1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

báo cáo: Thực trạng và giải pháp ngành chế biến thủy sản trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh pot

18 804 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 196,5 KB

Nội dung

MỤC LỤC MỤC LỤC 1 DANH SÁCH NGƯỜI THAM GIA 1 1.Huỳnh Nữ Bảo Hiệp 1 2.Cao Thị Trúc Ly 1 3.Nguyễn Thị Nhài 1 4.Đào Thị Thúy Phương 1 5.Đoàn Thị Thanh Thảo 1 6.Vũ Thị Thanh Thảo 1 Ngành Nghề Kinh Doanh 9 Định Hướng Phát Triển 12 DANH SÁCH NGƯỜI THAM GIA 1. Huỳnh Nữ Bảo Hiệp 2. Cao Thị Trúc Ly 3. Nguyễn Thị Nhài 4. Đào Thị Thúy Phương 5. Đoàn Thị Thanh Thảo 6. Vũ Thị Thanh Thảo 1 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP I. Khái niệm:  Trong xu thế hội nhập toàn cầu về kinh tế như ngày nay, chúng ta thấy rằng trong bất kì lĩnh vực nào cũng đều có rất nhiều doanh nghiệp cùng tham gia sản xuất kinh doanh. Trong số đó có rất nhiều doanh nghiệp có nguồn lực dồi dào và phong phú, đã nổi tiếng từ lâu trên toàn cầu, trong khi các doanh nghiệp của Việt Nam đa phần là tiềm lực yếu, thời giant ham gia thương trường chưa lâu, nên có thể cạnh tranh được với các đối thủ trên thì các doanh nghiệp của Việt Nam phải có một đặc điểm nổi bật làm cho người tiêu dùng luôn nhớ đến doanh nghiệp, dù họ chưa có nhu cầu về sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp. Khi họ có nhu cầu thì ngay lập tức họ nghĩ đến doanh nghiệp, thì đặc điểm đó chính là văn hóa doanh nghiệp.  Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ những giá trị mà doanh nghiệp tạo ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nó tác động đến tình cảm lý trí và hành vi của các thành viên, là sợi dây liên kết các thành viên trong tổ chức lại và nhân lên sức mạnh của doanh nghiệp.  Văn hóa doanh nghiệp tạo cơ sở cho doanh nghiệp phát triển bền vững  Văn hóa doanh nghiệp gắn với đặc điểm từng dân tộc, từng thời kỳ phát triển cho đến từng người trong doanh nghiệp. 2  Văn hóa doanh nghiệp là thái độ của mọi người trong quá trình sản xuất hay trong giao tiếp. Nó thể hiện cả trong các sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng, chi phối đến kết quả hoạt động cuối cùng của doanh nghiệp. II. Các đặc trưng của văn hóa doanh nghiệp: 1. Văn hóa doanh nghiệp là sản phẩm của những con người cùng làm việc trong doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững của donh nghiệp 2. Văn hóa doanh nghiệp xác lập nên một hệ thống các giá trị dưới dạng vật thể và phi vật thể, được toàn thể những người làm việc trong doanh nghiệp chấp nhận, chia sẻ, đề cao và ứng xử theo các giá trị đó nhằm đạt dược mục tiêu của doanh nghiệp. 3. Văn hóa doanh nghiệp tạo được bản sắc riêng của doanh nghiệp giúp cho người tiêu dùng phân biệt được doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Chính nhờ bản sắc này mà doanh nghiệp có được sức mạnh và lợi thế cạnh tranh. 4. Văn hóa doanh nghiệp trở thành truyền thống, tức là có giá trị lâu bền được lưu truyền qua nhiều thế hệ người làm việc trong doanh nghiệp. III. Các loại hình văn hóa doanh nghiệp: Văn hóa doanh nghiệp được nhận biết ở các khía cạnh khác nhau. Ở bề ngoài văn hóa doanh nghiệp được thể hiện qua biểu tượng của doanh nghiệp (logo), kiểu kiến trúc hay khẩu hiệu, …bên trong là những giá trị được các thành viên chia sẻ và chấp nhận. Cuối cùng phần cốt lõi, là phần khó nhận biết nhất vì nó được hình thành từ từ qua thời gian, thấm nhuần vào các thành viên trong doanh nghiệp một cách vô thức. Dựa vào sự hình thành, văn hóa doanh nghiệp có thể nhận biết dưới ba dạng: 1. Văn hóa doanh nghiệp hướng vào cá tính của nhà lãnh đạo hay tập thể nhà lãnh đạo, mà những người này biết làm cho mình nổi bật lên tất cả mọi hoạt động của doanh nghiệp được thực hiện qua vai trò của nhà lãnh đạo đó. 2. Văn hóa tổ chức hướng vào một hoạt động hay nghề nghiệp như hãng hàng không sử dụng hình ảnh chiếc máy bay… 3. Loại hình văn hóa tập trung vào cách cung ứng mang tính cộng đồng, mang tính gia đình. Loại hình văn hóa này dựa trên cơ sở một sự xã hội hóa sâu rộng những giá trị, chuẩn mực được chia sẻ rộng rãi như bột giặt Omo quyên góp đồng phục trắng cho học sinh nghèo đến trường… IV. Các bộ phận cấu thành văn hóa doanh nghiệp: 1. Triết lý hoạt động của doanh nghiệp  Mục tiêu của doanh nghiệp hướng tới sự phát triển lâu dài bền vững  Định hướng hoạt động của doanh nghiệp vào việc phục vụ lợi ích xã hội thông qua việc phục vụ khách hàng  Đề cao giá trị con người , đặt con người vào vị trí trung tâm trong toàn bộ mối quan hệ ứng xử trong doanh nghiệp. 2. Đạo đức kinh doanh 3  Xác định rõ mục tiêu kinh doanh  Xác định rõ quan hệ giữa lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng  Đạo đức kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ với Nhà Nước theo luật định.  Đòi hỏi các doanh nghiệp phải quan tâm đảm bảo lợi ích của những người làm việc trong doanh nghiệp, tôn trong nhân phẩm của họ, tạo điều kiện cho họ phát huy sáng kiến và tài năng. Chính điều này làm cho họ quan tâm và gắn bó nhiều hơn đến doanh nghiệp, ra sức cống hiến và làm cho doanh nghiệp được thuận lợi hơn.  Đòi hỏi các doanh nghiệp phải quan tâm giải quyết các vấn đề môi trường  Đạo đức kinh doanh khuyến khích các doanh nghiệp quan tâm đến các vấn đề xã hội – nhân đạo, quan tâm đến những người kém may mắn trong cuộc sống.  Đạo đức kinh doanh cũng đòi hỏi các nhà doanh nghiệp xây dựng phong cách giao tiếp ứng xử có văn hóa với công chúng. 4 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP NGÀNH CHẾ BIẾN THỦY HẢI SẢN ĐÔNG LẠNH I. Thực trạng văn hóa doanh nghiệp ngành chế biến thủy hải sản đông lạnh: 1. Tầm quan trọng của ngành chế biến thủy hải sản đông lạnh: Thuỷ sản là ngành hàng có vị trí quan trọng trong nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Đối với nước ta, thuỷ sản hiện đang cung cấp một nguồn thực phẩm quan trọng cho tiêu dùng trong nước và góp phần không nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của nước nhà. Với tiềm năng to lớn, để phát triển thuỷ sản, cùng với việc chủ động tiếp cận thị trường, thực hiện công cuộc ”đổi mới” trong quản lý và sản xuất kinh doanh thuỷ sản, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ, giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đã vượt qua ngưỡng 2 tỷ đô la vào cuối năm 2002, ngày càng trở thành một ngành quan trọng, góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước, tạo thêm nhiều việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, cải tạo bộ mặt nông thôn ven biển Việt Nam. 2. Thực trạng ngành chế biến thủy hải sản đông lạnh: a) Sự phát triển của ngành thủy sản trong những năm gần đây: Tổng sản lượng thủy sản đã tăng từ 0,81 triệu tấn trong năm 1985 lên 2,54 triệu tấn trong năm 2003. Hiện nay sản lượng hải sản đánh bắt chiếm 56% tổng sản lượng, trong khi đó tỷ lệ nuôi trồng thủy sản đang ngày càng gia tăng. Trong giai đoạn 1985 - 2003, tổng giá trị sản lượng thủy sản của Việt Nam tăng 2,6 lần, trong số đó tổng giá trị sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng hơn 4,8 lần. Đánh bắt hải sản: đã phát triển nhanh chóng vào cuối năm 1980 và đầu năm 1990. Tuy nhiên, do hầu hết các tàu thuyền đánh bắt với kích cỡ nhỏ, nên phạm vi hoạt động đánh bắt hải sản tập trung chủ yếu ở ven bờ. Gần đây, các hoạt động đánh bắt ven bờ đã suy giảm rõ rệt. Ngành thủy sản chỉ có thể tăng sản lượng đánh bắt chủ yếu bằng cách mở rộng các hoạt động đánh bắt xa bờ. Sự chuyển dịch từ đánh bắt ven bờ sang đánh bắt xa bờ cũng đồng nghĩa với sự chuyển dịch từ đánh bắt với giá trị thấp sang đánh bắt với giá trị cao. Tỷ lệ xuất khẩu trong tổng sản lượng đánh bắt hải sản tăng từ 20% năm 1998 lên 25% năm 2002. Tuy nhiên các chuyên gia thủy sản đều cho rằng Việt Nam đang tiến gần đến ngưỡng giới hạn của sự tăng trưởng nguồn lợi hải sản. Nuôi trồng thủy sản: khác với lĩnh vực đánh bắt hải sản, nuôi trồng thủy sản vẫn còn có thể tiếp tục phát triển. Sự tăng trưởng nhanh chóng của nuôi trồng thủy sản chỉ diễn ra từ đầu những năm 1990, và từ năm 1999, lĩnh vực này đã thực sự phát triển mạnh cả về diện tích nuôi trồng và đa dạng hóa chủng loại sản phẩm. Những sản phẩm có thể xuất khẩu như tôm sú, tôm hùm, tôm càng xanh và cá da trơn là các sản phẩm chủ đạo, trong đó tôm sú đen và cá da trơn là hai mặt hàng xuất khẩu chính. Những sản phẩm 5 khác vẫn còn bị hạn chế về sản lượng, hoặc khả năng cạnh tranh còn yếu trên thị trường thế giới. b) Việc làm Theo cuộc Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản được tiến hành trong năm 2001, thì số hộ gia đình và tỷ trọng các hộ gia đình tham gia vào nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt là ở các vùng ven biển đã gia tăng một cách rõ rệt. Tính đến thời điểm ngày 1 tháng 10 năm 2001, toàn quốc có 509.000 hộ, chiếm 3,7% số hộ gia đình được phỏng vấn có thu nhập chính từ nông – ngư nghiệp. Tỷ lệ cao nhất thuộc về vùng đồng bằng sông Cửu Long. Năm 2001, số hộ gia đình nông - ngư nghiệp đã tăng 2,2 lần so với năm 1994. Đặc biệt, số người làm ngư nghiệp ở vùng đồng bằng sông Cửu Long đã tăng cao nhất là 4,2 lần, miền Nam Trung Bộ l,7 lần, miền Đông Nam Bộ 1,5 lần. Trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản có tất cả là 2 triệu hộ gia đình với 3 triệu lao động đang tham gia cả việc nuôi trồng hoặc đánh bắt thủy sản. Về quy mô sản xuất, các hộ gia đình đã có xu hướng tập trung và mở rộng thành các trang trại. Trước đây, các hộ gia đình chỉ đầu tư ít, nuôi trồng chủ yếu tại những vùng ngập sẵn có. Tại thời điểm của cuộc điều tra này, toàn quốc có 16.951 hộ gia đình nông - ngư nghiệp đã đạt tiêu chuẩn trang trại, tức là có diện tích nuôi trồng hơn 2 ha và doanh thu hơn 40 triệu đồng/năm. Số lượng các trang trại nuôi trồng thủy sản đã tăng một cách rõ rệt trong hơn một thập kỷ qua. Các trang trại nuôi trồng đã được phân bổ theo 8 vùng sinh thái, trong đó khu vực đồng bằng sông Cửu Long có 12.806 trang trại, chiếm khoảng 71,3% tổng số, miền Nam Trung Bộ có l.297 trang trại (7,2%), và miền Đông Nam Bộ có 1.191 trang trại (7%). Các tỉnh ven biển như Bạc Liêu, Cà Mau, Bến Tre, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bình