Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 31 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
31
Dung lượng
1,14 MB
Nội dung
94 Chương 5 MÁY NÔNG NGHIỆP 5.1 MÁY LÀM ĐẤT 5.1.1 Máy cày 5.1.1.1. Nhiệm vụ - yêu cầu nông học và phân loại Trong qui trình trồng trọt, cày đất là một nguyên công đầu nhằm các nhiệm vụ: Giảm độ chặt, diệt cỏ dại, sâu bệnh và gốc cây vụ trước, tăng độ thoáng, độ phì cho đất. Yêu cầu kỹ thuật nông học đối với máy cày là: Độ cày sâu đồng đều, mặt đồng phải bằng phẳng, lớp đất cày đều, tơi, không sót lõi và phải lật hoàn toàn để úp hết cỏ dại và gốc cây vụ trước xuống dưới. Khi làm việc, máy cày phải chuyển động ổn định. Lực cản riêng của cày phải nhỏ và máy phải thuận tiện trong sử dụng và chăm sóc . Hiện nay, máy cày có nhiều loại khác nhau. Căn cứ theo bộ phận làm việc chia ra: cày lưỡi và cày chảo. Căn cứ theo cách liên kết với máy kéo có các loại cày treo, cày móc và cày nửa treo. Cày treo là cày mà toàn bộ trọng lượng được treo sau máy kéo qua cơ cấu treo và nâng, hạ để làm việc và vận chuyển. Cày móc chỉ liên kết với máy kéo tại một điểm móc kéo. Cày nửa treo là loại cày kết hợp giữa hai loại trên. Ở thế vận chuyển, cày này được nâng phần trước lên, còn phần sau vẫn tựa trên các bánh xe của cày. 5.1.1.2. Cấu tạo và quá trình làm việc của cày lưỡi Cày lưỡi có hai loại: Cày treo và cày móc. Cày treo gọn nhẹ, có thể làm việc với vận tốc cao hơn, quay vòng hẹp, hơn nữa cấu tạo ít chi tiết so với cày móc. Tuy nhiên, cày treo có những nhược điểm: Chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi chuyển động của máy kéo theo mặt đồng làm cho độ cày sâu không đều; máy kéo phải có hệ thống nâng, hạ cày và không có chốt an toàn nên khi gặp những chướng ngại vật lớn như đá, gốc cây có thể bị gãy trụ cày. Cấu tạo chung của cày lưỡi gồm có các bộ phận chính: Khung cày, dao cày, thân cày, bánh tựa đồng (hình 5-1) . - Khung cày là những thanh thép định hình được nối ghép lại với nhau tạo thành khung, dùng để lắp các bộ phận làm việc của cày. Khung cày treo có kết cấu đơn giản hơn khung cày móc. Phía trước khung cày lắp chốt móc kéo hoặc các bộ phận để nối với cơ cấu treo của máy kéo. - Dao cày: Thông dụng hiện nay là dao đĩa. Dao cày đi trước thân cày chính, cắt đất theo mặt phẳng thẳng đứng tạo thành luống cày, làm cho thỏi đất lật gọn, không vướng cỏ rác, không kéo vỡ đất xuống đáy luống. Thường chỉ lắp dao cày cho thân cày sau cùng khi cày ruộng khô để bánh máy kéo đi vào đáy luống bằng phẳng. - Thân cày là bộ phận làm việc chủ yếu của cày lưỡi. Thân cày có nhiệm vụ cắt đất đáy luống, nâng thỏi đất lên, đồng thời chuyển sang bên và lật. Trong quá 95 trình đó đất bị biến dạng, và tơi vỡ ra. Thân cày gồm có lưỡi cày, diệp cày, trụ cày và thanh tựa đồng. Hình 5.1 Cày lưỡi 1- Khung cày, 2- Cơ cấu treo 3- Bánh tựa đồng, 4-Trụ cày, 5-Lưỡi cày, 6- Diệp cày Lưỡi cày cắt đất và tách đất khỏi đáy luống, đưa lên diệp. Lưỡi cày có dạng hình thang, được chế tạo bằng thép tốt. Phía dưới lưới cày có phần kim loại dự trữ dùng để đàn ra khi lưỡi cày bị mòn. Diệp cày tiếp nhận đất từ lưỡi cày, nâng dần lên, tách đất sang bên và lật đất xuống đáy luống. Trụ cày để gá lắp lưỡi, diệp và thanh tựa đồng. Trụ cày liên kết với khung bằng các bulông và ngàm. Khi cày làm việc, thanh tựa đồng miết lên thành luống, chống lại hiện tượng xoay cày. - Bánh tựa đồng có nhiệm vụ đỡ một phần trọng lượng, giữ thăng bằng cho cày và để giới hạn độ sâu cày (khi cày ruộng khô). Ở cày treo có một bánh tựa đồng, ở cày móc có hai hoặc ba bánh tựa. Khi làm việc bánh tựa lăn trên mặt đồng và cố định vị trí bánh với khung cày bằng một trục vít có tay quay điều chỉnh. 