Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 24 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
24
Dung lượng
301,61 KB
Nội dung
Nghiên cứu triết học Đề tài: " NHẬN THỨC - ĐỒ THỨC - TÍNH KHÁCH QUAN (*) " NHẬN THỨC - ĐỒ THỨC - TÍNH KHÁCH QUAN (*) LÝ CẢNH NGUYÊN (**) Trong hoạt động nhận thức, con người không chỉ tiếp nhận thông tin tập hợp thành “bản mã tín hiệu”, mà còn lý giải ý nghĩa của nó. Cái “bản mã tín hiệu” đó chính là đồ thức nhận thức. Đồ thức nhận thức là phương thức tiến hành nhận thức và biểu đạt tri thức của con người. Nó vừa biểu hiện tính chỉnh thể của các yếu tố trong quá trình nhận thức, vừa chỉ ra phương thức tồn tại và phát triển cơ bản của nhận thức. Theo tác giả, quá trình chủ thể nhận thức xuất phát từ những đồ thức chung và thông qua sự điều chỉnh từng bước để nắm bắt đúng đối tượng biểu hiện một cách cụ thể nhận thức của con người đi từ tính chủ quan đến tính khách quan như thế nào. Nhận thức không bắt đầu từ “hư vô”, con người vốn xuất phát từ những quan niệm và kinh nghiệm đã có để nhận thức, nắm bắt những cái chưa biết. Chỉ khi thông qua vai trò trung gian của đồ thức, sự vật mới được con người nhận thức. Dưới sự giúp đỡ của đồ thức, chúng ta luôn nhận thức được nhiều hơn những gì sự vật đã biểu hiện ra; tương tự như vậy, chúng ta nhận thức sự vật không dừng lại ở những gì do giác quan mang lại. Nhưng, giống như việc nhận thức không thể chỉ do khách thể quyết định, nhận thức cũng không thể chỉ dựa duy nhất vào đồ thức. Mặc dù đồ thức có thể giúp chúng ta quan sát và tư duy, sử dụng đồ thức có thể giúp cho sự phản ánh và lý giải của con người đối với sự vật diễn ra nhanh hơn, nhưng bản thân đồ thức lại không giải quyết được vấn đề chân - giả, nghĩa là nó không thể đảm bảo tính phù hợp (tính ăn khớp) của đối tượng và nhận thức. Chức năng của đồ thức bao hàm trong nó mâu thuẫn nội tại, mâu thuẫn này thúc đẩy chúng ta tới chỗ nghiên cứu một cách toàn diện tính năng động của đồ thức và tính khách quan của nhận thức cũng như mối quan hệ của chúng. Tác giả bài viết này không đi vào phân tích toàn diện vấn đề trên, mà chỉ mong muốn trình bày một vài suy nghĩ của mình. I. Một ngành khoa học tồn tại và phát triển phải dựa vào sự lý giải ngày càng sâu sắc đối với phương pháp nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu của nó. Do đó, việc vận dụng quan điểm của ký hiệu học hiện đại để xem xét vấn đề nhận thức, cũng như nghiên cứu nhận thức luận có thể sẽ dẫn đến một số vấn đề quan trọng. Ký hiệu học hiện đại đưa ra hai mệnh đề quan trọng, gắn liền với nhận thức luận. Mệnh đề thứ nhất là, “Văn hoá là ngôn ngữ (như một loại sự vật)”. Điều này có nghĩa là, cũng giống như ngôn ngữ, đối với con người, những đối tượng có tính văn hoá cũng là các sự vật có ý nghĩa khác nhau, cho dù cái môi giới của những đối tượng đó không phải là ngôn ngữ, song nó cũng có chức năng tương tự như ngôn ngữ. Sự thống nhất giữa ý nghĩa, biểu trưng (biểu hiện đặc trưng – ND.), truyền đạt là đặc trưng cơ bản nhất của ký hiệu