1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài: " LÝ TƯỞNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ ĐẠI ĐOÀN KẾT Ở VIỆT NAM " pptx

13 285 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 329,57 KB

Nội dung

Nghiên cứu triết học Đề tài: " LÝ TƯỞNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ ĐẠI ĐOÀN KẾT Ở VIỆT NAM "  LÝ TƯỞNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ ĐẠI ĐOÀN KẾT Ở VIỆT NAM NGUYỄN ĐÌNH HOÀ (*) Trong bài viết này, tác giả đã luận chứng để làm rõ hai vấn đề: 1/ Sự hình thành và phát triển lý tưởng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Lý tưởng ấy phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của toàn thể dân tộc, trở thành ngọn cờ tập hợp, kết nối quần chúng nhân dân thành một khối thống nhất đấu tranh vì lợi ích chung; 2/Đại đoàn kết dân tộc là một giá trị truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam, nó đã được nâng lên một chất lượng mới, trở thành phương thức, động lực cơ bản để thực hiện lý tưởng xã hội chủ nghĩa. Theo tác giả, Việt Nam đã và đang chứng minh cho ý nghĩa to lớn của đại đoàn kết dân tộc với tính cách một giá trị văn hoá trong tiến trình phát triển. Nhìn lại lịch sử dân tộc Việt Nam, có thể nói, hiếm có một dân tộc nào trên thế giới phải chịu nhiều khổ đau nhưng cũng rất kiên cường như dân tộc này. Ước mơ được sống trong một xã hội tốt đẹp, trong đó không còn áp bức, bất công, các giá trị người được tôn trọng và bảo đảm trên thực tế là khát vọng cháy bỏng và hoàn toàn chính đáng của những thế hệ người Việt Nam. Ngọn lửa Cách mạng Tháng Mười từ nước Nga Xô viết được Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đón nhận đã thắp sáng trong trái tim, khối óc nhân dân Việt Nam một niềm tin mãnh liệt - niềm tin vào lý tưởng xã hội chủ nghĩa, động viên họ kiên trì phấn đấu nhằm từng bước hiện thực hoá lý tưởng ấy trong cuộc sống. Trong bài viết này, chúng tôi muốn đề cập tới hai vấn đề: lý tưởng xã hội chủ nghĩa với tính cách ngọn cờ tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân tộc và đại đoàn kết toàn dân tộc là một phương thức thực hiện lý tưởng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. 1. Lý tưởng xã hội chủ nghĩa - ngọn cờ tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Cho đến những năm đầu thập niên 40 của thế kỷ XX, Việt Nam vẫn còn là một nước thuộc địa nửa phong kiến, nằm dưới sự "bảo hộ" của thực dân Pháp. Trong tình cảnh "một cổ hai tròng", nhân dân Việt Nam đã bị áp bức nặng nề về mặt chính trị, bị bóc lột thậm tệ về mặt kinh tế, chịu vô vàn đau đớn cả về mặt tinh thần lẫn thể xác. Do vậy, họ luôn mơ ước được sống một cuộc sống tốt đẹp hơn, không có áp bức, bất công. Ở khắp mọi nơi, từ Bắc, Trung cho đến Nam kỳ, từ miền xuôi đến miền ngược, những người dân nghèo đã vùng dậy và tập hợp dưới ngọn cờ của những nhà nho, những sĩ phu yêu nước để đấu tranh thực hiện mơ ước ấy. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó chủ yếu là do thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn và lực lượng không được tổ chức một cách chặt chẽ, những cuộc khởi nghĩa và phong trào yêu nước ấy đều bị dìm trong biển máu. Với lòng yêu nước, thương dân vô bờ bến, với những kinh nghiệm thực tiễn phong phú được đúc kết trong suốt 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước và đặc biệt, được soi rọi bởi ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin và Cách mạng Tháng Mười, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, người sau này được Tổ chức văn hoá và phát triển (UNESCO) của Liên hợp quốc tôn vinh là danh nhân văn hoá thế giới, đã tìm ra con đường cần phải đi cho cách mạng Việt Nam: con đường cách mạng vô sản. Người khẳng định rằng, muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản, con đường Cách mạng Tháng Mười. Từ sự nhận thức đúng đắn và khoa học về quy luật vận động, phát triển tất yếu của lịch sử, Hồ Chí Minh đã nỗ lực truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam, hướng cách mạng Việt Nam vượt qua ý thức hệ phong kiến và tư sản, vận động và phát triển theo quỹ đạo của cách mạng xã hội chủ nghĩa; ươm trồng trong lòng những người dân lao động bị áp bức, bóc lột nặng nề - những người cùng khổ dưới chế độ cũ niềm tin sâu sắc và mãnh liệt vào lý tưởng cao đẹp của chủ nghĩa cộng sản với những giá trị đích thực: dân chủ, tự do, bình đẳng, bác ái, không có áp bức, bóc lột Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Sinh thời, Hồ Chí Minh từng khẳng định rằng, chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới có thể giải quyết triệt để vấn đề độc lập cho dân tộc, mới có thể đem lại cuộc sống tự do, ấm no và hạnh phúc thực sự cho tất cả mọi người, cho các dân tộc và toàn thể loài người trên trái đất; rằng, chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới có thể xoá bỏ vĩnh viễn ách áp bức, bóc lột của chủ nghĩa tư bản, thực hiện được sự giải phóng hoàn toàn và triệt để cho quần chúng cần lao, tiến tới tự do, dân chủ, công bằng và bình đẳng cho con người và loài người. Chủ nghĩa xã hội là một xã hội văn hoá cao, tiến bộ và văn minh, ở đó, không còn sự bất công cũng như tình trạng người bóc lột người; có nền kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội phát triển theo hướng nhân văn; con người thực sự được tự do và có cơ hội phát triển các giá trị người. Sự giải thích của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội rất giản dị nhưng vẫn mang tính khái quát, sâu sắc mà ai cũng có thể cảm nhận được, hiểu được, bởi nó gần gũi với cuộc sống đời thường. Theo Người, “xã hội ngày càng tiến, vật chất ngày càng tăng, tinh thần ngày càng tốt, đó là chủ nghĩa xã hội”(1). Cụ thể hơn, chủ nghĩa xã hội là " mọi người được ăn no, mặc ấm, sung sướng, tự do”(2), ai cũng được “ hạnh phúc và học hành tiến bộ”. Tựu trung lại, “chủ nghĩa xã hội là làm sao cho dân giàu, nước mạnh”(3). Lý tưởng xã hội chủ nghĩa ấy được hình thành dựa trên một cơ sở khoa học vững chắc, phù hợp với nguyện vọng và lợi ích của nhân dân lao động Việt Nam. Vì thế, nó đã trở thành chất keo bền vững gắn kết toàn dân, trước hết là những giai cấp cần lao thành một khối thống nhất. Nói cách khác, lý tưởng xã hội chủ nghĩa đã trở thành ngọn cờ quy tụ nhân dân thành một khối đoàn kết xung quanh Đảng. Lịch sử luôn có những bước vận động thăng trầm và quanh co, con đường cách mạng không phải là con đường thẳng tắp và rắc đầy hoa. Đó là quy luật tất yếu của sự phát triển xã hội. Song, trong mọi hoàn cảnh, bất kể lúc đang còn phải hoạt động bí mật hay khi đã trở thành một đảng cầm quyền, bất kể khi chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô và Đông Âu đã sụp đổ hay lúc đất nước còn đang gặp vô vàn khó khăn, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn kiên trì lý tưởng xã hội chủ nghĩa, tổ chức và lãnh đạo quần chúng nhân dân tích cực đấu tranh thực hiện lý tưởng đó. Tại Đại hội lần thứ X vừa qua, mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội đã được Đảng tiếp tục cụ thể hoá, xác định rõ: "Xã hội xã hội chủ nghĩa mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người được giải phóng khỏi áp bức, bất công, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng tiến bộ; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới"(4). Có thể khẳng định rằng, trong suốt chặng đường lịch sử gần 80 năm qua, những người cộng sản và toàn thể nhân dân Việt Nam qua các thế hệ luôn trung thành với lý tưởng xã hội chủ nghĩa đầy tính nhân văn và phấn đấu không mệt mỏi