5.1.1.3. Cấu tạo và quá trình làm việc của cày chảo Cày chảo có hai loại: Cày móc và cày treo. Hiện nay chủ yếu dùng loại cày chảo treo. Các bộ phận chính của cày chảo loại treo gồm có: Khung cày, trục lắp các chảo cày, các chảo cày, bánh đuôi, cơ cấu treo và một số bộ phận phụ trợ khác như các dao gạt đất dính trong chảo, cơ cấu điều chỉnh bánh sau, 1 2 3 4 6 5 96 Hình 5.2 Cày chảo 1- Khung cày, 2- Trụ chảo, 3- Chảo cày, 4- Thanh gạt, 5- Bánh sau - Khung của cày chảo treo tương tự như của cày lưỡi. Phía trước khung có các bộ phận để nối với cơ cấu treo của máy kéo. Phía cuối khung liên kết với bánh sau, được giảm chấn và điều chỉnh độ sâu bởi lò xo - đai ốc. - Trục của các chảo cày liên kết với khung bằng hai ổ đỡ con lăn côn. Các chảo cày lắp cứng trên trục và định vị khoảng cách với nhau bởi các ống bích nối. - Chảo cày làm nhiệm vụ của lưỡi và diệp như ở cày lưỡi. Chảo cày có dạng hình chỏm cầu, thường được chế tạo bằng thép tốt hoặc bằng gang chất lượng cao. Tùy loại cày mà chảo lớn hay nhỏ. Đường kính mép ngoài của chảo (đến cạnh sắc) trong khoảng từ 600 ÷ 1000 mm. Khi làm việc mặt phẳng đi qua cạnh sắc của chảo đặt lệch so với mặt phẳng thẳng đứng dọc theo phương tiến của máy một góc . Góc gọi là góc tiến của cày, thường = 15 0 ÷ 43 0 . Bánh sau của cày chảo được đặt xiên so với mặt phẳng thẳng đứng dọc theo hướng tiến của cày. Bánh sau có nhiệm vụ chống xoay cày, giống như thanh tựa đồng ở cày lưỡi. Các thanh gạt được bắt chặt với khung và có một phần rà gần sát với mặt cong trong lòng các chảo cày. Khi chảo cày quay bị dính đất thì các thanh gạt sẽ gạt đất để chảo làm việc tốt hơn. Sự làm việc của chảo cày cũng giống như cày lưỡi: cắt, nâng, tách, lật đất. Song ở đây, chảo cày vừa quay vừa tịnh tiến để làm tất cả công việc trên. Cạnh sắc ở mép ngoài của chảo cắt đất trượt lên lòng chảo và nâng rồi hất sang bên. Trong quá trình đó đất biến dạng, tơi vỡ nhiều hơn so với cày lưỡi. Góc tiến càng tăng thì độ tơi vỡ đất càng lớn. Tuy nhiên, góc chỉ nằm trong một khoảng nhất định. Ở cày chảo, cạnh sắc không chỉ cắt đất ở đáy luống (thay cho lưỡi cày) mà cả ở thành luống (thay cho dao cày) thành những cung cong nối tiếp. Do kết cấu của bộ phận làm việc là chảo cày nên loại cày này làm việc tốt trên đất nhiều cỏ rác, nhiều bùn hay trên đất nhẹ. Lực cản kéo của cày chảo nhỏ hơn cày lưỡi khi cùng độ sâu, bề rộng và tốc độ cày trên cùng loại đất. Tuy nhiên, những yếu điểm chính của loại cày này là không làm việc tốt trên đất cứng, đất có nhiều đá, rễ cây. Khi tăng góc tiến sẽ làm tăng độ sâu cày và tăng lực cản rất lớn. Mặc khác, đáy luống không bằng phẳng như ở cày lưỡi, làm ảnh 97 hưởng đến sự phát triển bộ rễ cây trồng. Quá trình lật không hoàn toàn và phụ thuộc góc tiến . 5.1.2 Máy bừa 5.1.2.1. Nhiệm vụ, yêu cầu nông học và phân loại Bừa là nguyên công làm đất thường sử dụng sau khi cày, cuốc. Nhiệm vụ của bừa là làm tơi vỡ đất đến độ nhỏ cần thiết cho việc gieo trồng. Bừa còn có thể cắt, dìm cỏ rác, diệt sâu bệnh, phá hủy gốc cây vụ trước còn lại. Một số loại bừa có khả năng phá váng cho đất, giảm mật độ cây khi gieo hoặc vơ cỏ rác, san phẳng mặt đồng v.v Yêu cầu kỹ thuật nông học đối với máy bừa là: Sau khi bừa bảo đảm tơi nhỏ đất, vơ hết cỏ dại ở ruộng khô và nhuyễn bùn, nhấn chìm cỏ dại ở ruộng nước, mặt đồng bằng phẳng, độ sâu lớp đất bừa đồng đều, bảo đảm giữ ẩm, thoáng khí, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây. Khi bừa ruộng khô tránh hiện tượng bụi bột (quá tơi) sẽ làm đất chóng kết dính, tăng độ chặt, nhất là khi thủy phần trong đất lớn, sẽ không bảo đảm chu kỳ sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Ta biết rằng, sau khi cày đúng độ ẩm đất đã được tơi vỡ một phần. Tuy nhiên trong nông nghiệp, làm đất sau khi cày, cuốc là một công việc cũng tốn kém năng lượng và thời gian. Với một số loại cây hoa màu, yêu cầu đất phải tơi nhuyễn hơn do đó phải bừa nhiều lần, có thể kết hợp cày trở dưới lên để độ tơi nhuyễn đồng đều. Máy bừa có nhiều cách phân loại. Theo cấu tạo bộ phận làm việc, có bừa răng, bừa đĩa, bừa thanh cắt (trục lăn). Theo tính chất chuyển động của bộ phận làm việc, có loại bừa tịnh tiến, bừa quay. Theo công dụng có bừa ruộng nước, bừa ruộng khô, bừa chuyên làm vườn, bừa phá váng, v.v Theo sự liên kết với máy kéo chia ra bừa treo, bừa móc và bừa nửa treo. Một đặc điểm chung của các loại bừa máy là thường có độ sâu làm việc tối đa bằng độ sâu cày. Ở một số loại bừa còn có khả năng xáo trộn lớp đất mặt tơi nhuyễn với phân bón lót sau khi cày. Ngoài ra bừa không chỉ làm tơi nhỏ đất, mà còn làm tơi nhỏ các sản phẩm khác lẫn trong lớp đất đó và không lật đất. 5.1.2.2. Bừa răng Bừa răng được chia ra hai loại là bừa răng khung cứng và bừa răng khung lưới, nhưng chủ yếu là bừa răng khung cứng. Bừa răng thường dùng trên ruộng khô với yêu cầu độ sâu làm đất nhỏ. Thường một bừa răng gồm có ba mảng nối với nhau (hình 5.3) và móc vào một xà ngang liên kết với máy kéo dạng móc kéo. Răng bừa thường chế tạo bằng thép cứng có tiết diện tròn hoặc vuông, hình thoi. Để tăng khả năng ăn sâu vào đất người ta làm nhọn các đầu răng. Ở bừa răng khung cứng cần chú ý khi bố trí răng. Răng được bố trí xen kẽ trên khung sao cho số vết răng đi qua dày, đều mà số răng trên một hàng ngang vẫn ít để không bị dồn đất hoặc vướng cỏ rác khi bừa. Vì vậy răng được cắm tại điểm giao nhau của các thanh khung với các đường xoắn nhiều đầu mối. Tùy theo yêu cầu làm đất mà răng bừa có thể lắp thẳng đứng, xiên về phía trước hoặc xiên về phía sau. 1 98 Hình 5.3 Bừa răng 1-Móc kéo, 2-Răng bừa, 3- Khung bừa Khi làm việc, bừa chuyển động tịnh tiến theo máy kéo với tốc độ chung của liên hợp máy. Khi đó các răng bừa cắt đất thành từng vết, va chạm để làm tơi nhỏ lớp đất mặt, đồng thời vơ cỏ (hoặc dìm cỏ rác). Tốc độ liên hợp máy càng lớn, khả năng tơi nhuyễn đất càng tăng lên. 5.1.2.3. Bừa đĩa Bừa đĩa được dùng nhiều hơn bừa răng. Nó kết hợp làm đất trên ruộng khô, và ruộng nước. Hiện nay đã có các loại bừa do Việt Nam sản xuất như: BĐT-2,2; BRN-2,4; BĐ-2,2 v.v Các bộ phận chủ yếu của bừa đĩa là: Khung bừa, các trục, trên đó có lắp các đĩa bừa, bộ phận treo hoặc móc, các bánh xe vận chuyển (ở bừa móc) với các trục vít điều khiển, Đĩa bừa có 3 loại: Đĩa phẳng, đĩa chỏm cầu và đĩa chỏm cầu cắt cạnh khế ở mép ngoài của đĩa. Đĩa phẳng thường dùng để cắt đất theo phương dọc với hướng tiến của liên hợp máy, hoặc dùng làm dao cày hay bộ phận rạch hàng của máy