bình” cho bài tiểu luận của mình

2 Mục đích nghiên cứu.

Nghiên cứu vấn đề lao động – việc làm của tỉnh Ninh Bình, chỉ ra thực trạng, nguyên nhân của vấn đề đồng thời nêu nên một số biện pháp

để sử dụng hợp lý nguồn lao động, tạo việc làm phù hợp với trình độ người lao động Và một số khuyến nghị nhằm phát huy những thuận lợi

và khắc phục những khó khăn về tình hình lao động – việc làm của Ninh Bình

Trang 2

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Vấn đề lao động - việc làm của tỉnh Ninh Bình

Thời gian: từ 29/ 4/ 2011 đến 29/05/ 2011

4 Phương pháp nghiên cứu.

Phương pháp phân tích tài liệu: Gồm các văn bản, chính sách có liên quan như các văn bản, chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước về giải quyết, thu hút việc làm cho lao động Các công trình khoa học, bài viết nghiên cứu về vấn đề việc làm cho lao động hiện nay

Phương pháp quan sát thực tế

Phương pháp tìm tài liệu trên mạng

5 Khách thể nghiên cứu

Các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của tỉnh Ninh Bình về chính sách lao động – việc làm của tỉnh Ninh Bình

6 kết cấu của đề tài

Gồm 3 phần

Phần I: Phần mở đầu

Phần II: Phần nội dung

Chương I: cơ sở lý luận

1.Một số khái niệm

1.1Việc làm

1.2Lao động

Chương II: Cơ sở thực tiễn

1 Thực trạng của lao động – việc làm tỉnh Ninh Binh

2 Những thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng tới lao động – việc làm Ninh Bình

3 Một số giải pháp

Phần III: Kết luận và khuyến nghị

1 Kết luận

2 Khuyến nghị

Trang 3

PHẦN II: PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SƠ LÝ LUẬN.

1 Một số khái niệm.

1.1 Việc làm.

Khái niệm việc làm được Bộ luật lao động quy định: mọi hoạt động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận

là việc làm

Hiểu một cách nôm na thì việc làm là sự kết hợp giữa sức lao động với tư liệu sản xuất nhằm biến đổi đối tượng lao động theo mục đích của con người

Mọi hoạt động lao động là tất cả các hoạt động tạo ra các giá trị vật chất, tinh thần cho xã hội những hoạt động lao động này phải tạo ra nguồn thu nhập và không bị pháp luật cấm Đây cũng chính là sự khác nhau giữa lao động và việc làm Lao động được hiểu theo nghĩa rộng hơn, bao gồm cả lao động tạo ra nguồn thu nhập và lao động không tạo ra nguồn thu nhập như lao động công ích, các hoạt động từ thiện, các sáng tạo nghệ thuật không nhằm mục đích tạo ra thu nhập

Khái niệm này đã cho phép người lao động và người sử dụng lao động

có thể tạo ra nhiều việc làm phong phú và đa dạng

Lao động

Theo Bộ luật lao động quy định thì lao động là mọi hoạt động tạo ra

các giá trị vật chất, tinh thần cho xã hội

Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, đóng vai trò quyết định trong lịch sử phát triển của loài người Ph Ăng ghen đã viết

“ lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống con người, đến một mức và trên một ý nghĩa nào đó chúng ta phải nói rằng: Lao động đã tạo ra chính bản thân con người” (C Mác – Ph.Ăng ghen, tuyển tập, tập 5, NXB Sự Thật, Hà Nội 1983 tr 491)

Đây cũng chính là phương thức tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần đem lại cuộc sông ấm no cho con người và là nhân tố quyết định

sự phát triển của xã hội Ngay từ thời kỳ nguyên thủy, con người đã biết săn bắt, hái lượm để nuôi sống bản thân và dòng tộc, đây chính là hình thức lao động sơ khai đầu tiên đã hình thành trong suy nghĩ của con người khi loài người xuất hiện Nhờ có lao động mà con người tách mình

Trang 4

ra khỏi thế giới động vật, biết tích lũy kinh nghiệm để chinh phục tự nhiên, làm chủ cuộc sống của mình, tạo nên một nền văn minh của chính con người như ngày nay