để hiện thực hoá lý tưởng cao cả ấy. 2. Đại đoàn kết toàn dân tộc - sức mạnh vô địch, cội nguồn dẫn đến mọi thành công của dân tộc Việt Nam. Có thể nói, sự đoàn kết, gắn bó cộng đồng là một giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam. Trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước, người Việt Nam luôn cố kết với nhau tạo nên sức mạnh cộng đồng để đối phó với thiên tai: đắp đê ngăn lũ, trị thuỷ, lấn biển, mở mang những vùng đất mới ; chống lại địch hoạ luôn rình rập, nhấn chìm bè lũ bán nước cũng như bọn cướp nước hung hãn, dù chúng mạnh hơn gấp nhiều lần, để khẳng định chủ quyền dân tộc, để tồn tại và phát triển. Chính sự đoàn kết cộng đồng thành một khối vững chắc đã tạo nên sức mạnh giúp dân tộc Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thử thách khắc nghiệt. Nguyễn Trãi, một nhà tư tưởng lớn của dân tộc Việt Nam, đã ví sức dân như nước, đẩy thuyền cũng là dân mà lật thuyền cũng là dân. Trong lịch sử, người Việt Nam đã làm nên những chiến thắng Đông Đô, Bạch Đằng, Đống Đa để bảo toàn chủ quyền dân tộc. Trong thế kỷ XX, dân tộc Việt Nam đã thực hiện thắng lợi cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, giành lại độc lập cho dân tộc và xây dựng chính quyền của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; đã làm nên sự kiện "Điện Biên Phủ chấn động địa cầu", đưa chủ nghĩa thực dân cũ - con bạch tuộc ghê tởm từng ám ảnh các dân tộc thuộc địa bước vào giai đoạn cáo chung. Cũng chính dân tộc này đã buộc đế quốc Mỹ, một đại diện của chủ nghĩa thực dân kiểu mới, lần đầu tiên trở thành kẻ bại trận trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam kéo dài suốt 20 năm. Những thắng lợi ấy, đương nhiên, bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân; trong đó, trước hết phải kể đến truyền thống và sức mạnh đoàn kết của dân tộc. Truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam được Hồ Chí Minh nâng lên một tầm cao mới. Nét độc đáo, sáng tạo của Hồ Chí Minh là ở chỗ, Người thấy rõ điểm chung, tương đồng giữa những giai tầng khác nhau trong xã hội, thấy tất cả mọi người, dù có khác nhau về địa vị, tín ngưỡng tôn giáo , song "ai cũng có ít hay nhiều lòng ái quốc". Chính những điểm chung đó đã kết nối mọi người thành một khối thống nhất đấu tranh vì lợi ích chung của dân tộc, vì lý tưởng xã hội chủ nghĩa. Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà - nhà nước kiểu mới đầu tiên ở Đông Nam Á, ngay từ khi mới thành lập, đã phải đối mặt với hàng loạt khó khăn, thử thách to lớn. Song, sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân trong Mặt trận Việt Minh, sau này là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đã giúp nhân dân Việt Nam chiến thắng "thù trong, giặc ngoài", bảo vệ thành công những thành quả của Cách mạng tháng Tám và tiến lên xây dựng xã hội mới. Trong quá trình tiến hành đồng thời hai cuộc cách mạng: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và tiếp tục thực hiện cách mạng giải phóng dân tộc ở miền Nam, truyền thống đại đoàn kết dân tộc tiếp tục được khơi dậy và phát huy mạnh mẽ. Từ sau thắng lợi của sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước (30 - 4 - 1975), cả dân tộc Việt Nam cùng bắt tay vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhằm biến lý tưởng xã hội chủ nghĩa từng bước trở thành hiện thực. Xây dựng chủ nghĩa xã hội là một cuộc cách mạng đầy khó khăn, gian khổ, bởi chủ nghĩa xã hội là một xã hội hoàn toàn mới mẻ và chưa từng có tiền lệ trong lịch sử dân tộc. Mặt khác, Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội từ một xuất phát điểm hết sức thấp kém về mặt kinh tế, hơn nữa, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề, Tất cả những điều đó khiến cho tiến trình xây dựng xã