1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài triết học " TỰ DO VÀ TRÁCH NHIỆM CÁ NHÂN TRONG “TỒN TẠI VÀ HƯ VÔ” CỦA J.-P.SARTRE " doc

14 409 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 295,1 KB

Nội dung

Trong bài viết này, tác giả tập trung luận giải quan niệm của J.-P.Sartre về tự do với tư cách phương thức hiện hữu của tồn tại người và duy nhất phù hợp với tồn tại người trong mối quan

Trang 1

Đề tài triết học

TỰ DO VÀ TRÁCH NHIỆM CÁ NHÂN TRONG “TỒN TẠI VÀ HƯ

VÔ” CỦA J.-P.SARTRE

Trang 2

TỰ DO VÀ TRÁCH NHIỆM CÁ NHÂN TRONG “TỒN TẠI VÀ HƯ VÔ” CỦA J.-P.SARTRE

(Nhân kỷ niệm 65 năm xuất bản lần đầu tiên)

ĐỖ MINH HỢP(*)

“Tồn tại và hư vô” của J.-P.Sartre được công bố lần đầu tiên vào năm 1943 tại Paris Đây là tác phẩm không chỉ đánh dấu cột mốc quan trọng trong dòng chảy của triết học hiện sinh, mà còn cho thấy rõ tư tưởng triết học hiện sinh độc đáo của J.-P.Sartre Trong bài viết này, tác giả tập trung luận giải quan niệm của J.-P.Sartre về tự do với tư cách phương thức hiện hữu của tồn tại người và duy nhất phù hợp với tồn tại người trong mối quan hệ không thể tách rời với trách nhiệm - trách nhiệm đối với thế giới và đối với bản thân mình của con người

Vốn là người đại diện cho phong trào cánh tả vào những năm 60 của thế kỷ XX,

là người đã tuyên bố chủ nghĩa Mác là “triết học của thời đại chúng ta”, J.-P.Sartre giữ một vị trí đặc biệt quan trọng trong tiến trình phát triển của triết học

phương Tây hiện đại Đó chính là vì, trong tác phẩm Tồn tại và hư vô, ông đã

đặt ra vấn đề “tự do và trách nhiệm cá nhân” một cách căn bản, hòa nhịp với lý tưởng chung của toàn bộ triết học phương Tây, bắt đầu từ thời cận đại, đặc biệt là triết học Mác Đây chính là vấn đề mà, khi bước sang một thiên niên kỷ mới, loài người ngày càng ý thức rõ hơn và coi đó là vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với

số phận tiếp theo của nền văn minh nhân loại, đối với sự sống của bản thân loài người

Trang 3

Tồn tại và hư vô của J.-P.Sartre được công bố lần đầu tiên vào năm 1943 tại

Paris dường như cùng một lúc với vở kịch hay nhất của ông là Ruồi Tác phẩm

này không chỉ đánh dấu một cột mốc quan trọng trong dòng chảy của triết học hiện sinh, mà còn cho thấy rõ tư tưởng triết học hiện sinh độc đáo của Sartre

Mặc dù, cấu trúc về nội dung chung của Tồn tại và hư vô có rất nhiều điểm tương đồng với Tồn tại và thời gian của M.Heidegger, song cặp khái niệm trung

tâm ở hai triết gia này lại khác nhau căn bản - “Tôi tồn tại ở đây” (“Dasein”) của Heidegger và “Tồn tại cho mình” (“L’être pour-soi”) của Sartre Sự khác nhau này là rất quan trọng, vì nó cho thấy Sartre nhấn mạnh nhiều hơn đến tính tích cực nội tâm của chủ thể

Tính tích cực nội tâm này bắt nguồn từ chính sự đặc thù của tồn tại người (theo thuật ngữ của Sartre là “tồn tại cho mình”) mà, đến lượt mình, nó lại làm nảy sinh ra các vấn đề thuần tuý thiên về con người và hơn nữa, nó còn cho thấy sự xuất hiện của một kiểu tồn tại đặc biệt - “tồn tại người” với tư cách một sự kiện tuyệt đối, không thể giải thích được về mặt nguồn gốc lịch sử Tính tuyệt đối và tính đặc thù của kiểu tồn tại này thể hiện ra ở chỗ, chỉ có sự xuất hiện của nó mới buộc “tồn tại tự nó”, lần đầu tiên, phải tập hợp lại dưới dạng thế giới, một thế giới hiện hữu, hiện diện chỉ nhờ “tồn tại cho mình” với tư cách “hư vô”

Sartre giải thích rõ rằng, không nên hiểu sự xuất hiện ấy của thế giới là sự sáng tạo ra thế giới từ hư vô (thuyết tạo hoá) Tồn tại luôn hiện diện, nó không được sáng tạo ra và con người cũng không thể tiêu diệt được nó Song, triết học có nhiệm vụ là phải làm sáng tỏ nghĩa của tồn tại Sứ mệnh, công lao của triết học hiện sinh, theo Sartre, là chứng minh tham vọng chính đáng của triết học - đặt ra vấn đề về nghĩa (mục đích) của tồn tại và làm sáng tỏ nghĩa đó “Bản thể luận mới” của triết học hiện sinh chỉ có thể làm được điều đó nhờ phát hiện ra một tồn tại hoàn toàn đặc biệt, làm sáng tỏ và mô tả nó bằng các phương pháp cũng hoàn toàn đặc biệt (hiện tượng học) Kết luận được Sartre rút ra từ cách tiếp cận

Trang 4

như vậy là quan niệm về tồn tại người như “hư vô”(1)

Với tư cách thực chất của tồn tại người, “hư vô” được Sartre mô tả trước hết là

sự vượt ra khỏi quyền lực của quyết định luận phổ biến, là sự chạy trốn khỏi

“trật tự nhân quả của thế giới” Theo Sartre, đặt ra vấn đề về thế giới có nghĩa là tránh xa thế giới, là vượt ra khỏi khuôn khổ của nó, là đứng ở bên ngoài nó Tồn tại người tạo ra “hư vô” trong thế giới nhờ bản thân sự hiện diện của nó, còn

“hư vô” thì làm cho tồn tại người trở nên khác biệt với toàn bộ thế giới còn lại

và trở nên “bất khả tri”, theo Sartre, - đó chính là tự do

Với Sartre, tự do không chỉ là phương thức hiện hữu, mà hơn nữa, còn là phương thức duy nhất phù hợp với tồn tại người(2) Nói cách khác, với Sartre, thuật ngữ

“hư vô” được sử dụng để chỉ khả năng tự do sáng tạo ra bản thân mình của con người nhờ năng lực ý thức - cái duy nhất vốn có ở con người Rằng, khi ý thức được sự khác biệt của mình với thế giới và vốn dĩ là một phương thức tồn tại độc đáo, là “tồn tại cho mình”, “hư vô” và “tồn tại người”, về thực chất, là tự do Sartre coi đó là nghĩa cơ bản của tồn tại người và của tính chủ quan con người

Với quan niệm này, Sartre còn nhấn mạnh sự khác biệt của tồn tại người với thế giới, sự không phụ thuộc của nó vào thế giới thông qua một đặc trưng khác của

ý thức - sự định hướng vào thế giới Theo ông, ý thức luôn thể hiện ra như là cái

có một quan hệ xác định với thế giới và do vậy, mọi ý thức đều là “ý thức có lập trường” theo nghĩa đó; còn sự khác biệt căn bản của tồn tại người với thế giới trước hết thể hiện ra ở chỗ nó là “hư vô” Ý thức có thể đặt ra vấn đề về thế giới nhờ vượt ra khỏi giới hạn của mình và lại đi vào “hư vô”, tức là đi vào cái không có trong thế giới Tính quy định duy nhất của ý thức bởi tồn tại - đó là trở nên khác với tồn tại Nhưng qua đó, ý thức bao giờ cũng là một cái khác với bản thân mình như một phương thức tồn tại xác định, tức là phương thức đã bộc lộ

ra, đã hình thành, đã được lựa chọn Do vậy, một trong các tính quy định cơ bản

Trang 5

của ý thức với tư cách một phương thức “tồn tại cho mình”, tồn tại người là ở chỗ, nó “không phải là tồn tại hiện có của nó”(3) Điều đó có nghĩa là, ý thức luôn nằm ở bên ngoài nó, thường xuyên siêu vượt hóa Nói cách khác, siêu vượt hóa là bản chất của ý thức và của tồn tại người Con người chỉ có được tồn tại đích thực người khi nó không dừng lại, không thỏa mãn với bản thân mình, với những cái mình đã đạt được; nó cần phải thường xuyên vượt lên trên chính mình, phải thường xuyên sáng tạo ra những giá trị mới Đây là thực chất của cái gọi là “hư vô hóa hư vô”, sáng tạo nhờ xuất phát từ năng lực tự do suy nghĩ và hành động Điều đó cũng có nghĩa là siêu vượt hóa không được định trước cho con người, mà là con người không ngừng vượt ra khỏi giới hạn của mình, tách mình ra khỏi những cái đã và đang hiện hữu, và liên tục hướng tới cái khác Gắn

sự siêu vượt hoá với tồn tại xác định, Sartre cho rằng, khi tự dự phóng mình và

cố hiện thực hoá dự phóng đó, “tồn tại cho mình” không tuân thủ một tiêu chuẩn khách quan nào đó có sẵn, ở bên ngoài nó, bởi chính chúng là những vật cản thủ tiêu tự do của con người, biến con người thành “vật” Con người không tạo ra và cũng không thể tạo ra một chuẩn mực hành động nào, nó chỉ bộc lộ cấu trúc và dự phóng cơ bản của tồn tại người - tồn tại khác với thế giới, không phụ thuộc vào thế giới

Từ đó, Sartre cho rằng, bản chất nhân văn của chủ nghĩa hiện sinh là ở chỗ nó khẳng định chỉ có con người mới có khả năng vượt lên trên thế giới, vượt ra khỏi giới hạn của mình để khẳng định chân lý thuần tuý mang tính người của mình Rằng, chỉ có con người mới có thể quyết định lấp đầy cái gì vào “hư vô” của tồn tại người, vào “lỗ hổng của tồn tại” Bức tranh về thế giới, (thế giới và tồn tại nói chung) chỉ phụ thuộc vào con người (con người là kẻ bảo vệ nghĩa và chân lý của tồn tại) Với quan điểm này, Sartre kết luận: con người hoàn toàn chịu trách nhiệm về thế giới do nó tạo ra (thế giới người, xã hội người, thế giới văn hóa và môi trường sống của con người) và về tất cả những gì diễn ra trong thế giới ấy Rằng, con người luôn hướng tới sự tự quyết, luôn cố gắng vượt lên

Trang 6

trên chính mình, song con người lại không thể đạt tới lý tưởng đó và do vậy, nó luôn cảm thấy bất hạnh Sở dĩ như vậy là vì, khi thực hiện dự phóng của mình, con người đã đánh mất tự do và “tồn tại cho mình” - tồn tại với tư cách là sự phủ định, là “hư vô”

Coi phủ định là cấu trúc phát sinh của tồn tại người, đóng vai trò quan trọng hàng đầu đối với sự siêu vượt hoá, Sartre cho rằng, tồn tại người bao giờ cũng là vấn đề, là đặt vấn đề về tồn tại, là vạch trần, bác bỏ, hư vô hóa cái thực tại đang phong toả nó và chính bản thân nó, tức là để có được tồn tại đích thực, phù hợp với bản chất - tự do của mình Do vậy, theo ông, con người luôn có sứ mệnh sử dụng năng lực ý thức của mình để tự chất vấn mình, tìm kiếm những giá trị mới

và bộc lộ tự do sáng tạo của mình Rằng, siêu vượt hoá là lối thoát của con người ra khỏi giới hạn của cái hiện có và tự quy định mình thông qua cái vẫn chưa hiện diện Do vậy, phủ định là thành tố cấu trúc cơ bản của tồn tại người, mức độ phù hợp với nó là tiêu chuẩn cơ bản về tính đích thực của tồn tại người Song, việc thoát ra khỏi giới hạn của mình cũng đồng thời là lối thoát dẫn đến những khả năng vô hạn, nhưng lại là bất định, không có các tiêu chuẩn khách quan và lịch sử cũng không thể đưa ra được một sự chỉ dẫn nào, tất cả đều phụ thuộc vào chính sự lựa chọn của con người(4)

Với luận điểm này, Sartre không hẳn đề cao tự do sáng tạo ra nhân tính của con người, mà chủ yếu nhấn mạnh trách nhiệm đối với thế giới, đối với chính mình của con người với tư cách kẻ sáng tạo ra thế giới người (“tự nhiên thứ hai”, “thế giới văn hóa” - môi sinh duy nhất của con người do con người sáng tạo ra) Song, Sartre không dừng lại ở đây, mà còn đi xa hơn nữa Theo ông, con người bao giờ cũng lựa chọn một cách có ý thức, biết lựa chọn cái gì mà nó cần và tự mình lựa chọn, không có gì ở bên trong hay ở bên ngoài nó bảo đảm nó sẽ lựa chọn cái gì

Trang 7

Tuy nhiên, theo Sartre, điều đó không có nghĩa là con người tự ý hành động mà không có nguyên nhân nào Điều đó chỉ có nghĩa là, mọi khả năng đều có cơ sở của nó và khi thực hiện một lựa chọn nào đó, con người đều có thể chỉ ra cơ sở

ấy và qua đó, giải thích được điều đã lựa chọn Nhưng tất cả những gì mà sau

đó, chúng ta coi là nguyên nhân của hành vi này hay khác, theo Sartre, đều là không quan trọng đối với cấu trúc của tồn tại người Con người chỉ che giấu người khác và che giấu chính mình rằng, hành vi lựa chọn là tuyệt đối tự do Với quan điểm này, Sartre đã phê phán quan niệm của Freud về cái vô thức với

tư cách cơ sở hoạt động tinh thần của con người Sartre phủ định mọi nguyên nhân (tâm - sinh lý, kinh tế, chính trị, v.v.) của hành vi con người Theo ông, tồn tại người luôn mở rộng cho mọi khả năng lựa chọn của con người; ở đây, toàn

bộ kinh nghiệm quá khứ không có vai trò quyết định

Như vậy, có thể nói, lập trường của Sartre là nhất quán trong việc luận giải ý đồ

mà Husserl đã đưa ra - làm sáng tỏ cấu trúc bản thể luận của tồn tại người và đưa các hình thức biểu hiện cụ thể của nó (các quy định tâm - sinh lý, lịch sử -

xã hội, các quan điểm chính trị, đạo đức, khoa học tự nhiên, v.v.) ra khỏi sự phân tích bản thể luận Theo Sartre, những tìm tòi bản thể luận này luôn dừng lại trước vấn đề siêu hình học và đạo đức học; nhưng sau bản thể luận, dẫu sao vẫn cứ phải xác định thiện - ác là gì, bởi tự do và trách nhiệm cá nhân là những đặc trưng quan trọng bậc nhất của tồn tại người, và chúng cần phải được xác định dựa trên một quan niệm nào đó về thiện - ác Và, Sartre đã đặt ra hàng loạt

vấn đề có liên quan tới đề tài này ở cuối tác phẩm Tồn tại và hư vô

Vấn đề bản thể luận của tự do được Sartre trình bày trong Tồn tại và hư vô có nhiều điểm tương đồng với quan điểm của Heidegger trong Tồn tại và thời gian

Cả hai nhà triết học này đều cố gắng đưa “tự do” vào hệ thống những khái niệm

cơ bản của bản thể luận Các ông coi tự do, theo một nghĩa nào đó, là cái được

“diễn dịch” ra từ tính tích cực ý hướng của chủ thể siêu nghiệm, bởi sự kiến tạo

Trang 8

thế giới đối tượng siêu vượt trong các hành vi ý hướng chính là tính tích cực tự

do của chủ thể Song, khác với Heidegger, Sartre có thiên hướng lý giải tự do như một đặc trưng bản thể cơ bản, sâu xa hơn cơ sở của tính tích cực người Theo ông, “điều kiện đầu tiên của tính tích cực là tự do”(5) Với quan điểm này, mặc dù không phủ nhận tính tích cực là một đặc điểm của giới tự nhiên; song, theo Sartre, tính tích cực này khác về nguyên tắc so với tính tích cực gắn liền với tự do Bởi lẽ, thế giới của tính tích cực, tổng thể những hành vi là một thực tại đặc biệt Nó giả định cần phải có sự hiện diện của “những động cơ” mà, xét

về một phương diện nào đó, có thể chế định việc xác định các nhiêm vụ và lựa chọn mục đích, mặc dù “những động cơ” này không phải là nguyên nhân của hành vi, chúng chỉ là một bộ phận cấu thành của hành vi Mọi hành vi đều chịu

sự quy định của mục đích và động cơ và do vậy, “hành vi là sự biểu hiện của tự do”(6)

Sartre cho rằng, “định nghĩa” tự do là rất khó, vì nó “không có bản chất”, không thể được khuôn về một tính tất yếu nào đó Trong tự do, “sự hiện sinh có trước bản chất và quy định bản chất”(7) Tự do chỉ hiện diện ở tình thái đơn nhất Điều này có nghĩa là, tự do không phải là cái giống nhau ở những người khác nhau; thậm chí, nó cũng không phải là một trong các tình huống tồn tại khác ở một con người Hơn nữa, mọi thử nghiệm chuyển phương thức hành động (sở thích, sự lựa chọn) vào bối cảnh khác còn có nghĩa là đánh mất tự do Nói cách khác, tự do là cái quyết định lối ứng xử trong một tình huống và cố gắng lặp lại

nó trong tình huống khác; hành động một cách “tự động”, tức là hoàn toàn không tự do Tự do trở nên hiển nhiên trong các hành vi “hư vô hoá”, biến những gì không phải là đối tượng ý hướng thành hư vô “Tự do không phải là cái gì khác ngoài sự hư vô hoá đó”; còn sự “hư vô hoá” trong tự do không có cơ

sở nào khác ngoài bản thân tự do Trong trường hợp ngược lại, “chúng ta sẽ không có tự do, chúng ta không còn là những người tự do”(8), “tự do bị bóp nghẹt dưới sức nặng của tồn tại” Tự do không có cơ sở, cũng như con người

Trang 9

vốn dĩ đã là tự do Con người và chỉ có con người mới có quyền tự do quyết định mình sẽ trở thành người nào và như thế nào Con người xuất phát từ lương tâm, từ thế giới nội tâm của mình để tự quyết định việc đó, chứ không phải do người khác, cái khác quyết định thay cho mình; con người quyết định mà không chịu sự chi phối của những thiên kiến (“tâm thế nhân tạo”) Con người không tự

do là cái thực tại, cái hiện hữu giống như khách thể; nó hiện hữu nhưng không hành động với tư cách con người theo nghĩa hiện sinh Do vậy, tồn tại với tư cách tự do nhất thiết phải phủ định tồn tại hiện có

Cố gắng phát hiện ra tính đặc thù của con người và thế giới người, chủ nghĩa hiện sinh nói chung luôn bác bỏ quan điểm “đa thành phần” về con người, bác

bỏ quan niệm coi con người như một thực thể được quyết định bởi dục vọng, hay tự do Điều này sẽ có nghĩa có thể tồn tại một nửa là tự do, một nửa là nô lệ Nhưng, với Sartre, “con người hoặc là tự do, hoặc là không tự do mãi mãi và hoàn toàn”(9) Theo Sartre, không nên lý giải tự do là “sự kiện của ý thức” theo lối tâm lý học Tự do là toàn vẹn, là “tổng thể” Tự do mang tính tổng thể, bởi

nó có thể hợp nhất động cơ, mục đích, cái khách quan của một tình huống nào

đó với cái chủ quan, cảm xúc, nguyện vọng, dục vọng, với những cái cho phép con người thực hiện hành vi ý hướng Tuy nhiên, “cái khách quan” trong trường hợp này, theo Sartre, cần phải hiểu là mọi mục đích và hành vi đều được tạo ra một cách tự do trong “dự phóng” của chủ thể hành vi Rằng, không nên lẫn lộn

tự do với thói đỏng đảnh và thói tuỳ tiện như trong quan niệm quyết định luận

về thế giới, bởi “thế giới của tự do” không đồng nhất với “thế giới vật tự nó” Con người là tự do, vì nó không bị “thế giới vật tự nó” cũng như các dục vọng quyết định Do vậy, tự do hoàn toàn không phải là tính không thể tiên đoán được của hành vi và nguyện vọng con người Tự do thể hiện ở việc tìm kiếm bản thân mình, chính xác hơn là ở việc lựa chọn bản thân mình (tính nhất thể của mình) và qua đó, ở việc lựa chọn thế giới đối tượng của mình như một “phát hiện” Nhưng,

sự lựa chọn, nếu là lựa chọn đích thực, thì đó là sự lựa chọn vô điều kiện! Song,

Trang 10

mọi sự lựa chọn một cách tự do đều luôn vấp phải những trở ngại hay những hạn chế nào đó Hơn nữa, chính sự hiện diện những trở ngại hay hạn chế đối với tự do

đã làm cho tự do trở nên hiển nhiên! Trở thành người tự do không có nghĩa là có được tất cả những gì mong muốn; đó chỉ là ở vào tâm trạng mong muốn chính cái

mà mình ưa thích “Thành công hoàn toàn không quan trọng đối với tự do”(10)

Do vậy, định nghĩa triết học duy nhất về tự do - đó là sự tự lựa chọn

Theo Sartre, chúng ta là những cá nhân, vì chúng ta thực hiện sự lựa chọn của mình và chỉ của mình; “chúng ta là tự do đang tiến hành lựa chọn, nhưng chúng

ta không lựa chọn tồn tại là người tự do, chúng ta buộc phải có tự do…, bị quẳng vào tự do”(11) Rằng, tự do hoàn toàn không giống với sự lựa chọn ngẫu nhiên, không giống như trò chơi sổ xố “Tự do” theo kiểu đó không là gì cả, ngoài một cái gì đó “tự nó” Tự do “cho nó” - đó là sự chiếu sáng của tồn tại hay

là “bước nhảy trong tồn tại”, là thời điểm quyết định Cuộc sống của con người

tự do chỉ là sự lựa chọn bản thân mình, là chuỗi những sự đột phá trong tồn tại được thực hiện cùng với mỗi hành vi lựa chọn

Tồn tại tự do - đó là tồn tại trong tình huống; còn tình huống thì chủ yếu là động cơ: động cơ tấn công hay phòng thủ Tình huống tự nó là sản phẩm của sự tương tác giữa “tồn tại cho mình” và “tồn tại tự nó”, giữa hoàn cảnh và tự do Sống trong tình huống có nghĩa là sống có tính người theo nghĩa đích thực của từ này,

đó là thực tại người “Không có tự do theo cách nào khác, ngoài cách trong tình huống; không có tình huống theo cách nào khác, ngoài thông qua tự do”(12)

Theo Sartre, tự do không thể tách rời trách nhiệm “Vốn có thiên mệnh phải trở

thành tự do, con người mang toàn bộ sức nặng của thế giới trên đôi vai mình Con người chịu trách nhiệm về thế giới và về bản thân mình, và đó là phương thức tồn tại của nó”(13) Do cái Ngã chỉ có nghĩa là những “dự phóng của Tôi”, nên trách nhiệm cũng là cái tuyệt đối như tự do: tất cả những gì xảy ra với Tôi

Ngày đăng: 11/08/2014, 06:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w