Như vậy, có thể nói rằng biết lao động là một phẩm chất đặc biệt

và là phẩm chất sống còn của con người trải qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã hun đúc nên truyến thống lao động cần cù, sáng tạo Đây là một tài sản quý của con người và dân tộc Việt Nam, truyền thống này cần được giữ gìn, tiếp tục phát huy trong công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước Nhất là thời kỳ Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước

2 Vai trò của đề tài.

Lao động là điều kiện tiên quyết, quyết định nền kinh tế của một quốc gia có phát triển hay không, ở đó những hoạt động tạo ra thu nhập được gọi là việc làm có tác dụng giảm tỷ lệ thất nghiệp, nâng cao đời sống người lao động và sự phát triển nhân cách của con người Chính vì vậy, lao động – việc làm có vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và sự phát triển của xã hội Tuy nhiên hiện nay, vấn đề lao động – viêc làm ở Ninh Bình còn khá nhiều vấn đề nổi cộm sinh viên chọn đề tài này nhằm tìm hiểu rõ thực trạng của tình hình lao động – việc làm hiện nay của Ninh Bình Đồng thời chỉ rõ những thuận lợi cả về con người và điều kiện tự nhiên, những chính sách của Đảng và Nhà nước, những khó khăn đã ảnh hưởng tới tình hình lao động – việc làm hiện nay của tỉnh Từ đó chỉ ra nguyên nhân của vấn đề sinh viên đang nghiên cứu,

đó vừa là nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan, từ cơ cấu ngành kinh tế, điều kiện tự nhiên đã ảnh hưởng như thế nào tới cơ cấu lao động và việc làm của nhân dân trong tỉnh Để giải quyết được vấn đề này cần phải có những biện pháp cụ thể, chiến lược áp dụng cho từng thời kỳ, từng địa phương để phát huy những mặt tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực Ngoài ra, sinh viên cũng nêu nên một số ý kiến, khuyến nghị nhằm cải thiện tình hình lao động – việc làm hiện nay của Ninh Bình

Trang 5

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG –

VIỆC LÀM TỈNH NINH BÌNH

2 1.Thực trạng vấn đề lao dộng – việc làm tỉnh Ninh Bình

2.1.1 Ninh Bình – đang trên đà phát triển.

Ninh Bình là một tỉnh nằm ở phía đông nam đồng bằng Bắc bộ, có diện tích tự nhiên 1.389km2 và dân số 939.000 người với mật độ dân số

642 người/km² đây là một tỉnh có lịch sử hình thành lâu đời, sự giàu có

về tài nguyên thiên nhiên cộng với kinh nghiệm quý báu về nền nông nghiệp lúa nước và tiểu thủ công nghiệp đã hình thành nên sự đa dạng

về kinh tế cũng như lao động – việc làm ở đây

Trong tỉnh hiện nay có 2.800 doanh nghiệp với hơn 70.000 công nhân lao động Lực lượng này làm việc đã góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh đồng thời đã giải quyết vấn đề quan tâm hàng đầu là giải quyết việc làm cho lao động hiện nay Năm 2010 tỉnh Ninh Bình tăng thêm 19 nghìn lao động có việc làm, GPD tăng 16%, thu ngân sách 2900 tỷ đồng Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn đạt 19.200 tỷ đồng

Ngoài ra, trong tỉnh còn có 22 cụm công nghiệp, 7 khu công nghiệp

đã tạo việc làm cho hàng ngàn lao động trong tỉnh và các tỉnh lân cận Theo thống kê, toàn tỉnh có 51 cơ sở dạy nghề Trong đó có 3 trường Cao đẳng nghề, 6 trường Trung cấp nghề, 26 trung tâm dạy nghề, trung tâm giới thiệu việc làm và 16 doanh nghiệp có đăng ký dạy nghề Bình quân hàng năm các cơ sở dạy nghề đã đào tạo cho trên 10.000 lượt người Số lao động được đào tạo tại các trường, các trung tâm từ 5.000 – 6.000 lượt người

Với lịch sử hình thành lâu đời, đất đai màu mỡ, nhân dân giàu kinh nghiệm trong các ngành nông – lâm – ngư nghiệp như trồng cói ở Kim Sơn, nuôi tôm ở Bình Minh, trồng dứa ở Yên Mô, nuôi cá chim trắng ở Gia Viễn… các ngành tiểu thủ công nghiệp: đan cói se trên máy, đan giỏ sách bằng mây, bèo bồng, thêu, đính cườm, sợi móc hộp… nên hiện nay số lao động trong các ngành này vẫn chiếm tỉ trọng khá lớn, đặc biệt là ở nông thôn, các huyện, xã nghèo