hội mới của Việt Nam càng nhiều khó khăn, thử thách hơn. Thực tế cho thấy, do những nguyên nhân khách quan và chủ quan, bắt đầu từ những năm cuối thập niên 70 của thế kỷ XX, Việt Nam phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về kinh tế - xã hội. Có thể nói, đây thực sự là thử thách lớn nhất đối với Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam trên con đường hiện thực hoá lý tưởng của chủ nghĩa xã hội. Người Việt Nam có câu: lửa thử vàng, gian nan thử sức. Một lần nữa, truyền thống và sức mạnh đoàn kết của dân tộc Việt Nam được thực tiễn kiểm chứng. Vượt lên trên những khó khăn to lớn về đời sống kinh tế - xã hội, nhân dân Việt Nam vẫn đặt trọn niềm tin vào lý tưởng xã hội chủ nghĩa, đoàn kết xung quanh Đảng Cộng sản Việt Nam thành một khối thống nhất và nỗ lực thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng. Nếu sự khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng của các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô đã dẫn đến hiện tượng "ly khai", chia rẽ và phân hoá sâu sắc trong lòng các quốc gia này và cuối cùng, là sự đổ vỡ của chủ nghĩa xã hội hiện thực trong những năm cuối thập niên 80 - đầu thập niên 90 của thế kỷ XX thì trái lại, ở Việt Nam, tình trạng đó đã không xảy ra. Không chỉ có vậy, nhân dân Việt Nam còn làm nên điều kỳ diệu khiến thế giới phải khâm phục và ca ngợi. Đó là, sau 20 năm đổi mới, Việt Nam chẳng những đã vượt qua khủng hoảng, mà còn vươn lên trở thành một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định nhất của khu vực. Chính sự "đồng lòng, chung sức" của Đảng Cộng sản Việt Nam và quần chúng nhân dân lao động đã tạo nên sức mạnh tổng hợp giúp dân tộc vượt qua những thử thách khắc nghiệt ấy để đứng vững và tiếp tục phát triển. Với trọng trách của một đảng cầm quyền, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn kiên trì thực hiện nguyên tắc đại đoàn kết toàn dân tộc, coi đó là phương thức tạo nên sức mạnh tổng hợp của đoàn kết giai cấp, đoàn kết dân tộc và hoà hợp xã hội theo mục tiêu và lý tưởng xã hội chủ nghĩa; quy tụ mọi nguồn lực cho sự phát triển bền vững của xã hội. Nhằm khơi dậy và phát huy nguồn lực tổng hợp cho công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục khẳng định: "Đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng là đường lối chiến lược nhất quán của cách mạng Việt Nam; là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc"(5). Đồng thời, "lấy mục tiêu giữ vững độc lập, thống nhất của Tổ quốc, vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh làm điểm tương đồng để gắn bó đồng bào các dân tộc, các tôn giáo, các tầng lớp nhân dân ở trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài; xoá bỏ mọi mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử về quá khứ, thành phần giai cấp"(6). Với quan điểm đoàn kết rộng mở đó, Đảng Cộng sản Việt Nam vừa thu hút toàn thể nhân dân tham gia vào công cuộc xây dựng xã hội, vừa tạo cho mọi người cơ hội thể hiện, đóng góp và phát huy trách nhiệm của mình đối với đất nước. Quan điểm này không chỉ thể hiện sự kế thừa, phát huy truyền thống đoàn kết, thân ái thấm đượm tinh thần nhân văn, bao dung của dân tộc, mà còn phản ánh sự sáng tạo của Đảng trong việc khơi dậy trách nhiệm, nghĩa vụ của người dân đối với tương lai của đất nước Gắn đoàn kết dân tộc với đoàn kết quốc tế là một nguyên tắc của Đảng Cộng sản Việt Nam trong tiến trình hiện thực hoá lý tưởng xã hội chủ nghĩa. Trong lịch sử, dân tộc Việt Nam luôn giữ gìn và phát triển mối quan hệ thân thiện, hữu hảo với các nước láng giềng. Có thể nói, đây là một truyền thống rất đáng quý và cũng rất đáng tự hào của dân tộc ta. Ngay từ những ngày đầu của quá trình dựng nước và giữ nước, người Việt Nam đã bộc lộ tình yêu