Chế Độ Bầu Cử Môn: Luật Hiến Pháp Nước Ngoài Bầu cử Là việc lựa chọn người đảm nhiệm một chức vụ trong một tổ chức thông qua sự biểu thị ý chí của các thành viên tổ chức theo các quy định nhất định Là một quá trình đưa ra quyết định của người dân để chọn ra một cá nhân nắm giữ các chức vụ thuộc chính quyền. Đây là cơ chế thông thường mà các nền dân chủ hiện dùng để phân bổ chức vụ trong bộ máy lập pháp, thỉnh thoảng ở bộ máy hành pháp, tư pháp, và ở chính quyền địa phương. Chế độ bầu cử: Là tổng thể các nguyên tắc các quy định pháp luật bầu cử, cùng với các mối quan hệ xã hội được hình thành trong tất cả các quá trình tiến hành bầu cử lúc người công dân được ghi tên trong danh sách cử tri cho đến lúc bỏ lá phiếu vào thùng phiếu và xác định kết quả bầu cử. 1.2) Vị trí của bầu cử Đó là những chế định quan trọng của Luật hiến pháp tư sản cho việc hình thành ra các cơ quan nhà nước. Là cơ sở nền tảng của nền dân chủ hiện đại. Sự phản ảnh tính chất dân chủ, là một hình thức hữu hiệu để thực hiện quyền lực nhân dân.
Trang 1Bài thuyết trình:
Chế Độ Bầu Cử Môn: Luật Hiến Pháp Tư Sản
Trang 2Là một trong những trụ cột của nền dân chủ hiện đại, bầu cử vừa thể hiện…….
I KHÁI NIỆM, VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA BẦU CỬ
1.1) Khái niệm
* Bầu cử
- Là việc lựa chọn người đảm nhiệm một chức vụ trong một tổ chức thông qua sự biểu thị ý chí của các thành viên tổ chức theo các quy định nhất định
- Là một quá trình đưa ra quyết định của người dân để chọn ra một cá nhân nắm giữ các chức vụ thuộc chính quyền Đây là cơ chế thông thường mà các nền dân chủ hiện dùng để phân bổ chức vụ trong bộ máy lập pháp, thỉnh thoảng ở bộ máy hành pháp, tư pháp, và ở chính quyền địa phương
* Chế độ bầu cử:
- Là tổng thể các nguyên tắc các quy định pháp luật bầu cử, cùng với các mối quan hệ xã hội được hình thành trong tất cả các quá trình tiến hành bầu
cử lúc người công dân được ghi tên trong danh sách cử tri cho đến lúc bỏ lá phiếu vào thùng phiếu và xác định kết quả bầu cử
1.2) Vị trí của bầu cử
- Đó là những chế định quan trọng của Luật hiến pháp tư sản cho việc hình thành ra các cơ quan nhà nước
- Là cơ sở nền tảng của nền dân chủ hiện đại
- Sự phản ảnh tính chất dân chủ, là một hình thức hữu hiệu để thực hiện quyền lực nhân dân
- Bầu cử là 1 sự kiện chính trị trọng đại của đất nước, là ngày hội lớn của toàn dân
- Bầu cử có ý nghĩa quyết định đến việc xây dựng bộ máy nhà nước, là khâu đầu tiên để hình thành nên các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương
- Bầu cử là hình thức quan trọng thực hiện nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, có vị trí vai trò quan trọng trong việc phê bình quyền lực nhà nước: bầu cử sẽ là một việc vô nghĩa nếu như không có sự lựa chọn Để
có được sự lựa chọn đúng đòi hỏi người dân phản đối chính quyền phải được phép tự do công khai bày tỏ quan điểm của mình, tự do chỉ trích chính sách và tự do tổ chức những người tương đồng chính kiến
Tóm lại, chế độ bầu cử là một định chế quan trọng của dân chủ, nền tảng của nhà nước pháp quyền Việc thiết kế, thực thi chế độ bầu cử tiến bộ, phù hợp là công việc quan trọng hàng đầu đối với bầu cử nhà nước pháp quyền nào
1.3) Vai trò của bầu cử
- Thông qua bầu cử, người dân mới thực hiện được quyền quyết định bộ máy nhà nước
Trang 3- Bầu cử là một trong những hình thức thực hiện quyền lực nhà nước thuộc về
nhân dân Phương pháp bầu cử trở thành một trong những hình thức thực hiện quyền tự do dân chủ, một trong những biểu hiện quyền con người trong lĩnh vực chính trị - quyền tự do dân chủ
- Bầu cử trở thành một chế độ bầu cử một hình thức hoạt động quan trọng của xã
hội dân chủ, một phương pháp phổ biến nhất hiện nay để nhân dân thực hiện
quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
2 Các nguyên tắc bầu cử
2.1) Nguyên tắc phổ thông
Mọi công dân đều được chính quyền trao và đảm bảo quyền bầu cử khi đến tuổi thành niên theo quy định của pháp luật, không phân biệt xuất thân, giới tính, dân tộc, tôn giáo,…trừ những người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị tước quyền công dân, tước quyền bầu cử, ứng cử trên cơ sở của pháp luật
Cơ sở lịch sử: sự mâu thuẫn giai cấp -> cmts Pháp
2.2) Nguyên tắc bình đẳng
Mọi cử tri có sức ảnh hưởng như nhau đối với kết quả bầu cử cuối cùng, theo
đó mọi lá phiếu của mỗi cử tri có giá trị tương đương nhau, không phân biệt xuất thân, giới tính, dân tộc, tôn giáo,…
Các nước tư bản có các thiết chế để thực hiện nguyên tắc bình đẳng: số ghế trong Hạ viện của mỗi bang ở Mỹ không đồng đều do phụ thuộc vào quy mô dân
số, dành ghế ở Nghị viện cho các lãnh thổ, vùng hải ngoại,…
2.3) Nguyên tắc bỏ phiếu kín
Thể hiện ở việc loại trừ sự ảnh hưởng từ yếu tố bên ngoài lên ý chí của cử tri Nguyên tắc bỏ phiếu kín đảm bảo sự tư do thể hiện ý chí chính trị của cử tri
2.4) Nguyên tắc bầu cử trực tiếp
Bầu cử trực tiếp tức là cử tri trực tiếp thực hiện việc bỏ phiếu bằng lá phiếu của mình Nếu vì lí do bệnh tật hay khách quan khác, sẽ có cơ chế giúp cử tri bỏ phiếu nhưng vẫn đảm bảo được tính trực tiếp
4 nguyên tắc trên là những yếu tố không thể thiếu của một chế định bầu cử công bằng, tự do
Trang 4II. MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ BẦU CỬ CỦA NHÀ
NƯỚC TƯ SẢN VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BẦU CỬ
1 Một số quy định của pháp luật về bầu cử
Những quy định chính: Giới thiệu ứng cử viên, vận động bầu cử, kinh phí bầu
cử xác định kết quả bầu cử
-Giới thiệu ứng cử viên
Tự ứng cử: Công dân muốn ứng cử vào nghị viện phải có độ tuổi và thời gian nhất
định là công dân của nước đó Công dân muốn ứng cử vào nghị viện có độ tuổii tối thiểu khoảng 23-25 tuổi còn thượng nghị viện là 30-40 tuổi Những công dân có nghề nghiệp liên quan đến nghị viện không có quyền ứng cử vào nghị viện nếu muốn ứng
cử phải từ bỏ chức vụ.Những người tự ứng cử phải lấy được một số chữ kí ủng hộ của
cử chi tuỳ theo quy định của từng nước.Những người tự ứng cử phải tự lộp một khoản tiền cước trước vào ngân sách nhà nước như tự ứng củ vào hạ nghị viện ở Anh phải nộp là 500 bảng, ở pháp là 1000 Frăng, ở Nhật là 100.000 yên
Sự giới thiệu ứng cử viên của các đảng phái chính trị: Đóng vai trò quan trọng
trong việc giới thiệu ứng cử viên Việc giới thiệu này đã trở thành chức năng chính trị quan trọng của các đảng phái chính trị Ở Liên bang Nga, một nửa đại biểu Viện Đuma quốc gia (225 đại biểu) được bầu theo danh sách của đảng phái chính trị và các
tổ chức chính trị - xã hội ở Liên bang Đức , pháp luật chỉ cho phép mỗi đảng phái được đề cử một ứng cử viên cho một đơn vị bầu cử ở Mỹ, tuy không quy định nhưng trên thực tế những ứng cử viên của đảng Cộng hoà và đảng Dân chủ thường dành được thắng lợi trong các cuộc bầu cử
-Vận động bầu cử: Đây là một giai đoạn quan trọng quyết định sự thành bại của ứng
cử viên và đảng phái chính trị tham gia tranh cử Pháp luật quy định chi tiết về giai đoạn này như: thời gian bắt đầu, thời qian kết thúc vận động bầu cử, thời gian được quyền phát biểu trên các phương tiện đại chúng, cánh thức và địa điểm dán áp
phích,đối thoại trức tiếp giữa các ứng cử viên, chương trình hành động của các ứng cử viên
-Kinh phí bầu cử: Pháp luật bầu cử đa số các nước quy định nhà nước trang trải một
phần kinh phí vận động bầu cử cho các ứng cử viên, các đảng phái chính trị Phần lớn kinh phì từ các đảng phái chính trị và các ứng cử viên Pháp luật bầu cử của các nước đều quy định giới hạn tối đa số tiền mà mỗi ứng cử viên, mỗi đảng phái chịnh trị đước phép chi cho cuộc bầu cử
2 Các phương pháp xác định kết quả bầu cử
II.1. Phương pháp xác định kết quả bầu cử đa số tương đối
*Khái niệm: Là căn cứ vào số lượng đại biểu mà đơn vị bầu cử được bầu, những ứng cử viên nào thu nhiều phiếu nhất sẽ trúng cử
*Ưu điểm: Trong cuộc bầu cử, chỉ cần thực hiện một lần bỏ phiếu là xác định được người trúng cử, không phải tổ chức bầu cử thêm rất tốn kém về tài chính và thời gian
Trang 5*Nhược điểm: có một số người trúng cử không nhận được sự ủng hộ của
đa số cử tri, làm ảnh hưởng đến tính đại diện của các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lực nhân dân
1 Phương pháp xác định bầu cử đa số tuyệt đối
*Khái niệm: là căn cứ vào số lượng đại biểu mà đơn vị bầu cử được bầu, những ứng cử viên nào thu được nhiều phiếu nhất và thu được trên 50% tổng
số phiếu sẽ trúng cử
*Ưu điểm: tất cả những trúng cử đều nhận được sự nhận được sự ủng hộ của đa
số cử tri, đảm bảo tính đại diện của các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lực nhân dân
*Nhược điểm: trong của bầu cử không thể xác định ngay được người trúng cử
mà phải tổ chức bầu cử thêm rất tốn kém về tài chính và thời gian
3 Phương pháp xác định kết quả bầu cử đa số hỗn hợp
Phương pháp này kết hợp giữa hai phương pháp đã nêu ở trên:
Trong lần bầu cử đầu tiên xác định không bầu cử theo phương pháp đa số tuyệt đối Nếu số đại biểu trúng cử ít hơn số lượng đại biểu mà đơn vị bầu cử được bầu, thì sẽ tiến hành bầu thêm
Trong lần bầu cử thêm này, căn cứ vào số đại biểu cần bầu thêm, những ứng cử viên này có số phiếu cao nhất sẽ trúng cử
IV THƯC TẾ BẦU CỬ CỦA NHÀ NƯỚC TƯ SẢN
3.1.1 Phương pháp ai về trước là người thắng cuộc (First Past The Post -FPTP)Đây là phương pháp có nguyên lý đơn giản nhất trong các phương pháp theo hệ thống đa số Theođó, ai nhận được nhiều phiếu nhất là trúng cử, kể cả số phiếu họ nhận được chưa quá nửa số phiếu hợp lệ Về lý thuyết, có thể xảy ra tình trạng có ứng
cử viên nhận được rất ít phiếu nhưng vẫn trúng cử Để hạn chế tình trạng này, pháp luật bầu cử một số nước đưa ra những quy định bổ sung khác nhau, chẳng hạn quy định tỉ lệ tối thiểu phải đạt được Phương pháp
13này thường áp dụng đối với đơn vị bầu cử một thành viên (single –member districts) và thường áp dụng để lựa chọn ứng cử viên hơn là các đảng phái chính trị.Phương pháp bầu cử này, nếu mang tính nguyên thủy, được áp dụng
ở Anh quốc và một số nước trước đây là thuộc địa hoặc bị ảnh hưởng của Anh như Canada, ấn Độ, Mỹ Nó cũng được áp dụng ở một số nước châu á, như Bangladesh, Burma, Malaysia, Nepan và nhiều quốc gia đảo ở nam Thái Bình Dương Ngoài ra, phương pháp này còn được áp dụng tại một số nước vùng Caribê ở châu Mỹ La tinh và 15 nước ở châu Phi 3.1.2 Phương pháp lá phiếu khối (Block Vote -BV)Đây là một hình thức của hệ thống bầu cử đa số được áp dụng theo đơn vị bầu cử nhiều đại diện (multi –member districts) Cử tri bỏ phiếu để bầu một số lượng đại biểu được phân bổ cho đơn vị bầu cử đó (hoặc ít hơn, nếu họ muốn) ứng
cử viên nào nhận được số phiếu cao hơn thì trúng cử Phương pháp bầu cử nàythường
Trang 6được áp dụng để bầu các đại biểu hơn là bầu các đảng phái chính trị Phương pháp này được áp dụng tại nhiều nước như Bermuda, Laos, Thailand, Mandives, Kuwait, Philippines Nó cũng đã từng được áp dụng tại Jordan vào 1992, Mongolia vào
1992 Tuy nhiên, sau đó hai nước này đã thay đổi bằng việc áp dụng phương pháp hỗn hợp.3.1.3 Phương pháp bầu cử lá phiếu khối theo đảng phái chính trị (Party Block Vote -PBV)Cũng giống như hệ thống lá phiếu khối, đây là một hình thức của
hệ thống bầu cử đa số được áp dụng cho các cuộc bầu cử quốc hội Theo đó, mỗi đơn
vị bầu cử không bầu một đại biểu mà bầu một số lượng đại biểu nhất định, thường là
cử tri chọn đảng phái chính trị và đảng nào chiến thắng thì đảng đó chiếm toàn bộ số ghế trong đơn vị bầu cử đó Cũng giống như trong phương pháp FPTP ở trên, không có quy định người thắng cuộc phải nhận được đa số
14tuyệt đối phiếu bầu, chỉ cần ai nhiều phiếu hơn thì người đó thắng cử Phương pháp này hiện nay được áp dụng ở Djibouti, Lebanon Ngoài ra, nó còn được thực hiện trong hầu hết các cuộc bầu cử ở Singapore, Tunisia và Senegal.3.1.4 Lá phiếu thay thế (Alternative Vote -AV)Phương pháp này thông thường áp dụng đối với đơn vị bầu
cử đơn danh (single –member districts) Cử tri có nhiều sự lựa chọn Họ đánh dấu các ứng cử viên mà họ lựa chọn theo thứ tự ưu tiên Chẳng hạn, họ đánh dấu “1” cho ứng
cử viên mà họ thích nhất, số “2” cho ứng cử viên họ thích thứ nhì, số “3” cho ứng cử viên tín nhiệm thứ ba (hệ thống này còn gọi là bầu cử theo ý thích) Khi tổng kết, nếusố phiếu dành cho các ứng cử viên có ưu tiên một không đưa đến kết quả là có một ứng cử viên nào đạt đươc đa số phiếu bầu thì ứng cử viên thứ nhất sẽ bị loại và số phiếu dành cho ứng cử viên này sẽ đem chia cho các ứng cử viên xếp thứ hai trên phiếu bầu Cách thức này được áp dụng cho đến khi tìm ra được ứng cử viên đạt được
đa số phiếu Hệ thống này đang được áp dụng tại Australia, Papua New Guinea và được áp dụng biến thể tại một số nước ở châu Đại Dương Phương pháp này cũng được áp dụng bầu cử tổng thống ở Cộng hoà Ireland.3.1.5 Phương pháp hai vòng (Two-Round System -TRS)Như tên gọi của nó, phương pháp này thường không
tổ chức một lần, mà là hai vòng, lần hai thường được tổ chức cách lần một khoảng thời gian từ một đến hai tuần Vòng một được áp dụng theo nguyên lý của phương pháp đa số Nếu có ứng cử viên nào nhận được đa số tuyệt đối số phiếu bầu, thì ứng cử viên đó thắng cuộc mà không cần tổ chức bầu cử vòng hai Nếu không có ứng cử viên nhận được số phiếu đa số tuyệt đối, thì một cuộc bầu cử thứ hai được tổ chức Tuy nhiên, việc quy định cụ thể như thế nào ở vòng hai thì ở mỗi nước là khác nhau Thông thường, vòng hai, cử tri lựa chọn trong số hai ứng cử viên nhận được số phiếu cao nhất trong vòng một, và ứng cử viên nào nhận được
15nhiều phiếu hơn thì thắng cử, như ở Ukraine Ở Pháp, trong các cuộc bầu cử quốc hội, chỉ những ứng cử viên nào nhận được trên 12,5% số phiếu bầu trên tổng số danh sách cử tri tại cuộc bầu cử vòng một mới được vào vòng hai Tại vòng hai, ứng cử viên nào nhận được số phiếu cao nhất thì thắng cử, không kể số phiếu mà họ nhận được là đa số tuyệt đối hay không.Hệ thống hai vòng hiện nay được áp dụng trên 22 quốc gia trong việc bầu cử quốc hội và phổ biến hơn trong việc bầu cử tổng thống Ngoài Pháp là quốc gia điển hình, nhiềunước như Mali, Togo, Gabon, Egypt,
Trang 7Cuba, Haiti, Iran và một số nước thời kỳ hậu Xô viết (Belarus, Kyrgyzstan, Turkmenistan and Uzbekistan) cũng áp dụng
V NHỮNG ƯU ĐIỂM CỦA BẦU CỬ TƯ SẢN
- Nhiều thành phần tham gia tạo nên tính dân chủ rộng rãi
- Đối tượng bầu cử được áp dụng rộng rãi, không chỉ trực tiếp bầu ra các nghị sĩ như trong nhà nước XHCN, cử tri của nhà nước tư sản còn bầu ra các quan chức cao cấp khác như tổng thống, các thị trưởng
- Các ứng cử viên tham gia tranh luận, diễn thuyết, tự ứng cử tạo nên tính công khai, minh bạch, thu hút được nhiều cử tri tham gia bỏ phiếu
- Sự đa dạng về loại hình tổ chức: từ bầu cử sơ bộ đến họp kín, nhất là các phương tiện thông tin đại chúng: Internet, tờ rơi, băng rôn, khẩu hiệu, đã làm cho cuộc bầu cử trở nên phong phú và quyết liệt
- Sự tham gia của các đảng phái, các bang, tổ chức, cá nhân đã làm cho cuộc bầu
cử trở nên kịch tính tạo ra sự cạnh tranh công bằng và tinh thần đoàn kết trong khâu bầu chọn ứng cử viên của mình
- Trong chế độ bầu cử của các nhà nước tư sản còn có cả trình tự tiến hành các cuộc bỏ phiếu trưng cầu (bỏ phiếu phúc quyết) Nhân dân trực tiếp bỏ phiếu quyết các vấn đề quan trọng của quốc gia Những vấn đề chiến tranh hay hoà bình, vấn đề thành lập liên bang, hoặc ngược lại vấn đề tách ra khỏi liên bang