Các hoạt động dịch vụ vận tải, bưu chính viễn thông, bảo hiểm, tín dụng, du lịch đều đạt mức tăng trưởng bình quân trên

Trang 6

25%/ năm Tạo công ăn việc làm cho khoảng 49.800 người

2.1.2 Tình hình lao động – việc làm của Ninh Bình hiện nay.

Mặc dù có nhiều sự cố gắng từ các cơ quan chức năng, ban ngành,

sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đặc biệt là Bộ lao động thương binh –

xã hội tỉnh Hiệu quả công tác dạy nghề bước đầu được khăng định Ý chí phấn đấu, quyết tâm của người lao động, sự đa dạng, giàu có về tài nguyên thiên nhiên nhưng Ninh Bình vẫn là một tỉnh nghèo, điểm xuất phát thấp, kinh tế chậm phát triển, cơ cấu kinh tế lạc hậu, nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, tốc độ phát triển kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của một tỉnh đồng bằng có điều kiện phát triển kinh tế toàn diện

Hiện nay, tổng số người trong độ tuổi lao động chiếm 60% dân số tức là 545.500 người, với tỷ lệ tham gia lao động cao, dự báo năm 2020

độ tuổi này sẽ là 584.500 người Đây sẽ là lực lượng sản xuất chính, đồng thời là những người tạo ra thu nhập cho gia đình Tuy cơ cấu lao động đã

có sự chuyển dịch theo hướng tích cực: giảm tỷ trọng lao động trong các ngành nông – lâm - ngư nghiệp, tăng tỷ trọng lao động trong ngành công – nghiệp, xây dịch và dịch vụ nhưng phần lớn lao động vẫn đang hoạt động trong nông nghiệp là chủ yếu, tốc độ diễn ra còn chậm và chưa theo kịp sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trong tỉnh, các ngành tiểu thủ công nghiệp vẫn thu hút và tạo việc làm cho người lao động, đặc biệt là lao động nông thôn Hiện, có 46 doanh nghiệp hoạt động trong ngành nghề này, chưa kể các cơ sở nhỏ và làm tại gia đã tạo việc làm cho hàng ngàn lao động Tuy nhiên thu nhập

từ những ngành nghề này chỉ dao động từ 450 – 500 ngàn/ một tháng Với mức thu nhập này không đủ để trang trải cuộc sống gia đình Do vậy, đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn Số hộ nghèo còn nhiều nhưng đã giảm dần theo những năm gần đây, tỷ lệ hộ nghèo bình quân mỗi năm giảm chỉ1,8%

Mặc dù Ninh Bình có thế mạnh và tiềm năng để phát triển các ngành dịch vụ, du lịch, xây dựng, công nghiệp chế biến, chế tạo nhưng đến nay, cơ cấu những ngành này vẫn chiếm tỷ trọng thấp và tốc độ gia tăng chậm

Trang 7

Biểu đồ thể hiện số lao động trong các ngành kinh tế

DVT: nghìn người

Nguồn: Sở lao động – thương binh – xã hội Ninh Bình

Qua biểu đồ, ta thấy được sự chênh lệch khá lớn về sự phân bố lao động trong các ngành hiện nay Tuy có sự chuyển biến rõ rệt theo hướng tích cực nhưng đa số lao động Ninh Bình đang hoạt động trong lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp là chủ yếu, số lao động trong ngành này chiếm tới gần 2/3 số lao động trong các ngành kinh tế Năm 2007, số lao động trong ngành này những 314.6 nghìn người đến năm 2010 đã giảm xuống còn 234.1 nghìn người, trong hai năm 2007 – 2008 chỉ giảm được 1.2 nghìn người, đến năm 2009 – 2010 tỷ lệ này đã giảm với tốc độ nhanh hơn là 49 nghìn người số lao động này đa phần là chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp sang các ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ hiện nay, số lao động trong ngành công nghiệp – xây dựng chỉ chiếm 173.2 nghìn người đây đã là sự cố gắng và chuyển đổi tích cực vì năm 2007 chỉ

có 79.9 nghìn người, thế nhưng tỷ lệ này còn rất thấp so với điều kiện thuận lợi của Ninh Bình Tỷ lệ lao động thấp nhất trong các ngành là lao động trong lĩnh vực dịch vụ, nó thấp hơn so với số lao động trong ngành nông – lâm – ngư nghiệp những 25.58% Đây chính là sự chênh lệch không đáng có ở nơi có tiềm năng như Ninh Bình Năm 2010 mới có 20.1 nghìn lao động đang lao động trong lĩnh vực này

