Tiết 24:MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM TRONG VĂN TỰ SỰ doc

6 1.3K 1
Tiết 24:MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM TRONG VĂN TỰ SỰ doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tiết 24: MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM TRONG VĂN TỰ SỰ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học sinh: - Hiểu được vai trò, tác dụng của các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự. - Biết kết hợp sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - SGK Ngữ văn 8,10 - SGV Ngữ văn 8,10 - Sách thiết kế bài học Ngữ văn 10. III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH: Giáo viên tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi để đưa ra các kết luận cần thiết trong nội dung bài học. IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: Nhiều người cho rằng trong một chuỗi sự việc Tấm biến hoá để chống lại mẹ con Cám (Truyện cổ tích Tấm Cám) thì sự kiện Tấm hoá thành quả thị chín vàng, thơm ngát là tiêu biểu nhất. Ý kiến anh - chị thế nào? Hãy giải thích? 2. Giới thiệu bài mới: Muốn tạo được văn bản tự sự có giá trị, một trong những yêu cầu đặt ra cho người viết là phải lựa chọn những sự việc, chi tiết tiêu biểu nó là những chi tiết có sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng. Để có thể hiểu rõ hơn vai trò, tác dụng, … của miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học hôm nay( “Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự”.) 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CƠ BẢN HĐI. Ôn tập về miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự : GV đặt ra các câu hỏi để HS nhớ lại những kiến thức đã học trong chương trình Ngữ văn THCS. 1. Thế nào là miêu tả? VD: Chi tiết, hình ảnh Xita bước lên giàn hoả thiêu (Rama buộc tội) Chi tiết Tấm 4 lần hoá thân chống lại quyết liệt đ/ với mẹ con Cám để giành lại hp. 2. Thế nào là biểu cảm? Có 2 hình thức biểu cảm: + Trực tiếp + Gián tiếp. VD: GV yêu cầu HS lấy 2 VD tương ứng với 2 hình thức biểu cảm. * Nhật mộ hương quan hà xứ thị Yên ba giang thượng sử nhân sầu. (Quê hương khuất bóng hoàng hôn Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai). * Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều Nắng xuống trời lên sâu chót vót Sông dài trời rộng bến cô liêu. ?. Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự có gì giống và khác trong văn bản miêu tả và biểu cảm? - Giống : Về cách thức tiến hành. - Khác: + Miêu tả trong tự sự không chi tiết, cụ thể mà là miêu tả khái quát của sự vật, sự việc, con người cho truyện có sức hấp dẫn. + Biểu cảm trong văn tự sự chỉ là những I. Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự. 1. Miêu tả :dùng các chi tiết, hình ảnh giúp người đọc, người nghe như hình dung thấy đối tượng nói đến hiện ra trước mắt. 2. Biểu cảm :sự bày tỏ trực tiếp hay gián tiếp thái độ, cảm xúc , … của người viết về đối tượng nói đến. - Miêu tả,biểu cảm trong văn bản tự sự và miêu tả,biểu cảm trong văn bản miêu tả và biểu cảm. * Giống: Cách thức tiến hành * Khác: Mức độ và mục đích sư ûdụng. cảm xúc xen vào trước những sự việc, chi tiết có tác động mạnh mẽ về tư tưởng, tình cảm với người đọc, người nghe. 3. Căn cứ vào đâu để đánh giá hiệu quả của miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự ?  Có 2 căn cứ: - Sự hấp dẫn qua hình ảnh miêu tả để liên tưởng tới yếu tố bất ngờ trong truyện. - Sự truyền cảm mạnh mẽ qua cách trực tiếp hoặc gián tiếp bày tỏ tư tưởng tình cảm của tác giả.  