- Vị trí thi đấu trên sân luôn thay đổi sau mỗi lần giành điểm và quyền phát bóng, các cầu thủ di chuyển theo chiều kim đồng hồ do đó đòi hỏi các cầu thủ phải đạt trình độ kĩ thuật tốt..
Trang 1I Lịch sử ra đời và phát triển của môn bóng chuyền:
1 Trên thế giới:
- Xuất hiện lần đầu tiên tại Masserchuset – Mỹ năm 1895 do một giáo viên thể dục tên là William Moorgan
- Năm 1905 bóng chuyeeng du nhập vào châu Á đầu tiên là Philipin, Trung Quốc, Nhật Bản
- Từ 1906 – 1917 du nhập và phát triển mạnh ở châu Mỹ Đầu tiên là tại Canada, Cuba, Puectorico, Peru, Braxin, Urugoay, Mehico…
- Bóng chuyền du nhập vào châu Âu theo con đường quân đội Mỹ, đầu tiên ở Pháp, đến năm 1914 là ở nước Anh
- Năm 1922 tổ chức giải vô địch bóng chuyền Thế giới và được đề nghị đưa vào thi đấu ở chương trình Thế vận hội ( Olimpic )
2 Tại Việt Nam:
- Lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam năm 1922 theo con đường của thực dân Pháp Cùng với những thay đổi theo suốt chiều dài của cuộc đấu tranh giành độc lập, bóng chuyền nước ta cũng phát triển theo các thời kì:
a) Thời kì trước Cách mạng Tháng 8:
- Chiều dài sân 18m, rộng 9m
- Khu vực phát bóng 1m2, lưới nam cao 2,40m, lưới nữ cao 2,20m
- Mỗi hiệp thi đấu đến 21 điểm
- Đánh bóng 4 chuyền
- Năm 1927 tổ chức thi đấu bóng chuyền giữa các đội người Hoa ở Hải Phòng và Hà Nội
- Năm 1928 tổ chức giải bóng chuyền đầu tiên ở Bắc Kì giữa đội Việt Nam và Pháp
b) Thời kì sau Cách mạng Tháng 8:
- Tháng 3 – 1957 Hội bóng chuyền Việt Nam được ra đời
- 1961 trường huấn luyện TDTT được thành lập và mời chuyên gia Liên Xô sang giúp đỡ và đào tạo
- 1962 thi đấu hữu nghị với Campuchia
- 1964 Ủy ban TDTT phong cấp kiện tướng và cấp 1 đầu tiên cho vận động viên bóng chuyền
II Đặc điểm, tính chất, tác dụng của môn bóng chuyền.
1 Đặc điểm:
- Bóng chuyền là môn thể thao hoạt động thuộc nhóm bài tập không có chu kì trong thi đấu thường xuyên có những tình huống khác xảy ra với những diễn biến liên tục
- Điều kiện, trang thiết bị tập luyện đơn giản, dễ tập, thi đấu hấp dẫn nên bóng
chuyền là môn thể thao được quần chúng ưa thích vào tập luyện ở nước ta
Trang 2- Bóng chuyền là môn thể thao mang tính đối kháng cao, ít va chạm, ít chấn thương, thời gian thi đấu không quy định, thời gian nghỉ giữa hiệp ngắn, phải liên tục với tốc
độ nhanh, thời gian dài => thần kinh luôn căng thẳng, tiêu hao thể lực lớn
2 Tính chất:
- Thi đấu đối kháng tập thể, 2 đội thi đấu ở 2 bên sân mỗi bên gồm 6 người, số lần chạm bóng tối đa mỗi đội là 3 lần ( trừ cầu thủ chắn bóng ) Mỗi cầu thủ chạm bóng tối đa 1 lần Kết quả thi đấu được tính bằng điểm của mỗi hiệp và số hiệp thắng, thua trong 1 trận đấu
- Vị trí thi đấu trên sân luôn thay đổi sau mỗi lần giành điểm và quyền phát bóng, các cầu thủ di chuyển theo chiều kim đồng hồ do đó đòi hỏi các cầu thủ phải đạt trình độ
kĩ thuật tốt
3 Tác dụng:
- Phát triển hài hòa, cân đối cơ thể
- Giáo dục tinh thần tập thể, đoàn kết đồng đội
- Phát huy khả năng nhanh trí, tư duy, sáng tạo, biết phán đoán trong trận đấu, vận dụng nhanh và biến hóa kĩ thuật để dành chiến thắng
III Các kĩ thuật trong bóng chuyền:
- Gồm 6 loại kĩ thuật:
1 Tư thế chuẩn bị ( TTCB) và kĩ thuật di chuyển ( KTDC ).
a) Tư thế chuẩn bị:
- Khái niệm: Là thế đứng của đấu thể trên sân thuận lợi, hợp lí nhất để quan sát, phán
đoán tốt, di động kịp thời theo mọi hướng tới những vị trí cần thiết trên sân
- Căn cứ vào mức độ gấp của khớp gối, người ta chia TTCB làm 3 tư thế cơ bản:
+ TTCB thấp ( đệm bóng )
+ TTCB trung bình ( cơ bản )
+ TTCB cao ( đập bóng )
b) Kĩ thuật di chuyển:
- Khái niệm: Là phương pháp di chuyển của đấu thủ từ vị trí này tới vị trí khác, là
khâu trung gian giữa TTCB và tư thế đánh bóng
- KTDC gồm:
+ Chạy
+ Bước ( bước thường, lướt, chéo, xoạc… )
+ Nhảy
+ Ngã
2 Đệm bóng:
- Khái niệm: Là kĩ thuật sử dụng cẳng tay, bàn tay đệm, đẩy bóng đi diện tiếp xúc
giữa tay và bóng rộng nhưng điểm tiếp xúc ít Đệm bóng là kĩ thuật phòng thủ quan trọng dùng để phát bóng, đỡ đập bóng và cứu bóng
Trang 3- Đệm bóng gồm các kĩ thuật chính:
+ Đệm bóng bằng hai tay
+ Đệm bóng bằng một tay
+ Lăn ngã cứu bóng
+ Đệm lật sau đầu
- Yêu cầu kĩ thuật:
+ Đệm ở tư thế thấp
+ Hình tay
+ Lực toàn thân
3 Chuyền bóng:
- Khái niệm: Là kĩ thuật chủ yếu dùng những ngón tay chuyền bóng đi.
- Chuyền bóng gồm hai kĩ thuật chính: + Trước mặt
+ Sau đầu
- Yêu cầu kĩ thuật:
+ TTCB cao
+ Hình tay
+ Điểm tiếp xúc
+ Lực toàn thân
4 Phát bóng:
- Khái niệm: Là kĩ thuật không chỉ mang tính bắt đầu cho mỗi tình huống mà nó còn
mang tính tấn công rõ rệt khi phát huy được đầy đủ tính chất của nó Phát bóng có uy lực sẽ gây khó khăn cho đối phương và giành được điểm trực tiếp
- Phát bóng gồm hai kỹ thuật chính:
+ Cao tay
+ Thấp tay
+ Phát bóng cao tay gồm:
+ Cao tay trước mặt mạnh, bay
+ Cao tay nghiêng mình mạnh, bay
+ Phát bóng thấp tay gồm:
+ Thấp tay trước mặt
+ Thấp tay nghiêng mình
5 Đập bóng:
- Khái niệm: Là một trong những kĩ thuật cơ bản của bóng chuyền và là khâu cuối
cùng của việc thực hiện hệ thống chiến thuật tấn công và phản công Nó giữ vai trò quyết định trong việc dứt điểm và giành quyền phát bóng Đập bóng là một biện pháp tấn công tích cực có hiệu lực nhất trong thi đấu
- Đập bóng gồm 2 loại:
+ Đập trước mặt ( chính diện )
Trang 4+ Đập móc câu ( nghiêng mình )
Ngoài ra, căn cứ vào từng tình huống mà người ta có thể phân chia thành một số kỹ thuật mang tính chiến thuật như: đập lao, đập chồng, giản biên, nhanh, một chân…
6 Chắn bóng:
- Khái niệm: Là kĩ thuật thực hiện ở các vị trí sát lưới., dùng tay để chặn đường bóng
của đối phương tấn công sang Chắn bóng không chỉ mang tính chất phòng thủ mà còn mang tính chất phản công góp phần giành điểm và giành quyền phát bóng trong thi đấu
- Kĩ thuật chắn bóng gồm:
+ Chắn đơn
+ Chắn đôi
+ Chắn ba
IV Luật bóng chuyền:
1 Sân bãi và dụng cụ thi đấu:
a) Sân bóng:
- Hình chữ nhật, kích thước 18 x 9m
- Chất liệu: Đất, xi măng, gỗ, nhựa tổng hợp
- Yêu cầu: Bằng phẳng, đồng nhất
- Bề rộng các đường trên sân: 5cm, rạch tấn công 3m, khu vực phát bóng 9m
b) Lưới:
- Lưới nam: 2,43m
-Lưới nữ: 2,24m
- Chiều rộng 1m, dài 9,50 – 10m, đan thành các mắt lưới hình vuông cạnh 10cm
- Viền mép trên lưới rộng 7cm, mép dưới 5cm
c) Cột lưới:
- Cao 2,55m đặt ở ngoài sân cách đường biên dọc 0,5 – 1m, có thể điều chỉnh được
độ cao
d) Cọc giới hạn ( ăng ten):
- Nằm 2 bên lưới và vuông góc với đường biên dọc
- Cao 1,80m sơn hai màu trắng – đỏ ( mỗi đoạn cách nhau 10cm ) nhằm quy định khoảng không gian trên lưới của đường bóng Nếu bóng ra ngoài hoặc chạm vào cọc giới hạn là phạm luật
2 Bóng:
- Hình tròn, chu vi 65 – 67cm, trọng lượng 260 – 280g
- Chất liệu: Da mềm hoặc da tổng hợp, có thể đồng màu hoặc phối hợp màu xen kẽ
a) Phát bóng đúng:
- Yêu cầu:
+ Người phát bóng đứng trong khu vực phát bóng (9m)
Trang 5+ Tung bóng ( ít nhất 20cm ).
+ Trong thời gian quy định (8s) phải phát bóng đi, bóng qua lưới, sang sân đối phương và trong cọc giới hạn
+ Chân không dẫm vạch
b) Cách sử lí của trọng tài khi cầu thủ phát bóng phạm luật, phát bóng không tung.
- Thổi còi dừng trận đấu, dùng tay kí hiệu mô tả lỗi của Vân động viên vừa phát bóng
- Cho điểm và đổi quyền phát bóng cho đội bên kia
3 Khái niệm:
* Tấn công: Là đánh và tổ chức đánh bóng từ sân mình sang sân đối phương.
* Phòng thủ: Là đỡ và tổ chức đỡ những quả bóng từ sân đối phương sang sân mình.
* Người hàng sau vi phạm luật tấn công:
- Trên sân thi đấu quy định hai hàng gồm hàng trước ( hàng tấn công ) và hàng sau (hàng phòng thủ )
- Các cầu thủ ở hàng sau ( 1, 5, 6) không được lên trên vạch 3m tham gia tấn công Nếu tham gia tấn công thì trước khi bật lên đập bóng chân không được tiếp xúc vạch 3m
4 Chiến thuật tấn công:
Chiến thuật là những biện pháp, những hoạt động nhất định có chủ đích, có tính chất của toàn đội/ 1 nhóm/ cá nhân nhằm chiến thắng đối phương
Chiến thuật phát huy năng lực toàn diện, sở trường tốt nhất vận dụng những biện pháp phù hợp với tình huống cụ thể
Khác với kĩ thuật, chiến thuật là mẹo đánh, cách đánh của cá nhân, nhóm/ toàn đội
a) Tấn công chung:
- Cầu thủ đứng ở vị trí số 3 chuyền bước 2 cho hai vị trí số 2 và số 4 (số 3 là người chuyền 2 )
b) Tấn công biên:
- Cầu thủ đứng ở vị trí số 2 chuyền bước 2 cho cầu thủ vị trí số 3 và số 4 (số 2 là người chuyền 2 )
* Điểm khác biệt:
- Vị trí người chuyền 2
5 Chiến thuật phòng thủ:
a) Phòng thủ số 6 tiến:
- Nếu số 3 và số 4 nhảy lên chắn bóng thì số 6 tiến lên ngay phía sau lưng vị trí của hai vận động viên chắn bóng để làm nhiệm vụ bọc lót ( tình huống bỏ nhỏ của đối phương ) Hai vị trí số 1 và số 5 làm nhiệm vụ phòng thủ phía cuối sân
b) Phòng thủ số 6 lùi:
Trang 6- Nếu số 3 và số 4 nhảy lên chắn bóng thì số 6 lùi xuống làm nhiệm vụ phòng thủ ở vị trí cuối sân, vị trí số 5 sẽ tiến lên bọc lót ngay phía sau hai vận động viên chắn bóng
6 Luật cướp bóng:
- Khi bóng đang thuộc khoảng không gian của sân mình mà vận động viên của đội đối phương nhảy lên đập bóng ( tiếp xúc với bóng trước ) thì được gọi là luật cướp bóng
* Cách sử lí của trọng tài khi có cầu thủ phạm luật cướp bóng:
- Thổi còi dừng trận đấu dùng kí hiệu biểu thị lỗi cướp bóng
- Đổi quyền phát bóng và cho đội đối phương thêm một điểm
7 Tính điểm trong thi đấu:
- Một trận trong thi đấu bóng chuyền gồm 2 hiệp:
+ Hiệp bình thường
+ Hiệp quyết thắng
a) Hiệp bình thường:
- Tính theo thể thức điểm trực tiếp, mỗi quả phát bóng tương ứng với một điểm, đội nào giành thắng lợi trong quả phát bóng ấy thì được quyền phát bóng tiếp và được cộng một điểm
- Tính điểm 25 điểm/ hiệp: sau khi bắt đầu thi đấu, đội nào ghi được 25 điểm trước thì đội đó dành thắng lợi với điều kiện cách đội kia ít nhất 2 điểm
- Trên lí thuyết, điểm tối đa của một hiệp có thể đến vô cùng
b) Hiệp quyết thắng:
- Giống hiệp bình thường nhưng tính điểm 15
8 Thứ tự đổi phát bóng:
- Các cầu thủ di chuyển vị trí theo chiều thuận kim đồng hồ:
2->1, 1->6, 6->5, 5->4, 4->3, 3->2
- Nếu đội được quyền phát bóng giành thắng lợi trong quyền phát bóng đó thì được cộng 1 điểm, người phát bóng ở vị trí số 1 tiếp tục phát bóng
- Nếu đội đỡ phát bóng giành thắng lợi trong tình huống ấy thì mỗi cầu thủ sẽ di chuyển một vị trí ( như sơ đồ trên ) và vị trí số 2 sẽ xuống phát bóng
* Nếu thứ tự đổi phát bóng không tuân thủ như trên sẽ phạm luật.
- Cách xử lí của trọng tài:
+ Nếu mới sai: trọng tài cho dừng trận đấu và yêu cầu xếp lại cho đúng thứ tự đồng thời đội đó mất quyền phát bóng, chuyển quyền phát bóng cho đội kia và cộng một điểm
+ Nếu sai từ lâu thì trọng tài cho dừng trận đấu và kiểm tra vị trí theo phiếu báo vị trí ban đầu, xếp lại và xác định sai từ khi nào và hủy toàn bộ số điểm mà đội đó giành được tính từ lúc bắt đầu sai, đồng thời tước quyền phát bóng cho đội kia và cộng một điểm Nếu không xác định được thời điểm sai thì xử như mới sai
Trang 79 Vị trí các hàng trong thi đấu:
- Các cầu thủ trên sân được chia thành 2 hàng ngang và 3 hàng dọc:
+ Hai hàng ngang gồm: - hàng trước ( hàng tấn công ) số : 2 - 3 - 4
- hàng sau ( hàng phòng thủ ) số : 1 - 6 - 5
+ Ba hàng dọc gồm : 1-2, 6-3, 5-4
- Các cầu thủ hàng sau thì có thể gần đường biên ngang phía cuối sân hơn người đứng hàng trước hoặc người đứng hàng trước thì có thể phải đứng gần đường biên ngang giữa sân
- Các cầu thủ đứng bên phải (1-2) thì chân phải đứng gần đường biên dọc bên phải hơn các vận động viên khác cùng hàng và ngược lại
10 Hội ý:
a) Hiệp thường:
- Mỗi đội được quyền hội ý 4 lần gồm 2 lần hội ý kĩ thuật và hai lần hội ý tự do:
+ Hội ý kĩ thuật: sau khi bắt đầu thi đấu, đội nào đến điểm 8 và 16 trước thì trọng tài cho các đội tạm dừng để hội ý, thời gian không quá 60 giây
+ Hội ý tự do: chỉ có đội trưởng trên sân hoặc huấn luyện viên mới có quyền xin tạm dừng hội ý lúc bóng chết, thời gian không quá 30 giây
11 Cầu thủ Libero:
a) Quyền hạn:
- Là cầu thủ tự do, mặc trang phục khác mầu so với các vận động viên khác trên sân (trang phục dành riêng cho cầu thủ Libero)
- Được quyền ra vào sân tự do mà không cần xin phép trọng tài nhưng giữa hai lần thay của Libero phải qua một pha bóng chết
- Libero được thay vào thi đấu trên sân làm nhiệm vụ phòng thủ cho các vận động viên ở hàng sau
b) Nghĩa vụ:
- Đảm nhiệm vai trò như một cầu thủ hàng sau, không được phép đập bóng tấn công
ở bất kì vị trí nào trên sân, nếu lúc đánh chạm bóng hoàn toàn cao hơn mép trên của lưới
- Không được chắn bóng, không được phát bóng và định chắn bóng
- Được thay vào thi đấu cho bất kì cầu thủ hàng sau nào của đội
- Nếu lên hàng trên chuyền bóng cao tay thì cầu thủ khác không được đập bóng tấn công quả bóng đó cao hơn mép trên lưới Nếu ở hàng sau nêu bóng thì các cầu thủ khác được đập bóng tự do
12 Trọng tài chính:
a) Quyền hạn:
- Điều khiển trận đấu từ đầu cho đến kết thúc trận đấu, có quyền hạn với tất cả các trọng tài và các thành viên của hai đội
Trang 8- Xóa bỏ các quyết định của các trọng tài khác nếu thấy sai lầm.
- Quyết định bất cứ việc gì liên quan đến thi đấu, kể cả các vấn đề luật không quy định
- Không cho phép bất cứ ai tranh luận vào vấn đề quyết định của mình
- Cho điểm các đội và đổi quyền phát bóng
- Thay người khi bóng chết và cho các đội tạm dừng hội ý
- Phê bình, cảnh cáo đến tước quyền thi đấu của bất kì cầu thủ nào hoặc cả đội tùy theo mức độ vi phạm
b) Nhiệm vụ:
- Kiểm tra sân bãi, dụng cụ trước khi thi đấu
- Thực hiện bốc thăm với hai đội trưởng
- Cho các đội khởi động và kiểm tra
- Kí vào biên bản khi kết thúc trận đấu
13 Lí do khách quan dừng trận đấu:
- Nếu hai đội đang thi đấu, vì điều kiện khách quan ( mưa, gió, bão, hư hỏng trang thiết bị, bạo động…) không thể tiếp tục thi đấu trọng tài cho dừng thi đấu và căn cứ vào luật
+ Nếu trong 4h, các sự cố được khắc phục xong, trọng tài cho các đội tiếp tục thi đấu trên sân cũ, giữ nguyên kết quả của các hiệp đã đấu xong và hiệp đang đấu giở
+ Nếu trong 4h, sự cố không khắc phục được, phải thi đấu trên sân khác thì giữ nguyên kết quả của các hiệp đã đấu xong và hủy kết quả của hiệp đang đấu giở
+ Nếu sau 4h sự cố mới được khắc phục thì thi đấu bất kì trên sân nào cũng phải hủy bỏ kết quả của những hiệp đã đấu xong và hiệp đang đấu giở và cho hai đội đấu lại từ đầu
14 Số lần chạm bóng liên tiếp của một đội, một cầu thủ:
- Một cầu thủ không được chạm bóng hai lần liên tiếp
- Các cầu thủ chắn bóng có thể chạm bóng hai lần liên tiếp, tuy nhiên những lần chạm bóng phải xảy ra trong cùng 1 hành động và quy định rõ trong luật
Trang 9Phụ Lục:
Câu hỏi:
Câu 1: Anh ( chị ) hãy cho biết đặc điểm, tác dụng của môn thể thao bóng chuyền ? Câu 2: Anh ( chị ) cho biết lịch sử ra đời và phát triển môn bóng chuyền trên thế giới
và Việt Nam ?
Câu 3: Anh ( chị ) hãy kể tên các kĩ thuật trong bóng chuyền ?
Câu 4: Anh ( chị ) hãy cho biết kích thước, chiều cao của lưới nam ( nữ ), chiều dài
(rộng) của một sân bóng chuyền, ý nghĩa của các đường kẻ trên sân?
Câu 5: Anh ( chị ) miêu tả cọc giới hạn, tác dụng của cọc giới hạn trên sân bóng
chuyền?
Câu 6: Anh ( chị ) cho biết như thế nào là phát bóng đúng? Cách sử lí của trọng tài
trong trường hợp phát bóng phạm luật, phát bóng không tung?
Câu 7: Anh ( chị ) hãy cho biết nhiệm vụ của các cầu thủ đứng ở hàng tấn công,
nhiệm vụ của các cầu thủ ở hàng phòng thủ trong thi đấu bóng chuyền?
Câu 8: Anh ( chị ) hãy nêu khái niệm tấn công là gì, phòng thủ là gì? Thế nào là
người hàng sau vi phạm luật tấn công trong thi đấu bóng chuyền?
Câu 9: Anh ( chị ) hãy cho biết như thế nào là chiến thuật tấn công chung, thế nào là
chiến thuật tấn công biên? Điểm khác biệt của hai loại chiến thuật trên là gì?
Câu 10: Anh ( chị ) hãy cho biết thế nào là phòng thủ số 6 tiến, phòng thủ số 6 lùi? Câu 11: Anh ( chị ) hãy giải thích luật cướp bóng? Nêu cách sử lí của trọng tài trong
trường hợp cầu thủ phạm luật cướp bóng?
Câu 12: Anh ( chị ) cho biết khi nào cầu thủ chạm bóng hai lần liên tục thì phạm luật,
khi nào cầu thủ chạm bóng hai lần liên tục không phạm luật? Cho biết kí hiệu của trọng tài trong trường hợp cầu thủ phạm luật chạm bóng hai lần liên tục?
Câu 13: Anh ( chị ) hãy nêu cách tính điểm trong thi đấu bóng chuyền? ( hiệp thi đấu
bình thường và hiệp thi đấu quyết thắng )
Câu 14: Anh ( chị ) cho biết thế nào là sai tư thế đổi phát bóng? Nêu cách xử lí của
trọng tài khi cầu thủ phạm luật sai thứ tự đổi phát bóng?
Câu 15: Anh ( chị ) hãy phân tích luật sai vị trí trong thi đấu bóng chuyền? Cho biết
thế nào là sai vị trí hàng dọc, hàng ngang
Câu 16: Anh ( chị ) hãy nêu luật thay người trong thi đấu bóng chuyền? Kí hiệu tay
của xin thay người
Câu 17: Anh ( chị ) hãy nêu luật hội ý trong thi đấu bóng chuyền? Kí hiệu tay của
xin hội ý
Câu 18: Anh ( chị ) cho biết quyền và nhiệm vụ của cầu thủ Libero trong thi đấu
bóng chuyền?
Trang 10Câu 19: Anh ( chị ) cho biết quyền hạn và nhiệm vụ của trọng tài chính trong thi đấu
bóng chuyền?
Câu 20: Trong quá trình thi đấu vì lí do khác quan ( mưa, gió, bão…) buộc phải tạm
dừng trận đấu, trọng tài chính bóng chuyền phải sử lí trường hợp này như thế nào?
Câu 21: Trong thi đấu bóng chuyền người ta thường xử dụng chiến thuật nào?
Câu 22: Sinh viên học và nghiên cứu các kí hiệu tay của trọng tài bóng chuyền khi
điều khiển trận đấu