1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÀI CA NGẤT NGƯỞNG ( Nguyễn Công Trứ ) ppsx

6 1,2K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 169,34 KB

Nội dung

Mục tiêu bài học Giúp Hs: - Hiểu được phong cách sống của Nguyễn Công Trứ với tính cách một nhà nho và hiểu được vì sao có thể coi đó là sự thể hiện bản lĩnh cá nhân mang ý nghĩa tích

Trang 1

Tiết 18 ( lớp 11a5, 11a6 ), 16 ( lớp 11a2 ) Ngày soạn: 04 / 10 / 07

BÀI CA NGẤT NGƯỞNG

( Nguyễn Công Trứ )

A Mục tiêu bài học

Giúp Hs:

- Hiểu được phong cách sống của Nguyễn Công Trứ với tính cách một nhà nho và hiểu được vì sao có thể coi đó là sự thể hiện bản lĩnh cá nhân mang ý nghĩa tích cực

- Hiểu đúng nghĩa của khía niệm “ngất ngưởng” để không nhầm lẫn với lối sống lập

dị của một số người hiện đại

- Nắm được những tri thức về hát nói là thể thơ dân tộc bắt đầu phổ biến rộng rãi từ thế kỉ XIX

B Chuẩn bị

1 Gv: Sgv, Sgk, Stk, soạn giảng

2 Hs: Đọc, tìm hiểu vài nét về Nguyễn Công Trứ, soạn bài

C Tiến trình bài dạy

1 Ổn định lớp

2 Kiểm tra bài cũ

Nội dung thơ văn của Nguyễn Khuyến

3 Bài mới

Trang 2

Yêu cầu hs đọc phần tiểu dẫn, sau đó rút ra một

vài nét chính về Nguyễn Công Trứ

Gv nói thêm: NCT là một người có chí lớn, chí

“kinh bang tế thế” ( trị nước giúp đời), tung

hoành ngang dọc Chí làm trai theo ông thì “Đã

mang tiếng…núi sông”, hay “ không công danh

thà nát với cỏ cây”, nhưng con người sống với

lí tưởng cao đẹp ấy luôn đối mặt với “thế thái

nhân tình gớm chết thay, lạt nồng trong chiếc

túi vơi đầy”, vì vậy đôi khi ông thấy: “chen

chúc lợi danh đà chán ngắt, cúc tùng phong

nguyệt mới vui sao”, ông còn là người cả đời vì

dân vì nước

Gv nói qua về thể loại hát nói

( Là một trong những thể điệu của ca trù ( Ca

trù do người con gái hát thì gọi là hát ả đào)

Một bài hát nói gồm hai phần: phần mưỡu và

hát nói Phần hát nói đúng thể cách gồm 11 câu,

chia làm 3 khổ: khổ đầu 3 câu, khổ cuối 3 câu,

khổ giữa có thể khuyết hoặc dôi)

Trước khi phân tích, cần cho hs biết về nhà nho

I Tìm hiểu chung

1 Tác giả

- NCT ( 1778 – 1858 ), xuất thân trong một gia đình Nho học, người làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh

Hà Tĩnh

- 1819 thi đỗ giải nguyên và được bổ nhiệm làm quan

- Là người có tài năng và nhiệt huyết trên nhiều lĩnh vực: văn hoá, xã hội, kinh tế, quân sự

- Con đường làm quan không bằng phẳng

- Ông sáng tác hầu hết bằng chữ Nôm Thể loại ưa thích là Hát nói

2 Bài thơ

- Thời điểm sáng tác: Sau năm 1848,

là năm ông cáo quan về hưu

- Thể loại: Hát nói

Trang 3

cùng với quan niệm đạo đức nhân cách và cách

hành xử của họ trong quá khứ, đặc biệt là quan

niệm về lễ và danh giáo của nhà nho ( Sgv / 42

)

Hs đọc bài thơ

Pv Từ “ngất ngưởng” xuất hiện mấy lần?

Nghĩa thực của từ “ngất ngưởng” là gì?

( Trạng thái của một đồ vật có chiều cao trong

tư thế ngả nghiêng, không vững chắc, lúc lắc,

chông chênh, gây khó chịu cho mọi người )

Pv Ở đây tác giả dùng từ ngất ngưởng với ý gì?

Giảng Trên cơ sở ý thức về tài năng và nhân

cách cảu bản thân, NCT trong “bài ca ngất

ngưởng” đã phô trương, khoe sự ngang tàng, sự

phá cách trong lối sống của ông, lối sống ít phù

hợp với khuôn khổ của đạo Nho Ngất ngưởng

chính là sự ngang tàng, phá cách, phá vỡ khuôn

mẫu hành vi “khắc kỉ, phục lễ” của nhà nho để

hình thành một lối sống, thật hơn, dám là chính

mình, dám khẳng định bản lĩnh cá nhân…

Ngất ngưởng đối lập với lễ, danh giáo

Pv Trong thời gian làm quan, NCT đã thể hiện

thái độ “ngất ngưởng” của mình như thế nào?

Giảng Điều này được NCT thể hiện rất nhiều

II Phân tích

1 Cảm hứng chủ đạo của bài thơ

Từ “ngất ngưởng” xuất hiện 5 lần

“Ngất ngưởng” chính là sự ngang tàng, phá cách, phá vỡ khuôn mẫu hành vi “khắc kỉ, phục lễ” của nhà nho để hình thành một lối sống thật hơn, dám khẳng định chính mình, khẳng định bản lĩnh cá nhân bắt nguồn từ ý thức về tài năng và nhân cách của bản thân

 Đó chính là nội dung xuyên suốt toàn bộ tác phẩm, làm nổi bật cá tính con người ông

Trang 4

trong các tp của ông, như: ông cho rằng kẻ làm

trai là phải mang lấy cái nợ và phải tung hoành

ngang dọc để trả cho trọn cái nợ ấy

“ Vòng trời đất dọc ngang ngang dọc

Nợ tang bồng vay trả trả vay

Chí làm trai Nam Bắc Đông Tây

Cho phỉ sức vẫy vủng trong bốn bể” ( Chí anh

hùng )

Tuy nhiên, đối với NCT, công danh không chỉ

là vinh mà còn là nợ, là trách nhiệm, vì vậy ông

coi đó là sự dấn thân tự nguyện đem tự do, tài

hoa nhốt vào vòng trói buộc. phù hợp với tâm

trạng của con người đã trải qua bao nhiêu phiền

luỵ chốn quan trường

Pv Vậy tại sao ông coi việc làm quan là mất tự

do vậy mà vẫn ra làm quan?

Giải thích: Vì ông coi việc làm quan là một

điều kiện, một phương tiện để thể hiện hoài bão

vì dân vì nước và tài năng của mình điều quan

trọng là trong một môi trường có nhiều trói

buộc, ông vẫn thực hiện được lí tưởng xã hội

của mình và vẫn giữ được bản lĩnh, cá tính

Lối sống “ ngất ngưởng” của NCT được ông

thể hiện ngay đoạn đời từ khi ra làm quan, đoạn

đời đó được ông tóm gọn trong 4 câu: 3, 4, 5, 6

2 Những lời tự thuật

a Quãng đời làm quan

- Câu 1 “Vũ trụ …phận sự”: Mọi việc trong trời đất chẳng có việc nào không phải là phận sự của ta

 Thái độ tự tin, ý thức sâu sắc về vai trò, trách nhiệm và tài năng của bản thân

- Câu 2 “ông Hi văn tài…vào lồng”

 Ông coi việc nhập thế làm quan như một trói buộc, giam hãm vào lồng. phù hợp với nhân cách của ông

Trang 5

Pv Em có nhận xét gì về nghệ thuật được sử

dụng ở đây?

- Câu 3, 4, 5, 6 Liệt kê tất cả các sự việc lớn nhỏ, các chức phận ông đã trải qua

 Ông có tài năng thực sự và tận tâm với sự nghiệp, không hề luồn cúi để vinh thân phì gia

+ Nghệ thuật: Hệ thống từ Hán Việt

uy nghiêm trang trọng, âm điệu nhịp nhàng, nhiều điệp ngữ  khẳng định tài năng lỗi lạc, địa vị xã hội vẻ vang, xứng đáng một con người xuất chúng

4.Củng cố

? Em hiểu như thế nào về từ “ngất ngưởng” ở đây?

? Cách sống ngất ngưởng của ông được thể hiện như thế nào trong quá trình làm quan?

5 Dặn dò

- Học bài cũ, xem tiếp phần còn lại

Trang 6

Rút kinh nghiệm:

Ngày đăng: 10/08/2014, 16:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w