MÃ THẦY CÓ CÔNG DỤNG GÌ? Tên khoa học và tác dụng dược lý Mã thầy là một loại củ mọc dưới nước to bằng củ hành, bên ngoài mang lớp vỏ màu nâu đen. Tên khoa học là Heleocharis dulcis (Burm.f.). Trong dân gian, mã thầy còn có nhiều tên gọi khác như củ năn, bột tề, thủy vu, ô vu, ô từ, hắc sơn lăng, địa lật, hồng từ cô Củ mã thầy chứa 68,52% nước, 18,75% tinh bột, 2,25% đạm, 0,19% mỡ và 1,58% chất khoáng. Đặc biệt còn chứa Puchiin, một chất có tính kháng khuẩn không chịu nhiệt. Điều này giải thích tại sao dịch ép củ mã thầy lại có tác dụng ức chế đối với một số loại vi khuẩn như tụ cầu vàng, trực khuẩn coli Công dụng của mã thầy theo y học cổ truyền Trong y học cổ truyền, mã thầy được nói đến rất sớm trong các y thư cổ như Biệt lục, Bản thảo cương mục, Bản thảo cầu nguyên, Bản thảo cầu chân, Bản thảo tái tân, Nhật hoa tử bản thảo, Trấn nam bản thảo, Bản kinh phùng nguyên trên cả hai phương diện thực phẩm và dược phẩm. Theo dược học cổ truyền, mã thầy vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt sinh tân, lương huyết giải độc, hóa đàm tiêu tích, lợi niệu tiêu thũng, minh mục chỉ huyết , thường được dùng để chữa các chứng bệnh như nhiệt bệnh thương tân (sốt cao mất nước), hoàng đản (vàng da), huyết nhiệt tiện huyết (tiểu ra máu do huyết nhiệt), trĩ sang hoặc lỵ tật tiện huyết (đại tiện ra máu do trĩ hoặc lỵ), niệu lạc kết thạch (sỏi đường tiết niệu), mục xích (đau mắt đỏ), phế táo, đàm nhiệt khái thấu (viêm phế quản, viêm họng do đàm nhiệt), ung thũng sang độc (mụn nhọt, viêm loét da niêm mạc, nhọt độc ), mụn cóc Ví dụ, dùng nước ép mã thầy, lê, rễ lau, mạch môn và ngó sen uống để hỗ trợ trị liệu bệnh nhiễm trùng có sốt cao, khát nước nhưng không có mồ hôi; Dùng mã thầy rửa sạch, thái vụn, sắc uống thay trà để chữa vàng da và tiểu tiện bất lợi; Dùng mã thầy ngâm rượu uống để chữa đại tiện ra máu tươi và chứng đầy bụng; Dùng mã thầy tươi ép lấy nước cốt uống để chữa viêm hầu họng; Dùng bột mã thầy sao tồn tính bôi vào nơi tổn thương để chữa viêm loét miệng Một số cách dùng cụ thể Cách dùng mã thầy rất đơn giản, có thể ép nước, sắc hãm, ngâm rượu, sao tồn tính để uống hoặc giã đắp, sao tồn tính để dùng ngoài. Liều dùng mỗi ngày từ 50- 100g dưới dạng thuốc sắc. Dưới đây, xin giới thiệu một số cách dùng cụ thể. Công thức 1: Mã thầy 500g, đường phèn 250g. Mã thầy rửa sạch, bỏ vỏ ngoài, thái miếng rồi ép lấy nước (nếu có máy ép là tốt nhất), lọc qua vải sạch rồi hòa với đường phèn, chia uống vài lần trong ngày. Công dụng: Thanh nhiệt hóa đàm, nhuận phế, dùng làm đồ uống giải khát có tính mát bổ và chữa các bệnh lý viêm nhiễm cấp tính đường hô hấp trên như viêm họng, viêm amydal, viêm phế quản Công thức 2: Mã thầy 500g, mật ong 500g. Mã thầy rửa sạch, nghiền nát, ép lấy nước rồi hòa mật ong để uống. Công dụng: Thanh nhiệt trừ đàm, nhuận phế bổ hư, dùng làm đồ uống bổ mát và phòng chống các bệnh lý viêm