1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài triết học " THẦN THOẠI VÀ LUÂN LÝ TRONG KINH THÁNH. CỰU ƯỚC KINH (Tiếp theo kỳ trước) " ppsx

16 408 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 284,39 KB

Nội dung

Đề tài triết học THẦN THOẠI VÀ LUÂN LÝ TRONG KINH THÁNH. CỰU ƯỚC KINH (Tiếp theo kỳ trước) NHẬP MÔN LỊCH SỬ TRIẾT HỌC V.V.XÔCÔLỐP(*) THẦN THOẠI VÀ LUÂN LÝ TRONG KINH THÁNH. CỰU ƯỚC KINH (Tiếp theo kỳ trước) Trải qua một thời gian dài sống du mục, các bộ lạc Do Thái chỉ có một nhà nước tập trung ở thế kỷ X TCN, vào thời David và Solomon; song về sau này, chính nhà nước đó đã không còn giữ được tính bền vững của nó. Tuy nhiên, trong sự tàn phá của các cuộc chiến tranh với những nước láng giềng mạnh hơn ở những thế kỷ tiếp theo cho đến khi người La Mã loại trừ hoàn toàn nhà nước của họ vào thế kỷ II và trước sự tan rã với tốc độ ngày càng gia tăng của các bộ lạc ấy để hình thành những nước khác nhau, sự phát triển văn hóa tinh thần của nó lại được kích thích mạnh mẽ. Các bộ lạc này chủ yếu được hình thành dưới ảnh hưởng của nền văn minh và văn hóa Sumero-Babilon và ở mức độ ít hơn, của nền văn hóa và văn minh Ai Cập. Sau khi chiếm được Hanaan, những người Do Thái đã chuyển sang cuộc sống định canh - định cư và đô thị. Họ tiếp thu từ người Phiniki chữ viết alphabit mà cả người Ai Cập lẫn người Sumero-Babilon đều không có. Song, đối với sự hình thành thế giới quan của họ thì kho tàng thần thoại phong phú của người Sumero-Babilon lại là yếu tố đóng vai trò to lớn. Sự tiếp thu nội dung thần thoại đó lại được đưa vào văn cảnh thế giới quan rộng hơn - đó là sự sáng tạo dân gian và các công trình của những nhà trí thức và hiền triết Do Thái trong nhiều thế kỷ. Sự liên kết chặt chẽ giữa sáng tạo thần thoại và kinh nghiệm phong phú của lịch sử Do Thái năng động và ở mức độ nhất định là sự liên kết với lịch sử liên dân tộc và quốc gia đã trở thành phương diện quan trọng nhất, nếu không muốn nói là phương diện duy nhất, của thành quả sáng tạo nói trên. Sự liên kết một cách cụ thể đến thế với lịch sử của dân tộc này hay dân tộc khác là cái chưa từng có trong một thần thoại nào trước đó. Sự sáng tạo của người Do Thái cũng rất đa dạng. Yếu tố ca hát - dân gian cũng là cái rất có ý nghĩa. Những công trình lịch sử, những truyền thuyết, những tài liệu về luật pháp cũng như những tài liệu khác đều rất phong phú. Những câu chuyện cổ tích và huyền thoại đã làm đầy thêm cho những cái đó. Các văn bản của Cựu ước kinh đều chứa đựng rất nhiều ngôn từ, nhiều thể loại khác nhau và đã được sáng tạo, được viết, được bổ sung, được biên tập qua hàng ngàn năm, khoảng từ thế kỷ XIII TCN đến đầu Công nguyên. Có thể nói, một phần quan trọng của Cựu ước kinh đã đề cập đến thế giới quan và thường được gọi là Ngũ Thư đã được cho là thành quả sáng tạo của một trong những nhà tiên tri nổi tiếng là Moixei. Phần này được biên tập một cách cơ bản vào thế kỷ V TCN. Dĩ nhiên, các ý niệm thế giới quan quan trọng, thậm chí là căn bản lại nằm trong những cuốn sách tiếp theo. Chính những người Do Thái đã gọi chúng là Thánh kinh, Pháp điển, Di huấn, v.v Chỉ vào thế