1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nội dung báo cáo thực địa ppt

51 2,9K 52

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 9,91 MB

Nội dung

Về công tác quản lý và hướng dẫn chuyên môn,chúng tôi đã được sự dẫn dắt của 2 giáo viên trong khoa Địa lý, đó là: Cô Đậu Thị Hòa – Trưởng đoàn Thầy Nguyễn Văn Nam – Phó đoàn Ngoài ra,

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Có lẽ mỗi người chúng ta ai ai cũng muốn được đi hết mọi miền của Tổquốc Được tìm hiểu, tiếp thu những điều mới mẻ của những vùng đất khácnhau Để từ đó có được cái nhìn toàn diện, sâu sắc và thực tế hơn về đấtnước mình đang sống, học tập và làm việc

Chúng tôi, những sinh viên khoa Địa lý của trường ĐHSP Đà Nẵngngay từ khi bước vào học năm 1 đã được dạy những kiến thức về địa lý củathế giới cũng như Việt Nam Và đặc biệt khi được học về học phần : “Địa lý

tự nhiên Việt Nam” mỗi chúng tôi ai nấy đều được trang bị cho mình nhiềukiến thức là hành trang cho sự nghiệp sau này của mỗi người

Hơn thế nữa chúng tôi còn rất may mắn khi được học tiếp học phần:

“Thực địa Địa lý tự nhiên Việt Nam” Chúng tôi đã được tổ chức mộtchuyến đi thăm quan về tự nhiên của các tỉnh phía Bắc Đây là cơ hội để mỗichúng tôi được tiếp cận thực tế những kiến thức mà mình đã được học trênsách vở Được so sánh thực tế sự giống và khác nhau về cảnh quan, thổnhưỡng, khí hậu, sinh vật … của các tỉnh miền Bắc

Đoàn thực tế của chúng tôi năm nay gồm 53 thành viên của lớp 08CDL(1 bạn vì lí do sức khỏe đã không thể tiếp tục cuộc hành trình ) ,trong đó có

40 bạn nữ và 13 bạn nam Về công tác quản lý và hướng dẫn chuyên môn,chúng tôi đã được sự dẫn dắt của 2 giáo viên trong khoa Địa lý, đó là:

Cô Đậu Thị Hòa – Trưởng đoàn

Thầy Nguyễn Văn Nam – Phó đoàn

Ngoài ra, đi cùng với đoàn chúng tôi còn có bác: Nguyễn Văn Chương.Theo lịch trình, chuyến thực địa tự nhiên miền Bắc của chúng tôi bắt đầu

Trang 2

xuất phát từ cổng trường ĐHSP Đà Nẵng và điểm đến xa nhất là “xứ sởsương mù” – SaPa

Đúng 4h20’sáng ngày 30-3-2010, tất cả thành viên trong đoàn củachúng tôi đã có mặt đầy đủ Chuyến đi thực tế tự nhiên kéo dài 11 ngày từngày 30-3-2010 đến ngày 9-4-2010 của chúng tôi được bắt đầu

Qua chuyến đi này, chúng tôi đã được quan sát tận mắt, được học hỏi rấtnhiều những kiến thức mới lạ không chỉ về địa lý, mà còn cả văn hóa, xãhội, cũng như phong tục tập quán đặc trưng của mỗi miền quê

Chúng tôi, đã được đến thăm quan nhiều địa danh nổi tiếng, nhiều địađiểm du lịch mà chúng tôi đã được nghe rất nhiều từ trước.Từ đó đã thêmyêu hơn, gắn bó hơn đối với đất nước, quê hương Việt Nam của chúng tôi Đây cũng là một chuyến đi mãi không thể quên của mỗi thành viên củalớp 08CDL, bởi chuyến đi đã để lại rất nhiều điều bổ ích và lí thú với những

kỉ niệm đẹp đẽ về tình cô trò và bạn bè

Chuyến đi của chúng tôi đã kết thúc hết sức tốt đẹp Tất cả các thànhviên trong đoàn hầu hết đều nắm vững những kiến thức chuyên môn nghiệp

vụ, sức khỏe của mọi người đều được đảm bảo

Để đạt được những thành công này, mỗi thành viên trong lớp 08CDLcủa chúng tôi đều không quên công lao to lớn của các thầy cô trong đoàn.Thầy cô đã không chỉ cung cấp, trang bị cho chúng tôi những kiến thức cầnthiết, mà còn hướng dẫn chúng tôi thiết lập kỷ luật cho toàn đoàn, không chỉvậy còn luôn quan tâm đến sức khỏe cũng như đời sống và sinh hoạt củatừng thành viên trong đoàn

Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa Địa lý, Ban

Trang 3

Giám Hiệu nhà trường đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để chúng tôi có mộtchuyến thực địa đầy thành công và bổ ích này

Đà Nẵng ngày, 15/4/2010 Sinh viên: Đỗ Thị Nga

Trang 4

NỘI DUNG BÁO CÁO THỰC ĐỊA Phần 1: Khái quát tuyến thực địa

Chuyến thực địa tự nhiên miền Bắc của lớp 08CDL kéo dài 11 ngày, từngày 30/3/2010 đến ngày 9/4/2010, bao gồm những tuyến thực địa chínhsau:

1 Tuyến Đà Nẵng – Ninh Bình : (Ngày 30, 31/03)

Trang 5

+ Quan sát cạnh đáy tam giác châu của Đồng bằng Sông Hồng: NamĐịnh, Thái Bình, Hải Phòng.

+ Quan sát hệ thống sông ở hạ lưu, đại địa hình trong đê và ngoài đê + Thổ nhưỡng, cơ cấu cây trồng

4 Điểm Vịnh Hạ Long: (Ngày 2/4 )

+ Địa hình Kartxơ, quá trình địa chất, hang động Kartxơ.

+ Sinh vật, thủy văn

5 Tuyến Quảng Ninh – Phú Thọ: ( Ngày 3/4)

- Nghiên cứu:

+ Bậc thềm phù sa cổ, dạng địa hình Bát úp, vùng đồi trung du

+ Quan sát các đá hình thành, đặc điểm thổ nhưỡng của vùng đồi trung

+ Sự phân tầng của địa hình Việt Nam

+ Đặc điểm thổ nhưỡng, sinh vật

8 Điểm Sa Pa: (Ngày 4, 5 /4)

- Nghiên cứu:

+ Địa chất, địa hình, sinh vật, thổ nhưỡng

+ Khí hậu : Á nhiệt đới ôn đới núi cao ( Sương, độ ẩm không khí) + Thực trạng sử dụng đất và bảo vệ rừng

+ Biện pháp

Trang 6

9 Tuyến Lào Cai – Hà Nội: ( Ngày 6, 7 /4)

Trang 7

Phần 2: Nội dung chính

1 Tuyến Đà Nẵng – Ninh Bình (Ngày 30, 31/03):

Rạng sáng ngày 30/3/2010, vào lúc 4h30’khi ngoài trời vẫn còn baophủ một màu đen thì chuyến đi thực tế tự nhiên miền Bắc của chúng tôiđược khởi hành Cả lớp chúng tôi gồm 54 thành viên, ai nấy đều háo hức vớichuyến đi này, vì đây không chỉ là cơ hội học tập, mở mang kiến thức, mà

còn là quãng thời gian giao lưu, vui chơi đầy bổ ích với mỗi chúng tôi.

Do đã được chuẩn bị từ trước, nên các ban kỷ luật, đời sống đã ổn địnhchỗ ngồi của cả đoàn trên xe, chuẩn bị cho một chuyến đi dài ngày Lúc này,

cô Hòa cùng với ban đời sống, văn nghệ đã tạo không khí vui vẻ, phấn khởicho cả đoàn bằng những bài hát tập thể sôi động Mọi người như quên dầnnhững mệt mỏi trên xe Xe của chúng tôi tiếp tục lăn bánh tiến về miền Bắc

Ở đây, gió mang hơi ẩm từ biển Đông thổi vào nhưng gặp dãy núi TrườngSơn nên không mang hơi nước qua sườn Tây được Khí hậu rõ rệt nhất làvào mùa đông khi gió mùa đông bắc thổi vào gặp dãy Trường Sơn thì yếuhẳn đi cả về tần suất, cường độ và thời gian hoạt động

Khi trời càng lúc càng sáng rõ hơn, trên xe chúng tôi còn quan sátđược những vách đá lộ ra ở hai bên đường Đa số là các đá Granit được hìnhthành trong giai đoạn Hecxini và được nâng lên trong chu kỳ kiến tạo saunày Theo tai liệu thì trước thời kỳ Pháp thuộc đây là khu rừng nguyên sinhvới nhiều cây họ Dầu Nhưng hiện nay rừng nguyên sinh hầu như không còn

và thay vào đó là các khu rừng thứ sinh và rừng nhân tạo Địa hình bị pháhủy tạo thành Savan cây bụi

Hình ảnh đèo Hải Vân hùng vĩ đang dần hiện ra trước mắt chúng tôiTheo lý thuyết mà chúng tôi được học thì đây là ranh giới khí hậu quantrọng nhất của cả nước, ranh giới khí hậu giữa Trường Sơn Bắc và Trường

Trang 8

Sơn Nam, cũng là ranh giới giữa Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế Đến đây dođịa hình cao sừng sững như một bức tường thành mà hiện hữu ở đây là dãyBạch Mã, làm cho khí hậu ở 2 bên dãy núi này gần như khác nhau hoàntoàn:

Hải Vân đèo lớn vừa qua, Mưa xuân ai bỗng đổi ra nắng hè

Quả đúng như vậy, sự khác nhau về khí hậu ở hai bên đèo Hải Vân, hếtsức rõ rệt và rất dễ nhận thấy Khi sang đến bên kia hầm Hải Vân, địa phậncủa tỉnh Thừa Thiên Huế chúng tôi cảm nhận không khí dường như lạnhhơn , ở đây mây mù phủ trắng trời, trắng đất khác xa so với những ngày bầutrời cao, xanh, nắng gắt ở Đà Nẵng

Chúng tôi đã đến với Thừa Thiên Huế, một tỉnh nằm trên 1 dải đất hẹp,với chiều dài tính theo dường quốc lộ khoảng 127km, chiều rộng trung bình

60 km với đầy đủ các dạng địa hình chuyển tiếp từ rừng núi, gò đồi, đồngbằng duyên hải, đầm, phá và biển tập trung trong một không gian hẹp, thấpdần từ Tây sang Đông, phía Tây là dãy núi cao, phía giữa là đồi núi thấp vàphía Đông là dải đồng bằng nhỏ hẹp

Chúng tôi còn được quan sát hệ thống đầm phá rất phát triển dọc theoquốc lộ 1A Các đầm phá này kéo dài theo hướng Tây bắc – Đông nam,như: Phá Tam Giang, đầm Thanh Lam, đầm Hà Trung – Thủy Tú … nối liềnvới nhau thành một dải Vật liệu trầm tích trong các đầm rất mịn, tầng mùndày rất thuận lợi cho việc phát triển hệ thống thực vật hữu cơ và thuận lợicho việc nuôi trồng thủy hải sản

Xe của chúng tôi vẫn tiếp tục lăn bánh để đến với mảnh đất Quảng Trịanh hùng trong lịch sử Nhưng rất tiếc rằng tới đây chúng tôi đã phải chia

Trang 9

tay với một thành viên trong lớp – đó là bạn Kim Chi, bạn đã không thể tiếptục cuộc hành trình vì lí do sức khỏe.

Nét đạc trưng của tỉnh Quảng Trị là hẹp và dốc nghiêng từ Tây sangĐông Trước mắt chúng tôi là Đồng bằng Quảng Trị, một phần của dải đồngbằng ven biển Bình - Trị - Thiên Đặc điểm chung của dải đồng bằng này làchúng có dạng kéo dài lòng máng với một bên là đồi và một bên là các dảiđụn cát cao

Từ đây dọc quãng đường chúng tôi đã được quan sát Đồng bằng Bình Trị - Thiên

Đồng bằng Bình – Trị - Thiên là đồng bằng nằm trong dải đồng bằngDuyên hải Miền Trung, rộng 2.150km2, dài 250 km Đồng bằng này nhỏhẹp, nằm sát biển, phía Đông là biển Đông, phía Tây giáp dãy núi TrườngSơn, bị cắt xẻ thành nhiều ô nhỏ do các khối núi lan ra sát biển và các dãynúi đâm ngang ra biển Biển góp phần nhiều hình thành vùng đồng bằng ởđây hơn là các phù sa sông, nên đất nghèo và là phù sa pha với cát biển Đồng bằng này có địa hình bị chia làm ba dạng chính: giáp biển là cồncát di động, đầm phá, vũng vịnh, ở giữa là vùng thấp trũng, và trong cùng làvùng đồng bằng bồi tụ

Đất ở đây chủ yếu là đất cát, được thành tạo lâu dài, tuy nhiên độ màu mỡkém, nên thực vật ở đây không phát triển mạnh bằng các đồng bằng kháccủa nước ta Ở đây chủ yếu trồng lúa, xen kẽ hoa màu Ở đây, cây ớt

Trang 10

đưọctrồng khá nhiều.

Hình ảnh ruộng lúa ở đồng bằng Bình - Trị - Thiên

Đến 9h sáng chúng tôi đã đến mảnh đất Quảng Bình Vùng đất có thểcoi là bản lề trong không gian của đất nước Là nơi hẹp nhất của đất nước, vìĐồng Hới từ Tây sang Đông chỉ hơn 40km

Ở đây chúng ta quan sát về mặt địa chất, cũng có một sự khác nhaurất lớn giữa Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam với ranh giới là Đèo Hải

Trang 11

Vân Trường Sơn Bắc là vương quốc của núi đá vôi với cảnh trí "cỏ cây xen

đá, lá chen hoa" sum suê, xanh tốt Đá vôi chiếm nhiều vùng rộng lớn, ởQuảng Bình, có vùng núi đá vôi Kẻ Bàng với động Phong Nha nổi tiếng

"Nam Thiên đệ nhất thiên nhiên động" là vùng đá vôi điển hình nhất ViệtNam, rộng đến 2000 km2 trên đất Việt Nam và một diện tích tương đươngtrên đất Lào Ngược lại, Trường Sơn Nam lại là vương quốc của đá hoacương với các sườn núi trơ trụi, đầy những tảng đá khổng lồ, hình tròn, tímxanh, nằm lô nhô, ngổn ngang từ chân đến đỉnh núi

Và từ Quảng Bình trở ra, đã không còn đại địa hình đá vôi Mà đã bắtđầu sự phân bố đá granit theo diện nông Dọc theo duyên hải đây cũng là sựchấm dứt của kiểu địa hình bờ biển thẳng thấp, và bắt đầu kiểu bờ biển củamiền Trung với những cồn cát cao chạy dài theo bờ biển

Dọc theo quãng đường chúng tôi được quan sát thấy rất nhiều đầmphá, ở đây hoạt động đánh bắt nuôi trồng thủy sản rất phát triển

Hệ thống thổ nhưỡng ở đây rất nghèo chất dinh dưỡng, đất chua, phù

sa ít, đụm cát nhiều và đất thụt than bùn

Đến 11h40’, chúng tôi đã đến Đèo Ngang – bước chắn địa hình giữa

2 đồng bằng Bình - Trị - Thiên và đồng bằng Thanh – Nghệ - Tĩnh,đồngthời cũng là một ranh giới khí hậu quan trọng của nước ta Từ Đèo Ngangđến với vĩ độ 16B là đới khí hậu chí tuyến gió mùa ẩm với một mùa đônglạnh khá sâu sắc

Lúc này, ngoaì trời nhiều sương mù, nhưng hình ảnh Đồng bằngThanh – Nghệ -Tĩnh vẫn hiện ra khá rõ trước mắt chúng tôi Đây cũng làmột dải đồng bằng nhỏ hẹp, kéo dài Thanh – Nghệ -Tĩnh cùng với Đồng

Trang 12

bằng Bình – Trị - Thiên đều nằm trong dải Đồng bằng Duyên Hải MiềnTrung Đều được chuẩn bị bởi một quá trình hải tiến mài òn đường bờ biểnsát chân núi, di tích là những thềm biển dánh dấu sự tác động của nướcbiển, tạo nên các bặc thềm thấp dần: 40 - 25 -20 -15-10 -5 -2m và tuổi càngtrẻ dần Bờ biển lùi ra xa, các con trạch gần bờ tạo thành nhữn cồn cát, baolấy những đầm phá bên trong, theo thời gian đầm phá được trầm tích biểnlấp đầy, các đảo nối vào bờ trở thành đồi sót Nên or đây vẫn còn có nhiềuđồi núi sót.

Tuy nhiên, ở đây ngoài sự bồi tụ do biển thì Đông bằng Thanh - Nghệ

- Tĩnh còn có điểm khác biệt là có thêm sự bồi tụ phù sa do sông, đó là sựkết hợp của sông Mã, sông Cả, sông Chu Nên thổ nhưỡng ở đây sẫm màuhơn, màu mỡ hơn Vì thế mà ta cũng thấy hệ thực vật, đặc biệt là lúa nướcxanh tốt hơn khác hẳn so với Đồng bằng Bình – Trị - Thiên

Trang 13

Đồng bằng Thanh – Nghệ - Tĩnh

Nguyên một ngày ngồi trên xe cuối cùng chúng tôi cũng đã đến đượcđịa phận tỉnh Ninh Bình Tại đây chúng tôi sẽ được nghiên cứu 3 địa điểm

đó là: Tam Cốc, chùa Bái Đính và rừng quốc gia Cúc Phương

Ninh Bình là một tỉnh nhỏ nằm ở rìa Bắc và Tây Nam của đồng bằngSông Hồng phía Tây giáp với Hòa Bình, phía Bắc giáp với Thanh Hóa, phíaĐông và phía Đông Bắc giàp với Nam Định và Hà Nam, phía Nam giáp vớiVịnh Bắc Bộ

Dọc quãng đường chúng tôi được quan sát đại hình đá vôi rất là rõ Ởđây địa hình được phân bố bởi những dạng kế tiếp nhau đó là: dải HoàngLiên Sơn – cao nguyên đá vôi – biên giới Việt Lào Các cao nguyên đá vôi ởđây có đặc điểm được xen kẽ giữa sa phiến – đá vôi – sa phiến

Điểm chùa Bái Đính

Là một quần thể chùa được coi là to và đẹp nhất Việt Nam Nằm trên

sườn núi, giữa những thung lũng mênh mông hồ và núi đá, ở cửa ngõ phíaTây vào cố đô Hoa Lư thuộc xã Gia Sinh – huyện Gia Viễn – tỉnh NinhBình Chùa được bộ Văn Hóa và thông tin công nhận di tích lịch sử- văn hóacấp quốc gia năm 1997

Trang 14

Hình ảnh chùa Bãi ĐínhNgay cả khi đang xây dựng chùa đã thu hút rất nhiều du khách về thămquan chùa Bái Đính Nên đứng ở ngoài cổng của chùa chúng tôi đã có cảmgiác như đang ở trong một bến xe cộ đông đúc, tấp nập người đổ xô về đây Địa điểm tiếp theo mà chúng tôi tiếp tục đi đến trong buổi sáng này đóchính là: Tam Cốc

Tam Cốc

Tam Cốc nơi được mênh danh là: “ vịnh Hạ Long trên cạn” hay “ Namthiên đệ nhất động”, là khu du lịch trọng điểm quốc gia Việt Nam Tại đâychúng tôi đã được đi thuyền dọc thung lũng sông Ngô Đồng giữa hai bên làhai dãy núi đá vôi cao sừng sững Đá vôi ở đây có đặc điểm: được trầm tíchtheo những lớp nằm ngang Cứ một pha trầm tích tạo thành một lớp đá vôi,tạo nên sự phân lớp nằm ngang theo góc khoảng từ 30-45 độ Một số dãykhông còn nhìn thấy được lớp rõ rang do bị vò nhầu Dưới chân các núi đávôi, nhiều nơi còn có các hàm ếch, là dấu tích của biển Nghiên cứu chothấy, vỏ trái đất khu vực Tam Cốc có lịch sử phát triển địa chất từ 245 triệunăm đến nay gồm 6 hệ tầng tuổi Trias và hệ tầng Đệ Tứ Khối karst cổ Tam

Trang 15

Hàm ếch dưới chân dãy đá vôiCốc mang đặc điểm nhiệt đới điển hình: những dãy núi đá hoặc khối đávôi sót cao 150 - 200m có đỉnh dạng tháp, vòm, chuông và sườn vách dốcđứng Phần rìa khối là các thung lũng bằng phẳng dễ úng ngập vào mùamưa Đặc điểm này tạo cảnh quan nhiều dãy núi đá vôi thấp trùng điệp baoquanh các thung lũng là những hồ nước nối tiếp nhau, vừa hùng vĩ vừa nênthơ.

Ở đây thực vật trên các dãy núi đá vôi vẫn còn rất thưa thớt Nhưngdưới chân các dãy núi đá vôi là các thung lũng màu mỡ nên người dân ở đây

đã phát triển lúa nước

Trang 16

Phát triển lúa nước dưới chân dãy đá vôi Tam Cốc có nghĩa là ba hang: gồm hang Cả, hang Hai và hang Ba Cả

ba hang đều được tạo thành bởi dòng sông Ngô Đồng đâm xuyên qua núi.Hang Cả dài 127m, xuyên qua một dải núi lớn, cửa hang rộng trên 20m.Trong hang khí hậu khá mát mẻ và có nhiều nhũ đá rủ xuống với muôn hìnhvạn trạng

Trang 17

Hang Cả Hang Hai, cách hang cả gần 1km, chiều dài 60m, chiều rộng20m, trên trần hang có nhiều nhũ đá rủ xuống rất kỳ lạ.

Hang Ba, gần hang hai, chiều dài 50m, chiều rộng 18m, trần hangnhư một vòm đá, thấp hơn so với hai hang kia

Sau chuyến chèo thuyền dài 3km, chúng tôi đã quan sát được biết bao

vẻ đẹp của Tam Cốc Nơi đây thật xứng đáng với tên gọi “Vịnh Hạ Longtrên cạn”

Và địa điểm cuối cùng cũng là địa điểm quan trọng nhât của chúng tôitrong tuyến Đà Nẵng – Ninh Bình đó chính là Rừng quốc gia Cúc Phương

2 Điểm rừng Quốc gia Cúc Phương: (Chiều ngày 31/3 và ngày 1/4 )

Đến rừng Cúc Phương chúng tôi lại tiếp tục được quan sát những dãynúi đá vôi Nhưng khác với Tam Cốc địa hình đá vôi ở đây mềm mại hơn rấtnhiều, đá đã bị phong hóa, đất ở đây cũng xẫm màu hơn Đặc biệt, ở đây còn

có hệ thống lớp phủ thực vật hêt sức phát triển Ở đây quá trình tự phủ vànửa tự phủ phát triển mạnh mẽ tạo nên những cánh đồng karstơ tương đốirộng lớn, đất màu mỡ thể hiện một quá trình karstơ tương đối dài

Trang 18

Những dãy núi đá vôi ở đây cũng khác so với ở Tam Cốc do ở Tam Cốc

có sự xen kẽ giữa đá vôi, đá phiến, đá kết tinh biến chất

Rừng Cúc Phương là một khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng đặc dụng nằmtrên địa phận ranh giới 3 khu vực Tây Bắc, đồng bằng sông Hồng và BắcTrung Bộ thuộc ba tỉnh: Ninh Bình, Hòa Bình, Thanh Hóa Vườn quốc gianày có hệ động thực vật phong phú đa dạng mang đặc trưng rừng mưa nhiệtđới Nhiều loài động thực vật có nguy cơ tuyệt chủng cao được phát hiện vàbảo tồn tại đây Đây cũng là vườn quốc gia đầu tiên tại Việt Nam

Càng tiến đến địa phận của rừng Cúc Phương dọc đồi núi chúng tôi bắtgặp rừng thứ sinh với nhiều tre, nứa, mộc chen chúc nhau, nhiều lọai cây bụixen lẫn với rừng tre nứa chúng tôi bắt gặp những vết savan cây bụi lùn.Chúng tôi được anh Bảy- một hướng dẫn viên phân tích rõ thêm về sự đadạng của rừng quốc gia lớn nhất Việt Nam mang tầm cỡ quốc tế này

Rừng Cúc Phương được thành lập đầu tiên vào ngày 7/7/1962

Rừng Cúc Phương

Trang 19

- Vị trí điạ lý: vườn quốc gia Cúc Phương nằm ở 3 tỉnh: Ninh Bình, Hòa

Bình, Thanh Hóa Thuộc địa phận của 4 huyện thuộc 3 tỉnh này: ThạchThành( Thanh Hóa), Yên Thủy – Lạng Sơn( Hòa Bình), Nho Quan( NinhBình) Bao quanh rừng có 17 xã, đây là khu vực rừng nguyên sinh được bảotồn bậc nhất của nước ta hiện nay, cách thủ đô Hà Nội 120km về phía Tây

- Diện tích: Vườn quốc gia Cúc Phương thành lập vào tháng 7/1962,

sau khi một nhóm kỹ sư nông nghiệp đến đây để xác định đây là khu vựcgiàu tài nguyên, giàu tiềm năng, rừng chưa bị khai thác nhiều Với diện tích22.200ha, tỉnh Ninh Bình chiếm 51,1%, Thanh Hóa chiếm 22,5%, Hòa Bìnhchiếm phần còn lại

- Về địa hình: Nằm trong vùng karstơ xâm thực có 2 dãy núi chạy song

song với nhau và xen giữa là những thung lũng nhỏ đồi núi thấp, độ caotrung bình từ 300 – 400m cao nhất là núi Mây Bụi cao 692m Rừng CúcPhương điển hình karstơ dài với hệ thống sông ngầm phía dưới

- Đất đai: Đất đai ở đây được phân làm 2 loại, trong đó đất được hình

thành trong đá vôi chiếm ưu thế nhất

- Khí hậu: Nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt độ trung bình 16,6độ C, trung

bình cao nhất là 20độ C Lượng mưa trung bình hằng năm là 2151,2mm Độ

ẩm tương đối 90% Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt:

+ Mùa hạ: từ tháng 5 đến tháng 11 nhiệt độ trung bình là 23độ

Trang 20

Luồng nhiệt đới nóng ẩm Mã Lai- Inđô, gồm các dây di

cư từ thời Krêta, các loại thuộc họ dầu, luồng này chiếm 0,6% trong tổng sốloai cây thực vật ở đây

Luồng thực vật Tây Bắc: Vân Nam, Quý Châu,Hymalaya, chủ yếu là các loài rụng lá về mùa đông: Giẻ, Thích, Nhài… Luồng thực vật từ Tây Nam Ấn- Miến: gồm các loại cây thuộc

họ Ngũ Gia Bì, đây là loại thuộc chi mới của Đông Dương

- Về cấu trúc rừng: Trên thực tế không phải mọi nơi trên Cúc Phương

cấu trúc rừng được chia làm 5 phần mà được chia làm 3 nhóm chính:

 Rừng ở thung lũng và chân núi: đây là rừng giàu nhất tiêu biểucho cấu trúc rừng có 5 tầng tán chính:

Tầng vượt tán: Bao gồm những cây ở độ cao trên 40m, gồm Chò Chỉ,Chò Ngàn Năm

Tầng tán rừng: Ở độ cao 30m đến 40m, bao gồm Cà Lồ, Sàng

Tầng dưới tán: Là những loài cây chịu bóng, một số loài cây tồn tạibằng cách đón nhận ánh sáng thường xuyên thông qua các kẽ hở hoăc tiếptục vươn lên để tồn tại Bao gồm những cây có độ cao từ 20 đến 30m như:Vàng Anh, Nhộn, Cỏ Khẹt…

Tầng cây bụi: Bao gồm một số loài cây thích nghi với cường độ ánhsáng thấp, gồm cả cây ưa bóng và cây bụi như: Na, Móc, Đùng Đình…Tầng cỏ quyết: Đây là nơi lí tưởng cho rêu, dương xỉ, và thực vật cóhoa ưa bóng Nhiều loài nấm, địa y phát triển mạnh mẽ trong môi trường ẩm

và tạo nên sự đa dạng của tầng cỏ quyết

Đặc biệt trong rừng có nhiều loại cây dây leo( 359 loài), có cây dây leodài tới 1km Các cây kí sinh rất phong phú và đa dạng

=> Đây là một cấu trúc rừng hoàn hảo

Trang 21

 Nếu ở dưới thung lũng đại diện cho cấu trúc 5 tầng tán thì ở trênsườn núi chỉ có 2 tầng tán Hầu hết rễ cây bám vào đá vôi, sinhsống trên đá vôi.

- Hệ động vật: Do không gian rừng chật hẹp nên ở đây rất hiếm các

loài thú lớn Nhưng trái lại các loài thú nhỏ: chim, bò sát, côn trùng rấtphong phú Cúc Phương có khoảng 117 loài thú, 2 loài được xếp vào loàiđặc hữu đó là: Vọoc Mông Trắng và Sóc Bụng Đỏ Có ít nhất 5 loài thuộc

họ Mèo vẫn tồn tại ở Cúc Phương Trong 152 loài thú nhỏ ở đây thì có thúnhỏ nhất trên thế giới như Chuột Chù lông trắng

Ở vườn quốc gia này có khoảng hơn 300 loài chim Chiếm 1/3 tổng sốloài chim ở Việt Nam, bao gồm cả những loài di cư như Đại Bàng, chimNhạn, và một số loài bản địa như Gà Lôi trắng và Niệc Hung Bò sát khoảng

40 loài, trong đó có 26 loài Thằn Lằn bóng, Tắc Kè Cúc Phương còn là nơihội tụ của nhiều loài lưỡng cư như Ếch, Nhái, Cóc Côn trùng: đây là loàiphong phú đa dạng nhất ở rừng, nhiều nhất là các loại bướm sặc sỡ đủ màusắc vườn quốc gia Cúc Phương có nhiều loài Cá lạ thích nghi với cuộc sốngtại các con suối chảy theo mùa và hệ thống thoát nước ngầm

Ở đây do quá trình sụt lún hình thành nên những hang động karstơ.Theo chân anh hướng dẫn viên, đoàn chúng tôi có mặt tại hang động NgườiXưa

Trang 22

Động Người Xưa

Động Người Xưa được khai quật và năm 1966 Trong hang người taphát hiện ra ba bộ xương hóa thạch, hầu hết những hóa thạch này có tư thếnằm co Có lẽ đó là một văn hóa truyền thống Sau khi khai quật, các nhàkhoa học đã sử dụng phương pháp phóng xạ và xác định được ba bộ xươngnày có tuổi khoảng 7500 năm về trước, thuộc nền văn hóa Đông Sơn, HòaBình

Động Người Xưa là một trong những hang động lớn nhất ở đây, baogồm 3 ngăn: Ngăn đầu tiên có cửa quay về hướng Tây; ngăn thứ hai cónhiều nhũ đá với nhiều màu sắc khác nhau; còn ngăn thứ ba như một cungđiện của tộc trưởng

Vào đến cửa hang ta thấy có ít nhũ đá hơn, quan sát dưới mặt đất có lớp

vỏ sò, vỏ ốc Đối với địa hình núi đá vôi cũng như nguồn gốc của rừng CúcPhương từ xưa là một biển cổ, sau quá trình biến đổi địa chất thì môi trường

Trang 23

sống của sinh vật bị biến đổi, một số loài bị trôi dạt nằm trong địa hình đávôi

Thạch nhũ phía trong hang có màu rỉ sắt do những khoáng chất đá vôiphản ứng hóa học, còn có cả những khoáng màu trắng Ta có thể nhìn trênsản phẩm núi đá vôi từ các nhũ đá có ánh sáng lấp lánh, đó chính là silicat.Trên trần hang có cả những đốm màu đỏ, đó chính là sắt ôxit

Kết thúc chuyến thăm hang động Người Xưa, đoàn chúng tôi tiếp tụctheo chân anh hướng dẫn viên để đến với“ cây Chò Ngàn Năm” Dọc theođường đến với cây Chò Ngàn Năm chúng tôi quan sát thấy cây ở vùng núi

đá vôi có bạnh vè Chúng tôi đã được anh Bảy giải thích tường tận Đóchính là do cấu tạo của thổ nhưỡng Do tầng đất ở đây mỏng, cây có bạnh vè

để cân bằng với thân cây và chống chịu được với sức ép bên ngoài Ở cácvùng núi đá vôi rễ sẽ không ăn sâu xuống mà trải dài ra trên mặt đất, cho nêncây ở đây dễ đổ, đặc biệt là các cây lớn, từ đó tạo nên sự biến động của thựcvật trong rừng Ở những nơi cây bị đổ có nhiều cây chuối mọc lên, nó pháttán nhanh ở nơi có ánh sáng mặt trời

Đến với khu vực hệ sinh thái của các cây chò xanh khác với các hệ sinhthái khác, ở đây là hệ sinh thái nguyên sinh, chưa có sự tác động của conngười Ngoài ra ngay trên đường đi chúng tôi còn quan sát được thêm một

số loại cây khác nữa:

+ Dây Cây Bàng: có đường kính 0,5m, dài hàng nghìn mét như nhữngcon trăn khổng lồ

+ Đa bóp cổ: loài thực vật chuyên đi bóp ngẹt cây chủ đẻ hút chất dinhdưỡng, sau khi cây chủ chết cũng là lúc nó tự hút chất dinh dưỡng trong đất Với chuyến đi gần 3km cuối cùng đoàn chúng tôi cũng đã đến đượcvới cây Chò Ngàn Năm Đây là một cây Chò xanh nó thuộc họ Đậu, cónguồn gốc từ khu vực Tây Bắc đến Cúc Phương và kết thúc ở Thanh Hóa

Trang 24

Đây là một trong những cây có đặc tính khi lớn lên tách thành hai thân

và có khả năng chống chịu với các điều kiện bên ngoài Cây có đường kính5,5m, chiều cao khoảng 45m Người ta chưa xác định được tuổi của nó

Cây Chò Ngàn NămTạm biệt cây Chò Ngàn Năm buổi chúng tôi nghỉ ngơi tại nhà sàn trongrừng Đoàn chúng tôi đốt lửa trại và cùng nhau ca hát tập thể Dường nhưmọi mệt mỏi của ngày hôm nay đã biến mất, hào tan trong không khí ấmcúng của cô trò chúng tôi nơi núi rừng này

Sau một đêm nghỉ tại nhà sàn sang hôm sau chúng tôi được dẫn đi thămVườn Thực Vật Phương

Vườn thực vật Cúc Phương là một công trình khoa học, với diện tích là150ha Được xây dựng từ năm 19885 tại khu Đông Nam của vườn quốc giaCúc Phương Mục đích xây dựng vườn thực vật là nhằm bảo tồn nguồn gen

Trang 25

các loại thực vật quý hiếm của Cúc Phương và Việt Nam, xây dựng theo quytrình gieo trồng và cung cấp giống bản địa

Hiện tại vườn trồng được 350 loài gỗ( 120 loài cây của Cúc Phương, 85loài cây của Việt Nam, 5 loài nhập nội, 20 loài cây ăn quả, 15 loài tre trúc,

15 loài cau dừa), và một số loài cây thuốc, các loài lan…

Vườn thực vật Cúc Phương còn là nơi bảo tồn một số loài độngvật hoang dã, nghiên cứu tập tính sinh học của các loài như Vượn, Vọoc,Hươu, Nai, Rùa…

Địa điểm tiếp theo mà đoàn chúng tôi đặt chân đến là khu bảo tồn vườnthú Linh Trưởng Nhưng trước khi đên đó chúng tôi lại được ghé qua TrungTâm Du Khách Nơi đây là ghi chép lại những tư liệu qúy báu, cũng nhưnguồn gốc của vườn quốc gia Cúc Phương Rừng Cúc Phương là một trong

số ít những khu rừng lớn nhất hình thành trên núi đá vôi được bảo vệ ở miềnBắc Việt Nam

8h30’ chúng tôi tiếp tục được vào thăm quan Trung tâm du khách, tạiđây có lưu trữ rất đầy đủ những dữ liệu về Cúc Phương như: sự phân bố,diện tích của Cúc Phương, cũng như sự đa dạng, quá trình hình thành, hiệntrạng và các biện pháp quản lý, bảo vệ Cúc Phương

Tiếp theo chúng tôi được dẫn đi thăm Khu cứu hộ Linh Trưởng Ở đâybắt gặp nhiều loại Vượn, Vọoc đến tứ khắp nơi trên mọi miền đất nước.Những loài này đều đang có nguy cơ bị tuyệt chủng, do diện tích rừng bị thuhẹp, hay do bị săn bắt Trung tâm này được xây dựng vào năm 1993

Linh Trưởng là loài tiến hóa bằng tay, cứu hộ gồm 25 loài chia tàm 4nhóm, nhưng ở Cúc Phương hiện chia làm 3 nhóm:

 Vọoc: là loai khỉ ăn lá

+ Vọoc Mông Trắng: Đây là loài đặc hữu, là hình ảnh tiêu biểu củavườn Cúc Phương

Ngày đăng: 10/08/2014, 17:22

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình ảnh chùa Bãi Đính Ngay cả khi đang xây dựng chùa đã thu hút rất nhiều du khách về thăm  quan chùa Bái Đính - Nội dung báo cáo thực địa ppt
nh ảnh chùa Bãi Đính Ngay cả khi đang xây dựng chùa đã thu hút rất nhiều du khách về thăm quan chùa Bái Đính (Trang 14)
Hình 10: Ngăn thứ 2 của động Thiên Cung - Nội dung báo cáo thực địa ppt
Hình 10 Ngăn thứ 2 của động Thiên Cung (Trang 32)
Hình 11: Hòn Trống Mái - Nội dung báo cáo thực địa ppt
Hình 11 Hòn Trống Mái (Trang 35)
Hình 13: Đỉnh Phansipăng - Nội dung báo cáo thực địa ppt
Hình 13 Đỉnh Phansipăng (Trang 42)
Hình 14: Thác Tình Yêu - Nội dung báo cáo thực địa ppt
Hình 14 Thác Tình Yêu (Trang 43)
Hình 15: Thác Bạc - Nội dung báo cáo thực địa ppt
Hình 15 Thác Bạc (Trang 44)
Hình 16: Núi Hàm Rồng - Nội dung báo cáo thực địa ppt
Hình 16 Núi Hàm Rồng (Trang 45)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w