Tiết: 27 ( lớp 11a5, 11a6 ), 25 ( lớp 11a2 ) Ngày soạn: 19 / 10 / 07 VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC ( T2 ) ( Nguyễn Đình Chiểu ) 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ - Trình bày những nét chính về cuộc đời của NĐC. - Nêu nội dung thơ văn NĐC, cho ví dụ, phân tích. 3. Bài mới Hoạt động của Gv - Hs Nội dung cần đạt Pv. Dựa vào phần tiểu dẫn, em hãy nêu hoàn cảnh ra đời của bài văn tế. Gv.Tác phẩm ra đời vào cuối 1861, đầu 1862. Đây là thời điểm cả nước, đặc biệt là nhân dân miền Nam đang sôi sục đứng lên chống lại thực dân Pháp. Ngày 16 – 12 – 1861 xảy ra một trận đánh đồn Cần Giuộc, nhiều nghĩa sĩ nông dân đã tập kích, phá đồn, tiêu diệt được nhiều giặc Pháp và tay sai, trong trận này, nghĩa binh chết gần 20 người. Cảm kích trước lòng dũng cảm của nghĩa sĩ, tuần phủ Gia Định giao cho cụ Đồ Chiểu viết bài văn tế đọc tại buổi lễ truy B. Tác phẩm I. Tìm hiểu chung 1. Hoàn cảnh sáng tác Viết trong buổi nhân dân tổ chức truy điệu các nông dân nghĩa sĩ đã hi sinh trong trận tấn công đồn Cần Giuộc ngày 16 – 12 – 1861. điệu các nghĩa sĩ. Bài văn tế đã khích lệ tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc và ý chí chiến đấu và bảo vệ tổ quốc… Gv yêu cầu hs dựa vào phần tiểu dẫn ở Sgk để nêu một số đặc điểm về thể loại. Hs thay nhau đọc bài văn tế, gv chú ý hướng dẫn hs giọng đọc.Sau đó yêu cầu hs dựa vào bố cục của bài văn tế để chia bố cục của bài văn tế này. 2. Thể loại: Văn tế. ( Sgk ) 4. Bố cục: 4 đoạn a. Lung khởi ( câu 1-2): Khái quát bối cảnh bão táp của thời đại và khẳng định ý nghĩa cái chết bất tử của người nông dân- nghĩa sĩ. b. Thích thực ( từ câu 3 – 15 ): Tái hiện chân thực hình ảnh người nông dân – nghĩa sĩ, từ cuộc đời lao động vất vả, tủi cực đến giây phút vươn mình trở thành dũng sĩ đánh giặc và lập chiến công. c. Ai vãn ( 16 – 28 ): Bày tỏ lòng tiếc thương, sự cảm phục của tác giả và nhân dân đối với người nghĩa sĩ d. Kết ( 2 câu cuối ): Ca ngợi linh hồn bất tử của các nghĩa sĩ. II. Phân tích Pv. Em có nhận xét gì về từ mở đầu “Hỡi ôi!”? Nghệ thuật gì được sử dụng trong hai câu đầu? Dg. Âm vang của tiếng súng gợi lên cơn tao loạn của đất nước một thời, làm nổi bật lên một vấn đề trung tâm của thời đại: sự đối lập giữa súng giặc và lòng dân, súng giặc thì rền vang mặt đất, lòng dân thì rực sáng cả bầu trời. Bình. Rõ ràng người nghĩa binh - nông dân đã xác định một quan niệm sống chết cao đẹp: “chết vinh hơn sống nhục”. NĐC đã thể hiện rõ một thời đại hỗn tạp, một cuộc chiến đấu khỗ nhục nhưng vĩ đại. Hai tư cách xuất hiện trong một đoạn văn nói lên sự chuyển biến của nông dân khi giặc tới, sự chuyển biến này như “thánh gióng”, rất nhanh, dứt khoát Tình yêu thương đối với người nông dân và cảm xúc to lớn của Nguyễn Đình Chiểu. Pv. Tìm những chi tiết, hình ảnh nói lên hoàn cảnh xuất thân của người nông dân nghĩa sĩ? Giảng. Họ là những người nông dân 100%, 1. Phần 1: Lung khởi - Mở đầu: “Hỡi ôi!” Tiếng than lay động lòng người. - Nt: đối: Súng giặc đất rền – Lòng dân trời tỏ Phác hoạ lại một thời đại đau thương nhưng anh hùng. Thực dân Pháp xâm lược, hung bạo với vũ khí tối tân, ta chống lại giặc chỉ có tấm lòng, chiến đấu vì chính nghĩa. - “Mười năm công…tiếng vang như mõ” ý thức rõ con đường đánh Tây là hoàn toàn đúng, vì nhân nghĩa, là hành động cao cả đáng biểu dương. 2. Phần 2 ( thích thực ) Cuộc đời: - “Cui cút làm ăn” làm ăn một cách âm thầm, lặng lẽ tội nghiệp - “Toan lo nghèo khó” Quanh năm lo mà là nông dân Nam Bộ giữa thể kỉ XIX - nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu. Pv. Vì là nông dân thuần tuý, nên họ chỉ quen những gì và chưa hề biết đến những gì? Bình. NĐC nói lên những điều rất bình thường của người nông dân, nhưng nó là bước đệm cho lời khen của tác giả, họ không biết gì đến giặc mà phải đánh giặc, họ làm những điều không thuộc về họ. Họ có lòng yêu nước sâu sắc. Pv. Khi giặc Pháp đánh chiếm quê hương họ, họ có thay đổi như thế nào về tâm trạng, thái độ, hành động? Pv. Em có nhận xét gì về cách dùng các động từ trong câu này?Tác dụng của nó? Giảng. Càng căm thù, người nghĩa binh nông dân càng đau đớn, xót xa khi nhìn thấy cảnh tổ quốc giang sơn hùng vĩ bị kẻ thù làm ăn vất vả mà quanh năm vẫn cứ đói rách - Họ biết: ruộng trâu, làng bộ, cày cấy, cuốc, bừa - Không hề biết: cung ngựa, trường nhung, tập khiêng, tập súng, tập mác, tập cờ, … Với những từ ngữ gợi tả, biệt pháp liệt kê, tác giả cho thấy cuộc đời của nghĩa sĩ là những người nông dân nghèo khổ, lam lũ, chất phác, cần cù, gắn bó với làng quê thanh bình, chưa hề biết đến chiến trận binh đao. Khi giặc Pháp đánh chiếm quê hương, họ trở thành người nghĩa sĩ anh dũng đánh Tây. - Ban đầu: Họ sợ sệt, lo lắng, căng thẳng và cảm thấy thất vọng khi bị bỏ rơi “ tiếng phong hạc…mưa” - Căm ghét: “Mùi tinh chiên…như nhà nông ghét cỏ” kiểu căm ghét rất nông dân, tự nhiên, cụ thể. - Căm thù cao độ: “…muốn tới ăn gan,…muốn ra cắn cổ” 3 đt mạnh + 1 danh từ: Sự căm thù lên đến tột đỉnh, muốn hành động một cách dứt khoát. - Nhận thức: “ Một mối xa thư…há để ai đoạt mất chgủ quyền, và họ quyêt không dung tha cho bọn chúng. Giảng. “…chém rắn đuổi hươu”: hành động cứơp nước của Pháp “… treo dê bán chó”: vạch trần bộ mặt của Pháp xâm lược VN mà bảo là khai hoá. Bình. Người nông dân trở thành chiến sĩ với sự hăm hở, tự tin với sức mạnh truyền thống của dân tộc, với lòng yêu nước mãnh liệt. Pv. Em có nhận xét gì về quá trình chuyển hoá của người nông dân? chém rắn đuổi hươu; hai vầng nhật nguyệt…đâu dung lũ treo dê bán chó” nhận thức, ý thức trách nhiệm đối với sự nghiệp cứu nước. - Họ hành động tự nguyện: “Nào đợi ai đòi ai bắt…chẳng thèm trốn ngược, trốn xuôi…” sẵn sàng chiến đấu vượt qua mọi khó khăn gian khổ. Đây là sự chuyển hoá phi thường từ người nông dân hiền lành chất phác, trở thành người có ý thức trách nhiệm và tự nguyện vì đại nghĩa mà đứng lên đánh giặc cứu nước. 4. Củng cố - Bố cục, nội dung từng phần của bài văn tế. - Khái quát về thời cuộc và quan niệm của người nghĩa binh – nông dân. - Cuộc đời của người nông dân. 5. Dặn dò - Học bài; học thuộc lòng 20 câu đầu của bài văn tế. - Xem trước phần còn lại Rút kinh nbghiệm: . Tiết: 27 ( lớp 11a5, 11a6 ), 25 ( lớp 11a2 ) Ngày soạn: 19 / 10 / 07 VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC ( T2 ) ( Nguyễn Đình Chiểu ) 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ. bài văn tế, gv chú ý hướng dẫn hs giọng đọc.Sau đó yêu cầu hs dựa vào bố cục của bài văn tế để chia bố cục của bài văn tế này. 2. Thể loại: Văn tế. ( Sgk ). Cần Giuộc, nhiều nghĩa sĩ nông dân đã tập kích, phá đồn, tiêu diệt được nhiều giặc Pháp và tay sai, trong trận này, nghĩa binh chết gần 20 người. Cảm kích trước lòng dũng cảm của nghĩa sĩ,