1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ ĐỘC QUYỀN 1.1. Khái niệm. Trong kinh tế học, độc quyền là trạng thái thị trường chỉ có duy nhất một người bán và sản xuất ra sản phẩm không có sản phẩm thay thế gần gũi. Đây là một trong những dạng của thất bại thị trường, là trường hợp cực đoan của thị trường thiếu tính cạnh tranh. Mực dù trên thực tế hầu như không thể tìm được trường hợp đáp ứng hoàn hảo hai tiêu chuẩn của độc quyền và do đó độc quyền thuần túy có thể coi là không tồn tại nhưng những dạng độc quyền không thuần túy đều dẫn đến sự phi hiệu quả của lợi ích xã hội. Độc quyền được phân loại theo nhiều tiêu thức: mức độ độc quyền, nguyên nhân của độc quyền, cấu trúc của độc quyền 1.2. Nguyên nhân chính dẫn đến độc quyền: Chính phủ nhượng quyền khai thác tài nguyên nào đó: chính quyền địa phương có thể nhượng quyền khai thác rác thải cho một công ty nào đó hay nhà nước tạo ra cơ chế độc quyền nhà nước cho một công ty như trường hợp chính phủ Anh trao độc quyền buôn bán với Ấn Độ cho Công ty Đông Ấn. Nếu chi phí vận chuyển quá cao, thị trường có thể bị giới hạn trong một khu vực kinh tế nhất định nào đó và nếu trong khu vực đó có một doanh nghiệp cung cấp sản phẩm thì sẽ dẫn đến tình trạng gần như chiếm đoạt quyền trong kinh doanh. Chế độ sở hữu đối với phát minh, sáng chế và sở hữu trí tuệ: một mặt chế độ này làm cho những phát minh, sáng chế tăng theo một thời gian nhất định nhưng mặt khác nó tạo cho người nắm giữ bản quyền có thể giữ được vị trí độc tôn trong thời hạn được giữ bản quyền theo quy định do những văn bản do nhà nước ban hành. Do sở hữu được một nguồn lực lớn: điều này giúp cho người nắm giữ có vị trí gần như trọn vẹn trên thị trường. Một ví dụ điển hình là Nam Phi được sở hữu những mỏ kim cương chiếm phần lớn sản lượng của thế giới và do đó quốc gia này có vị trí gần như đứng đầu trên thị trường kim cương. 1.3. Tổn thất phúc lợi xã hội do độc quyền thường gây ra: Do tối đa hóa doanh thu nên doanh nghiệp chiếm đoạt quyền sẽ sản xuất hàng hóa ở mức sản phẩm mà tại đó doanh thu biên bằng với thu nhập biên thay vì sản xuất ở mức sản lượng mà ở đó giá sản phẩm cao hơn nhiều chi phí biên như trong thị trường (cân bằng cung cầu). Khác với thị trường cạnh tranh hoàn hảo, nơi mà giá bán sản phẩm phụ thuộc vào số lượng sản phẩm do một doanh nghiệp sản xuất ra, trong tình trạng chiếm đoạt quyền giá bán sẽ tăng lên khi doanh nghiệp chiếm đoạt quyền giảm sản lượng. Vì thế lợi nhuận biên sẽ lớn hơn giá bán sản phẩm và cứ một đơn vị sản phẩm sản xuất thêm doanh nghiệp chiếm đoạt quyền sẽ thu thêm được một khoản tiền lớn hơn giá bán sản phẩm đó. Điều này có nghĩa là nếu cứ sản xuất thêm sản phẩm thì doanh thu thu thêm được có thể đủ bù đắp tổn thất do giá bán của tất cả sản phẩm giảm xuống. Mặt khác, nếu áp dụng nguyên tắc biên của tính hiệu quả nghĩa là sản xuất sẽ đạt hiệu quả khi lợi ích biên bằng doanh thu biên, tất nhiên lợi ích biên và chi phí biên ở đây xét trên góc độ xã hội chứ không phải đối với doanh nghiệp độc quyền ta thấy rằng: ở mức sản lượng mà doanh nghiệp chiếm đoạt quyền sản xuất thìlợi ích biên (chính là đường cầu) lớn hơn chi phí biên đồng nghĩa với tình trạng không hiệu quả. Tóm lại, doanh nghiệp chiếm đoạt quyền sẽ sản xuất ở sản lượng thấp hơn và bán với giá cao hơn so với thị trường cạnh tranh. Tổn thất mà xã hội phải gánh chịu do sản lượng tăng lên trừ đi tổng chi phí biên để sản xuất ra phần sản lượng đáng lẽ nên được sản xuất ra thêm đó chính là tổn thất do chiếm đoạt quyền. 2. THẾ ĐỘC QUYỀN TRÊN THỊ TRƯỜNG VÀNG CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN VÀNG BẠC ĐÁ QUÝ SÀI GÒN SJC. 1.1. Giới thiệu về công ty SJC Được thành lập năm 1988, Công ty TNHH Một thành viên Vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC là doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, bao gồm 6 công ty con, 15 công ty liên kết, 2 chi nhánh các tỉnh, 3 xưởng sản xuất vàng, 2 xưởng sản xuất trang sức, mạng lưới kinh doanh phân phối gồm hệ thống cửa hàng bán lẻ, hệ thống đại lý chính thức trên toàn quốc, đáng kể là hệ thống các ngân hàng thương mại cổ phần trên cả nước đang giao dịch và kinh doanh sản phẩm của SJC. SJC hoạt động như một tập đoàn kinh doanh đa ngành, trong đó sản xuất, kinh doanh vàng và trang sức là ngành kinh doanh chính. SJC có 3 xưởng sản xuất vàng SJC SJC tại Tp. Hồ Chí Minh và Hà Nội, có 2 xưởng sản xuất nữ trang tại thành phố Hồ Chí Minh. Nhiều năm liền đứng vững trên thị trường vàng, chiếm khoảng 90% thị phần, hiện nay SJC dẫn đầu ngành kinh doanh vàng bạc đá quý tại Việt Nam với doanh số tăng cấp mỗi năm cụ thể là năm 2010 vừa qua, con số đã vượt trên 4,2 tỉ USD. 1.2. Thế độc quyền trên thị trường vàng của SJC tại Việt Nam a. Hoàn cảnh: Trên thực tế, tại Việt Nam, vàng miếng từ lâu đã được coi là thứ hàng hóa đặc biệt, có đầy đủ các thuộc tính tiền tệ. Vàng được coi là “vịnh tránh bão” trong bối cảnh lạm phát cao, đồng tiền bị mất giá, các kênh đầu tư khác bấp bênh, giá vàng lại liên tục tăng. Thói quen tích trữ vàng của người dân cũng có từ lâu, cộng với các yếu tố đầu cơ, lũng đoạn thị trường làm cho tình trạng vàng hóa càng thêm trầm trọng. Nếu Nhà nước không quản lý được thị trường vàng, tình trạng vàng hóa sẽ ảnh hưởng tới việc điều hành chính sách tiền tệ và gây mất ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối, gây mất ổn định tỷ giá. Chưa kể, thay vì dồn vốn vào sản xuất kinh doanh, người dân lại đổ xô tích trữ vàng sẽ gây lãng phí nguồn vốn trong xã hội. Trên thế giới, vai trò tiền tệ của vàng từ lâu đã được coi trọng. Trong bối cảnh đồng USD liên tục mất giá trong rổ tiền tệ thì giá vàng thế giới vẫn tăng phi mã. Nói cách khác, thời điểm khủng hoảng kinh tế toàn cầu, chỉ có vàng mới có đủ vai trò và trọng lượng làm thay đổi quy luật lệ thuộc vào đồng USD của các nền kinh tế mới nổi. Giá vàng thế giới tăng mạnh không những thể hiện giá trị của vàng mà còn cho thấy vàng đang phục hồi lại chức năng tiền tệ vốn có của nó. Vai trò tiền tệ của vàng còn thể hiệu qua việc các ngân hàng trung ương có xu hướng tăng mua vàng dự trữ. Theo số liệu của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), từ đầu năm 2011 đến nay, Ngân hàng Trung ương các nước đã mua vào 208,9 tấn vàng, riêng quý III/2011 đã mua 150 tấn vàng. Gần đây, các ngân hàng Trung ương châu Á liên tục dự trữ ngoại tệ bằng vàng. Đặc biệt là cú “gây sốc” từ Chính phủ Trung Quốc đột ngột cho công bố về trữ lượng dự trữ vàng của nước này đã tăng đột biến, cải thiện vị trí dự trữ vàng của họ từ thứ sáu với tổng lượng dự trữ lên tới gần 745 tấn. Không những thế, tại nhiều nước chỉ có Ngân hàng Trung ương mới được phép sản xuất vàng miếng, việc mua bán vàng miếng phải tuân theo các điều kiện khắt khe và chịu sự giám sát đặc biệt của Nhà nước. Còn tại Việt Nam, thực tế cho thấy, những động thái điều hành của cơ quan quản lý hay định hướng của các chính sách quản lý đều tác động mạnh đến sự biến động của giá vàng. b. Thế độc quyền của SJC: Dự thảo nghị định mới về quản lí hoạt động kinh doanh vàng đã được NHNN trình chính phủ. Theo dự thảo, chỉ những doanh nghiệp có vốn điều lệ từ 500 tỉ đồng trở lên, chiếm 25% thị phần trong nước trong 3 năm gần nhất mới được xem xét cho sản xuất, gia công vàng miếng. Với quy định này, chỉ có duy nhất công ty kinh doanh vàng bạc đá quý SJC hiện đang chiếm khoảng 90% thị phần, mới đủ điều kiện để sản xuất, gia công vàng miếng. Cùng đó, thông báo trước Quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Bình đã tuyên bố vàng SJC sẽ trở thành nhãn hiệu vàng của NHNN, đơn vị này phải độc quyền quản lý, sản xuất vàng miếng, điều này không những đúng về lý thuyết mà còn đúng cả về thực tế. Ông Bình khẳng định, NHNN sẽ làm việc với Thành ủy TP HCM (hiện đang là đơn vị chủ quản của SJC) để chuyển Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn SJC sang trực thuộc NHNN và vàng miếng SJC sẽ trở thành nhãn hiệu vàng của NHNN. Điều này đã thể hiện rõ quan điểm: NHNN sẽ giữ độc quyền trong sản xuất kinh doanh vàng miếng vì SJC hiện đã chiếm 90% thị phần. Khác với việc có nhiều nhãn hiệu vàng miếng khác nhau như hiện nay, tất cả các doanh nghiệp sản xuất vàng miếng đều chung một nhãn hiệu SJC. Hay nói cách khác, SJC trở thành một nhãn hiệu tập thể về vàng miếng của Việt Nam chất lượng được kiểm soát hoàn toàn bởi NHNN Việt Nam. c. Tác động của thế độc quyền của SJC Tích cực: NHNN sẽ không phải trực tiếp tham gia kinh doanh nhưng vẫn nắm được đầy đủ thông tin về thị trường vàng miếng như số lượng vàng miếng đang lưu thông trên thị trường, bao nhiêu vàng miếng được sử dụng cho mục đích sản xuất trang sức hay công nghiệp, và bao nhiêu vàng miếng được sử dụng cho mục đích đầu tư. Trong khi đó, các doanh nghiệp hoàn toàn chủ động trong việc mua – bán vàng tài khoản ở nước ngoài trên thế giới để phòng ngừa rủi ro. Thêm nữa, với khả năng quản lý khác nhau, các doanh nghiệp sản xuất vàng miếng mang nhãn hiệu tập thể SJC hoàn toàn có thể cạnh tranh với nhau để cung ứng cho thị trường mức giá tốt nhất. Tiêu cực: Với vị trí độc quyền và được đảm bảo bởi nhà nước, rất có thể làm nảy sinh ra những hệ lụy độc quyền DN. • Hình thành thị trường chợ đen: Với vàng, khi sự độc quyền của nhà nước xuất hiện, thông qua đơn vị của mình là SJC, các thương hiệu vàng khác sẽ khó tồn tại, sản xuất và kinh doanh vàng tự do bị kiểm soát thì liệu khả năng hình thành một cái chợ "đen"?. Có thể thấy nhu cầu đối với vàng rất lớn, nó có ở khắp nơi, từ nông thôn tới thành thị, từ người dân từ nông dân tới trí thức Câu hỏi đặt ra: tình hình sẽ ra sao nếu nhu cầu không được đáp ứng đầy đủ, việc mua bán khó khăn hơn. Rất nhiều trong trong số cả chục nghìn tiệm vàng đang hoạt động ở khắp các trị trấn, làng xã, quận huyện trên khắp cả nước liệu có trở thành các địa điểm kinh doanh "chui" vàng miếng mang thương hiệu quốc gia SJC hay SBV không?. Và một khi hoạt động chui và chợ đen xuất hiện thì mục tiêu xóa bỏ tịnh trạng nhiều giá, đầu cơ, tích trữ liệu có đạt được? Và khả năng huy động nguồn lực này từ trong dân cũng sẽ rất khó khăn. Việc dựa vào một đơn vị độc quyền để bình ổn thị trường là điều không dễ. Thị trường vàng phụ thuộc nhiều yếu tố mà yếu tố quan trọng nhất thiếu niềm tin vào đồng tiền, ưu thích tích trữ vàng thì lại nằm ngoài khả năng của nghị định quản lý vàng. Các đợt bán vàng bình ổn của NHNN gần đây dù tốn nhiều nguồn lực nhưng vẫn chưa đạt mục tiêu bình ổn như mong muốn. Việc bình ổn này khiến nhiều người có cảm giác đây chỉ là giải pháp tình thế, không bền vững. Thực tế của nền kinh tế cho thấy, dù đã có nhiều DN nhà nước độc quyền nhưng chưa có nhiều kết quả để có thể chứng tỏ vai trò điều tiết thị trường của Nhà nước thông qua một doanh nghiệp là hiệu quả như mong muốn. Trong khi đó, việc vàng SJC trở thành vàng độc quyền của nhà nước cũng một lần nữa gây ra những cảm xúc lo ngại. Bởi vì, độc quyền đã gây ra quá nhiều nghi vấn và hạn chế trong quản lý từ chuyện điện, xăng dầu cho tới các mặt hàng khác như nước sạnh thậm chí là xe buýt thì độc quyền hay vị trí chi phối đều chưa có sự tối ưu mà lại bộc lộ nhiều lo ngại. • Chặn vốn vàng vào sản xuất. Với việc quản lý sản xuất vàng theo hạn ngạch và một đầu mối là SJC như nói trên, có nghĩa là việc tăng- giảm cung do NHNN quy định và can thiệp, không cần thiết phải hạn chế đối tượng kinh doanh vàng. Nhưng dự thảo cũng quy định, hoạt động kinh doanh, mua bán vàng miếng là hoạt động kinh doanh có điều kiện, có cấp giấy chứng nhận. Như vậy, đối tượng được phép kinh doanh mua bnas vàng miếng sẽ bị thu hẹp. Dự kiến sẽ chỉ còn một số doanh nghiệp, tổ chức tín dụng có khả năng tài chính, kinh nghiệm, uy tín trong lĩnh vực kinh doanh vàng được phép liên tục thực hiện mua bán vàng miếng. Hiểu một cách đơn giản là số lượng kênh phân phối vàng đến người dân sẽ giảm. Tình trạng rối loạn, xếp hàng mua vàng, đầu cơ, giá lên, giá xuống… càng khó kiểm soát hơn. Do số doanh nghiệp được phép kinh doanh vàng miếng giảm, nhu cầu người dân không đáp ứng đủ, những doanh nghiệp không được sản xuất, gia công vàng miếng sẽ tìm cách để khai thác mảng trống này. Đó là sản xuất vàng nữ trang để đáp ứng nhu cầu nắm giữ vàng của người dân. Nguồn vàng trong nước thay vì sản xuất ra vàng miếng như hiện nay và người mua có thể gửi ngân hàng sẽ được biến thể sang vàng nữ trang. Loại vàng này không được các ngân hàng thương mại huy động. Vô hình chung, quy định này đã “chẹn” cửa đưa vốn vàng vào sản xuất kinh doanh như mục tiêu mà lâu nay chúng ta vẫn hướng tới. Và tình trạng vàng “chui vào tủ” người dân sẽ tăng mạnh. Không chỉ thế, khi kênh phân phối chính thức bị co lại, hoạt động vàng trái phép sẽ càng có đất sống, kéo theo các vấn đề khác như tỉ giá, lãi suất…mà chúng ta nỗ lực lâu nay nhưng vẫn chưa thể giải quyết được. . Thế độc quyền trên thị trường vàng của SJC tại Việt Nam a. Hoàn cảnh: Trên thực tế, tại Việt Nam, vàng miếng từ lâu đã được coi là thứ hàng hóa đặc biệt, có đầy đủ các thuộc tính tiền tệ. Vàng. Hay nói cách khác, SJC trở thành một nhãn hiệu tập thể về vàng miếng của Việt Nam chất lượng được kiểm soát hoàn toàn bởi NHNN Việt Nam. c. Tác động của thế độc quyền của SJC Tích cực: NHNN. thức: mức độ độc quyền, nguyên nhân của độc quyền, cấu trúc của độc quyền 1.2. Nguyên nhân chính dẫn đến độc quyền: Chính phủ nhượng quyền khai thác tài nguyên nào đó: chính quyền địa phương