‘Giảimã’mộtsốbímậtvềcơ
thể bésơsinh
Sau 9 tháng 10 ngày mang nặng đẻ đau, cuối cùng, ‘thiên thần’ của bạn cũng chào
đời. Tuy nhiên, trái với hình dung và suy nghĩ của bạn vềmột nhóc tì đẹp lung linh
với da trắng, môi đỏ như trên các tạp chí, bé nhà bạn lại có đôi mắt bọng nước, da
vàng khè… Bébị bệnh gì thế nhỉ?
Cùng ‘giảimã’mộtsốbímật dưới đây để hiểu hơn vềcơthểbésơsinh nhé!
1. Màu sắc cơthểbé thay đổi
Khi mới chào đời, vài phút đầu, cơthể ‘thiên thần’ có màu xanh. Sau đó, màu sắc cơthể
của bé chuyển từ xanh sang hồng hào nhưng bàn tay và chân của bé lại ‘biến màu’ lâu
hơn, điều này được lý giải là bởi các mạch máu đi đến bàn tay và chân rất nhỏ và phải
mất thời gian nhiều hơn cho sự lưu thông máu khắp cơ thể.
2. Mặtbé hơi sưng
Thấy bécó bọng mắt, mắt hơi sưng… nhiều bậc cha mẹ đã lo quýnh, rối rít hỏi bác sĩ
xem con có ổn không? Sự thật, nếu mẹ thấy mắtbécó dấu hiệu sưng, bao gồm cả mí mắt
thì cũng không cần vội cuống vì hiện tượng này sẽ nhanh chóng hết đi trong vài ngày
đầu. Trong trường hợp, mặt hoặc đầu bébị thâm tím (bởi dụng cụ khi tiến hành lấy thai)
thì các vết xấu xí này cũng sẽ nhanh chóng mất dấu.
Sau khi chào đời, mắtbécóthể hơi sưng
3. Nước tiểu đỏ
Sau khi sinh 2-5 ngày, trước khi tiểu trẻ sơsinh thường khóc, nước tiểu có màu đỏ thẫm
ở tã lót, cóthể do số lượng bạch cầu phân chia tăng làm cho axít muối trong nước tiểu
tăng nên có hiện tượng nước tiểu có màu đỏ.
4. Bébị sụt cân
Chẳng có gì bất thường khi bé chào đời có cân nặng 3.5kg nhưng đôi ba ngày sau đó lại
sụt xuống chỉ còn 3.3kg? Giảm cân là ‘bệnh’ phổ biến trong 5 ngày đầu tiên của nhóc
sơ sinh, bởi giai đoạn này những chất lỏng dư thừa trong cơthểbé được tống đẩy ra
ngoài. Bé giảm số cân không nhiều hơn 10% trọng lượng sơsinh của mình.
Hãy yên tâm và lạc quan tin rằng, bé sẽ nhanh chóng hồi cân sau 1-2 tuần. Lưu ý: Nếu
bạn thấy bé liên tục giảm cân, nên đưa bé tới bệnh viện để kiểm tra dinh dưỡng càng sớm
càng tốt.
5. Vàng da
Da bé vàng lạ lắm! Mẹ không thấy yên tâm chút nào? Thực ra, trẻ sau sinh từ 2 ngày đến
1 tuần, da thường có màu vàng và đến ngày thứ 7 trở đi sẽ giảm dần, sau 10 – 20 ngày thì
hết.
Vàng da sinh lý không ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của trẻ. Nhưng bệnh kéo
dài hơn thì đó là vàng da bệnh lý, nếu chậm chữa sẽ nguy. Do đó, các bậc cha mẹ cần đặc
biệt chú ý đến ‘căn bệnh’ này.
6. Tuyến vú sưng to
Không ít các bà mẹ, đặc biệt là chị em lần đầu làm mẹ, ‘bán than’ với bác sĩ Nhi khoa
hoặc trên các diễn đàn nuôi dạy con rằng bé trai/ gái nhà mình có núm vú to bằng hạt đậu
hoặc răng ngựa, thậm chí còn tiểu ra một ít chất nhờn màu vàng nhạt. Mẹ lo lắng bé đang
mắc một căn bệnh nào đó rất nặng? Nhưng nếu khám phá ra rằng đây là căn bệnh hoàn
toàn bình thường hẳn nhiều người té ngửa. Hiện tượng này sẽ mất đi khi trẻ được 2-3
tuần tuổi và không gây hại gì đối với trẻ sơ sinh.
Kinh nguyệt giả (ra máu vùng âm đạo) hoặc khí hư (huyết trắng): Do ảnh hưởng của
estrogen từ mẹ, các bé gái xuất hiện sự tiết dịch ở vùng kín, trong 3-10 ngày đầu tiên.
Dịch tiết thường là chất nhờn màu trắng hoặc có lẫn máu.
7. Những vệt máu đỏ trong mắt
Không phải mắtbị chảy máu mà sau khi chào đời, mẹ cóthể nhận thấy những vệt máu đỏ
nổi trên phần lòng trắng trong mắt bé. Đây là hiện tượng xuất huyết trong tạm thời và sẽ
biến mất mà không cần điều trị sau vài tuần hoặc vài tháng.
. các tạp chí, bé nhà bạn lại có đôi mắt bọng nước, da vàng khè… Bé bị bệnh gì thế nhỉ? Cùng ‘giải mã’ một số bí mật dưới đây để hiểu hơn về cơ thể bé sơ sinh nhé! 1. Màu sắc cơ thể bé thay đổi. ‘Giải mã’ một số bí mật về cơ thể bé sơ sinh Sau 9 tháng 10 ngày mang nặng đẻ đau, cuối cùng, ‘thiên thần’ của bạn cũng chào đời. Tuy nhiên, trái với hình dung và suy nghĩ của bạn về một. những chất lỏng dư thừa trong cơ thể bé được tống đẩy ra ngoài. Bé giảm số cân không nhiều hơn 10% trọng lượng sơ sinh của mình. Hãy yên tâm và lạc quan tin rằng, bé sẽ nhanh chóng hồi cân sau