kỷ IV, những cuốn sách này mới được gọi bằng tiếng Hy Lạp là Bibli (tức là Kinh thánh), còn phần cổ hơn của nó là Cựu ước kinh (để phân biệt với Tân ước kinh). Ngoài giới hạn của bộ sách căn bản đó, còn có không ít ngụy tín (apokryphos) mà đôi khi, chúng được coi là những yếu tố rất quan trọng đối với việc giải thích và làm sâu sắc thêm nội dung của văn bản Thánh kinh. Xét trong toàn bộ tính đặc sắc, tính phi đồng nhất về ý nghĩa và tính mâu thuẫn của nó, thì văn bản này có sự thống nhất rất cao và cũng đã được giải thích không chỉ về mục đích thiêng liêng của nó. Ưu điểm đó của Thánh kinh đã làm cho nó trở nên nổi bật và nâng nội dung thế giới quan của mình lên trên thần thoại Sumero - Babilon và Ai Cập. Về một phương diện nào đó, Kinh thánh ra đời muộn hơn so với các thần thoại này. Cũng như thần thoại của các dân tộc khác, thần thoại Do Thái được bắt đầu từ thuyết đa thần. Các di sản của quá khứ cũng như những dấu ấn đa thần đều được hàm chứa trong các đoạn khác nhau của Cựu ước kinh. Tên gọi phổ biến nhất của Chúa là Thiên Chúa (Iegova, Chúa - Adonis). Đối với đại đa số các sách và các phần trong Cựu ước kinh thì vị thế của Chúa là một thần - đó là niềm tin vào Chúa duy nhất, hơn nữa là vào một đấng trừu tượng mà về thực chất, đã được tước bỏ hình hài của một con người. Thiên Chúa, trong cuộc gặp gỡ nổi tiếng của mình với Moixei, khi trả lời câu hỏi của Moixei là phải gọi tên Moixei thế nào theo cách của những người Do Thái, đã tuyên bố về mình một cách cô đọng: “Ta là đấng Chân chính/Iegova/” (Xuất hành 3, tr.14). Thiên Chúa hầu như không phụ thuộc vào tên gọi của con người. Trong Cựu ước kinh (Xuất hành 6, tr. 3), Thiên Chúa đã bộc lộ một phương diện khác của mình. Chúa (Iegova) với chính tên gọi ấy và trước Moixei là Abraam, Ixaak và Jacop, có nghĩa là “Chúa toàn năng”. Vì vậy, về nguyên tắc, một quan niệm mới về Chúa đã được định hình và hoàn toàn khác với các thần trong thần thoại Ai Cập và Mesopotami. Trong các thần thoại ấy, hình ảnh của các thần không rõ ràng, vô định hình, nặng về yếu tố hình thái động vật, thú tổ. Vả lại, các thần này thường có tiểu sử khá kỳ quặc. Trong số các thần đó, có những thần tối cao khác nhau về cấp bậc, về mức độ được thiết định, nhưng quy luật về mối liên hệ mang tính liên tưởng và ngữ nghĩa đã làm cho thế giới tưởng tượng ấy trở thành thế giới không bền vững và đa phương án. Bản thân Chúa cũng đã bị tước bỏ đi toàn bộ sự đa dạng mang tính kinh nghiệm. Các thần bậc thấp và đa thần đã được biến thái thành những trợ lý, người hầu, sứ giả (tiếng Hy Lạp là angel - thiên sứ). Thêm nữa, cái thực chất mang tính khái niệm của Chúa cũng đã trở nên đáng kể tới mức có thể khẳng định được về Chúa duy nhất và toàn năng. Đương nhiên, không thể hình dung được sự kiến tạo nên khái niệm nền tảng bằng kết quả của những nỗ lực tư biện mà các nhà thông thái và những nhà bác học Do Thái giáo đã thể hiện. Sự kiến tạo ấy không thể xẩy ra ngoài nền văn minh của các dân tộc Cận Đông cổ đại và trước hết, là của chính những người theo Do Thái giáo, cũng như ngoài lĩnh vực tinh thần đã được thần thoại hóa của họ. Người đọc đã nhiều lần biết đến di sản tinh thần trong Cựu ước kinh. Chẳng hạn, người đọc đã biết đến hình ảnh Leviaphan nổi tiếng - đó là con cá sấu, con rắn, con rồng đã được pha tạp hóa thành một quái vật mà đôi khi, người ta xem Leviaphan như một hồi ức mờ ảo về Tiamat. Địch thủ mà từ xưa, đã chống lại Marduc và Chúa một cách quyết liệt đến thế, mặc dù bị thua khi đã gắng hết sức, nhưng đối với Leviaphan cũng chẳng là gì cả. Một quái vật khác là con rồng - quái vật đã bị đánh bại không phải bởi Chúa, mà bởi Mikhain Arkhangen, một trong những người dẫn đường cho quân đội của Chúa. Không cần phải nhắc đến những quái vật khác ở đây làm gì nữa, bởi trong Cựu ước kinh, chúng đã là những quái vật của ngày hôm qua, nếu không muốn nói là của ngày hôm kia. Tính trừu tượng của Chúa được thể hiện trên nhiều phương diện, nhất là trong giới hạn không gian khác nhau của nó. Đương nhiên, điện thờ Chúa chỉ có một - đó là ở ngôi đền Jeruxalem. Nhưng Chúa luôn hiện diện đối với những người được lựa chọn ở chính những địa điểm khác nhau, luôn thể hiện mình trong các hiện tượng tự nhiên tự phát và loan báo về mình bằng giọng điệu của Trời. Một dấu hiệu quan trọng trong khái niệm tuyệt đối về hình ảnh của Chúa - đó là tính đa không gian tới mức đã trở thành tính ngoài thời gian của nó. Tuy không có “một bản tiểu sử” nào, nhưng Chúa đã bao trùm lên cả thời gian. Điều đó giải thích cho chính tính phi thể xác của Chúa. Tính phi thể xác này được thể hiện ở tính vô sinh của Chúa, nói cho đúng hơn, ở các dấu hiệu cực kỳ yếu về giới tính - cái làm cho Chúa khác với các thần trước đó trong thần thoại Cận Đông. Về nguyên tắc, Chúa có vẻ như là một người chồng. Song, những bậc thần trước đó trong thần thoại Cận Đông và đương nhiên, cũng như nhiều vị thần đương thời khác với tư cách người đàn ông thì phải có sự bổ sung nữ giới nữa (và những người gần giống với đàn bà, như Tiamat, lại cần có sự bổ sung của nam giới). Trong một số trường hợp tương tự như vậy, với sự thiếu vắng hoàn toàn khởi thủy nữ giới thì thần thánh được sinh ra là do sự tự sinh. Sự sinh theo lối phân đôi như vậy là một trong những tiêu chí của sự kiến giải hữu thể về tồn tại trong ý thức thần thoại. Ở Chúa không hề có bất kỳ sự sinh theo lối phân đôi nào như vậy. So với các vị thần trước đó trong thần thoại Ai Cập và Mesopotami - những vị thần có khởi thủy hữu thể được bổ sung bằng sự sáng thế, thì khởi thủy sáng thế đã trở thành yếu tố quyết định đối với luật lệ tối cao của dân Do Thái. Sự sáng tạo ra thế giới tự nhiên và con người là hoạt động đầu tiên của Chúa. Đương nhiên, sự sáng thế đó như Kinh thánh đã chỉ ra: “Rằng Chúa từng nói: khi có ánh sáng, trời sẽ bừng sáng… Vì thế Chúa gọi ánh sáng là ban ngày, còn bóng tối là ban đêm” (Sáng thế ký 1, 3, 5). Bản dịch tiếng Nga “cuốn sách đầu tiên của Moixei” có tên gọi là Sáng thế ký. Chính xác hơn, bản dịch ra tiếng Hy Lạp cổ là Septuagintgenesic, tức là “Sinh”, “Hình thành”. Từ ngữ đó gợi cảm giác về chiều sâu của hữu thể. Hơn nữa, quan điểm sáng thế toàn cầu ở phần đầu Kinh thánh không phải đã được đưa ra một cách rõ ràng ngay từ đầu. Trước khi Chúa bắt tay vào công việc vĩ đại của mình, Trái đất đã tồn tại và ở đây, “bóng tối đã ngự trị trong sâu thẳm, còn Thần thánh chỉ lướt qua trên mặt nước” (Sáng thế ký 3, 2). (Dường như chỗ này đã cho ta thấy một ký ức mờ ảo về chính “Ênuma Êlis”). Tuy nhiên, thần - vũ trụ tinh nguyên luận tạo nên nội dung căn bản của tác phẩm thơ Babilon vĩ đại, trên thực tế, đã biến mất từ việc đưa ra tín điều đầu tiên về sự sáng tạo ra thế giới của Chúa. Sự toàn năng siêu nhiên của Chúa được thể hiện trong chính hoạt động sáng tạo, trong thực chất sáng thế của Chúa. Chúa duy nhất ở đây dường như hoạt động theo một kế hoạch tự nghĩ ra “một cách máy móc”. Sự sáng tạo được phân bổ theo ngày. Trước khi bắt đầu sự sáng tạo thần thánh chỉ có nước và như vậy, chỉ có một thế lực tự phát là nước đã được nói tới ở thần thoại Ai Cập và rõ ràng hơn, ở thần thoại Sumero-Babilon. “Bóng tối bao trùm nơi sâu thẳm” - điều đó chỉ là hồi ức mờ ảo về trạng thái hỗn độn, về “Ênuma Êlis”. Thần hay là hơi thở của Thánh thần bay bổng trên mặt nước - đó là quan niệm còn hoàn toàn mang tính tự nhiên về gió. Song, trong hệ thống chỉnh thể của thế giới sau này thì vai trò quyết định lại thuộc về sự sáng tạo của lời Chúa. ánh sáng, ban ngày, ban đêm, đất và trời đều là kết quả của cái mà chúng được gọi là Toàn năng. Đôi khi chúng ta còn bắt gặp những dấu ấn vũ trụ khác của thế giới, như những đồng tiền làm bằng đồng hay sắt được gọi là thiên ngân; Mặt trời, Mặt trăng hay những vì sao được lấy làm biểu tượng cho một vùng lãnh thổ nào đó, cả những loại nước nằm ở phía trên và đối lập với đất khi cần cũng được Chúa xả xuống dưới như mưa và tuyết sau khi đã hoàn toàn bị tước mất tính tự đầy đủ. Vai trò của những biểu tượng này chỉ được thể hiện trong mối liên hệ với việc giải thích bản chất đạo đức của con người. Thân thể bầu trời vĩ đại chỉ là “cái đèn”, Mặt trời là cái ban ngày, Mặt trăng là cái ban đêm. Vai trò của các vì sao còn ít hơn nữa. Hệ thống tam tài của thế giới cũng khá nổi tiếng: “Đừng làm cho mình trở thành thần tượng và đừng mô phỏng bất kỳ cái gì trên trời, cũng như dưới đất, kể cả những gì trong nước nằm sâu dưới lòng đất” (Iskh. 20, 4). Về nguyên tắc, nó đã được nói tới trong “Ênuma Êlis”. Niềm kiêu hãnh của Chúa cũng khá rõ. Sau mỗi lần Chúa thực hiện một việc sáng tạo, Ngài đều thấy đó là “điều tốt đẹp”, tức là tự thỏa mãn và tự hào mình là người Thợ tốt nhất hiểu được từ ngữ kiến tạo một cách chính xác. Sau sự sáng tạo ra Vũ trụ là những ngày tiếp theo với sự xuất hiện cỏ, cây, sự sống của đất và nước. Ngày thứ sáu, từ bụi của đất, Chúa sáng tạo ra con người theo hình ảnh của chính mình và tương tự, Ngài sáng tạo ra những người đàn ông và đàn bà. Về đại thể, ở đây đã có một sự mâu thuẫn với cái được đề cập ở trên về sự vô sinh của Chúa - Sáng thế, tức Đấng sáng tạo ra con người theo hình ảnh của mình. Trong cuốn sách thứ hai, điều này đã bị loại bỏ. Đấng sáng tạo sáng tạo trước hết ra đàn ông (androgin) và sau đó, mới sáng tạo ra đàn bà từ xương sườn của Ngài. Hình ảnh của chính Chúa ứng với con người được tạo ra, ở đó có cả cái gọi là “linh hồn sống”. Thêm nữa, linh hồn ấy có cả trong động vật và đó là điều bí ẩn của cuộc sống liên kết con người với động vật. Sự tương đồng với Chúa của con người được thể hiện sâu sắc hơn ở chỗ, Đấng sáng tạo đã tạo ra con người với tư cách kẻ thống trị đối với tất cả những gì được tạo ra sớm hơn nó. Thực vật và động vật chỉ là phương tiện duy trì đời sống của con người. Sau khi nhìn thấy toàn bộ bức tranh Vũ trụ vĩ đại, Chúa khẳng định thêm rằng, tất cả đều “rất tốt” (B. 1, 31). Trong Sáng thế ký 2, Chúa dường như lặp lại sự nghiệp sáng tạo của mình và một trong những kiến tạo quan trọng nhất là sự kiến tạo ra Adam từ đất sét (tương tự như sự sáng tạo của con người trong công việc của người thợ gốm, Ier., 18, 2-6). Đây là điều đã diễn ra trong “Ênuma Êlis”. Nếu ở tác phẩm thơ của Babilon cần đến máu của kẻ bị giết là Marduc (chồng của Tiamat), thì ở đây, luồng sinh khí thần thánh lại thổi một cách trọn vẹn vào Adam. Trước đây, cây cối và động vật đã được tạo ra từ đất thì giờ đây, Adam đặt tên cho chúng mà cho tới nay, những tên gọi đó không hề bị thay đổi. Về thế giới quan mà nói, ở đây có một chi tiết hết sức quan trọng về sự hiện diện không lâu của cặp nhân tình đầu tiên trong vườn thượng uyển Edem mà người ta thường gọi là thiên đường - nơi có cuộc sống dễ chịu và không phải lo lắng điều gì cả. Vai trò quan trọng trong đời sống của Adam, Eva và sau đó, của toàn thể loài người, là cây nhận thức thiện ác mà khác với tất cả các cây khác, Chúa đã tuyệt đối cấm Adam và Eva ăn quả của nó. Sự cấm đoán ấy đã được kiến giải với hàng ngàn cách kiến giải khác nhau trong tài liệu tôn giáo, triết học và nghệ thuật. Một quan niệm được xem là có lý nhất - đó là sự cấm ăn một cách tuyệt đối quả của cây đó do Chúa ban ra nhằm làm cho con người, dù được sáng tạo theo hình hài của Chúa, cũng không thể đồng nhất với Ngài trong tri thức sâu rộng của mình cũng như trong sự vĩnh hằng của cuộc sống luôn gắn bó với họ. Hình ảnh siêu lịch sử đó đã trở thành biểu tượng sâu sắc nhất về tính hạn chế của khả năng con người. Sau khi đuổi Adam và Eva ra khỏi thiên đường, Chúa cũng đồng thời tước bỏ khả năng khác của họ - đó là ăn quả của cây đời, tức những quả có thể làm cho họ có cuộc sống vĩnh hằng. Sự kiện con Rắn mách bảo Adam và Eva về việc ăn quả cấm từ cây nhận thức thiện ác cũng đã được mô tả trong thần thoại huyết thống Sumero-Babilon và Ai Cập. Trong truyền thuyết Do Thái, con Rắn mang hình thái người đã được trí tuệ hóa thành con vật xảo quyệt nhất trong các loại động vật. Vì sự mách bảo ác ý đó, Rắn đã trở thành thủ lĩnh và sau đó, trở thành biểu tượng siêu lịch sử trong mối quan hệ giữa con người với Chúa. Với tư cách đối tượng được sinh ra bởi Đấng sáng tạo vô song, Rắn không thể chống Chúa một cách trực diện. Song, vì muốn “gây khó dễ” cho Chúa, Rắn đã hành động thông qua con người - sản phẩm sáng tạo cao nhất của Chúa. Với tư cách kẻ khiêu khích hoàn vũ, Rắn đã tách con người ra khỏi Chúa như một đối tượng “giáo dục” đầu tiên và trong truyền thuyết này là kẻ đạo đức giả. Trong các tư liệu tôn giáo, triết học, nghệ thuật, v.v. Rắn bị xem là Quỉ sứ, Sa tăng, Iblis, Yêu quái, Liusipher, v.v. và được thể hiện ra theo những phẩm cách khác nhau. Một trong những phẩm cách quan trọng nhất đó và đã được mô tả một cách hết sức nghệ thuật trong Cựu ước kinh, trong Sách Giốp là sự “vạch trần” của con người trước mặt Chúa và đồng thời là sự cảnh báo trước cho con người tính tất yếu về sự phân đôi và tội lỗi của nó. Ở đây, tư tưởng triết học sâu sắc về tội lỗi này không được đề cập một cách trực tiếp, nhưng nó bắt nguồn từ nhiều chỗ khác trong Cựu ước kinh. Trong Sách Giốp có đề cập tới sự quan tâm thường xuyên của con người tới sự thành đạt của mình và hạnh phúc của những người thân, ngay cả khi điều đó được gọi là tình yêu và nằm trong bất kỳ lễ phục nào. Ở đây, cái bản chất đó của đời sống con người đã bị quỷ Sa tăng chiếm giữ như một cái gì đó thực sự quan trọng, ngang hàng với Chúa. Iov là một chân nhân hoàn hảo, hết lòng trung thành với Chúa, nhưng những âm mưu thâm độc của quỷ Sa tăng đã làm cho anh ta trở nên bội nghĩa để rồi rốt cục, nhận ra sức mạnh vô song của Sa tăng và đem lòng yêu Chúa. Trong Sách Giốp, “Cuộc trò chuyện của những con người luôn buồn bã với tâm hồn của mình”, “Bài ca của người chơi đàn hạc cầm”, “Truyện về người khốn khổ vô tội” được đặt thành vấn đề hàng đầu và vĩnh hằng về sự không tương dung với tấm gương đạo đức của con người và những sự kiện hiện thực trong đời sống của con người. So với những di sản của Ai Cập cổ đại và Babilon đã nêu ở trên, vấn đề này đã được đặt ra trong Kinh Iov là sâu sắc và rõ ràng hơn [...]... cho vấn đề này một chương căn bản trong tác phẩm “Teoditsei” (Minh chứng về Chúa), đồng thời là thuật ngữ triết học - thần học quan trọng nhất được ông đưa vào sử dụng Toàn bộ sự trình bày ở trên đã cho thấy vai trò to lớn của vấn đề đạo đức trong nội dung thế giới quan của Cựu ước kinh Ở trên cũng đã đề cập đến nguồn gốc phát sinh của vấn đề này trong các di sản văn học và luật pháp của Ai Cập và Sumero-Babilon... thế giới quan và thậm chí, cả về mặt triết học, trong những giáo huấn, nhất là trong các quy tắc đạo đức, đã được trình bày trong Decalog (Mười di huấn đạo đức - tôn giáo của Cựu ước kinh) Ở đây, chúng ta cần làm rõ thêm khái niệm Chúa trong Cựu ước kinh Trong Cựu ước kinh, Chúa là Đấng tối cao nghiêm khắc, thậm chí còn tỏ ra không thương xót đến tàn ác, khi những giáo huấn bị vi phạm và hơn nữa, bị... của họ đã được biết đến qua nhiều thế kỷ Trong truyền thống Cựu ước kinh, nhà thông thái đó phải chính là vua Solomon thông thái và toàn năng, người được gán cho là tác giả của một số tác phẩm Dường như Ekkleziast đã tiếp tục phát triển những tư tưởng mà chúng ta đều biết đến trong “Cuộc đối thoại giữa ông chủ và nô lệ của mình” ở Babilon và trong “Cuộc đối thoại giữa một kẻ thất vọng với tâm hồn mình”... hoặc tội lỗi mà chủ nhân của linh hồn ấy có Nhân tố đó xuất hiện trong Do Thái giáo muộn hơn nhiều và trở thành một thể chế căn bản của đạo đức Thiên Chúa giáo Một vài hiện tượng khá kỳ diệu được trình bày trong Cựu ước kinh đã được xem là sự can thiệp trực tiếp của Chúa Các hiện tượng đó không hàm chứa ý nghĩa giải thích tự nhiên có thể có vào thời đó ở mức độ tối thiểu (mà đúng hơn là ở mức độ tưởng... diện của nó, thậm chí còn nhiều hơn trong các giáo huấn: không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, hãy kính yêu cha mẹ Sự phát triển của yếu tố vô tư là tiêu chí cho thấy sự chuyển biến của các giáo huấn mang tính pháp luật thành các giáo huấn đạo đức Đương nhiên, trình độ đạo đức trong Thập từ còn kém xa so với cái được định hình trong Tân ước kinh Trong Cựu ước kinh vẫn còn không ít các giáo huấn... Ekkleziast phong phú và sâu sắc hơn nhiều Nguồn gốc của thế giới quan thần thoại, như đã nhấn mạnh ở trên, được đề cập đến trong nhận thức về sự biến đổi không ngừng của giới tự nhiên Và, trải qua hàng ngàn năm, tư duy duy lý hóa của con người cũng như hoạt động sản xuất trên nhiều lĩnh vực khác nhau của nó đã làm sáng tỏ tính ổn định đáng kể của các chu trình tự nhiên và sự định hình của nó theo lịch đại... dung mang tính triết học thuần túy đã được đưa vào Sách Ekkleziast mà nhiều nhà nghiên cứu cho là được viết vào thế kỷ III - II TCN, khi xã hội Do Thái đã chịu ảnh hưởng mạnh của nền văn hóa Êlê Ekkleziast (được dịch từ tiếng Do Thái - Kohelet ra tiếng Hy Lạp là “nhà truyền bá trong hội thoại ) không phân biệt tính nghệ thuật của thể loại trần thuật (vốn có trong Sách Giốp), mặc dù sự độc thoại đó được... Sách Giốp), mặc dù sự độc thoại đó được viết bằng ngôn ngữ trong sáng và ấn tượng Về tính tôn giáo trong nội dung của sự độc thoại đó chỉ có thể nói được trong chính hình thức chung, còn nội dung thế tục ở đây rõ ràng là có Spinôda có tác phẩm “Luận văn thần luận - chính trị” mà ở đó, đã có đủ cơ sở để công nhận tác giả của nó là nhà triết học Ông tự nhận mình là “con trai của Devid”, tức là Solomon... “tất thảy được sinh ra từ cát bụi và lại trở về với cát bụi”(2) Tác giả của Ekkleziast thường nói về sự tồn tại của Chúa, nhưng Chúa (trong bản dịch ra tiếng Hy Lạp là Theos) lúc này đã trở thành Chúa hoàn toàn trừu tượng và hết sức đặc biệt so với những cuốn sách đầu tiên của Cựu ước kinh Người ta nói về Ngài, song về thực chất, chỉ là nói về có cái mà Ngài tiền định và đương nhiên, đó là định đoạt... Vấn đề kính Chúa cũng như vấn đề nhận thức sự nghiệp của Ngài là những vấn đề hết sức có ý nghĩa trong Ekkleziast Ai biết được con đường của gió và hơn nữa, ai biết được “sự hình thành xương cốt trong bào thai”(3) Do vậy, cuộc đời con người là cái hoàn toàn không dự đoán được, là phi duy lý Chủ nghĩa hoài nghi này của Kokheleta (Ekkleziast) còn được bổ sung thêm bởi chủ nghĩa hoài nghi cho rằng, “trong . Đề tài triết học THẦN THOẠI VÀ LUÂN LÝ TRONG KINH THÁNH. CỰU ƯỚC KINH (Tiếp theo kỳ trước) NHẬP MÔN LỊCH SỬ TRIẾT HỌC V.V.XÔCÔLỐP(*) THẦN THOẠI VÀ LUÂN LÝ TRONG KINH. TRONG KINH THÁNH. CỰU ƯỚC KINH (Tiếp theo kỳ trước) Trải qua một thời gian dài sống du mục, các bộ lạc Do Thái chỉ có một nhà nước tập trung ở thế kỷ X TCN, vào thời David và Solomon;. về tồn tại trong ý thức thần thoại. Ở Chúa không hề có bất kỳ sự sinh theo lối phân đôi nào như vậy. So với các vị thần trước đó trong thần thoại Ai Cập và Mesopotami - những vị thần có khởi

Ngày đăng: 11/08/2014, 06:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w