1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Circovirus Heo docx

5 262 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 16,36 KB

Nội dung

Circovirus Heo: Một Bệnh Đang Lên? Nguyễn thượng Chánh, DVM Keywords: Circovirus type 2, Post weaning multisystemic wasting syndrome Từ khoảng 7 năm trở lại đây, ngành chăn nuôi heo tại Bắc Mỹ đã phải gánh chịu nhiều thiệt hại quan trọng gây nên bởi loại Circovirus type 2 (PCV2) Heo con (8-12 tuần tuổi) sau thời gian dứt sữa bị èo uột, ốm o gầy còm, nuôi không lớn, không tăng trọng, khi thì trắng bạch, khi thì vàng da. Tử số trung bình từ 4% đến 10%. Dạng cấp tính, thường xảy ra cho heo con, số heo con chết có thể lên đến 38%. Dạng mạn tính, thường tiếp nối theo ở giai đoạn heo tơ vỗ béo (grow finish). Trong giai đoạn cuối cùng nầy, tử số ít hơn nhưng heo vẫn èo uột không tăng trọng và chỉ đạt được trọng lượng khoảng 30kg trong khi những heo bình thường cùng lứa tuổi cân được 100kg một cách dễ dàng. Người ta gọi đây là hội chứng suy thoái gầy còm sau thời dứt sữa (Syndrome de dépérissement postsevrage, Post weaning multisystemic wasting syndrome PMWS). Danh từ hội chứng 30kg (The 30kg syndrome) cũng đôi khi được sử dụng để chỉ bệnh nầy. Vì thiếu heo, nhiều lò sát sinh tại Quebec trong những năm qua bắt buộc phải sa thải bớt công nhân, giảm bớt giờ làm việc thậm chí có nơi phải đóng cửa dẹp tiệm luôn. Ảnh hưởng kinh tế nói chung rất to tát. Circovirus cũng được thấy báo cáo hiện nay đang có mặt tại Việt Nam. Đây là một bệnh rất phức tạp và thường kết hợp với nhiều bệnh lý khác. Bệnh ở heo Circovirus type 1 được xác định lần đầu tiên vào năm 1974. Virus nầy được xem như không phải là một tác nhân gây bệnh (nonpathogenic) ở heo. Năm 1997, một loại virus khác, Circovirus type 2 được nhận diện như là thủ phạm gây ra bệnh lý hội chứng suy thoái gầy còm sau thời kỳ dứt sữa ở heo. Ngày nay, Circovirus thường được thấy kết hợp với những bệnh khác như viêm phổi, hội chứng bệnh ngoài da và thận (Porcine Dermatitis- Nephropathy Syndrome), viêm ruột (Enteritis), xảo thai và xáo trộn sinh sản (Abortion-Reproductive Failure) ở heo nái, v.v… Circovirus lây nhiễm từ heo nầy qua heo khác qua sự chung đụng lẫn nhau, qua phân, qua đường hô hấp và qua cả tinh dịch của heo nọc nữa. Circovirus type 2 hủy hoại hệ miễm dịch của heo. Ngoài tác dụng làm cho heo con sau thời dứt sữa và heo tơ trong giai đoạn vỗ béo bị èo uột chậm lớn hoặc chết đi, Circovirus còn tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều bệnh khác, nhân cơ hội cơ thể bị suy yếu sẵn, nhảy vô ăn có và giết hại heo. Bệnh có mòi gia tăng nhanh Tại tỉnh bang Quebec, năm 2002 có 102 ca Circovirus ở heo được chính thức chẩn đoán, năm 2003 có 136 ca và chỉ bốn tháng đầu năm 2005 đã có 90 ca Circovirus kết hợp với bệnh Tai xanh ở heo. Ngược với những năm trước đó, Circovirus tuy rất phổ biến trong chăn nuôi nhưng nó vẫn chưa đặt thành vấn đề nan giải cho kỹ nghệ chăn nuôi heo Không biết tại nguyên nhân gì mà vào những năm 2004 và 2005 bệnh Circovirus lại bộc phát lên dữ dội. Số heo bệnh và chết rất cao trên khắp tỉnh bang Québec. Các chẩn đoán phòng thí nghiệm đều tìm ra được các bệnh tích đặc thù (pathognomonique) của Circovirus trong các mô bạch huyết (tissus lymphoides) chẳng hạn như hạch amygdale, hạch bạch huyết, lá lách và plaques de Payers trong ruột. Chẩn đoán được căn cứ trên các bệnh tích đặc thù vừa kể cùng sự hiện diện của virus qua các phương pháp PCR (Polymerase Chain Reaction) và phương pháp Immunohistochimie. Vẫn còn quá nhiều ẩn số Vấn đề Circovirus đã gây nhiều khó khăn bối rối cho giới khoa học. Circovirus không phải là một virus mới lạ gì. Đây là một virus rất phổ biến trong chăn nuôi heo từ trước tới nay, thậm chí có những đàn heo tuy biểu lộ dương tính với Circovirus nhưng chẳng bao giờ thấy bệnh cả. Tại sao chỉ mới có 2-3 năm vừa qua mà bệnh lại bùng lên quá nhanh như thế? Phải chăng có một yếu tố bí mật X (factor X) hay những yếu tố phụ trợ (cofacteurs) nào đó khiến bệnh mới có thể bộc phát mạnh ra như vậy? Các yếu tố phù trợ có thể là virus bệnh Tai xanh (PRRS) ở heo, Mycoplasme, Parvovirus hoặc các hóa chất trong dầu thực vật được trộn thêm vào trong các loại vaccin thương mại. Các yếu tố vừa kể có thể làm gia tăng độc lực của Circovirus và đồng thời cũng thúc đẩy sự xuất hiện của các triệu chứng lâm sàng. Một khảo cứu Hoa Kỳ có cho biết trong 484 ca bệnh suy thoái gầy còm thì có 2% ca mà người ta tìm thấy chỉ có Circovirus là tác nhân duy nhất mà thôi. Đa số các trường hợp còn lại, ngoài Circovirus ra còn có sự hiện diện của thêm một virus khác hoặc của một loại vi khuẩn nào đó. Kết luận Bệnh Circovirus heo hầu như hiện diện khắp mọi nơi thế giới. Thuốc kháng sinh không thể diệt được virus. Vaccin để chủng ngừa heo hiện đang được các nhà bác học ngày đêm nghiên cứu. Hiện trên thị trường có 2 loại vaccin: Circovac do nhà bào chế Merial Pháp sản xuất tiêm cho heo nái trước khi đẻ. Heo con bú sữa đầu (colostrum) khi mới đẻ ra sẽ nhận được kháng thể từ sữa. Đây là phương pháp miễn dịch thụ động. Hiệu quả của vaccin tùy thuộc vào số lượng colostrum bú vào trong những giờ đầu khi vừa đẻ ra. Circovac không mấy hữu hiệu đối với heo lớn trong thời kỳ vỗ béo (grow finish) Suvaxyn PCV2 do Cty Fort Dodge Animal Health Hoa Kỳ sản xuất. Chủng cho heo con 4 tuần tuổi và lớn hơn. Còn quá nhiều ẩn số chưa có đáp số. Phải chăng kỹ thuật chăn nuôi quá công nghiệp, quá thâm canh cộng thêm thời gian cho bú sữa mẹ quá ngắn ngủi nên không có đủ kháng thể bảo vệ heo con và đã làm thay đổi thế quân bình sinh học của Circovirus? Thật ra tất cả chỉ toàn là giả thuyết mà thôi. Hiện nay cách phòng ngừa hợp lý và hữu hiệu nhất được khuyến cáo là việc áp dụng triệt để các phương pháp vệ sinh chuồng trại như: *-Hạn chế sự thăm viếng chuồng trại nhằm giảm thiểu sự lây nhiễm bệnh tật. *-Phải có chương trì diệt trừ chuột bọ, ruồi muỗi để ngừa lây nhiễm. *-Cho áp dụng phương pháp “Vườn không nhà trống” hay “Cho vô hết, Cho ra hết” . (Tout Plein Tout Vide – All In, All Out): có nghĩa bán hết sạch heo trong chuồng, sau đó sát trùng tẩy uế kỹ lưỡng, bỏ trống chuồng trong một thời gian dài nhằm diệt mầm bệnh trước khi cho nhập đợt heo mới (thời gian chuồng bỏ trống có mục đích để giúp mầm bệnh, vi khuẩn và virus tự tiêu diệt). Với chăn nuôi công nghiệp, rất khó áp dụng biện pháp nầy vì cần phải sử dụng tối đa diện tích chuồng trại. *-Tôn trọng thời gian cách ly (quarantine) heo mới mua. Trong thời gian nầy nếu heo không bệnh hoặc các kết quả xét nghiệm đều tốt hết thì chúng sẽ được cho nhập chuồng. *- Giảm stress cho heo. Bệnh Tai xanh ở heo và bệnh Circovirus là hai bệnh virus gây thiệt hại kinh tế rất cao. Hai bệnh nầy hiện nay vẫn còn là vấn đề nan giải của nhiều quốc gia có nền chăn nuôi phát triển. Đối với các quốc gia Á châu trong đó có VN tình hình càng khó khăn phức tạp hơn vì bên cạnh chăn nuôi công nghiệp còn có một hệ thống chăn nuôi gia đình rất ô hợp nên rất khó kiểm soát và quản lý. Vấn đề thú y dự phòng và ngừa dịch rất khó thực hiện được một cách hiệu quả vì sự tham nhũng của một số chuyên viên thú y địa phương cũng như sự a tòng đồng lõa của một số chủ nuôi. Tất cả cũng chỉ vì $$ mà thôi Chắc chắn vấn đề dịch bệnh ở heo sẽ còn được nhắc đến dài dài trong một thời gian khá lâu nữa. Cũng may cho chúng ta là virus bệnh Tai xanh và Circovirus không thấy lây sang cho người, nhưng đó không có nghĩa là thịt heo hoàn toàn trong lành trong giai đoạn nầy. Có ai dám bảo đảm là thịt heo tại VN không có thể bị nhiễm các bệnh khác, chẳng hạn như bệnh Liên cầu khuẩn heo (Sterptococcus suis) cũng như không có cái nầy cái nọ, v.v… trong đó? Thịt ruốc, thịt chà bông và nem công chả phượng thấy vậy mà không phải vậy. Nên nhớ nấu thịt cho thật chín rồi hãy ăn, còn món tiết canh heo thì xin các bạn chớ có đụng vào./. . (Abortion-Reproductive Failure) ở heo nái, v.v… Circovirus lây nhiễm từ heo nầy qua heo khác qua sự chung đụng lẫn nhau, qua phân, qua đường hô hấp và qua cả tinh dịch của heo nọc nữa. Circovirus type 2 hủy. ra cho heo con, số heo con chết có thể lên đến 38%. Dạng mạn tính, thường tiếp nối theo ở giai đoạn heo tơ vỗ béo (grow finish). Trong giai đoạn cuối cùng nầy, tử số ít hơn nhưng heo vẫn èo. (quarantine) heo mới mua. Trong thời gian nầy nếu heo không bệnh hoặc các kết quả xét nghiệm đều tốt hết thì chúng sẽ được cho nhập chuồng. *- Giảm stress cho heo. Bệnh Tai xanh ở heo và bệnh Circovirus

Ngày đăng: 10/08/2014, 17:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w