GV có thể yêu cầu HS tự đưa ra VD và phân tích. VD: “Xe tôi chạy trên lớp sương bồng bềnh. Mảnh trăng khuyết đứng yên ở cuối trời sáng trong như một mảnh bạc. Khung cửa xe nơi cô gái ngồi l ồng đầy bóng trăng (“Mảnh trăng cuối rừng” ( Nguyễn Minh Châu)  Ánh trăng tươi tắn, trong trẻo như mối tình rất đẹp của đôi nam nữ thanh niên trên hành trình cứu nước.  Cô gái tên Nguyệt gợi liên tưởng về trăng. Và từ chỗ Nguyệt tỏa ra ánh trăng trong trẻo, thuần khiết ấy.  Ánh trăng dẫn đường ra trận - Ánh trăng hoà trong ý nghĩ lãng mạn của chàng trai về cô gái. - Ánh trăng hoà với hình ảnh gợi cảm của người thiếu nữ tạo nên vẻ đẹp huyền ảo. 3. Những căn cứ để đánh giá hiệu quả của miêu tả và biểu cảm:  Cách miêu tả tạo màu sắc riêng hấp dẫn cho đoạn văn. HĐ2: GV yêu cầu HS đọc đoạn văn ở câu hỏi 4 - SGK – tr.73,74. ? Đánh giá và phân tích hiệu quả của việc sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn văn này? - Miêu tả :+ Suối reo …………………đang mọc + Một lần ……………………ánh sáng + Nàng ……………………….nhà trời  Không gian yên tĩnh của một đêm đầy sao thơ mộng. - Biểu cảm: + Tôi cảm thấy …………vai tôi + Còn tôi ……………… cao đẹp + Tôi tưởng …………………. ngủ  Làm nổi rõ tâm trạng bâng khuâng xao xuyến trong trẻo của chàng trai trước cô chủ. Anh tưởng cô gái là vẻ đẹp của ngôi sao lạc đường đậu xuống vai mình.  Yếu tố miêu tả và biểu cảm làm tăng vẻ đẹp hồn nhiên của cảnh vật và lòng người. HĐ3: GV yêu cầu HS: Điền từ vào chỗ trống, từ đó hoàn chỉnh các câu văn thể hiện những khái niệm. 1. Liên tưởng 2. Quan sát 3. Tưởng tượng ?. Để làm tốt việc miêu tả trong văn tự sự, người viết chỉ cần quan sát đối tượng một cách kĩ càng mà 4. Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm: II.Quan sát, liên tưởng, tưởng tượng đối với việc miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự -Trong miêu tả không chỉ quan sát để phát không cần liên tưởng,tưởng tượng? Đúng hay sai? - Quan sát : để phát hiện chính xác đặc điểm của đối tượng. - Nhưng phải sử dụng kết hợp thao tác liên tưởng, tưởng tượng để văn bản gây được cảm xúc với người đọc, người nghe. HĐ4: GV yêu cầu HS : + Tìm ra những chi tiết nào trong đoạn văn I.4 (tr. 73, 74) sử dụng thao tác quan sát, liên tưởng, tưởng tượng. + Đánh giá hiệu quả diễn đạt của những chi tiết đó? 3. Sự biểu cảm nảy sinh từ đâu? GV cho HS trả lời câu hỏi trắcnghiệm II.3 (tr.75) a. Đúng b. Đúng c. Đúng d. Không chính xác. Đánh giá: Chỉ có tiếng nói của trái tim mang tính chủ quan là chưa đủ. Những suy nghĩ sâu sắc chỉ có thể là kết quả của sự quan sát kỹ càng kết hợp với liên tưởng và tưởng tượng với các sự vật, sự việc quanh nó. HĐ 5: GV gọi HS đọc ghi nhớ HĐ 6: HS luyện tập hiện chính xác đặc điểm đối tượng mà phải kết hợp liên tưởng và tưởng tượng để gây được cảm xúc. - Biểu cảm trong văn tự sự chỉ thực sự chân thành, sâu sắc khi kết hợp được sự quan sát với liên tưởng, tưởng tượng III/. GHI NHỚ: IV/. LUYỆN TẬP: BT1 b/ trang 76 4. Củng cố: Gv nhận xét và kết bài. 5. Dặn dò:- Học thuộc ghi nhơ.ù - Bài tập 2SGK/76 và soạn “Tam đại con gà”và “Nhưng nó phải bằng hai mày”. . liêu. ?. Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự có gì giống và khác trong văn bản miêu tả và biểu cảm? - Giống : Về cách thức tiến hành. - Khác: + Miêu tả trong tự sự không chi tiết, cụ thể. miêu tả khái quát của sự vật, sự việc, con người cho truyện có sức hấp dẫn. + Biểu cảm trong văn tự sự chỉ là những I. Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự. 1. Miêu tả :dùng các chi tiết, . Tiết 24: MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM TRONG VĂN TỰ SỰ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học sinh: - Hiểu được vai trò, tác dụng của các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự. - Biết

Ngày đăng: 10/08/2014, 16:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan