BÀI MƯỜI TÁM SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN I. MỤC TIÊU 1. Tìm được ví dụ trong thực tế chứng tỏ: - Thể tích, chiều di của một vật rắn tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi. - Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. 2. Giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất rắn. 3. Biết đọc các biểu bảng để rút ra các kết luận cần thiết. II. CHUẨN BỊ Một quả cầu kim loại và một vòng kim loại. Một đèn cồn, một chậu nước, khăn lau. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Bài mới CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC NỘI DUNG Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập Tháp Eiffel ở Paris, thủ đô nước Pháp làm bằng thép nổi tiếng thế giới. Giáo viên có thể sử dụng mẩu tin về tháp Eiffel (Epphen): do Eiffel (1832-1923) một kỹ sư người Pháp thiết kế . Tháp được xây dựng vào năm 1889 tại Quảng trường Mars, nhân dịp Hội chợ Quốc tế thứ nhất tại Paris. Hiện nay tháp này được dùng làm Trung tâm Phát thanh và Truyền hình và là điểm du lịch nổi tiếng của Pháp (hình 44). Các phép đo chiều cao tháp ngày 01-01-1890 và 01-07-1890 cho thấy, trong vòng 6 tháng tháp cao thêm 10cm. Tại sao lại có điều kỳ lạ này? Chẳng lẽ một cái thép bằng thép lại có thể “lớn lên” được sao? Hoạt động 2: Thí nghiệm về sự nở vì chất rắn 1. Làm thí nghiệm: Làm thí nghiệm theo như phần gợi ý trong SGK. Chỉ cho học sinh nhận xét hiện tượng. - Trước khi hơ nóng quả cầu, khi thả quả cầu thì quả cầu lọt được qua vòng kim loại. - Sau khi hơ nóng quả cầu thì quả cầu không lọt qua vòng kim loại H ình 44 Giáo viên điều khiển học sinh thảo luận trả lời câu C1 và C2. (hình 45). 2. Trả lời câu hỏi: Tại sao sau khi hơ nóng, quả cầu lại không lọt qua vòng kim loại? Sau khi hơ nóng, quả cầu nở ra không lọt qua vòng kim loại. Tại sao khi nhúng quả cầu vào nước lạnh, quả cầu lại lọt qua vòng kim loại? Sau khi nhúng vào nước lạnh, quả cầu sẽ co lại khi lạnh đi, quả cầu lại lọt qua vòng kim loại. Hoạt động 3: Rút ra kết luận. 3. Rút ra kết luận: Hướng dẫn học sinh điền từ vào chỗ trống. Chú ý: thí nghiệm ở phần trên là thí nghiệm về sự nở khối của chất rắn. Giáo viên giới thiệu bảng ghi độ tăng chiều dài của các thanh kim loại khác nhau với chiều dài ban đầu là 100cm và khi nhiệt độ tăng C3. Điền từ vào chỗ trống: a. Thể tích quả cầu tăng khi quả cầu nóng lên. b. Thể tích quả cầu giảm khi quả cầu lạnh đi. Chú ý: Sự nở vì nhiệt theo chiều dài (sự nở dài của vật rắn) có rất nhiều ứng dụng trong đời sống và kỹ thuật. Nhôm 1.15cm Hình 45 thêm 50 0 C. Đồng 0.85cm Sắt 0.60cm Hoạt động 4: So sánh sự nở vì nhiệt của các chất rắn khác nhau. Dựa vào bảng trên có nhận xét gì về sự nở vì nhiệt của các chất rắn khác nhau? - Các chất rắn khác nhau thì nở vì nhiệt khác nhau. - Nhôm nở vì nhiệt nhiều nhất rồi đến đồng, sắt. Từ hai hoạt động 3 và 4, giáo viên chốt lại phần ghi nhớ cho học sinh ghi vở. - Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. - Các chất rắn khác nhau thì nở vì nhiệt khác nhau. Hoạt động 5: Vận dụng. 4. Vận dụng: Trong các câu hỏi phần Vận dụng, cần chú ý giúp học sinh thấy được ý nghĩa của sự nở vì nhiệt của vật rắn trong cả hai lĩnh vực: nở khối và nở dài. Khâu dao: khi nung nóng khâu Nung nóng khâu dao sẽ nở ra (hình 46), như vậy có thể tra lưỡi dao hay liềm vào một chuôi dễ dàng, sau khi để nguội, khâu dao sẽ co lại xiết chặt vào chuôi dao. dao để tra lưỡi vào được dễ dàng, sau khi để nguội, khâu dao sẽ co lại xiết chặt vào chuôi dao: đây l ứng dụng về nở khối. Tháng Một là mùa đông, thép gặp lạnh thì sao? Tháng Bảy mùa hè nóng bức, hiện tượng gì sẽ xảy ra? Hình 46 Muốn quả cầu đã nung nóng lọt qua vòng kim loại, ta nung nóng vòng kim loại. Mùa đông, thép gặp lạnh sẽ co lại, mùa nóng bức thép nở ra, do đó tháp sẽ cao lên. Để củng cố giáo viên có thể dùng các câu hỏi: 1. Các chất rắn nở vì nhiệt theo quy luật nào? 2. Nhận xét gì về sự nở vì nhiệt của các chất rắn khác nhau? CÓ THỂ EM CHƯA BIẾT Bê tông là ximăng trộn với nước và cát, sỏi nở vì nhiệt như thép. Nhờ đó mà các trụ bê tông cốt thép không bị nứt khi nhiệt độ ngoài trời thay đổi. RÚT KINH NGHIỆM . động 4: So sánh sự nở vì nhiệt của các chất rắn khác nhau. Dựa vào bảng trên có nhận xét gì về sự nở vì nhiệt của các chất rắn khác nhau? - Các chất rắn khác nhau thì nở vì nhiệt khác nhau BÀI MƯỜI TÁM SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN I. MỤC TIÊU 1. Tìm được ví dụ trong thực tế chứng tỏ: - Thể tích, chiều di của một vật rắn tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi. - Các chất rắn. bức thép nở ra, do đó tháp sẽ cao lên. Để củng cố giáo viên có thể dùng các câu hỏi: 1. Các chất rắn nở vì nhiệt theo quy luật nào? 2. Nhận xét gì về sự nở vì nhiệt của các chất rắn khác