gieo. Đĩa chỏm cầu để làm tơi nhỏ đất. Còn đĩa chỏm cầu cắt cạnh khế để tăng cạnh sắc cắt, thường lắp trên bừa đĩa nặng để cắt nhỏ đất cày. Các đĩa bừa thường được đúc hoặc dập bằng thép tốt, có cấu tạo tương tự chảo cày, song kích thước đĩa bừa thường nhỏ hơn. a b V Hình 5.4 B ừa đĩa a. Bừa ruộng khô b. Bừa ruộng nước 99 Khi đĩa bừa làm việc, người ta điều chỉnh vị trí của trục lắp đĩa để mặt phẳng vành đĩa tạo với phương chuyển động 1 góc , gọi là góc tiến của bừa ( = 0 - 20 0 ). Lắp như vậy để tăng khả năng đẩy ngang (hất đất) và tăng độ tơi vỡ đất. Góc càng tăng, chất lượng làm đất càng tốt nhưng lực cản cũng tăng lên. Mỗi máy bừa có từ 2 đến 4 trục bừa được bắt vào khung bởi các giá đỡ và quay trong các ổ trượt hoặc ổ lăn. Các đĩa bừa lắp vào trục bừa và giữa các đĩa có ống ngăn cách. Mỗi trục thường có từ 5-10 đĩa. Thường các trục bừa được bố trí đối nhau để lực cản bừa cân đối và bừa sẽ chuyển động ổn định. Chiều lõm của đĩa bừa trên 2 trục ngang nhau cũng phải đối xứng và trục đi sau phải có chiều lõm ngược lại để việc hất đất trả về cho mặt đồng được bằng phẳng (hình 5-4). Đối với bừa ruộng nước, ngoài các trục lắp đĩa bừa, phía sau thường lắp thêm trục lăn. Trục lăn có cấu tạo dạng hình trụ, có đường kính từ 350-360 mm, dài từ 1800-2400 mm. Dọc theo đường sinh của trụ là các thanh sắc cắt đất được nối với trục bởi các vành. Số thanh sắc cắt đất của trục lăn thường từ 6 đến 10. Trục lăn được gá lắp với khung bừa bởi các giá đỡ kiểu ổ trượt. Loại trục lăn này làm việc tốt với yêu cầu dìm cỏ rác cũng như làm tơi nhuyễn đất. 5.1.3 Máy phay đất 5.1.3.1. Nhiệm vụ và so sánh phay với cày và bừa Để làm đất, ngoài phương pháp cày, bừa như hiện nay, phay đất cũng được dùng phổ biến bởi vì phương pháp làm đất này có nhiều ưu điểm nổi bật. Hiện nay, ở nước ta đã có một số cơ sở chế tạo được máy phay cho ruộng khô, ruộng nước với bề rộng làm việc là 0,6m; 0,8m; 1,6m hay 2,2m. Nhưng phần lớn máy phay đất vẫn được nhập từ nước ngoài như Nhật, Hàn Quốc, Nga, Bungari Hình 5.5 Máy phay đất B-2,2 (hãng KUBOTA- Nhật Bản) Điểm khác biệt trong nguyên tắc làm việc của phay với cày hoặc bừa là bộ phận làm việc (lưỡi phay) chủ động cắt đất với vận tốc lớn hơn vận tốc của liên hợp máy. Nhiệm vụ của phay là phá vỡ kết cấu đất, làm tơi nhuyễn lớp đất canh tác để tăng độ thoáng, độ phì cho đất. Ngoài ra, phay còn khả năng đánh tơi, trộn đều các 100 lớp đất, phân, phá hủy gốc cây dại và băm nát các sản phẩm còn lại của chu trình gieo trồng vụ trước một cách nhanh chóng. Phải nói rằng, độ tơi nhuyễn của đất làm bằng phay lớn hơn nhiều so với cày hoặc bừa khi cùng một lần đi qua. Đó chính là yếu tố rút ngắn thời gian làm đất và giảm số lần liên hợp máy di chuyển trên mặt đồng, nâng cao tính kinh tế trong quá trình cơ giới hóa khâu làm đất. Máy phay đất gọn nhẹ hơn, chi phí tổng cộng cho một đơn vị làm đất khi phay nhỏ hơn so với các phương pháp khác. Ngoài ra, mặt đồng sau khi phay bằng phẳng hơn, có thể làm đất bằng phay trên lô thửa hẹp (vì bán kính quay vòng liên hợp máy phay nhỏ hơn khi cùng một loại máy kéo). Những nhược điểm chính của làm đất bằng máy phay là: Chi phí công suất cho việc quay trống hoặc trục phay lớn. Máy phay đòi hỏi công nghệ chế tạo phức tạp, chính xác và đắt tiền hơn cày hoặc bừa. Kỹ thuật sử dụng cũng đòi hỏi cao hơn. Phay không có khả năng lật hoàn toàn đất do đó khó