ngôn ngữ. Do đó, ngoài ý nghĩa thông thường của ký hiệu ngôn ngữ, chúng ta có thể gọi những sự vật không giống với ký hiệu nhưng lại có những đặc trưng như trên là “ký hiệu văn hoá”. Một ví dụ rất rõ là, trong khi nghiên cứu bộ tộc nguyên thuỷ, chúng ta sẽ có thể tự giác hoặc không tự giác coi tất cả những hiện tượng văn hoá của bộ tộc đó (bao gồm công cụ lao động, chỗ ở, đồ trang sức, các nghi lễ tôn giáo, tô tem, phong tục tập quán, v.v.) như là những ký hiệu hàm chứa những ý nghĩa nhất định để xem xét, nghiên cứu. Mệnh đề thứ hai: “Ngôn ngữ là tinh thần, tinh thần là ngôn ngữ”. Hàm nghĩa của mệnh đề này là, từ ngôn ngữ đến các loại đối tượng văn hoá đều là sản phẩm tinh thần của nhân loại; ngôn ngữ thể hiện một cách điển hình hoạt động tinh thần của con người, hoạt động tinh thần trong kết cấu và công dụng của ngôn ngữ được tái hiện ra một cách cụ thể. Nói cách khác, toàn bộ hoạt động tinh thần của nhân loại đều là các dạng tương tự như hoạt động của ký hiệu hoặc nguyên lý kết cấu của ký hiệu và ngôn ngữ, do đó có thể áp dụng ký hiệu học để phân tích đối với hoạt động nhận thức. Xuất phát từ mệnh đề “Văn hoá là ngôn ngữ”, chúng ta có thể mở rộng thêm một mệnh đề mới - “đối tượng nhận thức là ngôn ngữ” (một loại sự vật). Đối tượng nhận thức bao gồm văn hoá và tự nhiên. Đối tượng văn hoá do con người sáng tạo ra, là sự vật có ý nghĩa trực tiếp đối với con người, điểm này thì tương đối dễ lý giải. Đối tượng tự nhiên có chút khác biệt so với đối tượng văn hoá, ý nghĩa của chúng đối với con người chưa bộc lộ rõ, mà cần phải có sự tác động thêm của con người. Khi nhận thức một đối tượng, cần phải xem nó như là hình thức ký hiệu để giải thích nội dung của đối tượng đó. Con người có mối quan hệ với “những sự vật có ý nghĩa” không chỉ trên phương diện ngôn ngữ, mà trên tất cả các lĩnh vực khác. Sự khác biệt chỉ là ở chỗ, xem xét ngôn ngữ như một mã tín hiệu lý tưởng, thì ký hiệu và chức năng của ký hiệu là một thể thống nhất không thể tách rời; còn đối với những ký hiệu phi ngôn ngữ khác, thì thông thường chức năng của ký hiệu được ưu tiên hơn ký hiệu. Giống như một học giả đã chỉ ra, rất nhiều sự vật được “ký hiệu” hoá thông qua phán đoán chủ quan của con người và do vậy, nó có thể được xem như là “ký hiệu”, mà ở phạm vi này, trên thực tế là vô hạn. Hầu hết sự vật đều có thể biến thành “ký hiệu” trong quá trình này(1). Ký hiệu là đại biểu của mỗi một sự vật, sản sinh trong quan hệ của mỗi một sự vật. Khi sự vật này trở thành vật thay thế cho sự vật khác, thì chức năng của nó chính là chức năng ký hiệu, thừa nhận sự vật có loại chức năng này thì cũng có thể gọi là ký hiệu; cái đóng vai trò mối quan hệ của nội dung và hình thức của ký hiệu giữa hai sự vật có thể là tính quy ước, nghĩa là đôi bên có mối quan hệ tương tự và quan hệ nhân quả, nhưng cũng có thể là phi quy ước, hay là tuỳ ý. Hình thái cơ bản của ký hiệu ngôn ngữ hoặc bản chất của nó là phi quy ước, còn như đối tượng văn hoá và đối tượng tự nhiên, thì giữa hình thức và nội dung ký hiệu của nó lại có tính quy ước. Bất kỳ ngôn ngữ nào cũng đều có ý nghĩa, tác dụng tiềm tại. Khi chúng ta thừa nhận những sự vật khác ở bên ngoài ngôn ngữ có ý nghĩa, tác dụng, thì cũng có nghĩa là thừa nhận chúng có tác dụng tương tự như ngôn ngữ. Thừa nhận chức năng ký hiệu của đối tượng cũng có nghĩa là thừa nhận quá trình thông tin và quá trình nhận thức là một quá trình thống nhất. Khi chúng ta coi quá trình nhận thức như là quá trình tiếp nhận, xử lý và lưu giữ thông tin để xem xét, thì cũng chính là so sánh quá trình nhận thức với quá trình trao đổi thông tin giữa người và vật, giữa chủ thể và khách thể. Chúng ta vẫn hay nói đến “tin tức”, mà về thực chất, đó là một cách gọi khác của ký hiệu. Nếu nói bản chất của ký hiệu là tính biểu ý hoặc tính biểu trưng của nó, thì bản chất của tin tức cũng giống như vậy. Những mối liên hệ nội tại và thuộc tính của sự vật được thông tin tự nhiên biểu hiện, cũng có thể gọi là hàm nghĩa vốn có của bản thân sự vật. Tương tự, từ quan hệ tam giác ngữ nghĩa có thể biết được ngữ từ thông qua việc biểu thị thuộc tính sự vật mà tiến hành phân loại, đặt tên cho sự vật; còn thuộc tính hay quá trình hình thành ngữ nghĩa chính là quá trình nhận thức của con người, ý nghĩa của từ chẳng qua là thành quả nhận thức do hình thức của ký hiệu ngôn ngữ đúc kết mà thành. Ký hiệu học ra đời đã dự báo ngoài ngôn ngữ ra, đối tượng văn hoá và đối tượng tự nhiên đều biến thành “hệ thống ngữ nghĩa” phổ biến; từ đó, chỉ ra tính thống nhất của quá trình nhận thức và quá trình thông tin. Như vậy, chúng ta có thể xuất phát từ góc độ thông tin để tiến thêm một bước trong việc nắm chắc tính chất của nhận thức. Dựa vào quan điểm của ký hiệu học, có thể phân thông tin thành hai loại: loại thứ nhất là thông tin truyền đạt, đặc trưng cơ bản của nó là dựa vào mã tín hiệu. Mã tín hiệu là sự thống nhất của ngữ nghĩa học và cú pháp học. Xét từ góc độ ngôn ngữ học, mã tín hiệu do hình thức ký hiệu và nội dung ký hiệu phối hợp lẫn nhau tạo nên. Trong quá trình truyền đạt thông tin, vật phát tín hiệu và vật thu tín hiệu nhất định phải thông qua mã tín hiệu. Do đó, loại thông tin này hoàn toàn chịu sự chi phối của nguyên tắc mã tín hiệu. Quá trình truyền đạt là do tin tức cố định biến đổi cùng với sự biến đổi của mã tín hiệu cố định trong quá trình thông tin. Thông thường, người ta gọi loại thông tin chỉ dựa vào mã tín hiệu để tiến hành là “thông tin lý tưởng”. Thông tin lý tưởng luôn lấy vật phát tín hiệu làm trung tâm, bởi lẽ vật thu tín hiệu chỉ cần thông qua một mã tín hiệu là có thể tiến hành giải thích tin tức mà vật phát tín hiệu dựa vào mã tín hiệu để truyền tải. Do đó, trong quá trình “tiếp nhận”, địa vị chủ đạo thuộc về vật phát tín hiệu. Một hình thức khác của thông tin là giải thích thông tin, đặc trưng cơ bản của nó là quá trình thông tin thoát khỏi hoặc siêu vượt quy định của mã tín hiệu. Trong cuộc sống hiện thực, vật phát tín hiệu không thể chỉ truyền đạt trong phạm vi của mã tín hiệu; khi tin tức được truyền đạt tới thoát khỏi quy định của mã tín hiệu, thì vật thu tín hiệu có thể dựa vào “ngữ cảnh” để nhận thức ý nghĩa mà vật phát tín hiệu muốn truyền đạt. Rất rõ là, loại thông tin dựa vào ngữ cảnh được thực hiện trên cơ sở lấy vật thu tín hiệu làm trung tâm. Khi chúng ta so sánh quá trình nhận thức với quá trình thông tin, điều quan trọng là coi nhận thức như bản chất đặc thù của thông tin để tiến hành phân tích ở góc độ nhận thức luận. Rõ ràng, nhận thức hoàn toàn không phải là loại hình lý tưởng hoặc thông tin truyền đạt, mà là một loại thông tin giải thích. Trong khi quá trình nhận thức chứa đựng tính chất giải thích, thì cả chủ thể lẫn khách thể đều có một loạt tính quy định đặc thù, đồng thời làm cho chức năng của đồ thức phát sinh vô số biến hoá. Đầu tiên, đối tượng nhận thức đóng vai trò là sự phân biệt quan trọng giữa ký hiệu và ngôn ngữ. Trong tất cả các loại ký hiệu, chỉ có ngôn ngữ là lấy biểu hiện, truyền đạt ý nghĩa làm chức năng và điểm xuất phát của mình, vì thế nó là “ký hiệu biết nói", còn tuyệt đại đa số đối tượng văn hoá và đối tượng tự nhiên là “ký hiệu không biết nói”, điều này có sự ảnh hưởng to lớn đối với hoạt động nhận thức. Điều này cho thấy, những tin tức mà sự vật trong tự nhiên đã phát đi hoàn toàn không phải là “tin tức ngôn ngữ”. Sự vật tự nhiên hoàn toàn không dựa vào mã tín hiệu “biết nói” do con người tạo nên, mà dựa vào mã tín hiệu của bản thân nó. Tin tức tự nhiên lấy thuộc tính và quy luật của khách thể làm nội dung, lấy thuộc tính và hình thái biến hoá để biểu hiện tác dụng của nó. Do đó, giữa chủ thể và khách thể không tồn tại một “bản mã tín hiệu” thông dụng nào, tin tức tự nhiên trên thực tế đòi hỏi chúng ta tạo ra mã tín hiệu đồng thời giải thích ý nghĩa của nó. Điều này, như Duy Nạp Tăng đã chỉ rõ, nhằm “mang lại sự thuận tiện cho bản thân chúng ta trong việc khám phá, phát hiện khi tiến hành giải thích khoa học đối với hệ thống tồn tại, nhưng hệ thống tồn tại khi được sáng tạo ra không hề có một chút thuận tiện nào đối với con người. Kết quả là, trên thế giới, sự vật lâu đời nhất, phức tạp nhất, bí mật nhất đồng thời được ẩn giấu bởi một hệ thống mã tín hiệu phức tạp chính là quy luật của giới tự nhiên”(2). Tiếp theo, trong hoạt động nhận thức, ngoài việc tiếp nhận những tin tức tập hợp thành mã tín hiệu, con người còn phải tiến hành lý giải ý nghĩa của các tin tức đó. Do vậy, nhận thức khi đóng vai trò là thông tin giải thích hoặc thông tin không lý tưởng thì thường chứa đựng tính chất giả thiết và suy luận. Rất rõ ràng, trong hai loại hoạt động thông tin hoặc nhận thức, nhận thức đồ thức (bản mã tín hiệu) tuy đều phát huy tác dụng nhưng những tác dụng đó hoàn toàn không giống nhau. Trong thông tin lý tưởng và hoạt động nhận thức mang tính tái hiện, chủ thể chỉ cần dựa vào những đồ thức đã có là có thể tiến hành dự đoán và phán đoán; nhưng trong thông tin không lý tưởng hoặc trong quá trình suy luận mang tính giả thiết, nếu chủ thể dựa vào những đồ thức đã định thì không thể đưa ra những phán đoán chính xác về sự vật, do vậy đồ thức không thể chi phối sự lý giải và tri giác của con người một cách hoàn toàn. Trong sự suy luận mang tính giả thiết, mã tín hiệu và ngữ cảnh, đồ thức và khách thể bổ sung lẫn nhau, cùng phát huy tác dụng. Suy luận mang tính chất giả thiết dựa vào quy tắc để phán đoán sự vật, nhưng những quy tắc do đồ thức cung cấp chỉ có đặc điểm là khả năng thành lập. Suy luận mang tính giả thiết vừa dựa vào đồ thức vừa tham khảo suy luận theo “ngữ cảnh” (khách thể), vì thế có sự thống nhất của đồ thức nhận thức tương ứng và đồng hoá với đối tượng nhận thức. Trên thực tế, đồ thức trong thông tin lý tưởng hoặc trong chức năng của hoạt động nhận thức mang tính tái hiện, chỉ là một dạng đặc biệt, ngoại lệ. Quan hệ của đồ thức và đối tượng có tính phổ biến và tính đặc thù, tính phổ biến của đồ thức tuy là phương tiện để nắm bắt các đối tượng cá biệt, nhưng tính cá biệt không thể hoàn toàn nằm trong tính phổ biến. Đây chính là nguyên nhân khiến đồ thức không thể tự nó phát huy tác dụng. Trong khi chủ thể phản ánh khách thể bên ngoài một cách trung thực, tác dụng tương hỗ của đồ thức nhận thức và đối tượng khách quan sẽ hình thành nên một loại kết cấu bổ trợ. Kết cấu này không chỉ là cơ sở cho việc thống nhất giữa tính khách quan của nhận thức và tính năng động chủ quan của nhận thức, mà còn cho thấy con người lợi dụng việc quy về đồ thức để nắm bắt những điều kiện và con đường của sự vật mới. Sự suy luận mang tính giả thiết của con người gắn liền với một loại chức năng quan trọng của đồ thức nhận thức. Sự lý giải trước đây đối với chức năng của đồ thức chủ yếu hạn chế trong phương diện đồng hoá đối tượng của nó. Theo cách lý giải này, quá trình tri giác của con người chính là quá trình lợi dụng những đồ thức đã có để tiến hành phân biệt và nhận thức đối với những sự vật bên ngoài tác động vào; tri giác chính là sự kích hoạt đối với đồ thức kinh nghiệm; sự phù hợp giữa kích thích của sự vật bên ngoài với các đồ thức có sẵn là tiền đề của phản ánh, đồ thức chỉ là cơ cấu tái nhận thức các sự vật quen thuộc. Cách xem xét này, về nguyên tắc, là đúng, nhưng nó hoàn toàn không chứa đựng toàn bộ đặc điểm của nhận thức con người. Ví dụ, so sánh và giả thiết là hai phương thức tư duy quan trọng để nhận thức những sự vật mới, chúng có mối liên hệ mật thiết với đồ thức của chủ thể. Trên thực tế, con người không chỉ có phản ứng đối với mỗi một sự vật mà họ đã biết rõ, cho dù là gặp phải những sự vật mới không thể lý giải trong phạm vi của mã tín hiệu, cũng đòi hỏi đồ thức lý giải ý nghĩa của nó. Mặc dù sự giải thích này chứa đựng tính hoài nghi, nhưng khi chúng được kiểm nghiệm, nghĩa là khi có đầy đủ căn cứ thực tiễn, sẽ được đưa vào hệ thống mã tín hiệu vốn có, đôi lúc còn có thể thay thế những mã tín hiệu cũ. Nhấn mạnh một cách phiến diện tác dụng đồng hoá của đồ thức vừa không thể giải thích được là phải làm gì khi gặp phải những hiện tượng khác biệt trong nhận thức, vừa không thể nói rõ con người làm thế nào để có thể đưa ra những phát hiện mới mang tính sáng tạo trong những hoàn cảnh chưa hề có tiền lệ. Ký hiệu học cho rằng, không giống với động vật chỉ dựa vào tính di truyền của cơ thể, con người là chủ thể của sáng tạo và sử dụng mã tín hiệu văn hoá. Bản chất của việc con người sáng tạo ra mã tín hiệu văn hoá là nhằm mang lại ý nghĩa và giá trị đối với thế giới bên ngoài, nhằm tiến hành mã tín hiệu hoá, trình tự hoá. Nhưng cần phải chỉ ra rằng, bất kỳ cơ sở phát triển và hình thức của mã tín hiệu văn hoá nào cũng đều là hoạt động thực tiễn của con người. Ký hiệu ngôn ngữ đóng vai trò là hình thức phát triển nhất và là hình thái điển hình của ký hiệu văn hoá khác. Nghiên cứu kết cấu và chức năng của nó có thể giúp chúng ta đưa ra những hình mẫu và chìa khoá lý tưởng cho việc lý giải hoạt động nhận thức và những mã tín hiệu điển hình khác; tương tự như vậy, cũng không được quên rằng ngôn ngữ vốn có tính phái sinh và nó cũng chỉ là tương đối đối với các đối tượng văn hoá và hoạt động nhận thức mà thôi. II. Như trên đã trình bày, con người trong cùng hoàn cảnh trao đổi tin tức cần phải nhất quán dựa vào “bản mã tín hiệu” của mình, cái “bản mã tín hiệu” này chính là đồ thức nhận thức trên góc độ ý nghĩa nhận thức luận. Đồ thức là phương thức tiến hành nhận thức và biểu đạt tri thức của con người. Nó là bản mẫu có tính khái quát của hệ thống tri thức được đưa vào trong quá trình nhận thức, là sự thể hiện tập trung nhất của quan niệm truyền thống, tri thức và kinh nghiệm vốn có của con người. Khái niệm đồ thức không chỉ biểu hiện tính chỉnh thể của hiệu ứng chức năng và kết cấu quan hệ của các yếu tố trong quá trình nhận thức, mà còn chỉ ra đặc trưng chủ yếu, phương thức tồn tại và phát triển cơ bản của nhận thức. Chúng ta thường thấy những nghiên cứu về chức năng của đồ thức, còn trong bài viết này chúng tôi chú trọng trình bày nhân tố chế ước nội tại trong chức năng của đồ thức, từ đó giúp chúng ta hiểu được cơ chế chuyển đổi của đồ thức. Thứ nhất, khi coi đồ thức nhận thức như đối tượng cần đi sâu nghiên cứu của tư duy, chúng ta có thể sẽ gặp phải rất nhiều vấn đề vướng mắc. Vấn đề đầu tiên gặp phải là sự lý giải khác nhau về đồ thức. Ví dụ, Piaget giải thích đồ thức là kết cấu vận động chuyển biến của tư duy, quan điểm này nghiêng về phương diện suy luận lôgíc của đồ thức. Herbert A. Simon, người sáng lập ra tâm lý học nhận thức và trí tuệ nhân tạo, thì giải thích đồ thức là kết cấu chỉ số, nghĩa là bao hàm nội dung tri thức nhất định, mà không phải là chỉ tính trình tự của tri thức(3). Hai quan điểm trên rõ ràng không tương đồng với nhau. Vấn đề tiếp theo, khi chúng ta tiếp cận với những tài liệu hình thành đồ thức và tài liệu về chức năng của đồ thức, giữa hai loại này tồn tại sự không hài hòa, không phù hợp. Trong quan điểm của Piaget, hình thức cuối cùng của đồ thức chính là hình thức hoá cấu trúc tư duy, nhưng trong rất nhiều tác phẩm bàn về chức năng của đồ thức, lại chủ yếu trình bày về tác dụng chế ước và quy phạm của những tri thức cụ thể đối với nhận thức. Điều làm cho mọi người chú ý là, cùng một học giả, khi trình bày về những vấn đề khác nhau của đồ thức, cũng có những sự không nhất quán. Như trên đã nói, Piaget tập trung vào vấn đề kết cấu lôgíc, do đó ông đã phân biệt rõ sự khác nhau giữa phương diện vận dụng toán học của tư duy và phương diện phản ảnh biểu tượng của tư duy, đồng thời coi kết cấu vận dụng toán học là phương diện bản chất của tư duy. Nhưng, khi ông bàn về vấn đề tương ứng và đồng hoá của đồ thức, thì thực chất lại thoát ly khỏi những quy định đối với đồ thức của mình. Bởi vì đồ thức đóng vai trò là kết cấu suy luận lôgíc của tư duy, phát triển đến hết giai đoạn hình thức hoá thì rất khó để có thể tiếp tục nói đến vấn đề tương ứng. Vấn đề tương ứng nghĩa là tương ứng với sự vật, chỉ khi xem đồ thức như là cái cấu thành tri thức mới có thể lý giải vấn đề tương ứng của đồ thức. Theo quan điểm của Piaget, đồ thức xuất phát từ kết cấu hoạt động của chủ thể, mà không phải do khách thể đem lại. Do vậy, vấn đề đồ thức tương ứng với khách thể là tương đối khó lý giải. Những loại vấn đề này đều nói lên rằng, cần phải nắm một cách toàn diện tính quy định của đồ thức, đồng thời phải tiến hành phân tích một cách có hệ thống sự cấu thành của đồ thức. Ở đây, tôi chỉ xuất phát từ một góc độ là hệ thống tri thức để tiến hành một số phân tích đối với vấn đề cấu thành của đồ thức. [...]... thúc đẩy nhận thức của con người và cơ chế nội tại của sự tiến hoá của đồ thức III Vấn đề đặt ra khi đi sâu nghiên cứu và tìm hiểu quá trình nhận thức là, rốt cuộc, đồ thức được phát huy tác dụng như thể nào và làm thế nào mà con người xuất phát từ đồ thức chủ quan lại đạt được tính khách quan của nhận thức Đây chính là những vấn đề quan trọng mà nhận thức luận phải đối mặt Như mọi người đều biết,... thành sự tồn tại của đồ thức, mà không xem nó như một giai đoạn phát triển của đồ thức Giống như sự cấu thành tri thức của đồ thức nhận thức, chức năng của đồ thức cũng bộc lộ tính cấp độ Cấp độ nguyên lý đóng vai trò là cấp độ cao nhất của đồ thức, nó khống chế và điều tiết cấp độ kinh nghiệm và lý luận, đồng thời quyết định bản chất của đồ thức nhận thức Sự khác biệt giữa các đồ thức khác nhau mặc... thích đồ thức và nếu không có những đồ thức ban đầu, thì chúng ta vĩnh viễn không thể nắm bắt được những sự vật cá biệt Tâm lý học có đề cập đến hai hình thức đồ thức khác nhau và hai hình thức đồ thức có quan hệ song song có nguồn gốc từ sự khác biệt và chuyển đổi của đồ thức kinh nghiệm chủ quan của chủ thể Thậm chí, trong khi phân biệt đối với những hình thức đồ thức không có ý nghĩa, đồ thức kinh... việc khách thể độc lập nảy sinh ra các vấn đề, đây là quan điểm hạt nhân của Piaget Quan điểm này không những chỉ ra cấp độ tác động qua lại giữa chủ thể và khách thể trong quá trình hoạt động, mà còn bao hàm cấp độ tác động qua lại giữa đối tượng nhận thức và đồ thức chủ quan Đồ thức đóng vai trò năng lực nhận thức của con người, về mặt hình thức là chủ quan, đồng thời chỉ thông qua sự sàng lọc của đồ. .. ra lý luận đồ thức nhận thức Ông cho rằng, bất kỳ nhận thức nào cũng đều không có một sự khởi đầu tuyệt đối, nó luôn được gắn với những đồ thức đã có Nhận thức và tri thức không phải là sự phản ứng đơn giản của chủ thể đối với kích thích bên ngoài, mà đạt được thông qua kinh nghiệm hoặc đồ thức đã có trước đây đối với sự đồng hoá của nó Ông dùng công thức “S (A) R” để thay thế công thức “S - R” của những... lập, mà luôn thâm nhập vào đồ thức nhận thức của con người để phát huy tác dụng Nếu mô thức nhận thức ẩn chứa trong những kết cấu cao hơn của những hệ thống tri thức nhất định, thì lý luận và kinh nghiệm là mô thức biểu hiện của mô thức nhận thức, nghĩa là cấp độ chức năng của nó Như mọi người đều biết, chức năng nhận thức của mô thức lý luận biểu hiện tập trung trong việc quan sát lý luận Đối với cùng... tại, đồ thức có chức năng đồng hoá luôn bị đối tượng đồng hoá của nó dẫn dắt, nghĩa là đồ thức tương ứng với khách thể Khi mà đồng hoá lớn hơn tương ứng, tư duy chỉ có thể ở trong trung tâm cái tôi; khi mà đồng hoá thoát ly sự tương ứng, thì tri thức mà nó đạt được mang tính chủ quan, tuỳ tiện và sẽ dẫn đến “sai lầm đồng hoá”, nghĩa là khách thể bị chủ thể đồng hoá sai, hình ảnh của sự vật khách quan. .. với nhau Nhận thức luôn dựa vào sự tác động qua lại, bổ sung lẫn nhau giữa hai yếu tố trên mà phát triển, tất cả tri thức vừa tương ứng với khách thể vừa đồng hoá với chủ thể, từ cái tôi trung tâm đến tính khách quan là quy luật tiến hoá của tri thức và nhận thức Như vậy, tác dụng tích cực và tiêu cực của đồ thức trong quá trình nhận thức đã được Piaget trình bày Vấn đề là ở chỗ, lý luận này có tính khoa... người, tính phi đối xứng giữa chức năng lôgíc và chức năng tâm lý cũng cấu thành một loại kết cấu bổ trợ Cái kết cấu bổ trợ này có giá trị quan trọng đối với việc lý giải đồ thức trong quá trình nhận thức Đầu tiên, sự “đồng hoá” của đồ thức đối với khách thể nhận thức (bao gồm các hình thức chọn lựa, giải thích, giả thiết, đối chiếu, v.v.) hoàn toàn không nói lên đồ thức và khách thể là có quan hệ... người đều biết, sự nghiên cứu của triết học khoa học đối với lôgíc phát triển của khoa học tập trung ở góc độ hệ thống tri thức, về thực chất, là nghiên cứu đồ thức nhận thức theo nghĩa hẹp, cho dù người ta dùng những thuật ngữ không giống với nhận thức luận và tâm lý học Do vậy, việc nghiên cứu chức năng của đồ thức nhận thức cần phải dựa vào kết quả nghiên cứu của nó Khi chúng ta xem đồ thức nhận thức . Đề tài: " NHẬN THỨC - ĐỒ THỨC - TÍNH KHÁCH QUAN (*) " NHẬN THỨC - ĐỒ THỨC - TÍNH KHÁCH QUAN (*) LÝ CẢNH NGUYÊN (**) Trong hoạt động nhận thức, con người không chỉ tiếp nhận. từ đồ thức chủ quan lại đạt được tính khách quan của nhận thức. Đây chính là những vấn đề quan trọng mà nhận thức luận phải đối mặt. Như mọi người đều biết, Piaget đã đưa ra lý luận đồ thức nhận. tượng nhận thức và đồ thức chủ quan. Đồ thức đóng vai trò năng lực nhận thức của con người, về mặt hình thức là chủ quan, đồng thời chỉ thông qua sự sàng lọc của đồ thức quan niệm, khách thể