nhiễm cấp tính đường hô hấp. Công thức 3: Mã thầy 200g, ngó sen tươi 200g, lê 200g, mật ong 15ml. Tất cả các vị thuốc rửa sạch, thái rồi ép lấy nước, lọc qua vải sạch, hòa với mật ong để uống. Công dụng: Thanh nhiệt nhuận phế, khứ hỏa trừ ho, dưỡng âm cầm máu, dùng làm đồ uống mát bổ và phòng chống các chứng bệnh như viêm đường tiết niệu, viêm họng, viêm phế quản, trĩ, sốt cao mất nước Công thức 4: Mã thầy 200g, đường phèn 80g, mía 350g, cà rốt 200g. Mã thầy rửa sạch, gọt vỏ, ngâm nước muối một lát rồi lại rửa sạch; Mía róc vỏ, chặt khúc, ngâm qua nước muối; Cà rốt rửa sạch thái miếng. Tất cả cho vào nồi đun trong 30 phút với lượng nước vừa đủ, để nguội uống trong ngày. Công dụng: Thanh nhiệt hóa đàm, tiêu tích hóa thực, sinh tân chỉ khát, lợi niệu hạ áp, dùng rất tốt cho những người bị viêm đường tiết niệu, viêm họng, tiểu tiện bất lợi, viêm thận mạn tính, cao huyết áp, say rượu Công thức 5: Mã thầy 100g, chanh tươi 100g, nước đun sôi để nguội 1.000ml. Mã thầy rửa sạch gọt vỏ, thái miếng; Chanh gọt bớt vỏ xanh bổ đôi; Hai thứ cho vào nồi sắc lấy nước uống. Công dụng: Sinh tân chỉ khát, giải thử an thai, dùng làm đồ uống giải nhiệt và chữa các bệnh viêm đường hô hấp trên, cao huyết áp Công thức 6: Mã thầy 200g, đường phèn 150g, hoài sơn 25g, hạt sen 25g, khiếm thực 25g, sa sâm 25g, ngọc trúc 25g, bách hợp 25g, ý dĩ 25g và long nhãn 25g. Tất cả đem sắc với một lượng nước vừa đủ trong 60 phút, để nguội uống trong ngày. Công dụng: Thanh nhiệt sinh tân, lương huyết giải độc, hóa đàm tiêu tích, mát gan sáng mắt, dùng làm đồ uống trong mùa hè rất tốt. Công thức 7: Mã thầy 10 củ, hải đới 25g, râu ngô 25g. Mã thầy gọt vỏ, rửa sạch, thái miếng, đem sắc cùng hải đới và râu ngô uống trong ngày. Công dụng: Thanh nhiệt, lợi niệu, giáng áp, dùng làm đồ uống để phòng chống cao huyết áp. Công thức 8: Mã thầy lượng vừa đủ, dạ dày lợn 1 cái. Mã thầy gọt vỏ rửa sạch, thái vụn; Dạ dày lợn làm sạch rồi cho mã thầy vào trong, buộc kín miệng, đem hầm chín, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: Kiện tỳ, tiêu tích, dùng cho người ăn kém, chậm tiêu, hay đầy chướng bụng. Vì có tính lạnh nên mã thầy không thích hợp với những người có thể chất hoặc bệnh lý thuộc thể hư hàn, biểu hiện bằng các triệu chứng như sợ lạnh, tay chân lạnh, hay đau bụng khi ăn đồ sống lạnh, đại tiện lỏng hoặc nát, dễ bị cảm lạnh, ăn kém tiêu . MÃ THẦY CÓ CÔNG DỤNG GÌ? Tên khoa học và tác dụng dược lý Mã thầy là một loại củ mọc dưới nước to bằng củ hành, bên ngoài mang. chất có tính kháng khuẩn không chịu nhiệt. Điều này giải thích tại sao dịch ép củ mã thầy lại có tác dụng ức chế đối với một số loại vi khuẩn như tụ cầu vàng, trực khuẩn coli Công dụng của mã. nhọt độc ), mụn cóc Ví dụ, dùng nước ép mã thầy, lê, rễ lau, mạch môn và ngó sen uống để hỗ trợ trị liệu bệnh nhiễm trùng có sốt cao, khát nước nhưng không có mồ hôi; Dùng mã thầy rửa sạch,