cuộc sống yên bình, tôn trọng sự cùng tồn tại và phát triển giữa các nước, trước hết là với các nước láng giềng. Dân tộc Việt Nam không muốn chiến tranh, ghét cảnh "nồi da nấu thịt", "huynh đệ tương tàn" và càng không bao giờ châm ngòi cho sự bùng nổ chiến tranh. Nếu có phải đứng lên cầm vũ khí, mà điều này đã không ít lần diễn ra trong lịch sử, thì đó cũng là sự lựa chọn cuối cùng do kẻ thù không chịu từ bỏ mưu toan, dã tâm xâm lược. Nói cách khác, người Việt Nam phải cầm vũ khí là để tự vệ - một quyền rất chính đáng, rất tự nhiên khi đất nước bị xâm lược, khi nhân dân phải sống lầm than dưới vó ngựa và gót giày của ngoại bang. Trước sau như một, khi chiến tranh qua đi, dân tộc Việt Nam vẫn luôn coi trọng và làm tất cả những gì có thể để củng cố và gìn giữ mối quan hệ thân thiện với các nước, kể cả với những nước đã từng gây ra cho mình những mất mát, đau thương không nhỏ cả về vật chất lẫn tinh thần, cả về của cải lẫn tính mạng con người. Điều đó vừa biểu hiện lòng khoan dung, vừa biểu hiện tình thân ái - những giá trị văn hoá đã trở thành bản sắc của dân tộc Việt Nam. Tinh thần đó, truyền thống đó của dân tộc Việt Nam được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam kế thừa và phát triển lên một chất lượng mới: đoàn kết quốc tế. Nhận thức sâu sắc tính chất thời đại mới bắt đầu từ Cách mạng Tháng Mười Nga cũng như được soi rọi bởi lý luận cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, ngay từ cuối những năm 20 của thế kỷ trước, Hồ Chí Minh đã khẳng định rằng, cách mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới; rằng, cách mạng Việt Nam muốn thắng lợi phải đoàn kết và liên minh với các lực lượng cách mạng và nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới. Người cũng đã từng nhấn mạnh rằng, dù màu da có khác nhau, nhưng trên thế giới này chỉ có hai giống người - giống người bóc lột và giống người bị bóc lột, mà cũng chỉ có một tình hữu ái chân chính mà thôi - tình hữu ái vô sản. Với quan niệm nhân văn đó, Hồ Chí Minh đã trở thành một biểu tượng của tình đoàn kết quốc tế giữa dân tộc Việt Nam với bạn bè thế giới. Chính sự đoàn kết quốc tế chặt chẽ và trong sáng của nhân dân Việt Nam đã nhân đôi sức mạnh của dân tộc trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ và xây dựng Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Và, cũng thông qua mối quan hệ khăng khít đó, Việt Nam đã ngày càng đóng góp tích cực vào phong trào đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ, hoà bình và tiến bộ xã hội trên thế giới. Từ cuối thế kỷ XX, quan hệ giữa các nước trên thế giới đã có sự thay đổi theo hướng tích cực và tiến bộ: xu thế đối thoại đang dần thay cho đối đầu và xung đột; quan hệ hợp tác, liên kết cùng phát triển thay cho chia rẽ và biệt lập. Về phần mình, Việt Nam lại càng tôn trọng và đề cao sự đoàn kết quốc tế hơn bao giờ hết. Nguyên tắc này đã giúp cho Việt Nam không đối lập với các dân tộc khác, không sa vào chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi; đồng thời, tận dụng được tối đa sức mạnh thời đại và sự hợp tác quốc tế cho công cuộc bảo vệ, kiến thiết đất nước, đóng góp vào tiến trình xây dựng một thế giới hoà bình và phát triển bền vững. Đặc biệt, xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ trong vài thập kỷ gần đây đã tạo điều kiện để các nước xích lại gần [...]... mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh" - hệ giá trị vừa mang tính hiện thực, vừa mang tính nhân văn của lý tưởng xã hội chủ nghĩa Nói cách khác, đại đoàn kết toàn dân tộc là chiến lược lâu dài và nhất quán, là phương thức tập hợp lực lượng và trở thành một động lực quan trọng trong tiến trình thực hiện lý tưởng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam Lý tưởng xã hội chủ nghĩa là... cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực"(7) Tựu trung lại, để thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nhằm biến lý tưởng xã hội chủ nghĩa thành hiện thực cuộc sống, Đảng Cộng sản, Nhà nước và nhân dân Việt Nam không ngừng củng cố và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc; đồng thời, thường xuyên chăm lo và tăng cường mối quan hệ hợp tác, đoàn. .. lập, tự chủ và "thêm bạn, bớt th ", tại Đại hội lần thứ X vừa qua, Đảng Cộng sản Việt Nam, một lần nữa, khẳng định: "Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác Việt Nam là bạn,... phương và đa phương Trong bối cảnh như vậy, Việt Nam đã chủ động tham gia liên kết khu vực và quốc tế, như gia nhập khối ASEAN, khối APEC, WTO, với mục tiêu thúc đẩy xu thế hoà bình, ổn định và hợp tác giữa các nước, tạo ra những điều kiện quốc tế thuận lợi và tranh thủ ngoại lực để phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Với phương châm tăng cường đoàn kết quốc tế trên cơ sở độc lập, tự chủ. .. đoàn kết quốc tế trên tinh thần tôn trọng lợi ích của các dân tộc khác nhằm kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại vì sự phát triển bền vững trong hoàn cảnh lịch sử mới Với ý nghĩa đó, có thể khẳng định rằng, đại đoàn kết là đường lối mang tầm chiến lược của Việt Nam, là phương thức huy động một cách khoa học sức mạnh tổng hợp của dân tộc và quốc tế, của truyền thống và hiện đại, của nội lực và. .. đoàn kết với tính cách một giá trị văn hoá mang bản sắc dân tộc đối với sự phát triển của xã hội hiện đại. / (*) Tiến sĩ, Trưởng phòng Biên tập – Trị sự, Tạp chí Triết học, Viện Triết học, Viện Khoa học xã hội Việt Nam (1) Hồ Chí Minh Toàn tập, t.10 Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996, tr.591 (2) Hồ Chí Minh Sđd., t.8, tr.395 (3) Hồ Chí Minh Sđd., t.8, tr.226 (4) Đảng Cộng sản Việt Nam Văn kiện Đại hội. .. ý và quan tâm nhiều hơn đến vai trò của các giá trị văn hoá phương Đông đối với sự phát triển bền vững của xã hội hiện đại Luôn chăm lo vun trồng, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, coi đó như một cội nguồn sâu xa dẫn đến thành công và là động lực cơ bản để phát triển, phải chăng dân tộc Việt Nam, giống như nhiều quốc gia khác của khu vực châu Á, đang chứng minh cho ý nghĩa to lớn của đoàn. .. cờ quy tụ các cộng đồng dân tộc Việt Nam đoàn kết thành một khối thống nhất Trong các nhân tố góp phần làm nên những thành công to lớn của Việt Nam trên tất cả các phương diện, từ sự phát triển kinh tế đến sự ổn định chính trị và nâng cao đời sống văn hoá, từ việc bảo đảm ngày càng tốt hơn các giá trị người đến sự gia tăng uy tín và vị thế trên trường quốc tế, đại đoàn kết toàn dân tộc là một nhân tố... Hồ Chí Minh Sđd., t.8, tr.395 (3) Hồ Chí Minh Sđd., t.8, tr.226 (4) Đảng Cộng sản Việt Nam Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006, tr 17 - 18 (5) Đảng Cộng sản Việt Nam Sđd., tr 40 - 41 (6) Đảng Cộng sản Việt Nam Sđd., tr 116 (7) Đảng Cộng sản Việt Nam Sđd., tr.112 . cứu triết học Đề tài: " LÝ TƯỞNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ ĐẠI ĐOÀN KẾT Ở VIỆT NAM "  LÝ TƯỞNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ ĐẠI ĐOÀN KẾT Ở VIỆT NAM NGUYỄN. đề cập tới hai vấn đề: lý tưởng xã hội chủ nghĩa với tính cách ngọn cờ tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân tộc và đại đoàn kết toàn dân tộc là một phương thức thực hiện lý tưởng xã hội chủ nghĩa. quan trọng trong tiến trình thực hiện lý tưởng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam. Lý tưởng xã hội chủ nghĩa là ngọn cờ quy tụ các cộng đồng dân tộc Việt Nam đoàn kết thành một khối thống nhất. Trong

Ngày đăng: 11/08/2014, 03:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w