Hiện, số lao động đang làm việc ở khu vực ngoài Nhà nước chiếm

tỉ trọng lớn nhất với 84.5%, đây cũng là khu vực có sự đa dạng, phong phú về việc làm cho lao động, đặc biệt là phù hợp với khả năng, trình độ của người lao động.Tuy nhiên, khâu thu hút đầu tư nước ngoài còn gặp

Trang 8

nhiều hạn chế nên số lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài còn rất ít, đặc biệt là một số huyện, xã nghèo kinh tế chưa phát triển: huyện Nho Quan, huyện Yên Mô… năm 2009 lao động làm việc ở khu vực này chiếm 4.1% trong tổng các thành phần kinh tế Khu vực Nhà nước đang có sự phục hồi và phát triển với tỉ trọng 11.3%, tỷ trọng này còn thấp so với mặt bằng chung của cả nước

82.5% 3.1% 13.3%

Nguồn: ninhbinh.gov.vn

Song song với chính sách về việc làm trong tỉnh, công tác xuất khẩu lao động cũng được tỉnh chú trọng phát triển tuy nhiên, toàn tỉnh chỉ mới đưa được 1780 người làm việc ở nước ngoài trung bình mỗi năm,

số lao động này đi làm ở một số thị trường đang phát triển như: Campuchia, Singgapo, Nubai…

Tuy công tác dạy nghề, hướng nghiệp rất được tỉnh chú trọng quan tâm phát triển nhưng tỷ lệ lao động trên địa bàn qua đào tạo chiếm 35%, trong đó qua đào tạo nghề chỉ chiếm 28% (trong đó công nhân kỹ thuật

có bằng chỉ chiếm 16,75%), Như vậy, số lượng lao động có tay nghề chưa cao, phần lớn chưa có trình độ chuyên môn kỹ thuât chưa đáp ứng được yêu cầu về lượng so với thị trường lao động đưa ra Điều đó ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm, tiến độ công việc, thu nhập… đặc biệt là lựa chọn việc làm cho phù hợp với trình độ của người lao động hiện nay, tỉnh đang đề ra mục tiêu tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đến năm 2020 là

Trang 9

55%, số lao động cần đào tạo trong 10 năm là 169.000 lượt người, bình quân 16.900 người/năm Cơ cấu đào tạo giai đoạn 2011- 2020 dự kiến ở các trường Cao đẳng và Trung cấp nghề của Trung ương đóng tại địa phương là 52.200 lượt, các trường trung cấp nghề của địa phương là 18.500 lượt, các trung tâm, cơ sở, doanh nghiệp và đơn vị khác có tham gia dạy nghề là 98.300 lượt để đạt được những mục tiêu trên không chỉ cần sự quan tâm của cơ quan chức năng mà còn cần sự nỗ lực, cố gắng của từng cá nhân, địa phương để có thể hoàn thành mục tiêu đã đề ra thắng lợi và đáp ứng được yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường lao động

2.3 Nguyên nhân dẫn tới tình trạng lao động – việc làm hiện nay của tỉnh Ninh Bình.

Công tác tuyên truyền, thu hút lao động, dạy nghề còn hạn chế, các ngành nghề đào tạo chưa phong phú nên chưa thu hút được đông đảo người dân tham gia học Đồng thời các chính sách ưu đãi để thu hút đội ngũ giáo viên dạy giỏi con ít Dẫn đến việc lao động có tay nghề chưa cao, trình độ chuyên môn kỹ thuật còn kém, năng suất, chất lượng sản phẩm chưa được đảm bảo

Cơ sở hạ tầng còn yếu kém, đặc biệt là khâu giải phóng mặt bằng còn chậm trễ, chưa triệt để nên khó thu hút đầu tư nước ngoài Chỉ có 3.1% lao động đang làm việc trong khu vực này

