1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

nông nghiệp lớp 5 pps

5 1,8K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 68,5 KB

Nội dung

MÔN: ĐỊA LÝ LỚP 5BÀI 10: NÔNG NGHIỆP I – Mục đích: Học xong bài này, HS biết: - Ngành trồng trọt có vai trò chính trong sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi đang ngày càng phát triển.. - Biết

Trang 1

MÔN: ĐỊA LÝ LỚP 5

BÀI 10: NÔNG NGHIỆP

I – Mục đích:

Học xong bài này, HS biết:

- Ngành trồng trọt có vai trò chính trong sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi đang ngày càng phát triển

- Biết nước ta trồng nhiều loại cây, trong đó, cây lúa gạo được trồng nhiều nhất

- Nhận biết trên bản đồ phân bố của một số loại cây trồng, vật nuôi chính ở nước ta

II – Đồ dùng dạy học:

- Lược đồ nông nghiệp Việt Nam (tranh sách giáo khoa phóng to)

- Tranh ảnh về các loại cây trồng, các vùng trồng lúa, cây công nghiệp, cây ăn quả ở nước ta Tranh ảnh về các vật nuôi ở nước ta, …

III – Hoạt động dạy học chủ yếu:

Thời

gian

Hoạt động dạy của GV Hoạt động học của HS Ghi

chú

5p 1 Kiểm tra bài cũ:

- Nước ta có bao nhiêu

dân tộc? Dân tộc nào có

số dân đông nhất, phân

bố chủ yếu ở đâu? Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở đâu?

- Sự phân bố dân cư ở

nước ta có đặc điểm gì?

- Nước ta có 54 dân tộc Dân tộc Kinh có

số dân đông nhất, sống tập trung ở đồng bằng, ven biển

Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở vùng núi và cao nguyên

- Phân bố dân cư ở nước ta có đặc điểm:

Ở đồng bằng, ven biển: đất chật, người đông; ở vùng núi nhiều tài nguyên nhưng lại thưa dân

Do đó, nhà nước đã

và đang điều chỉnh

sự phân bố dân cư giữa các vùng

Trang 2

32p 2 Bài mới:

*/ Giới thiệu bài mới:

- “Ở bài trước các em đã biết

dân cư nước ta sống chủ yếu ở

nông thôn vì chủ yếu làm nghề

nông Điều đó khẳng định

nước ta là một nước nông

nghiệp Vậy nền nông nghiệp

nước ta có những đặc điểm gì,

phát triển ra sao, học bài Địa

lý hôm nay các em sẽ rõ

- GV ghi bảng

2.1 Ngành trồng trọt:

* Hoạt động 1:

- Yêu cầu 1 HS đọc mục 1 –

sgk

- (?): Dựa vào mục 1, hãy cho

biết ngành trồng trọt có vai trò

như thế nào ở nước ta?

- GV NX, KL

* Hoạt động 2: (TLN 4)

- GV treo lược đồ nông nghiệp

VN

- Yêu cầu HS quan sát lược đồ

và dựa vào vốn hiểu biết của

bản thân, trả lời câu hỏi:

(?): - Kể tên một số cây trồng

ở nước ta?

GV NX, KL: “Cây trồng

nước ta được chia thành 3

nhóm chính: nhóm cây lương

thực, nhóm cây ăn quả và

nhóm cây công nghiệp”.

- Trong những loại cây trồng

mà các em vừa kể, những cây

nào là cây lương thực, cây ăn

quả và cây công nghiệp?

- HS lắng nghe

- HS ghi vở

- HS đọc

- HS TL: Trồng trọt là ngành sản xuất chính trong nông nghiệp nước ta Trồng trọt đóng góp tới gần ¾ giá trị sản xuất nông nghiệp

- HS q/sát, TLN và TL:

- Một số cây trồng ở nước ta: Lúa gạo, ngô, khoai, sắn, …; cam, chuối, bưởi, nhãn, vải, xoài, mận, dừa,

…; cà phê, chè, cao su, đay, cói, …

- Cây lương thực: lúa gạo, ngô, khoai, sắn, … Cây ăn quả: cam, chuối, bưởi, nhãn, vải, xoài, mận, dừa,

Trang 3

- Vì sao cà phê, chè, cao su,

đay, chiếu, cói, … được gọi là

cây công nghiệp?

- Loại cây nào được trồng

nhiều hơn cả?

- Hãy cho biết lúa gạo, cây

công nghiệp lâu năm (chè, cà

phê, cao su, …) được trồng

nhiều ở vùng núi và cao

nguyên hay đồng bằng? Yêu

cầu HS chỉ vùng phân bố các

loại cây trồng trên lược đồ

- GV NX, KL: “Nước ta trồng

nhiều loại cây, trong đó cây

lúa gạo được trồng nhiều

nhất, các cây công nghiệp và

cây ăn quả được trồng ngày

càng nhiều”.

(?) – Vì sao nước ta trồng

nhiều cây xứ nóng?

GV nói thêm: “ Ngoài việc

trồng được cây xứ nóng, ở

một số vùng nước ta như Sa

Pa, Đà Lạt ví có khí hậu đặc

biệt nên còn trồng được một

số cây rau, hoa, quả xứ lạnh

như: su hào, bắp cải, hoa

Tuy-líp, lê, táo, …”

… Cây công nghiệp: cà phê, chè, cao su, đay, cói,

- Cà phê, chè, cao su, đay, chiếu, cói, … được gọi là cây công nghiệp vì các sản phẩm của chúng được dùng cho ngành công nghiệp

- Loại cây được trồng nhiều hơn cả là lúa gạo

- Vùng phân bố các loại cây trồng: Lúa gạo được trồng nhiều ở đồng bằng, nhất là đồng bằng Nam Bộ Cây công nghiệp lâu năm như chè được trồng nhiều ở vùng núi phía Bắc Cà phê, cao su, hồ tiêu, … được trồng nhiều ở Tây Nguyên Cây ăn quả được trồng nhiều ở đồng bằng Nam Bộ

và miền núi phía Bắc

- Nước ta trồng nhiều cây

xứ nóng vì nước ta có khí hậu nhiệt đới

Trang 4

- Nước ta đạt được những

thành tựu gì trong việc trồng

lúa gạo?

GV: “VN trở thành một trong

những nước xuất khẩu nhiều

lúa gạo nhất thế giới Đây là

một trong những thành tựu

lớn nhất của nền nông nghiệp

VN”.

- GV cho HS xem tranh ảnh về

các vùng trồng lúa, cây công

nghiệp, cây ăn quả của nước ta

và xác định trên bản đồ địa

danh gắn với các loại cây

2.2 Ngành chăn nuôi:

- Vì sao số lượng gia súc, gia

cầm ngày càng tăng?

- Kể tên một số vật nuôi ở

nước ta và giới thiệu những

bức ảnh về vật nuôi mà em đã

sưu tầm được

- Dựa vào hình 1, hãy cho biết

trâu, bò được nuôi nhiều ở

đâu? Lợn và gia cầm được

nuôi nhiều ở đâu?

- Vì sao miền núi và trung du

nuôi nhiều trâu bò, đồng bằng

nuôi nhiều lợn và gia cầm?

- Thành tựu trong việc trồng lúa gạo: đủ ăn, dư gạo

để xuất khẩu

- HS thao tác

- Số lượng gia súc, gia cầm ngày càng tăng là vì:

+ Nguồn thức ăn cho chăn nuôi ngày càng đảm bảo: ngô, khoai, sắn, thức ăn chế biến sẵn (cám Con cò), + Nhu cầu thịt, trứng, sữa,

… của nhân dân ngày càng nhiều đã thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển

- HS kể tên và giới thiệu về trâu, bò, dê, lợn, gà, ngan, vịt, …

- Trâu, bò được nuôi nhiều

ở vùng núi và trung du Lợn

và gia cầm được nuôi nhiều

ở đồng bằng

- Vì: miền núi và trung du sẵn có đồng cỏ, bãi chăn thả nên nuôi nhiều trâu, bò Đồng bằng có nhiều lương thực, cá, tôm, … nên nuôi

Trang 5

- Vật nuôi cung cấp cho con

người những nguồn lợi gì?

* Trò chơi: “Cây gì? Con

gì?”

- GV chia lớp thành 2 đội

- Luật chơi:

Phần 1: Cây gì?

Các đội chọn tên đội là một

loại cây trồng để thi với nhau

(Không bắt buộc)

GV đưa ra 3 gợi ý cho 1 loại

cây Đội nào đoán ra nhanh

hơn sẽ được điểm Số lượng

cây chuẩn bị là 6 cây, thuộc 3

nhóm cây; trong khi chơi có

thể linh hoạt chọn số cây cho

phù hợp thời gian

Phần 2: Con gì?

Các đội chọn tên đội là tên

một vật nuôi để thi đấu

(Không bắt buộc) Luật chơi

tương tự phần 1

được nhiều lợn và gia cầm

- Nguồn lợi từ vật nuôi: + Thịt, trứng, sữa là thức ăn nhiều chất bổ dưỡng

+ Da: làm áo, giày dép, mũ,

ví, túi xách, … + Lông: làm len (dệt áo, khăn, mũ)

+ Sức kéo: trâu, bò, ngựa + Chất thải (phân) của các con vật nuôi dùng để bón cho đất rất tốt, nhờ đó tăng năng suất cây trồng

- HS tham gia chơi

3p 3 Củng cố, dặn dò:

- Y/c HS đọc phần Ghi nhớ

- GV NX tiết học, dặn HS

chuẩn bị bài sau

- 2 HS đọc

- HS lắng nghe

Ngày đăng: 11/08/2014, 04:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w