phơi ải. Khi tăng độ sâu phay thì công suất tiêu hao cho liên hợp máy tăng nhanh do đó độ sâu phay bị hạn chế. Nguồn động lực liên hợp với máy phay phải có trục thu công suất và các bộ phận điều khiển kèm theo. Tuy vậy, thực tiễn đã cho thấy phay dần dần thay cho cày, bừa hoặc lồng trên ruộng màu, ruộng cấy lúa nước. 5.1.3.2. Cấu tạo chung, nguyên tắc làm việc của máy phay đất Máy phay đất thường có các bộ phận chính sau: - Trục phay, trên đó được lắp các lưỡi phay - Khung và các tấm che chắn, bộ phận treo với máy kéo. - Bộ phận truyền lực để truyền mômen quay từ trục thu công suất của máy kéo đến trục phay. - Bộ phận giới hạn độ sâu. - Ly hợp an toàn Lưỡi phay là chi tiết làm việc nặng nề nhất, chịu tác dụng mài mòn mãnh liệt của đất khi cắt. Lưỡi phay có nhiều loại: Lưỡi dao thẳng, lưỡi dao cong, lưỡi dạng máng nhọn, lưỡi dạng xoắn. Do đó, lưỡi phay thường chế tạo bằng thép tốt và được tôi cạnh sắc. Hình dáng, kích thước lưỡi phay phụ thuộc vào tính năng của máy phay cũng như tính chất đất đai, yêu cầu kỹ thuật nông học. Các lưỡi phay có thể lắp trực tiếp lên trục hoặc các đĩa trên trục. Lưỡi có thể lắp hướng tâm, tiếp tuyến nhưng phải đảm bảo việc phân li đất ra ngoài, không quấn cỏ rác khi làm việc và đảm bảo độ sâu phay tối đa cho từng loại máy phay. Ngoài ra, khi phay đi qua để mặt đồng bằng phẳng, cần bố trí chiều cong ngang của các lưỡi phay hợp lý, không tạo rãnh hoặc thành luống cũng như đất đã phay không lấp lên phần đất sắp được phay của lần đi sau. Để điều chỉnh độ sâu phay thường dùng bộ phận thuyền trượt gắn hai bên máy phay (với ruộng ướt) và các bánh xe (với ruộng khô) thông qua các lỗ bắt bulông hoặc trục vít điều chỉnh. Trên khung máy, ngoài gá lắp trục phay, các bộ phận truyền lực, bộ phận treo, còn có các tấm che chắn phía trước, phía sau để tăng sự va đập tơi vỡ của đất khi lưỡi cắt hất lên. 101 Hình 5.6 Bố trí các loại lưỡi phay trên trống Ở một số máy phay, phía sau còn kết cấu một hàng răng chắn va đập phụ và san mặt đồng (phay khô). Các máy phay có bề rộng làm việc lớn thường được kết cấu thêm cụm li hợp ma sát trượt bảo vệ an toàn cho phay ở trước hộp giảm tốc (phay ruộng nước) hoặc ngay trên trục phay (phay ruộng khô). Khi lực cản quay trống phay quá lớn, mômen quay từ động cơ truyền đến sẽ bị trượt nhờ li hợp ma sát này. Khi phay đi qua chướng ngại vật, phay lại làm việc bình thường. 5.1.4. Máy lồng đất (Máy kéo bánh lồng) 5.1.4.1. Nhiệm vụ, đặc điểm của làm đất bằng máy kéo bánh lồng Làm đất ruộng nước bằng máy kéo bánh lồng đã và đang được sử dụng phổ biến ở nước ta và một số nước trên thế giới. Bánh lồng vừa làm bộ phận công tác (làm tơi nhuyễn đất) vừa thay cho bánh chuyển động của máy kéo. Cấu tạo của bánh lồng đơn giản nên dễ chế tạo. Bánh lồng có nhiều cỡ, phù hợp với máy kéo lớn hay nhỏ. Tuy nhiên, hiện nay hầu hết các loại bánh lồng sản xuất ở nước ta, lắp với các máy kéo có công suất từ 40 đến 80 mã lực để làm đất cho ruộng lúa nước sau khi đất đã cày hoặc cuốc. Trên một số chân ruộng dầm ngấm và có nền có thể lồng đất làm tơi nhuyễn, dìm cỏ rác mà không cần cày. Ưu điểm nổi bật của bánh lồng là hoàn toàn khắc phục hiện tượng không đủ bám của các loại máy kéo vạn năng khi làm việc trên ruộng nước. Ngoài ra, bánh lồng còn có những ưu điểm khác như: Năng suất làm đất cao, sử dụng đơn giản, tuổi thọ của cặp bánh lồng cao hơn hẳn các loại máy làm đất khác. Nhược điểm chính của làm đất bằng máy kéo bánh lồng là không điều chỉnh được độ sâu làm đất và ruộng phải ngập nước, có nền. Ngoài ra, bánh lồng không làm việc được trên ruộng khô, ruộng cứng chưa cày. Với lô thửa hẹp, khi lồng đất thì độ tơi nhuyễn không đều. Ở vùng hai đầu bờ, máy phải quay vòng nhiều nên đất quá nhuyễn nát, dễ gây hiện tượng nghẹt rễ sau này cho cây trồng. Làm nhiều vụ liên tiếp có thể gây ra hiện tượng phá nền, làm sâu thêm tầng đất canh tác, giảm độ phì của đất. Mặt khác máy kéo bánh lồng có bán kính quay vòng lớn, hay gây quá tải cho hệ thống truyền lực của máy kéo như hộp số, ly hợp, phanh và cầu hướng dẫn. V 102 Hình 5.7 Bánh lồng. 1. Thanh cắt bá m, 2.Vành bánh, 3. Nan hoa, 4. Mâm bánh 5.1.4.2. Cấu tạo và quá trình làm việc của bánh lồng Bánh lồng thay cho bánh chủ động của máy kéo, do đó về cấu tạo nó phải đảm bảo chức năng chịu nặng (hơn 70% trọng lượng máy kéo và máy công tác truyền lên bánh lồng xuống nền đất). Do vậy bánh lồng gồm có các vành bánh, các thanh cắt bám chống lún, các thanh chống (nan hoa) nối với mâm bánh. Mâm bánh bắt chặt vào bán trục của máy kéo bằng các bulông có đai ốc côn định vị (hình 5-7). Trong những năm gần đây, người ta cải tiến bánh lồng thẳng thành bánh lồng xoắn (thanh cắt bám đặt xiên một góc so với đường sinh của bánh lồng) đã cho hiệu qua rõ rệt: Lực cản riêng giảm, máy di chuyển ít va đập bởi mặt đường nên có lợi cho hệ thống truyền lực, tiêu thụ nhiên liệu giảm và khả năng cuốn đất vào trong bánh khi đi trên ruộng lầy thụt cũng giảm. Đường kính D ngoài của bánh lồng thường tương đương với đường kính của bánh lốp (ngoài) hoặc lớn hơn chút ít vì bánh lồng có độ lún lớn hơn. Cấu tạo của bánh lồng bên trái và bên phải khác nhau về chiều của thanh bám, do đó cần lắp đúng chiều quay của bánh lồng. Vì điểm này ta hạn chế lùi khi sử dụng máy kéo bánh lồng. Do cấu tạo, mà quá trình làm tơi nhuyễn đất ở các bánh lồng không liên tục mà còn một khoảng bụng giữa hai bánh lồng. Khoảng đất này sẽ được làm đất trong lần đi xen kẽ sau. Khi máy kéo bánh lồng làm việc trên đồng, bánh lồng vừa cắt đất, vung lên gây xáo trộn, tơi nhuyễn. Nước có tác dụng rửa không cho đất bám dính vào bánh và làm xáo động để thành bùn, do đó khi lồng phải đủ nước. Nếu là đất cày, nước phải ngập hoàn toàn thỏi đất. Trong quá trình đó, cỏ, rác, gốc rạ sẽ bị thanh bám cắt hoặc dìm sâu dưới bùn, tăng độ phì cho đất. Để tăng độ tơi nhuyễn có thể tăng số lượt đi lại của bánh lồng, hoặc kết hợp lắp thêm trang hoặc trục lăn cạnh khế phía sau máy. Khi sử dụng máy kéo bánh lồng cần chú ý: Không đi trên đường cứng, khi qua bờ phải giảm tốc độ di chuyển. Khi lên dốc cao phải đi lùi và đi thật chậm. Khi làm việc trên ruộng nặng nên lắp cơ cấu chống lật phía sau. Trên ruộng lầy thụt, nước lớn phải lắp thêm thuyền phao. 4 1 2 3 103 Ngoài các máy làm đất như máy cày, máy bừa, máy phay, bánh lồng còn có một số máy làm đất khác như máy xới, máy đào hố trồng cây, máy ủi đất, 5.2 MÁY GIEO TRỒNG VÀ CHĂM SÓC 5.2.1 Máy gieo hạt 5.2.1.1. Yêu cầu kỹ thuật, các hình thức gieo và phân loại máy gieo Quá trình gieo hạt bằng máy phải đảm bảo các yêu cầu sau đây: Hạt gieo đều trên các hàng, hốc hoặc trên toàn bề mặt cả về mật độ, độ sâu gieo. Bộ phận làm việc của máy không làm ảnh hưởng đến hạt, mầm non. Máy gieo phải gieo được nhiều loại hạt, phải điều chỉnh được lượng gieo, độ sâu gieo trong một giới hạn rộng, tức là máy phải vạn năng. Việc sử dụng và chăm sóc phải đơn giản, an toàn. Tùy theo loại hạt, điều kiện đất đai, mùa vụ mà có thể áp dụng một trong các hình thức gieo hạt sau: Gieo vãi toàn bề mặt, gieo hàng, gieo hốc, gieo ô vuông và gieo điểm Hiện nay gieo hàng là hình thức gieo phổ biến nhất. Gieo hàng hẹp khi khoảng cách giữa hàng <10cm. Gieo hàng vừa khi khoảng cách giữa hàng từ 11- 20cm. Gieo hàng rộng khi khoảng cách giữa hàng từ 40- 80cm. Gieo hàng chữ thập là vừa gieo dọc vừa gieo ngang. Hiện nay, trên thế giới có nhiều kiểu, loại máy gieo khác nhau. Theo hình thức gieo, có máy gieo vãi, máy gieo hàng, gieo hốc, gieo ô vuông. Theo khả năng làm việc, có máy gieo chuyên dùng (chỉ gieo một loại hạt) và máy gieo vạn năng (gieo được một số loại hạt). 5.2.1.2. Cấu tạo chung và nguyên tắc làm việc của máy gieo hàng Các bộ phận làm việc chủ yếu của một máy gieo hàng là: Thùng chứa và cung cấp hạt giống, bộ phận phân phối hạt, ống dẫn hạt, bộ phận rạch hàng, bộ phận san lấp và nén hạt. Ngoài ra trên một máy gieo còn có khung, bộ phận treo hay móc, các bánh xe máy gieo, bộ phận rạch tiêu, v.v Ở máy gieo có khả năng gieo hốc và gieo ô vuông thì còn trang bị thêm các bộ phận để gieo hốc và gieo ô vuông trên cơ sở máy gieo hàng. Một số máy gieo hàng kiểu khí động hoặc chân không còn có hệ thống truyền động từ trục thu công suất của máy kéo, quạt gió hay bơm hút chân không. Nguyên tắc làm việc của máy gieo hàng như sau: Khi liên hợp máy di chuyển trên đồng, các lưỡi rạch sẽ rạch các hàng có độ sâu được điều chỉnh trước. Nhờ bộ phận truyền động, bộ phận phân phối hạt làm việc. Hạt được rơi vào ống dẫn hạt xuống đáy rãnh. Bộ phận lấp hạt đi sau sẽ lấp và nén đất với độ chặt nhất định. Khi liên hợp máy quay vòng hoặc di chuyển thì các nhánh gieo ở vị trí không làm việc. Hình 5.8 giới thiệu sơ đồ cấu tạo một nhánh của máy gieo hàng và hình 5.9 giới thiệu công cụ gieo hàng cho lúa nước đang được sử dụng phổ biến ở nước ta. [...]... sạch LS-2 Máy làm sạch LS-2 (hình 5. 25) do Viện Cơ điện Nông nghiệp thiết kế, vừa sàng lúa vừa quạt sạch, tách rơm vụn khỏi lúa 120 2 1 3 7 6 5 4 Hình 5. 25 Máy làm sạch LS-2 1- Băng chuyền hạt, 2- Trục xoắn rải hạt, 3- Sàng nghiêng, 4- Quạt gió 5- Băng chuyền hạt tốt, 6- Cửa ra hạt lửng, 7- Cửa thổi tạp chất nhẹ Máy gồm có các bộ phận chính sau: - Sàng nghiêng - Quạt gió - Băng chuyền hạt lên máng - Trục... khoảng 50 0- 1000 vòng/phút 7 3 2 8 4 1 5 9 6 Hình 5. 19 Máy đập lúa dọc trục 1- Động cơ, 2- Trống đập, 3- Nắp trống, 4- Máng trống, 5- Sàng dao động 6- Cửa hứng thóc, 7- Cửa ra rơm, 8- Máng cấp lúa, 9- Quạt gió Bộ phận làm sạch gồm có sàng bằng thép tấm đục lỗ, sàng được đặt nghiêng một góc = 8- 90, và được lắc với tần số 20 0- 300 lần/phút Phía dưới sàng có quạt hút hoặc thổi với số vòng quay là 150 0... nén trực tiếp chất lỏng) và nguyên tắc khí động 5. 2 .5. 2 Cấu tạo và nguyên tắc làm việc của bình phun thuốc đeo vai - Bình8 phun thuốc kiểu nén khí 1 2 9 3 10 Hình 5. 14 Bình phun thuốc kiểu nén khí 1- Tay bơm, 2- Bình chứa thuốc 3- Dây đeo, 4- Van an toàn 5- Pittông, 6 - Van 1 chiều 7- Ống dẫn dung dịch, 8- Khóa 9- Cần phun thuốc,1 0- Đầu phun 4 5 6 7 - Bình phun thuốc kiểu nén dung dịch thuốc Dung dịch... phun phun ra ngoài Để duy trì áp suất trong bình tích áp khi bơm cần lắc tay nén bơm liên tục 110 1 Hình 5. 15 Bình phun thuốc kiểu nén dung dịch thuốc 10 2 3 4 1- Bình tích áp 2- Đầu phun, 3- Cần phun 4- Khóa, 5- Nút xả 6- Van đẩy, 7- Van hút 8- Bình chứa, 9- Bơm nén 10-Tay lắc bơm 9 8 5 7 6 5. 2 .5 3 Cấu tạo và hoạt động của máy phun thuốc theo nguyên tắc khí động Nguyên tắc phun thuốc khí động là lợi... qua máng sàng lỗ dài bao phía dưới buồng xát Dẫn động cho các máy xay xát thường dùng động cơ điện hay động cơ điêden 123 Hình 5. 27 Sơ đồ máy xay xát 2 giai đoạn 1- Máng chứa thóc 2- Quả lô cao su 3- Quạt gió 4- Trục xoắn giã gạo 5- Tay điều chỉnh cửa ra gạo 6- Gạo trắng 7- Cám 8- Cửa ra trấu 1 2 3 4 5 6 7 Hình 5- 2 7 là sơ đồ kỹ thuật loại máy xay xát lúa gạo hai giai đoạn làm việc theo chiều đứng (thóc... nước, thuốc bột, vừa có thể cứu hỏa, phun lửa khi thay các đầu phun cho phù hợp với công việc 1 2 6 3 5 4 Hình 5. 16 Máy phun thuốc có động cơ 1- Bình chứa thuốc, 2- Nắp bình, 3- Ống trích gió 4- Hỗn hợp thuốc, 5- Ống dẫn khí, 6- Quạt gió Nguyên tắc làm việc của các loại máy này là nhờ công suất động cơ quay một quạt thổi ly tâm, tạo luồng “gió” có tốc độ lớn Khi phun thuốc lỏng: Trích một phần áp suất... và b, mà còn dùng để làm sạch hạt khỏi tạp chất c b b a c a a) Hình 5. 23 Phân loại hạt theo kích thước a- Kích thước hạt, b- Sàng lỗ dài, c- Sàng lỗ tròn, d- Trống phân loại 1- Vỏ trống phân loại 2- Trục xoắn chuyền hạt 3- Máng hứng hạt 4- Hạt ngắn b) c) 4 3 2 1 d) Để phân loại theo chiều dài c của hạt ta dùng trống phân loại (hình 5- 2 3d) Trống làm bằng thép lá có dập tổ ong, ở mặt trong trống có dạng... làm việc của một số máy phân loại, làm sạch hạt * Quạt hòm 6 1 Hình 5. 24 Quạt hòm 1- Máng chứa 2- Quạt gió 3- Vật nặng (sắt đá) 4- Hạt tốt 5- Hạt lửng 6- Tạp chất nhẹ 2 3 4 5 Quạt hòm (hình 5. 24) là công cụ làm sạch và phân loại tương đối tốt trong điều kiện ở nước ta Quạt có thể quay bằng tay hay động cơ để tạo ra luồng gió mạnh thổi vào dòng hạt rơi tự do làm cho chúng phân li theo các quĩ đạo rơi... Mặc khác còn phân loại và làm sạch sơ bộ hạt, thổi rơm đi xa Máy đập lúa dọc trục thường dùng động cơ có công suất từ 9 -1 8 mã lực Truyền động từ động cơ đến các bộ phận bằng đai truyền Bộ phận đập gồm có trống đập dài từ 1,6 - 2,1 m, đường kính từ 45 0- 750 cm Trên trống đập, lắp từ 18 22 răng, theo 3-4 đường ren xoắn ốc Răng có thể là răng tròn hoặc răng bản Phần cuối trống đập lắp một quạt thổi rơm... lúa vừa cấy các loại cây khác tương đương trên ruộng nước 5. 2.2.2 Cấu tạo chung và nguyên tắc làm việc của máy cấy lúa Một máy cấy nói chung gồm có các bộ phận chính: - Thùng đựng mạ đã cắt xén lá và rũ sạch đất - Bộ phận cung cấp mạ - Bộ phận cấy - Hệ thống truyền động cho máy cấy - Hệ thống di chuyển máy và thuyền trượt - Bộ phận điều chỉnh nông sâu và nâng hạ máy 104 Thùng mạ dùng để đựng mạ, có . bột Hình 5. 15 Bình phun thu ốc kiểu nén dung dịch thuốc 1- Bình tích áp 2- Đầu phun, 3- C ần phun 4- Khóa, 5- Nút xả 6- Van đẩy, 7- Van hút 8- Bình chứa, 9- Bơm nén 10-Tay lắc. 1- Tay bơm, 2- Bình chứa thuốc 3- Dây đeo, 4- Van an toàn 5- Pittông, 6 - Van 1 chiều 7- Ống dẫn dung dịch, 8- Khóa 9- Cần phun thuốc,1 0- Đầu phun - Bình phun thuốc kiểu nén dung dịch. thuốc có động cơ 1- Bình chứa thuốc, 2- Nắp bình, 3- Ống trích gió 4- Hỗn hợp thuốc, 5- Ống dẫn khí, 6- Quạt gió Nguyên tắc làm việc của các loại máy này là nhờ công suất động cơ quay một