Chính sách hỗ trợ vay vốn để nông dân tăng gia sản xuất, xây dựng

mô hình VAC, VACR , xí nghiệp, doanh nghiệp còn nhiều bất cập có khi người thật sự cần giúp đỡ thì không được vay vốn, nhưng người khác kinh tế khá hơn nhờ quen biết rộng mà lại được hưởng lợi ích đó

Một số bộ phận người dân nhận thức chưa cao, họ không muốn chuyển đổi hình thức lao động tức là từ trước đến giờ làm nông thì vẫn làm nông, không xây dựng mô hình trang trại để trách rủi ro, không muốn làm ở công ty vì không có trình độ Vì vậy nên họ ở nhà trồng hai vụ lúa

và một vụ đông

Khâu thu hút nhân tài về quê hương công tác cũng còn hạn chế Vì vậy đại đa số những người có trình độ trên đại học, đại học, kỹ sư…thì làm việc ở những thành phố lớn chứ ít về quê, và đa số lao động ở tỉnh là lao động trẻ nên họ kh họ muốn tìm tòi cái mới và đến nơi nào có điều kiện cho mình phát triển hơn Cho nên lao động ở quê trình độ cò thấp là

vì vậy

Trang 10

Một số cán bộ địa phương đôi lúc còn xa dân, chưa quan tâm thiết thực đến đời sống, nhu cầu của nhân dân nên chưa có những chính sách

cụ thể, hợp lý

2.2 NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG VIỆC LÀM HIỆN NAY CỦA NINH BÌNH.

2.2.1 Thuận lợi.

Trước hết, có thể khẳng định, con người Ninh Bình rất cần cù, chịu thương chịu khó, sáng tạo học hỏi kinh nghiệm, tri thức để trau dồi khả năng vốn có của mình Đồng thời, cuộc sống khó khăn, lam lũ đã hình thành nên tính cách của con người Ninh Bình họ rất trân trọng sức lao động, cầu tiến nên hầu hết ai cũng tham gia hoạt động lao động, tăng gia sản xuất, giảm tỷ lệ thất nghiệp

60% dân số tỉnh trong độ tuổi lao động, là lực lượng chính tạo ra thu nhập giúp mức sống của người dân ngày càng được cải thiện, ngoài

ra, điều kiện này đã cung cấp cho thị trường lao động lực lượng dồi dào, trẻ, khỏe Có khả năng tiếp thu những kỹ thuật tiên tiến, là đội ngũ trẻ- ham học hỏi, luôn có chí tiến thủ giúp cho tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh ngày càng tăng

Hiện nay, Đảng và Nhà nước rất quan tâm tới vấn đề giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho lao động, đặc biệt Tỉnh đã tổ chức hội nghị quán triệt Quyết định số 1956 ngày 27-11-2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động đến năm 2020 tới cán bộ chủ chốt trên địa bàn nhằm tăng số lao động có việc làm và tuyên truyền các

dự án tới người dân tốt hơn Năm 2010 tỉnh đã phân bổ 40,13 tỉ đồng cho công tác dạy nghề trong đó ngân sách trung ương hỗ trợ 34,13 tỉ Cùng với đó, ngành Lao động, Thương binh và Xã hội đã tiến hành điều tra, khảo sát nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn toàn tỉnh đến năm 2020 để có thể nắm bắt rõ tình hình mà có chiến lược phù hợp với từng thời kỳ, giai đoạn để có những chính sách giúp đỡ kịp thời

và sử dụng nguồn lao động hợp lý Đây chính là động lực để người lao động hăng say làm việc, yên tâm công tác và quan trọng là tin tưởng vào các chính sách, chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước

Ngoài ra, tỉnh đã chú trọng công tác thu hút vốn đầu tư nước ngoài,

cơ sở hạ tầng đã được cải thiện và nâng cấp cho phù hợp với yêu cầu của thị trường Trên địa bàn tỉnh có Quốc lộ 1A, Quốc lộ 10; 12A; 12B và đường sắt Bắc Nam chạy qua cùng hệ thống sông ngòi dày đặc như: sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Càn, sông Vạc, Sông Vân tạo thành mạng

Ngày đăng: 11/08/2014, 18:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w