Sơ chế bì lợn gây mất vệ sinh Không có hệ thống xử lý nước thải, không được tập huấn về kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm, các cơ sở sơ chế bì lợn tại thôn Thọ Đức, xã Tam Đa, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh vẫn ngày đêm tiến hành sơ chế bì lợn, bất chấp việc hủy hoại môi trường. Nghề sơ chế bì lợn tại Thọ Đức (Bắc Ninh) đang hủy hoại môi trường. Mất vệ sinh an toàn thực phẩm Từ cuối năm 2004, nghề sơ chế bì lợn được ông Nguyễn Hữu Vỹ đưa về làng. Thời gian đầu, mỗi ngày cơ sở của ông thu gom khoảng hơn 1 tấn bì lợn về sơ chế phơi khô rồi xuất bán cho các đại lý. Sau đo, cơ sở này phát triển sản xuất, mở rộng thành doanh nghiệp tư nhân thương mại Hoàng Hải, thu hút gần 10 hộ làm nghề này, mỗi ngày thu gom và sơ chế 4 – 5 tấn bì lợn. Bì lợn sau khi thu gom, được rửa qua loa trong các bể bêtông cáu cặn rồi được đổ tràn trên sàn nhà để lọc mỡ. Nói là mỡ, nhưng tiện tay nên họ gạt luôn vào đó cả những lông, những da chưa bong tróc hết sau quá trình xả rửa. Tiếp đến, bì được đem đi ngâm tẩy trắng bằng hóa chất trong các thùng lớn nhớp nháp mỡ, cáu đen và bốc mùi vì lâu ngày không được cọ rửa trong khoảng 2 – 3 giờ đồng hồ, rồi được thả vào những chiếc chảo gang lớn luộc qua. Sau đó bì được dàn đều trên các phên nứa mốc đen vì mưa nắng, phơi tràn lên rìa đê, mặc cho bì tắm bụi. Trước đó, toàn bộ nước thải của quá trình sơ chế được thải trực tiếp ra hệ thống cống rãnh ở trong thôn, thậm chí vào những ngày cao điểm, nước thải còn trào lên vườn, ruộng các hộ xung quanh, tạo thành những hố nước thải đen ngòm, bốc mùi xú uế gây mất vệ sinh. Nước thải tràn đến đâu rau màu chết rũ đến đó. Theo Trưởng thôn Dương Đình Nhưỡng, "khổ nhất là vào những ngày mưa, bì không phơi được, chất đống, chảy nhớt, bốc mùi hôi nồng, ruồi nhặng bay tứ tung, rất khó chịu". Gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng Sau phản ánh của một số hộ dân, ngày 2.12.2004 đoàn công tác gồm cán bộ Sở TNMT Bắc Ninh, Phòng Kinh tế, QLTT và Trung tâm Y tế huyện Yên Phong đã tiến hành kiểm tra, lấy mẫu nước xét nghiệm. Ngay sau đó, UBND huyện Yên Phong đã ra quyết định đình chỉ việc sản xuất của gia đình ông Nguyễn Hữu Vỹ, đồng thời xử phạt hành chính 3 triệu đồng, giao cho UBND xã Tam Đa chỉ đạo thực thi cưỡng chế. Sau quyết định trên, thay vì ngừng sản xuất, cơ sở sản xuất của ông Vỹ cùng nhiều hộ dân khác lại dịch chuyển ra bờ đê sông Cầu và tiếp tục hoạt động. Với cơ sở vật chất chỉ là những lều lán dựng tạm sơ sài, toàn bộ nguồn nước thải và chất thải được trực tiếp thải xuống sông Cầu. Cả một khúc sông dài hôi thối bởi váng mỡ trôi nổi và nước thải đen ngòm, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường, sinh hoạt của các hộ dân trong vùng. Trước thực trạng trên, ngày 4.11.2009, Phòng Cảnh sát môi trường (Công an tỉnh) đã tiến hành kiểm tra và ra quyết định số 228/QĐ-SPVPHC, xử lý: Phạt doanh nghiệp tư nhân thương mại Hoàng Hải (do ông Nguyễn Hữu Vỹ làm giám đốc) 14 triệu đồng vì đã không thực hiện bảo vệ môi trường, đổ nước thải xuống sông vượt chuẩn mức từ 2 đến dưới 5 lần và không thực hiện quy định kiểm dịch sản phẩm động vật trên cạn. Đồng thời, yêu cầu doanh nghiệp chỉ đạo các cơ sở sơ chế của mình nhanh chóng xây dựng hệ thống xử lý nước thải và kiểm dịch nguồn hàng. Sau hơn 2 tháng, quyết định này dường như vẫn không có hiệu lực. Các cơ sở sơ chế vẫn hoạt động bình thường, nước và chất thải vẫn đổ xuống sông Cầu ngang nhiên. Ngày 26.1.2010, Đoàn thanh tra liên ngành VSATTP của tỉnh lại tiếp tục về cơ sở sản xuất của ông Vỹ làm việc; tuy nhiên, lấy lý do vắng mặt, kết quả kiểm tra lại tiếp tục bị bỏ ngỏ chờ ngày triệu tập, trong khi đó môi trường nước và đất tại nơi đây đang ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng. . hành sơ chế bì lợn, bất chấp việc hủy hoại môi trường. Nghề sơ chế bì lợn tại Thọ Đức (Bắc Ninh) đang hủy hoại môi trường. Mất vệ sinh an toàn thực phẩm Từ cuối năm 2004, nghề sơ chế bì lợn. Sơ chế bì lợn gây mất vệ sinh Không có hệ thống xử lý nước thải, không được tập huấn về kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm, các cơ sở sơ chế bì lợn tại thôn Thọ Đức,. nhân thương mại Hoàng Hải, thu hút gần 10 hộ làm nghề này, mỗi ngày thu gom và sơ chế 4 – 5 tấn bì lợn. Bì lợn sau khi thu gom, được rửa qua loa trong các bể bêtông cáu cặn rồi được đổ tràn