Bài giảng - Cơ điện nông nghiệp-chương 4 ppsx

19 532 0
Bài giảng - Cơ điện nông nghiệp-chương 4 ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

74 Chương 4 ĐIỆN TRONG NÔNG NGHIỆP Ngày nay điện năng đã được sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực kinh tế và đời sống. Đó là vì điện năng có nhiều ưu điểm so với những dạng năng lượng khác. Nó dễ dàng chuyển tải đi xa với hao phí nhỏ. Nó cũng dễ dàng chuyển thành các dạng năng lượng khác như cơ năng, nhiệt năng, quang năng và ngược lại, từ các dạng năng lượng khác cũng có thể biến đổi thành năng lượng điện. Năng lượng điện sản xuất ra chủ yếu dưới dạng dòng điện xoay chiều, nhờ những máy phát điện xoay chiều kiểu cảm ứng. Trên thế giới có hàng vạn nhà máy điện các loại ngày đêm hoạt động để cung cấp điện năng. Nhiều nước đã chú trọng đến điện khí hóa nền kinh tế, phát triển kỹ thuật, tăng nhanh các quá trình sản xuất các thiết bị, phụ tải dùng điện, đặc biệt là xây dựng mạng lưới điện toàn quốc hợp lý với tổng công suất lớn. Trên cơ sở đó, cùng với cơ khí hóa tiến lên con đường tự động hóa các qúa trình sản xuất. Đối với nước ta, Nhà nước chủ trương tập trung sức đẩy mạnh phát triển một số ngành công nghiệp nặng thiết yếu như điện, than, dầu khí, phân bón và cơ khí với phương châm "điện đi trước một bước" để làm cơ sở cho sự phát triển các ngành kinh tế khác. Chúng ta đã và đang xây dựng nhiều nhà máy nhiệt điện, thủy điện có công suất lớn, vừa và nhỏ ở khắp mọi miền của tổ quốc, phấn đấu cung cấp đầy đủ điện năng cho các ngành kinh tế và đời sống xã hội. Đặc biệt điện ngày càng phục vụ đắc lực cho sản xuất nông nghiệp. Điện về nông thôn đã giảm nhẹ sức lao động nặng nhọc cho người nông dân, góp phần tăng năng suất lao động, tăng năng xuất cây trồng và vật nuôi, tăng khối lượng sản phẩm hàng hóa và văn minh hóa đời sống con người. Trong nông nghiệp sử dụng nhiều loại máy điện và nhiều loại phụ tải dùng điện. Về máy điện, chủ yếu là máy phát điện, động cơ điện, máy biến áp. Phụ tải dùng điện thông dụng có phụ tải chiếu sáng, phụ tải đốt nóng và phụ tải làm lạnh. 4.1. MÁY PHÁT ĐIỆN 4.1.1. Nguyên lý chung của máy phát điện Nguyên lý chung của máy phát điện là dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ. Khi có một thanh dây, chiều dài l chuyển động cắt các đường sức trong từ trường của một nam châm vĩnh cửu N - S với vận tốc v (hình 4.1), thì trong thanh dây sẽ xuất hiện sức điện động cảm ứng e, và được tính bằng công thức: e = - Blv sin  Trong đó: B là cường độ từ trường (tesla), l là chiều dài thanh dây (m), v là tốc độ chuyển động của thanh dây (m/s),  là góc lệch giữa phương chuyển động của thanh dây với véctơ từ thông B. Hình 4.1 l v S N B 75 Nếu thanh dây chuyển động song song với đường sức, thì  = 0, sin = 0 và do đó e = 0. Nếu thanh dây chuyển động vuông góc với đường sức, thì  = 90 0 và sin =1, do đó e = E max (E m ) = - Blv. Dấu - biểu thị sức điện động xuất hiện trong thanh dây tuân theo định luật cảm ứng điện từ của Lenxơ. Chiều của sức điện động cảm ứng được xác định bằng quy tắc bàn tay phải. Vận dụng nguyên lý chung trên, người ta cho một khung dây chuyển động quay đều quanh một trục với vận tốc không đổi  trong từ trường của một nam châm vĩnh cửu N - S (hình 4.2), thì trong khung dây sẽ xuất hiện sức điện động cảm ứng, và được tính bằng công thức: e = - Blvsin = E max sint Đồ thị biễu diễn sức điện động cảm ứng trong khung dây có dạng hình sin với chu kỳ 2. Hình 4.2 Sơ đồ nguyên tắc máy phát điện xoay chiều và đồ thị sức điện động hình sin Trong thực tế kỹ thuật, từ thông B không do nam châm vĩnh cửu sinh ra, mà do một nam châm điện và để tăng tần số dao động của điện áp, người ta tăng số cặp cực N - S của nam châm. Thông thường máy phát điện xoay chiều có từ trường quay còn khung dây đứng yên. Khung dây không chỉ có một vòng mà là một cuộn dây, gồm nhiều vòng dây, do đó sức điện động sing ra tăng gấp bội: W dt d e   Trong đó, dt d  là tốc độ biến thiên của từ thông qua cuộn dây, W là số vòng của cuộn dây, còn dấu - biểu thị sức điện động sinh ra trong cuộn dây tuân theo định luật Lenxơ. N S -E m E m 2  0 e  t B e 76 4.1.2. Cấu tạo của máy phát điện xoay chiều một pha Máy phát điện xoay chiều một pha có tần số công nghiệp (50 Hz) phần lớn là máy phát điện đồng bộ. Cấu tạo của nó gồm có ba phần: Phần cảm (rôto), phần ứng (stato) và phần kích thích. Phần cảm là phần quay để tạo ra từ trường. Cấu tạo của nó là một khối nam châm điện có số cặp cực chẵn. Toàn khối trụ được ép vào một trục lắp trên hai gối đỡ đặt trong hai nắp máy và được quay nhờ ngoại lực. Phần ứng là phần đứng yên, từ đây sinh ra dòng điện xoay chiều 1 pha. Phần ứng là một cuộn dây dài được chia ra làm nhiều bối, quấn theo một quy luật nhất định rồi ép vào các rãnh trong của một ống trụ làm bằng các lá thép kỹ thuật điện. Toàn bộ ống trụ được đặt vào trong một vỏ bằng gang, phía ngoài có các gờ tản nhiệt. Nguyên tắc quấn các bối dây đảm bảo sao cho sức điện động sinh ra ở các vòng dây là cùng chiều để có thể tổng hợp thành sức điện động chung có gía trị lớn đưa ra ngoài. Phần kích thích có nhiệm vụ cung cấp dòng điện một chiều cho rôto để biến nó thành nam châm điện. Phần kích thích có thể là máy phát điện một chiều công suất nhỏ, có rôto quay cùng trục với máy phát điện chính, nhưng hiện nay phần lớn dùng điốt bán dẫn chỉnh lưu một phần dòng điện xoay chiều lấy từ phần ứng, thành dòng điện một chiều cung cấp cho rôto. Sơ đồ cấu tạo của máy phát điện xoay chiều một pha được trình bày trên hình 4.3. 4.1.3. Máy phát điện xoay chiều ba pha Dòng điện xoay chiều ba pha do máy phát điện xoay chiều ba pha tạo ra, so với dòng điện xoay chiều một pha có hai ưu điểm: - Tạo ra được từ trường quay cho động cơ điện xoay chiều ba pha hoạt động. - Tiết kiệm đường dây tải điện Dòng điện xoay chiều ba pha là một hệ thống gồm ba dòng điện xoay chiều một pha, sinh ra bởi các sức điện động xoay chiều có cùng biên độ, cùng tần số, Hình 4. 3 a- Phần cảm b- Phần ứng 77 nhưng lệch pha nhau 120 0 . Về mặt cấu tạo, máy phát điện xoay chiều ba pha tương tự như máy phát điện xoay chiều một pha, chỉ khác là ở phần ứng (stato) có ba cuộn dây đặt lệch nhau 120 0 . Do vậy, sức điện động của mỗi pha (mỗi cuộn dây) ở một thời điểm nào đó cũng lệch pha nhau 120 0 , nghĩa là: e A = E m sin t e B = E m sin (t - 120 0 ) e C = E m sin (t - 240 0 ) Trong đó e A , e B , e C là sức điện động tức thời sinh ra trong các cuộn dây, E m là sức điện động cực đại ,  là vận tốc góc của rôto, t là thời điểm đang xét. Sơ đồ cấu tạo máy phát điện xoay chiều ba pha được trình bày trên hình 4.4a và đồ thị sức điện động sinh ra ở ba pha được trình bày trên hình 4.4 b. Hình 4.4 a. Sơ đồ cấu tạo máy phát điện xoay chiều ba pha b. Đồ thị sức điện động sinh ra ở 3 cuộn dây Trên hộp đầu cực của máy phát điện xoay chiều ba pha có 6 đầu: 3 đầu đầu A, B, C và 3 đầu cuối X, Y, Z của 3 cuộn dây stato. Để tiết kiệm dây dẫn, có hai cách đấu phổ biến, đó là đấu hình sao và đấu tam giác. Đấu hình sao (ký hiệu là Y) nghĩa là 3 đầu đầu A, B, C của ba cuộn dây được đưa lên mạng điện bằng ba dây khác nhau gọi là ba dây pha, còn 3 đầu cuối X, Y, Z được nối chung với nhau và đưa lên mạng điện bằng một dây chung, gọi là dây trung hòa. Ta được mạng điện ba pha, bốn dây. Ở phụ tải tiêu thụ điện phần lớn cũng được đấu theo hình sao (hình 4. 5). Với cách đấu hình sao, ta có: U d = 3 U p và I d = I p Trong đó U d , U p là điện áp giữa hai pha (giữa hai cuộn dây) và điện áp một pha (giữa hai đầu của một cuộn dây), I d , I p là cường độ dòng điện trên dây tải và trong cuộn dây). Còn công suất của mạng điện ba pha bằng tổng công suất các pha:  t e a e b e c e a, b , 78 P = 3 U p I p cos  = 3 U d I d cos  (trong đó  là góc lệch pha giữa dòng điện và điện áp, cos là hệ số sử dụng công suất). Hình 4.5 Sơ đồ đấu hình sao 1- Các cuộn dây của máy phát, 2- Phụ tải tiêu thụ Giá trị của cường độ dòng điện trong dây trung hòa I 0 bằng tổng các gía trị của cường độ dòng điện trong ba dây pha: I 0 = I PA + I PB + I PC Nếu phụ tải tiêu thụ ở ba pha hoàn toàn như nhau (tải đối xứng) thì trên dây trung hòa không có dòng điện đi qua, nghĩa là I 0 = 0. Nếu phụ tải tiêu thụ ở ba pha không như nhau (tải không đối xứng) thì trên dây trung hòa có dòng điện lệch tải nhỏ đi qua (gọi là dòng bù) để điều hòa sự chênh lệch dòng điện tải giữa các pha. Vì vậy dây trung hòa thường có tiết diện nhỏ hơn các dây pha. Cách đấu hình sao có ưu điểm là tiết kiệm được đường dây tải, đồng thời cho ta hai cấp điện áp khác nhau U d và U p , do đó được ứng dụng rộng rãi trong mạng điện vừa phục vụ sản xuất vừa phục vụ đời sống. Đấu tam giác (ký hiệu là ) nghĩa là ta nối đầu đầu của cuộn dây này với đầu cuối của cuộn dây tiếp theo, cả 3 cuộn dây nối thành một khung kín hình tam giác. Các điểm nối đó được đưa lên mạng điện bằng 3 dây pha, ta được mạng điện ba pha, ba dây (hình 4.6 a). Với cách đấu tam giác, ta có: U d = U p , I d = 3 I p và P = 3 U p I p cos  = 3 U d I d cos  Cách đấu tam giác chỉ dùng cho trạm phát điện lưu động công suất nhỏ với chiều dài mạng dây điện hạn chế. Trên hộp đầu cực của máy phát điện có các tấm nối cực bằng đồng (đã lắp dự trữ trong hộp) để đấu nguồn theo sơ đồ hình sao hay tam giác. (hình 4.4b). Dđy Dđy trung ha R R R U P U A C B X Y Z 1 2 79 Hình 4.6 a - Sơ đồ đấu tam giác, b- Sơ đồ đấu dây ở hộp đầu cực 4.2. ĐỘNG CƠ ĐIỆN Động cơ điện có nhiều loại, nhưng trong Nông, Lâm, Ngư nghiệp và một số ngành kinh tế khác thường dùng động cơ điện xoay chiều không đồng bộ ba pha rôto lồng sóc, vì nó cấu tạo đơn giản, dễ sử dụng và gía thành rẻ. 4.2.1. Nguyên lý chung của động cơ điện Một dây dẫn có dòng điện đi qua đặt trong một từ trường thì dây dẫn sẽ chuyển động dưới tác dụng của lực điện từ (hình 4.7) : F = BIl Trong đó: F là lực điện từ (N), B là cường độ từ trường (tesla), I là cường độ dòng điện (A), l là chiều dài thanh dây (m). Chiều của lực điện từ được xác định bằng quy tắc bàn tay trái. 4.2.2. Cấu tạo của động cơ điện Cấu tạo của động cơ điện xoay chiều ba pha không đồng bộ rôto lồng sóc gồm có hai phần: stato (phần tĩnh) và rôto (phần quay). Stato giống như stato của máy phát điện xoay chiều ba pha, nghĩa là có ba cuộn dây đặt lệch nhay 120 0 trong một ống trụ làm bằng thép kỹ thuật điện. Toàn bộ ống trụ được đặt trong vỏ động cơ làm bằng nhôm, gang hay thép đúc. Vỏ động cơ có chân để cố định trên nền và hai đầu có hai nắp để bảo vệ các cuộn dây và để lắp trục của rôto. Các cuộn dây của stato sẽ được nối với mạng điện ba pha. I d Y U d =U A B C X Y Z Dđy pha a, b, Hình 4.7 F I S N B 80 Rôto bao gồm các lá thép kỹ thuật điện được ép vào một trục, trên mặt rôto có xẻ các rãnh thẳng hoặc xiên với đường sinh. Trong rãnh có đặt các thanh nhôm (hoặc đồng) và hai đầu có hai vành nhôm (hoặc đồng) làm kín mạch. Các thanh nhôm và hai vành nhôm tạo thành một cái lồng, vì thế người ta gọi là rôto lồng sóc (rôto ngắn mạch). Trục của rôto quay trên hai ổ đỡ lắp trên nắp vỏ động cơ. Hình 4.8 a. Sơ đồ cấu tạo của động cơ điện ba pha không đồng bộ rôto lồng sóc b. Cách đấu dây ở hộp đầu cực 4.2.3. Nguyên tắc làm việc của động cơ điện ba pha không đồng bộ Khi ta cho dòng điện xoay chiều ba pha vào ba cuộn dây của stato thì sẽ tạo ra một từ trường quay. Hiện tượng này đã làm cho rôto có các khung nhôm kín, có dòng điện cảm ứng và quay theo chiều của từ trường dưới tác dụng của lực điện từ. Nhưng tốc độ quay của rôto luôn nhỏ hơn tốc độ quay của từ trường. Sự chênh lệch số vòng quay đó (sự không đồng bộ) được đánh giá bằng độ trượt: (%) n nn s 1 21   Trong đó: - n 1 là tốc độ quay của từ trường ba pha. Nó phụ thuộc vào tần số dòng điện (f) và số cặp cực (p): p f60 n 1  (vòng/phút) - n 2 là tốc độ quay của rôto, n 2 = n 1 (1- s) (vòng /phút). - Thông thường độ trượt s = 2 - 7 %. Ví dụ: p = 2, f = 50Hz và s = 5% thì 1425) 100 5 1.( 2 50.60 n 2  vòng/phút 4.2.4. Sơ đồ đấu dây ở hộp đầu cực của động cơ điện ba pha  Y b, A B C Z Y X Rôto a, 81 Trên hộp đầu cực của động cơ điện xoay chiều ba pha không đồng bộ có 6 đầu: 3 đầu đầu A, B, C và 3 đầu cuối x, y, z của 3 cuộn dây stato. Các đầu cực này đấu khác nhau sẽ cho động cơ làm việc ở hai điện áp khác nhau. Trên nhãn động cơ điện, ngoài các chỉ số về công suất định mức (KW), hệ số sử dụng công suất (cos), tốc độ quay của rôto (vòng/phút), tần số định mức (thường là 50 Hz), người ta thường ghi: /Y: 220/380 (V), nghĩa là, khi điện áp dây U d = 220V thì ta đấu ba cuộn dây stato theo hình tam giác, và khi điện áp dây U d = 380V thì ta đấu ba cuộn dây stato theo hình sao (hình 4.8b). Trong qúa trình sử dụng động cơ điện ba pha không đồng bộ rôto lồng sóc cần chú ý: chỉ nên khởi động động cơ khi điện áp của mạng điện đảm bảo định mức. Khi khởi động, đóng mở cầu dao vài ba lần, mỗi lần cách nhau 2-5 giây và nếu có thể, nên thoát tải trước khi khởi động. Muốn đổi chiều quay của động cơ điện ta đổi chỗ hai trong ba đầu dây đấu vào hộp đầu cực, thực chất là thay đổi chiều quay của từ trường. Trong quá trình động cơ điện làm việc, phải luôn luôn theo dõi nhiệt độ động cơ, nếu thấy quá nóng thì phải ngừng làm việc để kiểm tra, sửa chữa. 4.2.5. Một số loại động cơ điện khác Động cơ điện xoay chiều không đồng bộ một pha: Loại động cơ này thường dùng khi công suất cơ học cần lấy ra nhỏ như động cơ trong quạt điện, trong các máy bơm nước cỡ nhỏ, trong tủ lạnh, tủ sấy Các loại động cơ này không có khả năng tự khởi động được vì dòng điện xoay chiều một pha không tạo ra từ trường quay. Muốn tự khởi động thì phải biến được từ trường mạch đập do dòng điện xoay chiều một pha tạo ra thành từ trường dạng elíp. Thông thường người ta làm thêm các vòng đồng chập mạch trên stato của động cơ hoặc lắp thêm hai cuộn dây phụ song song với hai cuộn dây chính, trong đó có một cuộn được đấu nối tiếp với một tụ điện. Động cơ điện xoay chiều ba pha đồng bộ: Rôto của loại động cơ này là một nam châm điện, bao gồm lõi thép và cuộn dây kích thích. Dòng điện đưa vào cuộn dây kích thích là dòng điện một chiều. Khi cho dòng điện xoay chiều ba pha vào ba cuộn dây của stato, thì do tác dụng tương hỗ giữa từ trường và dòng điện của rôto và stato, tạo ra mômen làm cho rôto quay đồng bộ với tốc độ quay của từ trường stato. Động cơ điện xoay chiều ba pha đồng bộ và máy phát điện xoay chiều ba pha đồng bộ có tính thuận nghịch, nghĩa là nếu cho dòng điện một chiều vào rôto và dùng ngoại lực quay rôto thì trên các cuộn dây stato sẽ sinh ra dòng điện xoay chiều ba pha. Ngược lại, nếu cho dòng điện một chiều vào rôto và dòng điện xoay chiều ba pha vào stato thì rôto sẽ quay. Động cơ điện một chiều: Loai động cơ này, ngoài stato và rôto còn có vành đổi chiều. Khi đưa dòng điện một chiều vào cuộn dây kích thích của stato và dây quấn rôto, thì giữa dòng điện trong dây quấn rôto và từ trường stato tác dụng tương hỗ lên nhau, tạo thành mômen tác dụng lên rôto. Nhờ có vành đổi chiều nên dòng 82 điện một chiều được chỉnh lưu thành dòng điện xoay chiều đưa vào dây quấn rôto, tạo ra lực tác dụng làm cho rôto quay. Động cơ điện một chiều và máy phát điện một chiều cũng có tính thuận nghịch. 4.3. MÁY BIẾN ÁP Máy biến áp là máy điện từ tĩnh dùng để biến đổi dòng điện xoay chiều ở điện áp này sang điện áp khác. Dòng điện đi vào gọi là dòng sơ cấp. Dòng điện lấy ra gọi là dòng thứ cấp. Máy biến áp có vai trò to lớn trong việc truyền tải điện năng đi xa. 4.3.1. Cấu tạo chung của máy biến áp Máy biến áp gồm có: Khung từ, các cuộn dây và vỏ máy. Khung từ làm bằng những lá thép kỹ thuật điện, được ghép lại thành một khung kín dùng làm mạch từ để dẫn từ thông và làm khung để quấn dây. Các cuộn dây sơ cấp và thứ cấp đều làm bằng đồng, phía ngoài có bọc chất cách điện. Các cuộn dây khác nhau về số vòng và tiết diện. Phía có điện áp cao, cuộn dây có nhiều vòng hơn nhưng tiết diện lại nhỏ hơn phía điện áp thấp. Ở máy biến áp ba pha có ba cuộn dây sơ cấp và ba cuộn dây thứ cấp quấn chồng lên nhau từng đôi một. Vỏ máy dùng để bảo vệ các bộ phận bên trong và đối với các loại máy biến áp làm mát bằng dầu thì còn dùng để đựng dầu máy biến áp. 4.3.2. Nguyên lý làm việc của máy biến áp Nguyên lý làm việc của máy biến áp dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ. Khi cuộn dây sơ cấp (W 1 ) được nối với dòng điện xoay chiều có điện áp U 1 , trong cuôn dây sơ cấp có dòng điện xoay chiều I 1 đi qua, nó sinh ra từ thông biến thiên  trong khung từ , làm cho cuộn dây sơ cấp W 1 và cuộn dây thứ cấp W 2 cảm ứng các sức điện động e 1 và e 2 . Cac sức điện động này có gía trị hiệu dụng là: E 1 = 4,44 f W 1  max và E 2 = 4,44 f W 2  max (trong đó f là tần số dòng điện) Hinh 4.9 Sơ đồ cấu tạo máy biến áp 1 pha 1 - Khung từ 2 - Cuộn sơ cấp 3 - Cuộn thứ c ấp W 2 U 1 U 2   W 2 W 1 1 2 3 83 Khi máy biến áp không tải (cuộn dây thứ cấp hở mạch), thì: E 1 = U 1 và E 2 = U 2 , nên k W W E E U U 2 1 2 1 2 1  Trong đó k gọi là hệ số máy biến áp. Khi k >1 ta có máy hạ áp và khi k < 1 ta có máy tăng áp. Khi máy biến áp có tải, tức là trong cuộn dây thứ cấp có dòng điện I 2 chạy qua, ta có thể chứng minh được: 1 2 2 1 I I U U  hay U 1 I 1 = U 2 I 2 Nghĩa là đứng trên quan điểm năng lượng mà xét thì máy biến áp không phải là một máy biến đổi năng lượng mà là một máy truyền tải năng lượng dòng điện xoay chiều từ điện áp này sang điện áp khác. Nếu bỏ qua hao tổn đồng và hao tổn từ (khoảng 1,5 - 4,5%) thì ta có thể coi công suất máy biến áp nhận vào ở phía sơ cấp bằng công suất máy đưa ra ở phía thứ cấp. Hiện nay công nghiệp sản xuất nhiều loại máy biến áp. Trong nông nghiệp thường sử dụng các loại máy hạ áp 22 KV, 15KV, và 10KV / 0,4 KV với công suất 50, 63,100,180, 320 KVA Ngoài các máy biến áp thông thường, còn có một số máy biến áp đặc biệt như: máy biến áp tự ngẫu, máy biến áp đo lường, máy biến dòng điện, máy biến áp hàn. Máy biến áp tự ngẫu là loại máy tự biến áp dùng để điều chỉnh điện áp thứ cấp một cách liên tục bằng cách thay đổi số vòng dây của cuộn sơ cấp. Máy biến áp đo lường chuyên dùng để biến đổi điện áp cao của các mạng điện xoay chiều xuống điện áp thấp để đo lường bằng các dụng cụ đo thông thường hoặc đưa vào mạch điện các thiết bị bảo vệ tự động (rơ le). Máy biến dòng điện dùng để biến đổi các dòng điện rất lớn xuống dòng điện nhỏ để đo bằng các dụng cụ thông thường. Máy biến áp hàn thực chất là một máy hạ áp để giảm điện áp của dòng điện xoay chiều xuống thích hợp với điện áp cần thiết khi hàn (khoảng 55-70 vôn). Để hồ quang cháy ổn định và liên tục, thông thường máy biến áp hàn có thêm cuộn điện kháng ở ngoài. Khi hàn, muốn điều chỉnh dòng điện hàn, ta điều chỉnh khe hở lõi thép của cuộn điện kháng. 4.4. THIẾT BỊ CHIẾU SÁNG [...]... người phụ thuộc vào dòng điện Cường độ dòng điện (mA) 0, 6-1 ,5 2-3 1 2-1 5 Mức độ nguy hiểm Tê tay Bị dật Nhức khớp xưương Cường độ dòng điện (mA) 2 0-2 5 5 0-8 0 100 Mức độ nguy hiểm Tê liệt thần kinh Ngừng hô hấp Tim ngừng đập Khi một bộ phận của cơ thể con người chạm vào dây điện thì sẽ có một dòng điện chạy qua Độ lớn của dòng điện, ngoài sự phụ thuộc vào điện áp chạm còn phụ thuộc vào điện trở của con người... của mạng điện phân phối hạ áp như cầu dao, cầu chì hoặc aptômát Nếu hộ tiêu thụ nhiều điện năng, người ta thường dùng một bảng điện chính và nhiều bảng điện phụ như hình 4. 13 Mỗi bảng điện phụ cung cấp điện cho một nhóm phụ tải 4. 7.2 Các thiết bị bảo vệ trong trong mạng điện hạ áp Trong mạng điện hạ áp có thể xẩy ra các loại sự cố: quá tải, ngắn mạch, qúa điện áp 88 - Quá tải là trường hợp dòng điện phụ... năng phát triển của phụ tải sau này Mạng điện hạ áp được chia làm hai phần: Mạng điện cung cấp và mạng điện phân phối hạ áp Mạng điện cung cấp hạ áp bao gồm các đường dây từ trạm Mạng điện cung cấp Bảng điện chính Mạng điện phân phối Bảng điện phụ Hinh 4. 13 biến áp đến các bảng điện chính của các hộ tiêu thụ Mạng điện phân phối hạ áp bao gồm các đường dây từ bảng điện chính đến các phụ tải Người ta thường... thái và môi trường mà điện trở của con người nằm trong khoảng 4 0-1 00 ngàn ôm 4. 8.2 Những nguyên nhân gây tai nạn về điện Những trường hợp cụ thể bị tai nạn về điện rất nhiều, nhưng có thể do các nguyên nhân chính sau đây: 90 - Do con người vô ý chạm vào dây điện hoặc các bộ phận mang điện của các thiết bị điện Trường hợp này không phổ biến vì đường dây dẫn điện và các bộ phận mang điện đều được bảo vệ... ,vừa có thể tăng nhiệt độ) 4. 7 MẠNG ĐIỆN HẠ ÁP 4. 7.1 Khái niệm chung về mạng điện hạ áp 86 Máy phát điện phát ra điện năng và nhờ mạng điện, năng lượng được đưa đến các phụ tải Hình 4. 12 trình bày qúa trình công nghệ từ việc sản xuất, truyền tải đến phân phối điện năng cho các phụ tải Để truyền tải và phân phối điện năng tới các hộ tiêu thụ phải xây dựng hệ thống đường dây dẫn điện đến từng phụ tải Nếu... - Do hiên tượng phóng hồ quang điện giữa các bộ phận mang điện áp cao đối với con người khi khoảng cách giữa con người và các bộ phận mang điện quá nhỏ Khi ta đóng cắt điện không đúng quy trình kỹ thuật, tia lửa điện sinh ra cũng có thể làm cho con người bị bỏng - Do điện áp bước khi con người đứng vào khu vực có điện trường Khi dây dẫn của mạng điện áp cao bị đứt và rơi xuống đất, sẽ có một dòng điện. .. đã có các đường dây siêu cao áp với điện áp 500KV, đường dây cao áp với điện áp 220KV, 110KV, đường dây trung áp với các mức điện áp 35 kV, 22 kV, 15 kV, 10 kV, và đường dây hạ áp 0 ,4 kV Máy 110K 110K Đ.dây cao áp (1 0-  6-1 0 MB 35K Đường dây trung áp Mạng điện hạ áp Đ.dây trung 10K 10K 35K Hinh 4. 12 Phụ tải của mạng điện hạ áp bao gồm tất cả các thiết bị tiêu thụ điện năng và thường được chia làm hai... nhiệt 4. 8 AN TOÀN ĐIỆN 4. 8.1 Tác dụng của dòng điện đối với con người Con người bị đặt trong một điện áp sẽ bị tác động của dòng điện đi qua thân thể Tùy theo độ lớn của cường độ dòng điện đi qua con người mà mức độ nguy hiểm khác nhau, làm cho con người có thể bị tê, bị dật, bị tê liệt thần kinh, bị ngừng hô hấp hoặc chết Bảng 4. 1 trình bày mức độ nguy hiểm phụ thuộc vào cường độ dòng điện Bảng 4. 1... các loại động cơ điện Phụ tải chiếu sáng và sinh hoạt bao gồm các loại đèn điện và các thiết bị điện phục vụ sinh hoạt cho đời sống của con người Khi thiết kế và thi công mạng điện hạ áp, người ta căn cứ vào các yêu cầu cơ bản sau đây: 87 - Bảo đảm cung cấp điện liên tục tương ứng cho các loại phụ tải, đặc biệt là các loại phụ tải quan trọng không cho phép mất điện đột ngột Vì nếu để mất điện sẽ ảnh... người - Bảo đảm chất lượng của điện năng Chất lượng của điện năng ngoài yếu tố cấp điện liên tục, còn được đánh gía bằng độ ổn định của điện áp và tần số của nguồn phù hợp với điện áp và tần số của các phụ tải - Bảo đảm tính kinh tế, nghĩa là đầu tư tối thiểu nhưng khả năng cấp điện và bảo đảm an toàn tối đa - Bảo đảm vận hành dễ dàng, hợp lý, độ tin cậy cao và an toàn cho người và thiết bị - Phải . E 1 = 4, 44 f W 1  max và E 2 = 4, 44 f W 2  max (trong đó f là tần số dòng điện) Hinh 4. 9 Sơ đồ cấu tạo máy biến áp 1 pha 1 - Khung từ 2 - Cuộn sơ cấp 3 - Cuộn thứ. chữa. 4. 2.5. Một số loại động cơ điện khác Động cơ điện xoay chiều không đồng bộ một pha: Loại động cơ này thường dùng khi công suất cơ học cần lấy ra nhỏ như động cơ trong quạt điện, trong. bày trên hình 4. 4a và đồ thị sức điện động sinh ra ở ba pha được trình bày trên hình 4. 4 b. Hình 4. 4 a. Sơ đồ cấu tạo máy phát điện xoay chiều ba pha b. Đồ thị sức điện động sinh

Ngày đăng: 24/07/2014, 23:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan