chế độ bầu cử pps

19 1.6K 9
chế độ bầu cử pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIÊT NAM KHOA LUẬT Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BỘ MÔN LUẬT HÀNH CHÍNH - HIẾN PHÁP BÀI THUYẾT TRÌNH BẦU CỬ Nhóm thực hiên: LAWPRO Email: lawprok56b@gmail.com Các thành viên trong nhóm 1. HOÀNG XUÂN TRƯỜNG (Nhóm trưởng - 01636269003) 2. NÔNG THỊ KIỀU 3. LƯƠNG THỊ NHA 4. LƯƠNG THỊ HỒNG HẠNH 5. NGUYỄN THỊ HẢI LÝ 6. NGUYỂN THỊ BẢO NGỌC 7. NGUYỄN THỊ TÌNH 8. NGUYỄN THỊ KHÁNH HÒA Bài thuyết trình bao gồm 5 phần chính I. Khái niệm, lịch sử hình thành - phát triển, vai trò của chế độ bầu cử II. Các nguyên tắc bầu cử III. Quyền ứng cử IV. Quyền bầu cử V. Phương pháp xác định kết quả bầu cử VI. Bầu cử Tổng thống nước Mỹ I. Khái niệm, lịch sử hình thành - phát triển, vai trò của chế độ bầu cử 1. Khái niêm chế độ bầu cử Bầu cử là một định chế trọng tâm của các chính phủ dân chủ kiểu đại diện. Vì trong một nền dân chủ, quyền lực của nhà nước chỉ được thực thi khi có sự nhất trí của người dân (người bị quản lý). Cơ chế căn bản để chuyển sự nhất trí đó thành quyền lực nhà nước là tổ chức bầu cử tự do và công bằng. Chế độ bầu cử được xác định bởi tổng thể các mối quan hệ xã hội được hình thành trong quá trình tiến hành các cuộc bầu cử, từ lúc lập danh sách cử tri, cho đến khi kết thúc việc xác định được danh sách những người trúng cử nắm giữ các chức vụ trong bộ máy lập pháp, hành pháp, tư pháp, và ở chính quyền địa phương Như vậy có thê coi chế độ bầu cử là hình thức hiện thực quyền tự do dân chủ, biểu hiện quyền con người trong lĩnh vực chính trị - quyền tự do dân chủ. Bầu cử cũng thường được thấy sử dụng rộng rãi các tổ chức thương mại và tư nhân, từ các câu lạc bộ cho đến các hội từ thiện và các tập đoàn. Tuy nhiên, như Montesquieu chỉ ra trong Quyển II, Chương 2 của cuốn De l'esprit des lois (Tinh thần Pháp luật) của ông rằng trong việc bầu cử ở thể chế cộng hòa hay dân chủ, cử tri có khi là những người cầm quyền của quốc gia có khi lại là người dân của nhà nước đó bằng việc bỏ phiếu. Nó cho phép người dân có quyền rất lớn để hành động như những "chủ nhân" chọn những "công bộc" chính quyền cho chính họ. Đặc điểm đặc biệt của các nền dân chủ và cộng hòa là sự nhận thức rằng chỉ có quyền hợp pháp cho nhà nước "của dân, do dân và vì dân" là phải có sự đồng thuận của người dân hay những người bị trị (consent of the governed). Khác với cuộc bầu cử được sử dụng trong tổ chức và hoạt động của các tổ chức xã hội, cuộc bầu cử thành lập cơ quan nhà nước hay một chức danh nhà nước được điều chỉnh bởi Hiến pháp và pháp luật do nhà nước ban hành. • Tất cả các nước hiện đại đều áp dụng chế độ bầu cử, nhưng không phải tất cả các chế độ bầu cử đều là dân chủ. Theo người Mỹ: Jaene Kirkpatrick, học giả và cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hợp Quốc, đã đưa ra định nghĩa sau: “Các cuộc bầu cử dân chủ không đơn thuần là biểu tượng cho một thể chế, mà là các hoạt động mang tính chất cạnh tranh, định kỳ, đầy đủ và xác định Đó là các cuộc bầu cử dân chủ mang tính cạnh tranh. Các đảng đối lập và các ứng cử viên phải được hưởng quyền tự do ngôn luận, quyền hội họp và biểu tình khi cần thiết để thể hiện tiếng nói phê phán chính phủ một cách công khai và giới thiệu các chính sách cũng như các ứng cử viên cho cử tri. Việc đơn giản chấp nhận phe đối lập tham dự bỏ phiếu kín cũng chưa đủ là dân chủ. Bầu cử mà trong đó phe đối lập bị cấm sử dụng các phương tiện thông tin phát sóng (phát thanh, truyền hình) hoặc bị sách nhiễu hoặc các tờ báo của họ bị kiểm duyệt thì cũng không phải là dân chủ. Đảng cầm quyền có thể được hưởng lợi thế trong phân chia vị trí trí cầm quyền, nhưng các nguyên tắc và cách thức bầu cử phải công bằng. Bầu cử dân chủ phải mang tính định kỳ. Các thể chế dân chủ không bầu các nhà độc tài hay các tổng thống với nhiệm kỳ suốt đời. Các công chức được bầu phải có trách nhiệm với nhân dân và họ phải quay lại gặp các cử tri theo định kỳ để có được sự nhất trí cho họ tiếp tục giữ quyền hay không. Nghĩa là các công chức trong thể chế dân chủ phải chấp nhận rủi ro có thể bị bãi miễn khỏi chức vụ. Chỉ có một ngoại lệ đó là vị trí thẩm phán, để ngăn cách họ khỏi áp lực của công chúng và đảm bảo tính vô tư trong công việc, các thẩm phán có thể được bầu hoặc chỉ định suốt đời và chỉ bị phế truất khi mắc các sai lầm nghiêm trọng. Bầu cử dân chủ phải mang tính đầy đủ. Việc xác định các công dân và cử tri phải đủ rộng để bao gồm một tỷ lệ lớn các công dân trưởng thành. Một chính phủ do một nhóm nhỏ và độc quyền lựa chọn không phải là dân chủ, cho dù cách thể hiện hoạt động của nó là dân chủ. Một trong những đấu tranh vĩ đại của dân chủ trong lịch sử là cuộc đấu tranh của những nhóm bị khai trừ (sắc tộc, tôn giáo, phụ nữ) đòi quyền công dân đầy đủ để có quyền bầu cử và đề cử vào các vị trí lãnh đạo. Ví dụ, tại Hoa Kỳ, khi Hiến pháp được ký vào năm 1787 thì chỉ những người da trắng sở hữu tài sản mới có quyền bầu cử và đề cử. Tiêu chuẩn sở hữu này chấm dứt vào đầu thế kỷ 19 và tới năm 1920 phụ nữ mới giành được quyền bầu cử. Đối với người Mỹ da đen thì mãi tới phong trào đòi quyền dân chủ diễn ra vào những năm 1960 mới giành được quyền bầu cử đầy đủ tại phía nam Hoa Kỳ. Và cuối cùng, tới năm 1971 các công dân trẻ tuổi mới được trao quyền bầu cử khi Hoa Kỳ hạ tuổi bầu cử từ 21 xuống 18 tuổi. Bầu cử dân chủ phải mang tính xác định. Bầu cử dân chủ để xác định sự lãnh đạo cho chính phủ. Những vị đại diện cho dân chúng được bầu thông qua hình thức phổ thông để nắm quyền lực mà quyền lực này sẽ bị luật pháp và hiến pháp chi phối, điều chỉnh. Họ không phải là những nhà lãnh đạo bù nhìn hay tượng trưng. Sau cùng, các cuộc bầu cử dân chủ không bị hạn chế trong việc lựa chọn các ứng cử viên. Các cử tri cũng có thể phải quyết định các vấn đề chính sách một cách trực tiếp thông qua trưng cầu dân ý và các sáng kiến được đưa vào bỏ phiếu kín. Ví dụ, tại Hoa Kỳ, các vấn đề lập pháp có thể phải quyết định trực tiếp trước các cử tri. Khi có một sáng kiến luật, chính các công dân có thể thu thập một số lượng chữ ký đủ theo quy định (thường theo tỷ lệ % số cử tri đăng ký tại bang) và yêu cầu vấn đề đó phải được đưa ra bỏ phiếu trong lần tiếp theo, ngay cả khi có sự phản đối của cơ quan lập pháp bang hay thống đốc bang. Như tại bang California, các cử tri phải xử lý hàng tá các sáng kiến luật mỗi khi tổ chức bầu cử, từ những vấn đề liên quan tới ô nhiễm môi trường tới vấn đề phí bảo hiểm ô-tô. 2. Lịch sử hình thành và phát triển chế độ bầu cử Chế độ bẩu cử ra đời sau khi có nhà nước.(như theo định nghĩa) Khi giai cấp xuất hiện, nhà nước hình thành với tư cách là một thiết chế có chức năng thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, điều hòa những mâu thuẫn duy trì sự tồn tại và phát triển của xa hội. Trong chế độ công xã nguyên thủy chưa có nhà nước nên chưa có khái niệm về chế độ bầu cử. Nguyên tắc bầu cử xuất hiện sớm nhất từ thời chiếm hữu nô lệ. Trong chế độ chiếm hữu nô lệ chính thể quân chủ là phổ biến, ngay từ thời kỳ này đã tồn tại chính thể cộng hoà, với Viện Nguyên lão bao gồm đại diện của những chủ nô quý tộc, đại diện nhân dân (Commita centuria), và bao gồm cả đại diện của những người cầm vũ khí. Nhưng mãi cho đến hiện nay kể từ cách mạng tư sản mới trở thành một trong những biện pháp quan trọng để nhân dân có thể thực hiện quyền lực nhà nước thuộc về mình. Cùng với sự phát triển của nhân loại, nhận thức được quyền lực chính trị của mình nhân dần ngày càng đòi hỏi tham gia giải quyết các công việc của nhà nước, mà hình thức quan trọng nhất là dân chủ gián tiếp. 3. Vai trò của chế độ bầu cử Đó là một trong những hình thức thực hiện quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Phương pháp bầu cử trở thành một trong những hình thức thực hiện quyền tự do dân chủ, một trong những biểu hiện quyền con người trong lĩnh vực chính trị - quyền tự do dân chủ. II. Các nguyên tắc bầu cử Các nguyên tắc bầu cử có ý nghĩa quan trọng trong pháp luật và chính trị của mỗi quốc gia. Bầu cử Nghị viện của các nước trên thế giới hầu hết đều dựa trên các nguyên tắc: phổ thông, bình đẳng, tự do (hoặc bắt buộc), trực tiếp (hoặc gián tiếp), và bỏ phiếu kín. Để buộc các chủ thể phải tuân thủ các nguyên tắc nói trên, nhà nước quy định chúng trong các quy phạm pháp luật. Có nguyên tắc được quy định rõ trong một quy định, có nguyên tắc được thể hiện bằng nhiều quy phạm pháp luật khác nhau. 1. Nguyên tắc phổ thông đầu phiếu Là một trong những nguyên tắc cơ bản của chế độ bầu cử, được Hiến pháp của hầu hết các nước quy định. Phổ thông đầu phiếu được coi là một trong những quyền cơ bản nhất của công dân. Nguyên tắc này thể hiện tính dân chủ rộng rãi, đòi hỏi sự bảo đảm để công dân thực hiện quyền bầu cử và ứng cử của mình. Thoạt đầu, nguyên tắc này xuất phát từ những phong trào ở châu Âu vào đầu thế kỷ 19 đòi quyền bầu cử đối với tất cả đàn ông không phân biệt giàu nghèo. Sang đầu thế kỷ 20, bắt đầu phong trào đòi quyền bầu cử của phụ nữ. Ngày nay, nguyên tắc này có nghĩa là, mọi công dân (cả nam giới và phụ nữ) đến tuổi trưởng thành đều được tham gia bầu cử, trừ những người mất trí hay những người bị tước quyền bầu cử do vi phạm pháp luật hình sự. Nguyên tắc phổ thông được thể hiện ở tính toàn dân và toàn diện của bầu cử. Mặt khác, nguyên tắc bầu cử phổ thông đòi hỏi cử tri phải thoả mãn hai yêu cầu cơ bản về độ tuổi và quốc tịch, đồng thời phải đáp ứng các điều kiện cư trú, điều kiện đạo đức, văn hoá và vật chất. Thông thường, Hiến pháp và pháp luật bầu cử của các nước quy định, mọi công dân từ độ tuổi nhất định, ví dụ từ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử, không phân biệt dân tộc, nòi giống, giới tính, nghề nghiệp, hoàn cảnh gia đình, tín ngưỡng, trình độ giáo dục, tài sản hoặc là thời gian cư trú. Chẳng hạn, Hiến pháp Nhật Bản quy định, quyền phổ thông đầu phiếu được bảo đảm cho công dân đến tuổi trưởng thành, không phân biệt giới tính, tài sản, hoặc số thuế phải nộp. Tuy nhiên, trên thực tế pháp luật của từng nước vẫn có những hạn chế nhất định, gạt ra khỏi đời sống chính trị một số lượng lớn người dân. Trước đây, pháp luật nhiều nước còn có hạn chế về giới tính, chỉ cho phép nam giới có quyền bầu cử. Từ 2005, ở Kuwait không còn quy định này, nhưng nam giới và phụ nữ bỏ phiếu riêng. Ở một số nước, nguyên tắc bầu cử phổ thông bầu cử còn có các hạn chế về tôn giáo, chẳng hạn các nhà tu hành Thái Lan và công dân theo đạo Hồi ở Iran không có quyền bầu cử. Ngoài ra, nguyên tắc phổ thông bầu cử bị hạn chế ở một số quốc gia vì lý do khác. Pháp luật bầu cử của nhiều nước nghiêm cấm các quân nhân tại ngũ tham gia bầu cử, vì cho rằng quân đội không tham gia chính trị. Ví dụ, binh lính trong lực lượng vũ trang Braxin không có quyền bầu cử. 2. Nguyên tắc bình đẳng Là nguyên tắc nhằm bảo đảm để mọi công dân đều có cơ hội ngang nhau tham gia bầu cử, nghiêm cấm mọi sự phân biệt dưới bất cứ hình thức nào. Nguyên tắc bình đẳng là một nguyên tắc quan trọng xuyên suốt quá trình bầu cử, từ khi lập danh sách cử tri cho đến khi xác định kết quả bầu cử. Theo nguyên tắc này, mỗi cử tri có một phiếu bầu, mỗi lá phiếu có giá trị ngang nhau, không phụ thuộc vào giới tính, địa vị xã hội, tài sản và tôn giáo của cử tri…Pháp luật của hầu hết các quốc gia đều quy định về nguyên tắc bình đẳng trong bầu cử. Chẳng hạn, pháp luật bầu cử của Nhật Bản quy định các lá phiếu của cử tri có giá trị ngang nhau, không có sự phân biệt về chính trị, kinh tế và xã hội theo tín ngưỡng, giới tính, địa vị xã hội và nguồn gốc xã hội. Nguyên tắc bình đẳng được thể hiện trong quy định của pháp luật về quyền bầu cử và ứng cử của công dân, quy định số lượng dân như nhau thì được bầu số đại biểu bằng nhau, mỗi cử tri chỉ được ghi tên vào một danh sách cử tri, chỉ được ứng cử vào một đơn vị bầu cử, mỗi cử tri chỉ được bỏ một phiếu bầu. Nguyên tắc bình đẳng còn đòi hỏi phải có sự phân bổ hợp lý cơ cấu, thành phần, số lượng đại biểu để bảo đảm tiếng nói đại diện của các vùng, miền, địa phương, các tầng lớp xã hội, các dân tộc thiểu số và phụ nữ phải có tỷ lệ đại biểu thích đáng. Ví dụ: Ở Bangladesh trong số 330 ghế đại biểu Quốc hội có 30 ghế dành cho nữ giới do Quốc hội trực tiếp bầu. Ở Butan, trong số 150 ghế đại biểu Quốc hội có 10 ghế dành cho đại diện của Nhà thờ. Nguyên tắc bình đẳng cũng có các ngoại lệ để phân biệt các thành phần cử tri đặc biệt. Trong bầu cử Quốc hội Trung Quốc, quân đội được tổ chức thành những đơn vị bầu cử riêng với số đại biểu khác biệt. Trong hệ thống bầu cử của Pháp, để bảo đảm sự đại diện của các cộng đồng lãnh thổ của nước Cộng hoà, Hạ viện dành riêng 22 ghế cho các vùng hải ngoại, và Thượng viện dành 12 ghế cho cư dân Pháp ở nước ngoài. Dường như nguyên tắc bình đẳng trong bầu cử đã thành chuyện hiển nhiên ở nhiều nước, nhưng trên thực tế, ngay cả những nước có lịch sử bầu cử khá lâu như Hoa Kỳ, sự bất bình đẳng vẫn tồn tại trong bầu cử đối với người da đen cho đến năm 1965. Ngay cả hiện nay, nguyên tắc bình đẳng này dễ bị vi phạm. Chẳng hạn, ở Anh, những người có bất động sản lớn và những người đã tốt nghiệp các trường Đại học tổng hợp thường có phiếu bầu bổ sung. ở New Zealand có quy định những người có tài sản dưới 1 ngàn bảng Anh có 1 lá phiếu, từ 1 ngàn tới 2 ngàn có 2 lá phiếu, và trên 3 ngàn có 3 lá phiếu. Nguyên tắc bình đẳng làm cho quyền bầu cử của công dân thực sự có ý nghĩa, nhưng để đạt được mục tiêu bình đẳng là cả con đường dài đầy khó khăn. 3. Nguyên tắc bầu cử tự do hay bắt buộc Đối với đa số các nước, cử tri có quyền tự do lựa chọn đi bầu cử hay không. Nguyên tắc bầu cử tự do quy định rằng cử tri có quyền tự quyết định tham gia hoặc không tham gia bầu cử. Trong số các nguyên tắc của chế độ bầu cử, nguyên tắc này có thể được pháp luật quy định hoặc mặc nhiên công nhận. Điều 1, Luật bầu cử của Cộng hoà liên bang Nga quy định: “Việc tham gia của các công dân liên bang Nga vào bầu cử là tự do và tự nguyện. Không ai có quyền gây ảnh hưởng đối với công dân để buộc người đó tham gia hoặc không tham gia bầu cử”. Pháp luật bầu cử của Tây Ban Nha quy định: “Không ai bị bắt buộc thực hiện quyền bầu cử của mình”. Có thể thấy rằng, nguyên tắc bầu cử tự do có những ảnh hưởng nhất định tới kết quả bầu cử của quốc gia, đặc biệt khi cử tri từ chối tham gia bỏ phiếu thì đây là nguyên nhân chính dẫn tới thất bại của cuộc tuyển cử. Ở hầu hết các quốc gia, kết quả bầu cử được xem là hợp lệ nếu tỷ lệ cử tri đi bầu phải đạt tới một con số nhất định. Bởi vậy, việc tuyên truyền vận động để nhân dân tham gia bỏ phiếu, thực hiện quyền bầu cử của mình có ý nghĩa rất lớn. Một Nghị viện không do dân bầu ra thì không thể vì nhân dân, bởi vậy vận động cử tri đi bầu chính là phương thức bảo đảm quyền dân chủ của công dân. Để tôn trọng nguyên tắc tự do bầu cử mà vẫn đảm bảo sự tham gia đầy đủ của nhân dân vào các cuộc bầu cử, pháp luật bầu cử của Vương quốc Thái Lan quy định việc tước bỏ một số quyền lợi chính trị cơ bản của công dân nếu họ không tham gia bầu cử, như: quyền kiến nghị bầu cử, quyền ứng cử vào nghị viện và các cơ quan hành chính địa phương, quyền kiến nghị luật, quyền khiếu nại tố cáo… Như vậy, việc thực hiện nguyên tắc tự do bầu cử của công dân vẫn có những hạn chế nhất định. Điều này thể hiện ý chí của Nhà nước là yếu tố chủ đạo trong việc định hướng các quyền chính trị của công dân. Trong khi đó, trái với nguyên tắc bầu cử tự do, bầu cử ở một số nước là nghĩa vụ bắt buộc đối với mọi công dân đến tuổi trưởng thành trừ những người vi phạm pháp luật hình sự. Pháp luật Singapore quy định nguyên tắc bầu cử bắt buộc. Điều 48 Hiến pháp Italy quy định: “Bỏ phiếu là nghĩa vụ của công dân”. Pháp luật bầu cử của một số nước còn áp dụng các chế tài hình sự và kinh tế buộc cử tri phải tham gia bỏ phiếu. Ví dụ, theo pháp luật Hy Lạp, công dân không đi bỏ phiếu sẽ bị phạt tù từ một tháng đến một năm. Công dân Úc không đi bỏ phiếu sẽ phải nộp phạt 50 đôla Úc. Nguyên tắc bầu cử bắt buộc còn được áp dụng tuỳ thuộc vào độ tuổi của công dân. ở Braxin, bầu cử là bắt buộc đối với những công dân trưởng thành từ 18 đến 70 tuổi. Ngoài độ tuổi đó, công dân từ 16 đến 18 tuổi và ngoài 70 tuổi có quyền bầu cử tự do. 4. Bầu cừ trực tiếp hoặc gián tiếp Ở hầu hết các nước trên thế giới, bầu cử diễn ra theo nguyên tắc trực tiếp, nhưng ở một số nước, bầu cử theo nguyên tắc gián tiếp. Bầu cử trực tiếp có nghĩa là công dân trực tiếp thể hiện ý chí của mình qua lá phiếu, trực tiếp bầu ra đại biểu của mình chứ không qua một cấp đại diện cử tri nào. Cùng với các nguyên tắc khác, nguyên tắc này là điều kiện cần thiết bảo đảm tính khách quan của bầu cử. Nguyên tắc bầu cử trực tiếp cũng đòi hỏi cử tri không được nhờ người bầu hộ, bầu thay. Cử tri tự bỏ lá phiếu bầu vào hòm phiếu. Pháp luật bầu cử của các quốc gia đều cố gắng tạo điều kiện để cử tri có thể bầu cử trực tiếp. Trường hợp cử tri không thể tự viết được phiếu bầu thì nhờ người khác viết hộ, nhưng phải tự mình bỏ phiếu; người viết hộ phải bảo đảm bí mật phiếu bầu của cử tri; nếu cử tri vì già yếu, tàn tật không tự bỏ phiếu được thì nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu; hoặc không thể đến phòng bỏ phiếu được thì cơ quan phụ trách bầu cử mang hòm phiếu và phiếu bầu đến chỗ ở của cử tri hoặc đang trên tàu, thuyền để cử tri nhận phiếu bầu và bầu. Thêm vào đó, việc quy định bỏ phiếu qua đường bưu điện cũng tạo cơ hội cho cử tri tham gia bỏ phiếu đầy đủ và thuận tiện nhất. Hầu hết Nghị viện của các nước theo chế độ một Viện, và Hạ viện của các nước theo chế độ hai Viện đều áp dụng chế độ bầu cử trực tiếp. Một số Thượng viện (Mỹ, Italy, Ba Lan) cũng áp dụng bầu cử trực tiếp, các Thượng nghị sĩ đều do nhân dân toàn liên bang bầu ra. Thông qua bầu cử trực tiếp, nhân dân có cơ hội thể hiện ý chí, nguyện vọng của mình lựa chọn những người đại biểu Nghị viện. Trái với nguyên tắc bầu cử trực tiếp là nguyên tắc bầu cử gián tiếp. Theo nguyên tắc này, cử tri không trực tiếp bầu ra người đại diện cho mình mà bầu ra thành viên của Tuyển cử đoàn, sau đó Tuyển cử đoàn mới bầu ra cơ quan đại diện hay chức danh nhà nước. Bầu cử gián tiếp có thể qua hai cấp như bầu tổng thống Mỹ (cử tri bầu ra Đại cử tri đoàn), Thượng viện Pháp, hoặc bầu ra ba cấp như bầu Quốc hội Trung Quốc (Đại hội đại biểu nhân dân toàn Trung Quốc). Thượng viện nước Pháp được bầu theo chế độ gián tiếp bởi cử tri đoàn trong mỗi tỉnh gồm các hạ nghị sĩ, đại biểu Hội đồng vùng, đại biểu Hội đồng hàng tỉnh và đại diện của các hội đồng xã. Bầu cử Nghị viện theo chế độ gián tiếp hiếm khi được áp dụng. Cộng hoà nhân dân Trung Hoa áp dụng chế độ bầu cử đại biểu Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (Quốc hội) gián tiếp, thông qua nhiều cấp. Nhân dân chỉ trực tiếp bầu ra đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã. Các đại biểu cấp xã này bầu ra đại biểu Hội đồng nhân dân cấp quận huyện. Các đại biểu cấp quận huyện bầu ra đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh. Sau đó, đại biểu Quốc hội Trung Quốc do đại biểu Hội đồng nhân dân các tỉnh bầu, chứ không do cử tri trực tiếp bầu ra. 5. Nguyên tắc bỏ phiếu kín Pháp luật bầu cử của hầu hết các nước đều quy định nguyên tắc bỏ phiếu kín và việc đảm bảo thực hiện nguyên tắc này trong thời gian tuyển cử. Bầu cử là hoạt động có tính chất dân chủ. Hoạt động này luôn gắn liền với nguyên tắc công khai, nhưng chỉ riêng công đoạn bỏ phiếu là kín. Nguyên tắc bỏ phiếu kín hàm ý chỉ có cử tri biết sự lựa chọn của mình, sự lựa chọn đó được giữ kín, đảm bảo bí mật. Khi cử tri viết phiếu bầu không ai được đến gần, kể cả cán bộ, nhân viên các tổ chức phụ trách bầu cử; không ai được biết và can thiệp vào việc viết phiếu bầu của cử tri. Cử tri viết phiếu bầu trong buồng kín và bỏ phiếu vào hòm phiếu. Phiếu bầu hoặc để trống để cử tri điền tên ứng viên hoặc đảng mà mình lựa chọn, hoặc in sẵn tên các ứng viên để cử tri đánh dấu vào ô bên cạnh tên ứng viên mình lựa chọn. Nguyên tắc này loại trừ sự theo dõi và kiểm soát từ bên ngoài sự thể hiện ý chí (sự bỏ phiếu) của cử tri. Mục đích của nguyên tắc này là nhằm đảm bảo tự do đầy đủ sự thể hiện ý chí của cử tri, để có sự khách quan trong việc lựa chọn họ. Đây là một yêu cầu khách quan của chế độ bầu cử, nhằm bảo đảm sự lựa chọn của cử tri trở thành hiện thực, làm cho các ứng cử viên và các đảng phái có cơ hội bình đẳng trong tuyển cử. Nguyên tắc này luôn được coi là một nguyên tắc cơ bản của mọi cuộc tuyển cử và được thể chế hoá thông qua việc quy định chặt chẽ các phương thức và trình tự bỏ phiếu. Bỏ phiếu kín xuất hiện từ thời Hy Lạp và La Mã cổ đại. Ở Pháp nguyên tắc bỏ phiếu kín được pháp luật bầu cử quy định từ năm 1789, còn Hiến pháp năm 1795 và 1848 của Pháp quy định, “mọi cuộc bầu cử phải bỏ phiếu kín”. Louis-Napoléon Bonaparte định bãi bỏ bỏ phiếu kín vào năm 1851, nhưng gặp phải sự phản đối kịch liệt nên đành thôi. Theo trang web của Quốc hội Pháp, đến năm 1913, bỏ phiếu kín mới được áp dụng trong thực tế bầu cử một cách thường xuyên. Nước Anh áp dụng nguyên tắc bỏ phiếu kín cho các cuộc bầu cử từ năm 1872; bỏ phiếu kín lần đầu tiên xuất hiện ở Úc vào năm 1856. Ở Hoa Kỳ, hầu hết các tiểu bang chuyển sang bỏ phiếu kín sau cuộc bầu cử Tổng thống năm 1884; còn hiện tại một số bang cho phép bỏ phiếu qua bưu điện. Trên thực tế, việc bỏ phiếu đôi khi được vận dụng trái với nguyên tắc bỏ phiếu kín. Các phiếu bầu có ghi mã số của cử tri sẽ cho phép những người làm công việc bầu cử đối chiếu mã số và tìm ra tên của cử tri. Ví dụ như ở Singapore, trong mỗi phiếu bầu đều có mã số của cử tri trùng với tên và mã số trong danh sách cử tri. Vì vậy, mặc dù Hiến pháp Singapore quy định việc bỏ phiếu kín, các phương thức áp dụng xem ra không đảm bảo cho việc tuân thủ nguyên tắc này. Chính vì vậy, ở một số nước đã có những vụ kiện liên quan đến nguyên tắc bỏ phiếu kín. III. Quyền ứng cử 1. Khái niệm ứng cử Ứng cử là việc: một người hay nhóm người thể hiện nguyện vọng của mình được bầu vào vị trí nào đó trong chính quyền. 2. Quyền ứng cử Quyền ứng cử là quy định của pháp luật về khả năng của công dân thể hiện nguyện vọng của mình được ứng cử vào các vị trí trong chính quyền. Nó bao gồm việc công dân tự ra ứng cử hay thể hiện ở sự chấp nhận việc cá nhân, tổ chức khác đề cử mình. So với quyền bầu cử, quyền ứng cử thường đòi hỏi có những quy định ngặt nghèo hơn như về độ tuổi, thời gian cư trú… Quyền ứng cử là vấn đề rất quan trọng trong mỗi cuộc bầu cử, hầu hết các nước quy định trong pháp luật quyền ứng cử tự do của mỗi công dân. Công dân được quyền tự ứng cử không phụ thuộc vào bất kỳ đảng phái nào giới thiệu. Muốn ứng cử vào quốc hội các nước: - Công dân phải có độ tuổi ít nhất từ 21(như ở Việt Nam), thậm chí phải cao hơn từ 30 đến 40 tuổi. - Một số nước còn nghiêm cấm hàng loạt công dân không được bầu vào quốc hội, tức là các công dân có nghề nghiệp quan chức liên quan đến hoạt động của quốc hội, tức là muốn trở thành ứng cử viên thì phải từ bỏ chức sắc nghề nghiệp đang đảm nhiệm ( cộng hòa Pháp, Cộng hòa Ý). Ở Pháp luật bầu cử quy định: tỉnh trưởng, thẩm phán, các thành viên tòa án hành chính, các quan chức không thể được bầu vào quốc hội ở bất cứ đơn vị bầu cử nào khi đang thi hành nhiệm vụ hoặc đã thi hành nhiệm vụ trong 6 tháng trước đó. 3. Phân loại các hình thức ứng cử a. Tự ứng cử Tự ứng cử : một người hay nhóm người tự nguyện thể hiện nguyện vọng của mình được bầu vào vị trí nào đó trong chính quyền. - Những người tự ứng cử muốn được lập danh sách ứng cử viên thì phải lấy một số lượng chữ ký ủng hộ của cử tri tùy theo quy định của từng nước(ví dụ: cao như ở Bỉ là 200 – 500 chữ ký, , thấp như ở Canada là 2 chữ ký ). - Ngoài chữ ký người tự ứng cử phải nộp một khoản tiền cược trước vào ngân sách nhà nước. Ở Anh là 150 đồng Bảng, ở Pháp là 1000 frang, ở Nhật là 1000 Yên nếu ứng cử vào Hạ nghị viện. Nếu như ứng cử vào Thượng viện hoặc Tổng thống phải nộp một số lượng tiền nhiều hơn, số tiền này chỉ được hoàn lại cho ứng cử viên [...]... thức để các cử tri bỏ phiếu thì phải được các cơ quan phụ trách bầu cử lập danh sách ứng cứ viên IV Quyền bầu cử 1 Khái niệm bầu cử Bầu cử là một quá trình đưa ra quyết định của người dân để chọn ra một cá nhân nắm giữ các chức vụ thuộc chính quyền Cần phân biệt giữa bầu cử với chế độ bầu cử, theo đó chế định bầu cử là một tổng thể gồm các nguyên tắc, các quy định của pháp luật về bầu cử cùng tất... các quá trình tiến hành bầu cử từ lúc công dân ghi tên trong danh sách bầu cử đến lúc các lá phiếu được bỏ vào thùng phiếu và xác định kết quả bầu cử Đó là tổng thể các quan hệ xã hội hợp thành trình tự bầu cử Khái niệm chế độ tử rộng hơn và bao hàm khái niệm bầu cử 2 Khái niệm quyền bầu cử Quyền bầu cử được hiểu là khả năng của công dân được nhà nước bảo đảm tham gia vào bầu cử thành lập các cơ quan... ghi tên của các ứng cử viên dự định ra tranh cử Cử tri nhận lá phiếu sẽ đánh dấu vào ứng cử viên mà mình ủng hộ nhất, ứng cử viên nào được đánh dấu nhiều nhất sẽ được đảng đưa ra tranh cử trong cuộc bầu cử chính thức Ở Mỹ đảng Cộng hòa, đảng Dân chủ dành độc quyền trong việc giới thiệu ứng cử viên tổng thống và ứng cử viên vào quốc hội Mỹ Ở Anh trước năm 1969 ứng cử viên được ứng cử viên được giới thiệu... trị một lượng người dân lao động - Trước hết là hạn chế về tuổi Pháp luật các nước thường quy định công dân có hạn từ 18 tuổi trở lên mới có quyền bầu cử, pháp luật Cuba quy định công dân đủ 16 tuổi là có quyền bầu cử - Pháp luật một số nước có quy định về tài sản, thời hạn cư chú, trình độ văn hóa để hạn chế quyền bầu cử của cử tri V Các phương pháp xác định kết quả bầu cử 1 Phương pháp xác định theo... đa số cử tri, thậm chí không cần tổ chức bầu cử khi số lượng ứng cử viên tranh cử bằng số lượng được bâu Ví dụ: Ở đơn vị bầu cử số một (bầu cử vào Hạ viện) có 1000 cử tri được phân 1 ghế chỉ có 1 ứng cử viên A thì không phải tổ chức bỏ phiếu Trong trường hợp ngoài A còn có các ứng cử viên B, C, D với số phiếu được phân: A thu được 300 phiếu thuận, B – 100, C – 200, và D – 400 thì D là người trúng cử Như... Bầu cử sơ bộ - Tổng tuyển cử a Bầu cử sơ bộ Giai đoạn này có thể được coi là giai đoạn đề cử ứng cử viên Tổng thống Các thủ tục, điều kiện đề cử ứng cử viên Tổng thống không được quy định rõ ràng trong Hiến Pháp và hệ thống này thường rất phức tạp, luôn ở trong tình trạng thay đổi liên tục Và những ứng cử viên thành công nhất là người hiểu được những sự rắc rối và có thể xoay sở tốt với chúng Bầu cử. .. cử tri đại biểu Hoa Kỳ có 50 tiểu bang, mỗi tiểu bang (không phân biệt lớn hay nhỏ) có 2 cử tri đại biểu, do đó tổng cộng có 100 cử tri đại biểu - Khu vực Washington D.C có 3 cử tri đại biểu Trong cuộc tổng tuyển cử Tổng thống, cách thức bầu cử và chọn cử tri đại biểu khác với bầu cử sơ bộ Nhắc lại, trong bầu cử sơ bộ với mục đích chọn ứng viên đại diện đảng tranh chức vụ tổng thống, do đó muốn được... nghiên cứu chủ yếu về bầu cử Tổng thống 3 QUÁ TRÌNH BẦU CỬ TỔNG THỐNG HOA KỲ Các chính trị gia Hoa Kỳ cho rằng cách bầu cử Tổng thống của họ là một trong những tiến trình cởi mở và dân chủ nhất trên thế giới Tuy nhiên, đối với người nước ngoài thì đây lại là cuộc bỏ phiếu phức tạp nhất Thông thường, đối với đa số các nước, bầu cử chỉ diễn ra trong vài tuần nhưng đối với Hoa Kỳ thì bầu cử kéo dài qua nhiều... chính quyền địa phương Quyền bầu cử là tổng thể những quy định cụ thể cho công dân Quyền bầu cử không chỉ là quyền bỏ phiếu mà còn bao gồm quyền đề cử, tức là khả năng chủ động trong lựa chọn các ứng cử viên Hiện nay hầu hết các nước hiến pháp quy định quyền bầu cử được mở rộng cho tất cả mọi người dân đến tuổi trưởng thành Thực tế pháp luật từng nước vẫn có những hạn chế nhất định, gạt ra khỏi đời... đảng phải đó nhận được trên định mức bầu cử b Công thức V D’Hont Số phiếu thuận nhận được của mỗi đảng chia cho số tự nhiên 1; 2; 3; 4; 5…thương nhận dược xếp theo thứ tự giảm dần VI Cơ chế bầu cử tổng thống Hoa kỳ 1 Quyền bầu cử và ứng cử Quy định đối với từng vị trí được bầu lên ở cấp liên bang khác nhau, được nêu rõ trong điều I và II của Hiến pháp Mỹ Ví dụ, ứng cử viên tổng thống phải là một công . hình thành - phát triển, vai trò của chế độ bầu cử II. Các nguyên tắc bầu cử III. Quyền ứng cử IV. Quyền bầu cử V. Phương pháp xác định kết quả bầu cử VI. Bầu cử Tổng thống nước Mỹ I. Khái niệm,. nước Mỹ I. Khái niệm, lịch sử hình thành - phát triển, vai trò của chế độ bầu cử 1. Khái niêm chế độ bầu cử Bầu cử là một định chế trọng tâm của các chính phủ dân chủ kiểu đại diện. Vì trong một. do lựa chọn đi bầu cử hay không. Nguyên tắc bầu cử tự do quy định rằng cử tri có quyền tự quyết định tham gia hoặc không tham gia bầu cử. Trong số các nguyên tắc của chế độ bầu cử, nguyên tắc

Ngày đăng: 10/08/2014, 20:21

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan