Nợ bao nhiêu là đủ? Nợ là con dao hai lưỡi. Nó có thể đẩy doanh nghiệp tới chỗ phá sản nếu vay quá nhiều. Nhưng một khoản nợ hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả hơn. Lâu nay, nợ thường được xem như quả bom hẹn giờ, có thể làm nổ tung doanh nghiệp bất cứ lúc nào. Vì thế, nhắc đến nợ, người ta thường rất e dè. Dù vậy, theo thống kê mới đây của Ngân hàng Nhà nước, đã có khoảng 115.000 tỉ đồng (tương đương 7 tỉ USD) tiền cho vay trực tiếp từ hệ thống ngân hàng vào bất động sản. Nếu tính cả các ngành nghề, lĩnh vực như xuất khẩu, sản xuất . . . con số này còn lớn hơn nhiều. Thực tế, ngoài vốn góp, doanh nghiệp có thể tìm kiếm thêm nguồn vốn thông qua những khoản vay nợ từ ngân hàng, từ các cá nhân hay dễ dàng hơn là tận dụng nợ xoay vòng, mua chịu tiền hàng…Ngoài ra, theo ông Vũ Xuân Tiền, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tư vấn Quản lý và Đào tạo VFAM Việt Nam, "khi vay nợ, doanh nghiệp sẽ được miễn thuế trên vốn vay, không lo sợ hiệu ứng pha loãng quyền sở hữu. Đó là chưa kể, chi phí nợ rẻ hơn chi phí vốn có phần". Điều đó có nghĩa là nợ cũng có những mặt tích cực. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp không thể vận hành tốt để tạo ra lượng tiền mặt đủ để trang trải, nợ sẽ trở thành gánh nặng. Đây chính là mặt trái của việc sử dụng nợ. Điều đó lý giải vì sao một số doanh nghiệp không chắc chắn 100% về thu nhập thường tỏ ra thận trọng với nợ. Các doanh nghiệp nhỏ cũng rất ít sử dụng nợ. Những doanh nghiệp mới khỏi sự, chưa có gì chắc chắn thì càng khó khăn trong tiếp cận vốn vay. Từ đây, đặt ra vấn đề khi nào doanh nghiệp nên vay nợ và vay bao nhiêu là đủ? Nợ bao nhiêu là đủ? Theo hầu hết các chuyên gia, để tìm ra lời đáp, trước hết doanh nghiệp cần giải quyết các vấn đề sau: * Nguyên nhân vay nợ Có rất nhiều lý do để doanh nghiệp quyết định vay nợ. Nhưng theo ông Lê Đạt Chí, Giảng viên trường Đại học Kinh tế TP.HCM, quan trọng là ở mục đích vay. Nợ có thể là một ý tưởng tốt nếu doanh nghiệp cần cải thiện hoặc bảo vệ dòng tiền của mình, hoặc khi doanh nghiệp cần đầu tư để tăng trưởng hoặc mở rộng quy mô.Trong những trường hợp như vậy, chi phí các khoản vay có thể ít hơn chi phí lấy từ thu nhập của doanh nghiệp. Ngoài ra, nợ còn góp phần giúp nhà điều hành thận trọng hơn trong quản lý đầu tư. Tuy nhiên, ông Chí cảnh báo, nếu để xảy ra tình trạng nợ quá nhiều, doanh nghiệp sẽ gặp rắc rối, bởi nợ được coi là chi phí cố định. Dù kinh doanh lời hay lỗ, doanh nghiệp vẫn phải đảm bảo việc trả lãi vay đúng kỳ hạn và trả nợ gốc khi đáo hạn. Vì vậy, gia tăng nợ trong doanh nghiệp cũng đồng nghĩa với gia tăng thêm rủi ro tài chính. Nguy hiểm hơn, vay nợ quá nhiều có thể đẩy doanh nghiệp đến chỗ phá sản. Vì thế, ngoài cân nhắc lý do, doanh nghiệp cũng nên xem, đây có phải là khoản vay cần thiết hay không. * Cân nhắc nhu cầu Doanh nghiệp cần lên kế hoạch cụ thể việc vay vốn và sử dụng nguồn vốn vay. Qua đó, doanh nghiệp sẽ xác định khi nào thì cần vay và vay bao nhiêu là đủ. Có những lúc, doanh nghiệp rất dễ dàng tiếp cận được vốn. Đặc biệt là khi lãi suất xuống thấp và chi phí vay trở nên rẻ, bởi khi đó doanh nghiệp thường được ngân hàng "săn lùng" mời mọc. Trong trường hợp này, doanh nghiệp phải chắc chắn rằng, quyết định vay là dựa trên nhu cầu thực sự. Vl nếu không xác định được nhu cầu, doanh nghiệp sẽ sử dụng tiền vay không đúng và sẽ tốn thêm chi phí trả lãi. Chẳng hạn, khi công việc kinh doanh đòi hỏi đầu tư thiết bị, thì doanh nghiệp vay tiền để mua là chính đáng. Nhưng nếu mua sắm thiết bị chỉ vì nghe nói sang năm máy móc sẽ đắt hơn, đó sẽ là một sự lãng phí. Kết cục, doanh nghiệp có loại thiết bị không cần và một khoản nợ phải gồng gánh. Vay ngắn hạn hay dài hạn ? Sau khi đã xác định vay tiền là cần thiết, doanh nghiệp sẽ phải đảm bảo vay đúng loại nợ mà doanh nghiệp cần. Bởi lẻ, đi vay một khoản nợ ngắn hạn trong khi nhu cầu kinh doanh cần một khoản vay dài hạn, doanh nghiệp chắc chắn sẽ gặp rắc rối tài chính. Cụ thể, đến hạn thanh toán, doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ nợ. Khi đó, nếu vẫn chưa sẵn sàng, doanh nghiệp vẫn bị buộc trả nợ thông qua nhưng giải pháp chẳng đặng đừng như bán tháo tài sản để thực hiện nghĩa vụ nợ. Vì thế, các chuyên gia khuyên, chỉ sử dụng các khoản vay ngắn hạn khi có nhu cầu ngắn hạn. Chẳng hạn, vay ngắn hạn nếu việc kinh doanh tạm thời tăng đột biến do thời vụ. Điều này không những đáp ứng đúng nhu cầu, mà còn giúp doanh nghiệp tránh được lãi cao và các điều kiện hạn chế của vay dài hạn. Đối với trường hợp tăng trưởng vẫn liên tục trong thời gian dài, doanh nghiệp nên xem xét kiểu vay dài hạn hơn như tăng hạn mức nợ dựa vào doanh thu, khoản phải thu, tỉ lệ hàng tồn kho… * Lên kế hoạch hiệu quả Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ là doanh nghiệp đã không tính toán kỹ lưỡng trước khi vay. Vì thế, các chuyên gia khuyên, doanh nghiệp nên dành thời gian để lên kế hoạch cụ thể việc vay vốn và sử dụng nguồn vốn vay. Qua đó, doanh nghiệp sẽ xác định khi nào thì cần vay và vay bao nhiêu là đủ. Đặc biệt, lên kế hoạch sẽ giúp doanh nghiệp dự trù được những tình huống xấu nhất và ước lượng khả năng trả nợ. Lên kế hoạch từ trước cũng giúp doanh nghiệp có thêm cơ hội tìm hiểu các nguồn có thể vay và đàm phán để đạt các điều kiện vay có lợi nhất. Lập bảng kế hoạch tiền tệ cũng giúp doanh nghiệp phân tích được dòng tiền, tài sản và các khoản nợ để cân đối thu chi. Tóm lại, nếu biết tận dụng tối đa lợi ích từ nợ, có thể tạo ra thu nhập từ nợ vay nhiều hơn chi phí lãi vay, nợ sẽ được xem như một đòn bẩy tài chính, hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp mù quáng cho rằng, vay nợ tốt và cứ thế vay nhiều đến mức không còn khả năng chi trả thì nguy cơ phá sản là chắc chắn. Vì thế, trong tài chính, người ta thường nhắc đến nợ như con dao hai lưỡi. . Nợ bao nhiêu là đủ? Nợ là con dao hai lưỡi. Nó có thể đẩy doanh nghiệp tới chỗ phá sản nếu vay quá nhiều. Nhưng một khoản nợ hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp kinh. nợ. Những doanh nghiệp mới khỏi sự, chưa có gì chắc chắn thì càng khó khăn trong tiếp cận vốn vay. Từ đây, đặt ra vấn đề khi nào doanh nghiệp nên vay nợ và vay bao nhiêu là đủ? Nợ bao nhiêu. cho rằng, vay nợ tốt và cứ thế vay nhiều đến mức không còn khả năng chi trả thì nguy cơ phá sản là chắc chắn. Vì thế, trong tài chính, người ta thường nhắc đến nợ như con dao hai lưỡi.