1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Tìm hiểu thêm về khẩu độ mở (Aperture revisited)

8 445 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 436,64 KB

Nội dung

Tìm hiểu thêm về khẩu độ mở (Aperture revisited) APERTURE REVISITED Rât nhiều người chơi ảnh nghiệp dư quan tâm tới hiệu ứng của việc thay đổi khẩu độ mở. VinaCamera.com có bài viết cung cấp thêm thông tin sau đâu. Khẩu độ mở (aperture) được biểu diễn bằng giá trị f/ - hay F-stop trong tiếng Anh. Giá trị f/ càng nhỏ thì khẩu độ mở càng lớn (sở dĩ như vậy vì giá trị f/ là một hệ số). Hình 1 cho thấy các giá trị f/ thường được sử dụng. Hình 1: Khẩu độ mở biểu diễn bằng các giá trị F-stop. F càng nhỏ, khẩu độ càng lớn. Trước tiên, ta hãy trở lại với vấn đề giá trị phơi sáng (exposure value / EV). Một bức ảnh được tạo nên bởi 3 yếu tố cơ bản là: (1) tốc độ của chập (shutter speed) - thường tính bằng phần của giây; (2) độ mở to nhỏ của lỗ điều tiết ánh sáng trên ống kính (aperture) - thường tính bằng giá trị f/ và (3) độ nhạy bắt sáng ISO của phim hay cảm biến đối với máy ảnh số. Kết hợp 3 yếu tố này lại ta được giá trị phơi sáng của một bức ảnh (xem thêm tại đây). Khẩu độ mở càng lớn thì ánh sáng lọt vào bản phim hay cảm biến càng nhiều và nếu giá trị tốc độ cửa chập và độ nhạy ISO là không đổi, khẩu độ mở càng lớn thì bức ảnh càng sáng. Như vậy, tác dụng đầu tiên của khẩu độ mở là điều tiết ánh sáng nhiều hay ít cho một bức ảnh. Tuy nhiên, khẩu độ mở không chỉ ảnh hưởng tới mức độ sáng tối chung của ảnh mà còn ảnh hưởng tới các yếu tố khác, bao gồm: Hình 2: Khẩu độ mở ảnh hưởng tới nhiều hiệu ứng cho bức ảnh • Chiều sâu ảnh trường (khoảng nét giữa các chủ thể xa gần máy ảnh và điểm căn nét chính). Khẩu độ mở càng lớn (f/ càng nhỏ) thì ảnh càng có chiều sâu nét mỏng hơn. Nói cách khác, với khẩu độ mở càng lớn, các chủ thể cách điểm căn nét (trước và sau) càng có xu hướng mất nét lớn hơn. Khẩu độ mở nhỏ làm tăng chiều sâu ảnh trường, tạo điều kiện để các chủ thể xa điểm căn nét chính về phía trước và phía sau đều nét hơn. Khẩu độ mở nhỏ thường được sử dụng để chụp phong cảnh khi đòi hỏi toàn bộ bức ảnh có độ nét (tương đối) như nhau, trong khi đó, khẩu độ mở lớn thường được sử dụng để chụp chân dung hay đặc tả trong đó chỉ có người/ vật cần nêu bật mới nét còn hậu cảnh và tiền cảnh mờ để làm tăng sự nổi bật của chủ thể chính. • Diện tích khu vực nét. Với khẩu độ mở lớn, xung quanh điểm căn nét chính (có cự ly ngang bằng với chủ thể chính tới máy ảnh) có xu hướng nhòa mờ, càng xa chủ thể căn nét chính càng mờ hơn. Ngược lại, khẩu độ mở nhỏ khiến mọi vật xung quanh điểm căn nét tăng độ nét. Như vậy, nếu chụp một nhóm người, ta cần giảm khẩu độ mở xuống (tăng giá trị f/) - lên khoảng 5.6-8 - để bảm đảm mọi người trong ảnh đều nét. • Hiệu ứng boke. Hiệu ứng boke là sự xuất hiện của những vòng tròng sáng nhòa xung quanh các điểm sáng ở hậu cảnh, theo thẩm mĩ thời nay, các vòng tròn sáng này càng nhòa mịn càng đẹp, tạo ánh sáng lung linh lấp lánh cho hậu cảnh. Khẩu độ mở càng lớn thì hiệu ứng boke càng lớn (tất nhiên còn tùy thuộc vào chất lượng từng loại ống kính). • Cường độ sáng xung quanh tâm điểm. Với khẩu độ mở nhỏ, ánh sáng trên toàn bức ảnh có xu hướng điều hòa hơn (sáng như nhau ở các khu vực khác nhau). Khẩu độ mở lớn tạo sự khác biệt giữa tâm điểm của bức ảnh với khu vực xung quanh. Khi đặt ở khẩu độ mở lớn, khu vực trung tâm bức ảnh sáng hơn, trong khi đó khu vực quanh tâm điểm giảm dần ánh sáng (rất ít và phải để ý mới phát hiện được; thường rõ hơn khi chụp diện tích lớn), càng xa tâm điểm độ sáng của ảnh càng yếu hơn. Hình 3: Khẩu độ mở thay đổi chiều sâu ảnh trường (F/16 mở tới F/1.4) Với các ảnh hưởng này, việc điều chỉnh khẩu độ mở thực sự là một kỹ thuật khó, và càng khó hơn khi phải kết hợp với tốc độ cửa chập để tạo ra bức ảnh vừa đủ sáng, vừa có được các hiệu ứng khác mang tính nghệ thuật cho bức ảnh. Các trường hợp thường cần khẩu độ mở lớn hơn (mở khẩu) - Chụp trong điều kiện ánh sáng yếu - Chụp chân dung - Chụp đặc tả một chủ thể chính (người / vật) - Tạo hiệu ứng xóa phông (hậu cảnh nhòa mờ) - Tạo hiệu ứng boke - Cần tăng tốc độ cửa chập để chống rung tay máy Các trường hợp thường cần khẩu độ mở nhỏ hơn (khép khẩu) - Chụp trong điều kiện ánh sáng mạnh - Chụp nhóm người (càng nhiều người dàn hàng ngang hoặc đứng trước sau càng cần khép khẩu hơn) - Chụp phong cảnh, kiến trúc - Chụp tĩnh vật, quảng cáo cần mọi người/ vật đều nét Ghi chú: Do các yêu cầu về kỹ thuật trong công nghệ sản xuất thấu kính và ống kính, ống kính có khẩu độ mở càng lớn, đặc biệt là duy trì được khẩu độ mở lớn trên toàn tiêu cự ở các ống zoom (tiêu cự thay đổi) mà vẫn cho hình ảnh đẹp thì giá thành càng cao, và càng đắt. Các ống kính có khẩu độ mở lớn luôn là niềm ước của người chơi ảnh, dù là nghiệp dư hay chuyên nghiệp. . Tìm hiểu thêm về khẩu độ mở (Aperture revisited) APERTURE REVISITED Rât nhiều người chơi ảnh nghiệp dư quan tâm tới hiệu ứng của việc thay đổi khẩu độ. điểm độ sáng của ảnh càng yếu hơn. Hình 3: Khẩu độ mở thay đổi chiều sâu ảnh trường (F/16 mở tới F/1.4) Với các ảnh hưởng này, việc điều chỉnh khẩu độ mở

Ngày đăng: 24/10/2013, 09:15

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

làm ột hệ số). Hình 1 cho thấy các giá trị f/ thường được sử dụng. - Tìm hiểu thêm về khẩu độ mở (Aperture revisited)
l àm ột hệ số). Hình 1 cho thấy các giá trị f/ thường được sử dụng (Trang 1)
Hình 2: Khẩu độ mở ảnh hưởng tới nhiều hiệu ứng cho bức ảnh - Tìm hiểu thêm về khẩu độ mở (Aperture revisited)
Hình 2 Khẩu độ mở ảnh hưởng tới nhiều hiệu ứng cho bức ảnh (Trang 3)
Hình 3: Khẩu độ mở thay đổi chiều sâu ảnh trường (F/16 mở tới F/1.4) - Tìm hiểu thêm về khẩu độ mở (Aperture revisited)
Hình 3 Khẩu độ mở thay đổi chiều sâu ảnh trường (F/16 mở tới F/1.4) (Trang 7)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w