Tiết: 32 ( lớp 11a5, 11a6 ), 29 ( lớp 11a2 ) Ngày soạn: 25 / 10 / 07 TÌM HIỂU THÊM VỀ THÀNH NGỮ, ĐIỂN CỐ A. Mục tiêu bài học Giúp Hs Nắm vững về mặt lí thuyết đặc điểm của thành ngữ và điển cố. B. Chuẩn bị 1. Gv: Xem lại nội dung kiến thức về thành ngữ, điển cố ở lớp 6, 7 2. Hs: Ôn lại lí thuyết ở các lớp dưới về thành ngữ, điển cố. C. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ Cho ví dụ về thành ngữ, điển cố và phân tích giá trị của chúng ( tính hàm súc, tính hình tượng, giá trị biểu cảm) 3. Bài mới Hoạt động của Gv - Hs Nội dung cần đạt Gv yêu cầu Hs nhớ lại kiến thức về thành ngữ. 1. Thành ngữ. Thành ngữ là một loại đơn vị ngôn ngữ có vai trò tổ chức câu ( lời nói ) tương đương với từ và cụm từ tự do ( ngữ), chứ không phải tương đương với Cho ví dụ và phân tích, Gv hướng dẫn hs tìm hiểu một số giá trị nổi bật của thành ngữ trên cơ sở bài trước đã học. Mỗi giá trị gv lấy vd và phân tích cho hs thấy. Gv lấy một vài ví dụ về điển cố ở các bài đã học. Sau đó cho hs nhận xét về cấu tạo, về nghĩa khái quát. So sánh nó với thành ngữ. câu. Thành ngữ là cụm từ cố định, đã hình thành từ trước, thuộc loại đơn vị có sẵn, chứ không phải sản phẩm nhất thời trong giao tiếp như cụm từ tự do. Thành ngữ có những giá trị nổi bật như: - Tính hình tượng: thành ngữ thường dùng cách nói có hình ảnh cụ thể, thông qua những hình ảnh cụ thể Vd: thuận buồm xuôi gió, mẹ tròn con vuông… - Tính khía quát về nghĩa: Tuy dùng hình ảnh cụ thể, nhưng thành ngữ lại có mục đích nói về những điều có tính khái quát cao, có chiều sâu và bề rộng. Vì vậy, nghĩa của thành ngữ thường mang tính triết lí sâu sắc, thâm thuý, hàm súc. - Tính biểu cảm: Mỗi thành ngữ thường mang sắc thái biểu cảm, thể hiện cả thái độ đánh giá và tình cảm của con người. - Tính cân đối, có nhịp và có thể có vần. 2. Điển cố. Điển cố chính là những sự việc trước đây, hay câu chữ trong sách đời trứơc được dẫn ra và sử dụng lồng ghép vào bài văn vào lời nói để nói về những đều tương tự. Mỗi điển cố như một sự việc tiêu biểu, điển hình mà chỉ cần gợi nhắc đến là đã chứa đựng điều định nói cho nên điển cố có tính ngắn gọn hàm súc chi thâm thuý. - Lưu ý: Từ sự phân tích vd, gv hướng hs đi đến khái niệm về thành ngữ. Điển cố không có tính chất cố định về cấu tạo như thành ngữ. điển cố xuất phát từ những sự kiện, sự tích cụ thể trong các văn bản quá khứ hoặc trong cuộc sống đã qua để nói lên những diều khái quát trong cuộc sống của con người. Điển cố cũng thường có hình thức ngắn gọn nhưng nội dung ý nghĩa lại hàm súc. 4. Củng cố - Gv cho hs tự lấy ví dụ về thành ngữ và điển cố và phân tích để củng cố kiến thức. 5. Dặn dò Sưu tầm các câu thành ngữ và điển cố rồi phân tích các giá trị của chúng. . 07 TÌM HIỂU THÊM VỀ THÀNH NGỮ, ĐIỂN CỐ A. Mục tiêu bài học Giúp Hs Nắm vững về mặt lí thuyết đặc điểm của thành ngữ và điển cố. B. Chuẩn bị 1. Gv: Xem lại nội dung kiến thức về thành ngữ,. thành ngữ, điển cố ở lớp 6, 7 2. Hs: Ôn lại lí thuyết ở các lớp dưới về thành ngữ, điển cố. C. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ Cho ví dụ về thành ngữ, điển cố và phân. ý: Từ sự phân tích vd, gv hướng hs đi đến khái niệm về thành ngữ. Điển cố không có tính chất cố định về cấu tạo như thành ngữ. điển cố xuất phát từ những sự kiện, sự tích cụ thể trong các