Định, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Quảng Ninh, Hải Phòng và Nam Định đã gia tăng số các trang trại nuôi trồng thủy sản của mình với một tốc độ chưa từng thấy. Nghề kinh doanh chính của các trang trại này là nuôi tôm và cá. Nông - ngư nghiệp trước đây chỉ là việc làm thêm của nhiều hộ gia đình ở nông thôn, hiện nay đã trở thành nghề chính mang lại thu nhập cao và sản lượng cao cho toàn ngành. c) Đầu tư Các con số thống kê của Bộ Thủy sản đã cho thấy có sự gia tăng đáng kể về đầu tư cho ngành này trong giai đoạn 1986 - 2003. Trong giai đoạn 1986 - 1990, mức đầu tư trung bình hàng năm là 170,6 tỷ đồng và giai đoạn tiếp theo 1991 - 1995, con số đó đã tăng lên 565,9 tỷ đồng, còn đến giai đoạn 1996 - 2000 mức đầu tư trung bình hàng năm là 1.837,1 tỷ đồng, tăng gấp ba lần so với giai đoạn trước. Mức đầu tư bình quân hàng năm trong giai đoạn 2001 -2003 lại một lần nữa tăng lên gấp hơn ba lần so với giai đoạn 1996 - 2000, đạt mức 5.732,9 tỷ đồng. Trong đó năm 2003, mức đầu tư của toàn ngành thủy sản đạt mức kỷ lục là 6.316 tỷ đồng. Nguồn vốn trong nước chiếm khoảng 86% trong tổng vốn đầu tư, trong đó nguồn vốn huy động từ dân chiếm khoảng 18,6%. Xét dưới góc độ phân bổ nguồn vốn cho các lĩnh vực, bắt đầu từ năm 2001, đầu tư cho các nhà máy chế biến sản phẩm thủy sản chiếm khoảng 30,5% quỹ đầu tư. Các khoản đầu tư lớn khác là đầu tư cho khai thác hải sản chiếm 27,9%, và nuôi trồng thủy sản chiếm 25,5%. Hơn nũa, 16,2% tổng vốn đầu 6 tư cho lĩnh vực thủy sản là dành cho lĩnh vực dịch vụ. Gần đây, xu hướng phân bổ vốn đầu tư đã thay đổi đáng kể (xem bảng 2). Rõ ràng là đã có sự đầu tư nhiều hơn vào lĩnh vực nuôi trồng thủy sản. Đầu tư cho lĩnh vực thủy sản là rất có hiệu quả. Từ năm 1996 - 2000, đầu tư cho ngành đã góp phần làm tăng tỷ trọng của ngành thủy sản trong GDP của Việt Nam từ 3% lên 3,2%, mặc dù tỷ lệ đầu tư cho ngành trong tổng vốn đầu tư phát triển lại rất thấp, chỉ chiếm 1,8%. Tuy nhiên, nhu cầu về đầu tư phát triển cho ngành này vẫn còn rất lớn. Thực tế cho thấy rằng ở nhiều tỉnh, đầu tư vào cơ sở hạ tầng và dịch vụ là không đủ mạnh để hỗ trợ cho sự tăng trưởng của ngành thủy sản. d) Sự phát triển của ngành chế biến thủy sản Ngành chế biến thủy sản đã phát triển mạnh mẽ cả về công suất lẫn công nghệ chế biến. Đến năm 2003, ngành đã có trên 300 nhà máy chế biến thủy sản, trong đó có 60% nhà máy đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, giúp các nhà xuất khẩu Việt Nam đáp ứng được các yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng và an toàn thực phẩm của EU và của Mỹ. Những điều kiện thuận lợi này đã tác động tích cực tới việc thâm nhập thị trường và mở rộng qui mô xuất khẩu. Từ tháng 11 năm 1999, các sản phẩm thủy sản của 18 công ty đã lọt vào danh sách I xuất khẩu tới EU, tức là được cấp EU code. Năm 2002, số doanh nghiệp có EU code lên tới 62. Hiện nay Việt Nam đã có 100 doanh nghiệp có EU code. Ngoài ra còn có 53 doanh nghiệp khác đang được đề nghị cấp EU code. Cũng trong thời gian này, 126 doanh nghiệp đã nhận được chứng chỉ phân tích mối nguy hiểm kiểm soát điểm tới hạn (HACCP) để xuất khẩu vào Mỹ. Doanh thu của các doanh nghiệp này chiếm 80% tổng giá trị xuất khẩu. Những doanh nghiệp khác đang tiến hành nâng cấp doanh nghiệp mình để đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn vệ sinh của ngành. Các nhà chế biến thủy sản đang tập trung ở khu vực phía nam Việt Nam. Phần lớn các doanh nghiệp này là các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước trực thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh. e) Cạnh tranh nhiều hơn Trong những năm 80 và đầu những năm 90, chỉ có một doanh nghiệp được phép xuất khẩu sản phẩm thủy sản, đó là Tổng công ty Xuất nhập khẩu thủy sản Seaprodex, một doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Thủy sản. Nhờ một lọat cải cách kinh tế của Chính phủ vào đầu năm 90, Seaprodex đã bị xóa bỏ thế độc quyền trong xuất khẩu hàng thủy sản vào năm 1994, và rồi từ đó tất cả các loại hình doanh nghiệp trong ngành này đều được phép xuất khẩu. Số các doanh nghiệp xuất khẩu đã gia tăng mạnh mẽ. Theo bảng 3 cho thấy, năm 1980 mới chỉ có 30 nhà máy, và năm 1990 số nhà máy đã tăng lên gấp 3 lần so với năm 1980, và tăng lên thành 240 nhà máy vào năm 2000, sau đó giảm xuống chút ít, còn 235 nhà máy vào năm 2002. Quan trọng hơn là phải nói đến sự tham gia của các khu vực tư nhân và nước ngoài vào lĩnh vực này. Hoạt động mạnh của các doanh nghiệp tư nhân năm 2002 đã được thể hiện một phần qua bảng 4, vị trí đầu bảng là một doanh nghiệp tư nhân - doanh nghiệp Kim Anh, chứ không phải là một chi nhánh của Seaprodex. Tăng cường tính cạnh tranh đã khuyến khích những người nông dân, họ vốn bị phụ thuộc vào những nhà thu mua nguyên liệu có sức mạnh chi phối thị 7 trường. Thị phần của Tổng công ty Seaprodex đã giảm (xem Minot, 1998). Trong 2 năm 2001 - 2002, Seaprodex đã xuất khẩu được 337 triệu USD chiếm khoảng 9% trong tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. II. Một số doanh nghiệp chế biến thủy hải sản tiêu biểu: 1. Công ty Cổ phần Kinh Doanh Thủy Hải Sản Sài Gòn Với tên giao dịch là SAI GON AQUATIC PRODUCTS TRADING JOINT STOCK COMPANY (APT Co) là một doanh nghiệp Nhà nước, được thành lập từ năm 1976, hoạt động theo mô hình Công ty Cồ phần từ ngày 01/01/2007, chuyên sản xuất chế biến và kinh doanh các mặt hàng thủy hải sản tươi sống và chế biến. Với tổng số lao động trên 2.000 người, hàng năm APT Co sản xuất, chế biến và kinh doanh 30.000 tấn thuỷ hải sản các loại, tổng doanh thu 1.000 tỷ đồng. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu trên 30 triệu USD xuất qua các nước Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Hồng Kông, Trung Quốc, Úc, EU (Pháp, Tây Ban Nha, Hà Lan, Đức, Ý), các nước Asean. Hàng hải sản chế biến đông lạnh và hàng khô của Công ty có khả năng cạnh tranh cao về chất lượng và giá cả tại các thị trường Nhật, Mỹ, EU, Hàn Quốc. Công ty cũng chú trọng đẩy mạnh chương trình kinh doanh nội địa với mạng lưới tiêu thụ trên 350 điểm được phân bổ trên phạm vi cả nước: TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, các tỉnh cao nguyên, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh miền Đông. APT Co luôn đảm bảo hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO, HACCP, đạt Code EU và tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Với các nhà máy mới được xây dựng theo tiêu chuẩn HACCP và EU, máy móc thiết bị tiên tiến ở Khu Công Nghiệp và vùng nguyên liệu, với đội ngũ cán bộ quản lý kinh nghiệm, lực lượng công nhân lành nghề có ý thức tổ chức, với phương châm chất lượng và phục vụ đáp ứng mọi yêu cầu khách hàng, đây là một điều kiện thuận lợi để APT Co có thể mở rộng và phát triển thị trường mới. Ngoài ra, việc xây dựng nhà máy tại vùng nguyên liệu sẽ tạo điều kiện cho Công Ty thực hiện quy trình khép kín trong lãnh vực nuôi trồng : “ Trại ươm giống – Trại nuôi – Nhà máy SX thực phẩm nuôi trồng – Nhà máy SXCB – Xuất khẩu “, giúp APT Co kiểm tra được sản phẩm theo tiêu chuẩn sản phẩm sạch, đồng thời hạ giá thành, nâng cao nâng cao năng lực cạnh tranh. Năm 2008, APT Co tiếp tục theo đuổi các định hướng: + Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu song song với củng cố, khôi phục thị trường nội địa + Tiếp tục phát triển hoạt động nuôi trồng theo hướng chủ động quỹ đất, thực hiện mô hình khép kín: Xây dựng Trại ươm giống, Trại nuôi cá thương phẩm, Nhà máy chế biến thực phẩm nuôi trồng thủy sản, Nhà máy chế biến thủy sản. + Tìm mọi biện pháp mở rộng hoạt động thương mại dịch vụ, khai thác tốt các cơ sở vật chất, nhà xưởng, mặt bằng góp phần tăng lợi nhuận. 8 Đối với xuất khẩu, APT Co tiếp tục chiến lược đa dạng hoá mặt hàng, đa phương hoá thị trường, duy trì và phát triển thêm khách hàng ở thị trường truyền thống (Nhật, Mỹ, Hàn Quốc), đồng thời tìm mọi biện pháp mở rộng khách hàng, thị trường mới ở các nước: EU (Đông và Tây Âu), Nam Mỹ, Asean, Trung Quốc, các nước Trung Đông, Châu Phi. Về mặt hàng, APT Co sẽ tập trung 3 nhóm mặt hàng chiến lược là: + Sản phẩm nuôi trồng + Hàng đông lạnh chế biến + Đồ hộp Song song với hoạt động xuất khẩu, APT Co tiếp tục đẩy mạnh chương trình kinh doanh nội địa về mặt hàng, mạng lưới, tiếp thị, … với mục tiêu lâu dài là phát triển cân đối giữa xuất khẩu và kinh doanh nội địa, phấn đấu đạt doanh thu hàng sản xuất chế biến nội địa ở mức 100 tỷ đồng/năm. Với phương châm luôn luôn cải tiến, đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, thoả mãn mọi nhu cầu của khách hàng, APT Co rất mong nhận được sự hợp tác của Quý khách. Ngành Nghề Kinh Doanh * Nuôi trồng thủy hải sản. Mua bán vật tư ngành nuôi trồng thủy sản. Mua bán, chế biến thủy hải sản. Sản xuất, mua bán thức ăn gia súc. Chế biến nước mắm, nước chấm. Sản xuất nước đá. * Gia công hàng may mặc, các sản phẩm bằng kim loại. Sản xuất mua bán gaz NH3. * Sản xuất các loại cấu kiện từ panel nhựa xốp, gia công lắp ráp các nhà kho chứa, kho lạnh, khung nhà tiền chế, các loại vách ngăn cách nhiệt, các tấm trần bằng cấu kiện panel và tole tráng nhựa, các loại bao bì, các loại hộp thực phẩm và thức ăn bằng nhựa xốp. Mua bán bao bì, panel nhựa xốp * Mua bán xăng, dầu, nhớt các loại * Kinh doanh ăn uống các mặt hàng thủy hải sản tươi sống và chế biến. * Mua bán cấu kiện, thiết bị lạnh. Mua bán thực phẩm, công nghệ phẩm, kim khí, điện máy, xe máy, vật tư phục vụ sản xuất, nông sản, phương tiện vận chuyển chuyên dùng. * Mua bán thiết bị, máy móc, vật tư, nguyên liệu ngư lưới cụ,rượu * Ăn uống, nhà nghỉ, massage, xông hơi, sân tennis. * Dịch vụ bảo quản hàng đông lạnh xuất khẩu, sửa chữa cơ điện lạnh. * Cano lướt ván, chèo thuyền, câu cá giải trí, cho thuê kho, bãi. Lĩnh vực hoạt động: 9 Sản xuất chế biến và kinh doanh các mặt hàng thủy hải sản, nông sản, thực phẩm, nước mắm, thức ăn gia súc, công nghệ phẩm, kim khí điện máy,…Kinh doanh ăn uống, dịch vụ vui chơi giải trí. - Nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước ngọt - Kết hợp với các tỉnh, địa phương có nguồn nguyên liệu khai thác thủy hải sản. - Nhập khẩu thức ăn nuôi trồng thủy sản, nông ngư cụ. - Nhập khẩu các mặt hàng kim khí điện máy, điện gia dụng, hàng tiêu dùng. Kim ngạch xuất khẩu hàng năm: 45-50 triệu USD. Thị trường chính: Mỹ, Eu, Nhật, Hàn Quốc, Nga, Trung Quốc, Singapore, Hong Kong, Thái Lan, Malaysia, Đài Loan, Trung Đông 2. Tên Doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Thuỷ sản Tên giao dịch: INCOMFISH Địa chỉ: Lô A 77/1 Ðường số 7, KCN Vĩnh Lộc, Quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh Tỉnh, Thành phố: Hồ Chí Minh Điện thoại: (84) 8 7653142/7653145 Fax: (84) 8 7652162/7653136 E-mail: mailto:incomfish@incomfish.com Website: http://www.incomfish.com Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại Thủy sản (INCOMFISH) được thành lập 01/9/1999 với lĩnh vực hoạt động chính là đầu tư, kinh doanh xuất nhập khẩu hàng thủy sản đông lạnh. Là Công ty được thành lập trên cơ sở đóng góp của các cổ đông là thể nhân và pháp nhân mới dưới hình thức Công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp. Đến năm 2001, căn cứ theo kế hoạch định hướng khi thành lập đảm bảo phát triển Công ty bền vững và lâu dài, đồng thời để chủ động nguồn cung cấp sản phẩm cho xuất khẩu, Công ty đã triển khai dự án xây dựng Nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh tại Khu công nghiệp Vĩnh Lộc – Tp. Hồ Chí Minh. Sau hơn một năm xây dựng từ năm 2001 đến tháng 6/2002, Nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh xuất khẩu với công suất sản xuất ổn định các mặt hàng có giá trị gia tăng là 6.500 tấn/năm đã đi vào sản xuất thử, sau đó đi vào sản xuất chính thức từ đầu năm 2003 cho đến nay. Nhà máy Incomfish được đầu tư để chế biến thủy sản, thực phẩm với đa dạng sản phẩm, được trang bị máy móc thiết bị với công nghệ tiên tiến và đồng bộ. 10 [...]... giới và thị trường nội địa, chắc chắn Công ty Cổ Phần Thủy Đặc Sản sẽ đạt được những thành công vượt bậc về cung cấp hàng hóa chất lượng, dịch vụ kịp thời, nhanh chóng, tiện ích Lĩnh vực sản xuất: Chuyên sản xuất và sản xuất thực phẩm đông lạnh,tiệt trùng và khô từ hải sản và xúc sản, nông sản - Kinh doanh và phân phối thị trường trong và ngoài nước các sản phẩm thực phẩm của công ty 14 - Nuôi trồng thủy. .. trong nước và khu vực Incomfish được phép xuất khẩu sản phẩm thủy sản vào thị trường EU với các code: DL 189, DL 368, NM 188 và HK 187 Bên cạnh đó, Công ty còn cung cấp thực phẩm cho cộng đồng Hồi giáo trên toàn thế giới thông qua giấy chứng nhận Halal do tổ chức Hồi giáo quốc tế cấp Công ty là thành viên của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) và Phòng công nghiệp và thương mại... đa ngành nghề lấy lĩnh vực chủ đạo là Sản xuất và Kinh doanh Thủy hải sản - Thực phẩm chế biến làm nòng cốt 4 Tên Doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Thuỷ sản số 1 Tên giao dịch: SEAJOCO VIETNAM Được thành lập từ năm 1988, Xí Nghiệp Mặt Hàng Mới hay Factory No.1 là một doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu Thủy sản đầy uy tín Đến tháng 7/2000, xí nghiệp được cổ phần hóa và đổi tên là Công ty Cổ Phần Thủy sản. .. TP Hồ Chí Minh Tỉnh, Thành phố: Hồ Chí Minh Điện thoại: (84) 8 9741135/8615252/9741136 Website: http://www.seajocovietnam.com.vn Công ty XNK Thủy Đặc Sản - SEASPIMEX VIETNAM - được thành lập ngày 0109-1983 – đánh dấu một bước phát triển lớn mạnh của Tổng công ty Thủy Sản VIET NAM - SEAPRODEX - nói riêng và Ngành thủy sản lúc bấy giờ nói chung Với sự đầu tư đúng mức, với 29 năm kinh nghiệm trên thị trường... liệu, dây chuyền sản xuất và thành phẩm, INCOMFISH cam kết quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm bằng 13 cách thực hiện nghiêm ngặt các quy định HACCP, GMP và SSOP trong suốt tiến trình mua nguyên liệu, chế biến, đóng gói và phân phối sản phẩm, đảm bảo chất lượng từ vùng khai thác nguyên liệu đến bàn ăn Chính sách về môi trường INCOMFISH ý thức được trách nhiệm đối với môi trường và luôn xem xét... INCOMFISH trong ngành thủy sản VN Incomfish là một trong những công ty thủy sản được đầu tư trang thiết bị hiện đại, đồng bộ với kỹ thuật tiên tiến thế giới; đội ngũ cán bộ quản lý và kỹ thuật chuyên môn có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chế biến, xuất nhập khẩu thủy sản … góp phần quan trọng trong việc hiện đại hóa, tăng sản lượng và giá trị ngoại tệ xuất khẩu cho ngành thủy sản Việt Nam Lợi... và nâng cao uy tín của công ty, thông qua đó chúng tôi cam kết phục vụ khách hàng bằng các dịch vụ tốt nhất mà chúng tôi có Sản phẩm: • Sản phẩm tươi, sống • Sản phẩm đông lạnh • Sản phẩm giá trị gia tăng • Sản phẩm chế biến ăn liền • Sản phẩm khô • Sản phẩm ngâm tẩm 3 Công ty Cổ phần Thuỷ đặc sản Tên giao dịch: SEASPIMEX – VIETNAM Địa chỉ: 1004A Đường Âu Cơ, Phường Phú Trung, Quận Tân Phú, TP Hồ Chí. .. Minh (HoSE) theo Quyết định số 170/QĐ-SGDHCM ngày 11/12/2007 của HoSE Tầm nhìn Trở thành nhà cung cấp thủy sản giá trị gia tăng hàng đầu Việt Nam và khu vực Đông Nam Á Sứ mệnh Được lãnh đạo bởi một đội ngũ có kinh nghiệm trong ngành công nghiệp chế biến thủy sản và thành thạo trong phát triển, tiếp thị sản phẩm, với tiêu chí "Chất lượng hôm nay - Thị trường ngày mai" INCOMFISH cam kết sẽ phát huy tối... hai phân xưởng sản xuất của công ty đều đạt tiêu chuẩn An Tòan Vệ sinh Công Nghiệp do Bộ Thủy sản cấp và có giấy phép xuất vào thị trường Châu Âu DL01 & DL157 Sản phẩm của chúng tôi rất đa dạng và đa số là các mặt hàng chế biến giá trị cao từ tôm, mực, bạch tuộc, ghẹ, cá Sản phẩm của chúng tôi được xuất đi và luôn làm hài lòng các bạn hàng Nhật Bản, Châu âu (Pháp, Bỉ, Hà lan…), Mỹ, Úc… Sản phẩm của chúng... tận tâm - Chứng chỉ ISO 2001, BRC, HACCP - Chứng nhận An Tòan Vệ sinh Công Nghiệp do Bộ Thủy Sản cấp - Giấy phép xuất khẩu vào thị trường Châu Âu: DL01 & DL157 Sản phẩm Sản phẩm tẩm bột Sản phẩm giá trị gia tăng Tôm, cá, ghẹ Kết luận: 16 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO VĂN HÓA DOANH NGHIỆP NGÀNH CHẾ BIẾN THỦY HẢI SẢN 1 Trước hết cần bổ sung, hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp tạo cơ sở vững chắc cho sự . II: THỰC TRẠNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP NGÀNH CHẾ BIẾN THỦY HẢI SẢN ĐÔNG LẠNH I. Thực trạng văn hóa doanh nghiệp ngành chế biến thủy hải sản đông lạnh: 1. Tầm quan trọng của ngành chế biến thủy hải sản. triển của ngành chế biến thủy sản Ngành chế biến thủy sản đã phát triển mạnh mẽ cả về công suất lẫn công nghệ chế biến. Đến năm 2003, ngành đã có trên 300 nhà máy chế biến thủy sản, trong đó có. ích. Lĩnh vực sản xuất: Chuyên sản xuất và sản xuất thực phẩm đông lạnh,tiệt trùng và khô từ hải sản và xúc sản, nông sản. - Kinh doanh và phân phối thị trường trong và ngoài nước các sản phẩm thực phẩm của

Ngày đăng: 30/07/2014, 10:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w