1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Thiết kế kiến trúc mặt đứng nhà công nghiệp potx

45 1,6K 66

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 3,9 MB

Nội dung

Đối với nhà sản xuất 1 tầng mái dốc có cửa mái, NSX có mái không gian, hình thức mái có ảnh hưởng nhiều đến hình thức kiến trúc mặt đứng, gây ấn tượng mỹ cảm mạnh, có trường hợp tạo nên

Trang 1

1.3.2 Giải pháp kết cấu, kiến trúc-quy hoạch công trình

1.3.3 Điều kiện khí hậu

1.3.4 Điều kiện kinh tế-kỹ thuật

1.3.5 Yêu cầu và quy luật thẩm mỹ

1.4 các yếu tố khác ảnh hưởng tới chất lượng thẩm mỹ của mặt đứng

Ii.Các giảI pháp thiết kế mặt đứng ncn việt nam

2.1 yêu cầu đối với giảI pháp mặt đứng ncn việt nam

2.2 nguyên tắc thiết kế mặt đứng ncn việt nam

2.3 Các bộ phận cấu thành mặt đứng nhà công nghiệp

2.3.1 Tường

Trang 3

KCBC nằm ngang gồm: mái và cửa mái Đối với nhà sản xuất 1 tầng mái dốc có cửa mái, NSX có mái không gian, hình thức mái có ảnh hưởng nhiều đến hình thức kiến trúc mặt đứng, gây ấn tượng mỹ cảm mạnh, có trường hợp tạo nên một biểu tượng về hình thức mái, hình thức mặt đứng NSX nhiều tầng với hình thức mái bằng ít ảnh hưởng đến hình thức kiến trúc mặt đứng

1.2 Chức năng, nhiệm vụ mặt đứng nhà công nghiệp

Các KCBC cấu thành mặt đứng NCN có chức năng xác định không gian bên trong và bên ngoài NSX, đảm bảo các yêu cầu sản xuất, bảo vệ và

điều chỉnh môi trường không gian bên trong NSX chống lại ảnh hưởng của thiên nhiên (thời tiết, khí hậu, v.v…) và độc hại thải ra trong quá trình sản xuất (bụi, khói, tiếng ồn, v.v…)

Các KCBC cấu thành mặt đứng NCN có chức năng thỏa mãn yêu cầu

tổ chức giao thông vận chuyển và quan sát giữa bên trong và bên ngoài phòng sản xuất: vị trí kích thước, hình thức cửa đi-cửa cổng, khoảng cách giữa các cửa đi-cửa cổng phải đảm bảo yêu cầu giao thông vận chuyển xuất nhập hàng hóa, yêu cầu đi lại và thoát người khi có sự cố

Trang 4

Mặt đứng NCN có tác dụng gây ấn tượng thẩm mỹ trực tiếp đối với con người trong môI trường không gian nói chung Những ấn tượng này biểu hiện ở: sự bố trí các lỗ mở, các mảng tường đặc-rỗng, cấu tạo vật liệu, mầu

Trang 5

sắc, trang trí nghệ thuật tạo hình v.v… Các công trình công nghiệp với hình dạng, kích thước, tỷ lệ khác thường của chúng, với tác dụng căn bản của các kết cấu và vật liệu mới đã biểu hiện những đặc điểm mới của kiến trúc công nghiệp có tác dụng làm phong phú thêm môi trường sống của con người Thống nhất với giảI pháp chung của kiến trúc khu công nghiệp, hình thức kiến trúc mặt đứng góp phần làm thức tỉnh những tình cảm rất đặc biệt như niềm tự hào đối với thành quả lao động của con người, ý thức làm chủ đối với thiên nhiên và xã hội, sự hợp tác tập thể của những người lao động

Mặt đứng là một trong những yếu tố chủ yếu tạo nên hình khối kiến trúc CTCN, cũng như một xí nghiệp, một cụm công nghiệp đều có quan hệ mật thiết với môI trường xung quanh-môI trường xây dựng hoặc môI trường

tự nhiên- và mối quan hệ này gây nên những ấn tượng của sự tương phản nhất định Trạng tháI tương phản giữa các CTCN và các công trình khác có thể góp phần tạo nên những thay đổi sinh động trong hình bóng chung của thành phố Trong một số trường hợp, các XNCN cũng có thể trở thành biểu tượng thực sự của một thành phố nhỏ

1.3 cơ sở hình thành mặt đứng nhà công nghiệp

Mặt đứng NCN được hình thành trên cơ sở: Yêu cầu của chức

năng-công nghệ, giảI pháp kết cấu, kiến trúc-quy hoạch năng-công trình, điều kiện khí hậu, điều kiện kinh tế-kỹ thuật và yêu cầu thẩm mỹ Các yếu tố này quyết

định hình thức kiến trúc-chất lượng thẩm mỹ kiến trúc mặt đứng NCN

1.3.1 Yêu cầu chức năng công nghệ

Yếu tố chức năng-công nghệ ảnh hưởng quan trọng đến hình thức mặt đứng, thể hiện sự tác động của nội dung sản xuất đến hình thức mặt

đứng CTCN

Nguyên tắc sản xuất (NTSX) có ảnh hưởng đến mặt đứng qua hình khối và phân chia hình khối: NTSX theo xưởng dựa trên cơ sở tổ chức các quá trình sản xuất riêng lẻ trong các xưởng cố định do đó mặt đứng công trình thường được tổ hợp theo hình khối phân tán, tỷ lệ kích thước nhỏ NTSX theo sản phẩm mà hình thức cao nhất là theo dây chuyền liên tục đòi hỏi

Trang 6

công trình linh hoạt, có lưới cột lớn, diện tích và không gian rộng yêu cầu mặt

đứng công trình tổ hợp theo hình khối tập trung đồ sộ, tỷ lệ kích thước lớn

Dây chuyền sản xuất (DCSX) quyết định chiều cao nhà sản xuất DCSX theo chiều ngang và thẳng hoặc ngang và vòng thường được bố trí trong nhà một tầng DCSX theo phương ngang và thẳng đứng được bố trí trong nhà nhiều tầng

Phương pháp công nghệ bao gồm: phương pháp ướt được đặc trưng

là sự tạo thành sương mù mạnh Phương pháp nóng được đặc trưng bởi sự tăng nhiệt độ lớn Phương pháp khô được đặc trưng bởi sự sinh bụi trong nhiều quá trình (gia công nguội, cơ khí) Phương pháp công nghệ quyết định việc tổ chức các lỗ cửa mở trên mặt đứng (quyết định bề mặt và phân chia

bề mặt của mặt đứng công trình)

Kích thước máy móc thiết bị xác định không gian nhà sản xuất thông tầng hoặc có tầng xép, kích thước độ lớn của mặt đứng NSX Trọng lượng, chế độ làm việc của máy móc thiết bị quyết định NSX một tầng hay nhiều tầng: các thiết bị, máy móc có trọng lượng lớn, gây rung động mạnh thường

được bố trong nhà một tầng hoặc tầng một của nhà nhiều tầng

Điều kiện vệ sinh của sản xuất Các quá trình sản xuất không sinh bụi, vệ sinh công nghiệp cao (các ngành sản xuất lắp ráp điện tử, cơ khí chính xác, dệt sợi… ) yêu cầu ít lỗ cửa mở trên mặt đứng Các quá trình sản xuất sinh bụi bẩn, vệ sinh công nghiệp kém (sản xuất xi măng…) đòi hỏi mở cửa thông thoáng nhiều trên mặt đứng

Điều kiện vi khí hậu: hệ thống điều không đảm bảo chế độ nhiệt ẩm cho chất lượng sản phẩm và điều kiện làm việc cho công nhân đã xác định việc tổ chức các lỗ cho hệ thống điều không, cửa chiếu sáng trên mặt đứng

Nhu cầu của sản xuất hiện đại là thường xuyên thay đổi dây chuyền công nghệ, thiết bị máy móc đòi hỏi khả năng phát triển mở rộng, linh hoạt trong sản xuất do đó ảnh hưởng đến sự tổ hợp hình khối và phân chia hình khối, bề mặt và phân chia bề mặt của mặt đứng đáp ứng yêu cầu của sản xuất

Yêu cầu chức năng-công nghệ tác động đến mặt đứng kiến trúc NCN qua tổ hợp hình khối và phân chia hình khối, bề mặt và phân chia bề mặt của mặt đứng được thể hiện qua trang hình 2

Trang 7

1.3.2 Gi¶i ph¸p kÕt cÊu, kiÕn trócc-quy ho¹ch c«ng tr×nh (trang h×nh 3)

Trang 8

Hình thức mặt đứng phụ thuộc vào kết cấu chịu lực và vật liệu KCBC Tính chịu lực , cấu tạo vật liệu của KCBC dựa trên 3 loại kết cấu chủ yếu:

- Kết cấu tường chịu lực

- Kết cấu khung chịu lực

a Kết cấu tường chịu lực

Loại kết cấu này đơn giản, tính năng làm việc là chịu nén do tải trọng bản thân và của toàn bộ ngôi nhà (cũng như của các tải trọng khác) Tải trọng của nhà được phân đều theo chu vi của tường KCBC đồng thời là kết cấu chịu lực chủ yếu của công trình Vật liệu chủ yếu là gạch (vật liệu chịu nén), nhà thấp tầng, áo dụng chủ yếu cho các nhà kho, các loại công trình

có tảI trọng nhỏ (trọng lượng công trình, máy móc), khó cải tại mặt đứng khi thay đổi công nghệ sản xuất ấn tượng về hình thức mặt đứng là khô cứng, nặng nề và kém linh hoạt

b Kết cấu khung chịu lực

Loại kết cấu này được áp dụng phổ biến trong nhà công nghiệp, phù hợp với những công trình lớn và phức tạp (va chạm, chấn động lớn, v.v…) của thiết bị sản xuất, thiết bị vận chuyển, yêu cầu không gian lớn, yêu cầu chiếu sáng cao v.v…KCBC được tách rời khỏi kết cấu chịu lực

Vật liệu cấu tạo khung chịu lực: Bê tông cốt thép, thép hoặc hỗn hợp thép và bê tông cốt thép

Vật liệu cấu tạo KCBC: gạch, bê tông, bê tông cốt thép, thép, kính, chất dẻo v.v…

ấn tượng về hình thức kiến trúc mặt đứng đa dạng, phong phú, linh hoạt do sự tổ hợp KCBC không phụ thuộc vào kết cấu khung chịu lực Diện tích cửa mở không hạn chế Hình tượng kiến trúc phong phú, giàu sức biểu hiện tùy thuộc vào chất liệu vật liệu và sự tổ hợp giữa các vật liệu

Đã hình thành kiến trúc mặt đứng tùy theo vật liệu cấu tạo KCBC

Trang 9

Mặt đứng hình thành từ KCBC cấu tạo bằng bê tông tạo ra cảm giác chắc chắn, thô nhám (ảnh 5 trang hình 20) Một số CTCN được xử lý hình khối kiến trúc thành công đã trở thành hình tượng điêu khắc

Mặt đứng hình thành từ KCBC cáu tạo bằng các tấm nhẹ gây ấn tượng nhẹ nhàng, linh hoạt, phù hợp với xu hướng thẩm mỹ của thời đại (ảnh

6, trang hình 3) Một số công trình được xử lý với mảng kính lớn đã tạo nên một sự thống nhất, hài hòa với cảnh quan-thiên nhiên Hình bóng của bầu trời, mặt nước, cây xanh, cảnh quan xung quanh được in bóng trên mặt đứng công trình

Vật liệu cấu tạo máI đã xác định độ dốc mái: mái phẳng được cấu tạo

từ các tấm panen BTCT, máI dốc được cấu tạo từ các tấm lợp bằn phibrôximăng hay tôn tráng kẽm, qua đó đến hình thưc đường viền của mặt

đứng

c Kết cấu không gian

Sự làm việc của kết cấu chịu lực theo sơ đồ không gian-chịu lực nhiều chiều, có xuất sứ ban đầu từ sự nghiên cứu tính chất làm việc tốt của một số cấu trúc sinh học (vỏ sò, vỏ trai, mui rùa, quả trứng) và đồ vật trong giới tự nhiên (cái thìa, cái bát) v.v…

Hình thức độc đáo của KCBC là hình thức không gian mái, đã tạo ra

được không gian nhịp lớn, đồ sộ, phù hợp với sự thay đổi thừơng xuyên của quá trình sản xuất, gây ấn tượng mạnh mẽ và rõ ràng Hình thức biểu hiện của kết cấu máI rất phong phú:

Hình thức mái vỏ mỏng với đừơng cong vượt nhịp lớn tạo nên một cảm giác mềm mại, dễ hoà nhập với cảnh quan thiên nhiên

Hình thức mái dàn không gian bằng kim loại biểu hiện vẻ đẹp của thẩm mỹ kết cấu mới làm liên tưởng đến không gian nhiều chiều (ảnh 7, trang hình 3)

Hình thức máI dây treo biểu hiện khả năng chịu lực của vật liệu, thể

hiện một xu hướng thẩm mỹ trong kiến trúcc hiện đại-vẻ đẹp độc đáo của

hình thức kết cấu (ảnh 8,9 trang hình 3)

Trang 11

1.3.2.2 Yêu cầu kiến trúc-quy hoạch công trình

Yêu cầu thống nhất hóa, điển hình hóa trong thiết kế kiến trúc-xây dựng đã ảnh hưởng đến hệ thống lưới mô đun thiết kế trên mặt đứng Sự tổ hợp hình khối và phân chia hình khối, bề mặt và tổ hợp bề mặt trên cơ sở lưới mô đun thống nhất

Các quy định về quy hoạch và quản lý đô thị khống chế mật độ xây dựng, chiều cao và hình thức kiến trúc mặt đứng NCN trong trường hợp NCN

bố trí trong thành phố

Hình dáng đặc điểm khu đất xây dựng xác định hình dạng mặt bằng

và hình khối NSX qua đó hình thành mặt đứng NSX (qua tổ hợp hình khối và phân chia hình khối, bề mặt và phân chia bề mặt của mặt đứng)

1.3.3 Điều kiện khí hậu (trang hình 4)

1.3.3.1 Phân vùng khí hậu

Khí hậu Việt Nam được gọi chung là khí hậu nhiệt đới-gió mùa-nóng

ẩm Do ảnh hưởng của địa hình, đồng thời do hình dáng nước ta chạy dài theo phương kinh tuyến dẫn đến chế độ bức xạ mặt trời chiếu lên mỗi miền khác nhau nhiều nên,mỗi địa phương có kiểu khí hậu nhiệt đới riêng của mình

1.3.3.2 ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu tự nhiên đến mặt đứng

a Chống bức xạ nhiệt

Theo hướng có lợi về bức xạ mặt trời, các CTCN ở Việt Nam thường

được bố trí theo hướng nam Hình thức mặt bằng có dạng hình chữ nhật với

tỷ lệ giữa cạnh ngắn và cạnh dài thích hợp nhất là 1:1,7 Cạnh dài được bố trí theo hướng đông-tây

Các CTCN có điều hoà và không có điều hòa đều phải đảm bảo yêu cầu chống bức xạ nhiệt của mặt trời bằng các giải pháp kết cấu mái cách nhiệt và che chắn nắng

Để ngăn các tia nắng chiếu trực tiếp vào bên trong NSX, trên mặt

đứng tuỳ theo từng hướng có các tấm che nắnng (TCN) đứng, ngang, kết hợp Sử dụng các TCN đã tạo nên những hình thức hết sức đa dạng trên mặt

đứng, trở thành một hình thức đặc trưng của miền khí hậu nóng ẩm Các

Trang 12

TCN là một trong những phương tiện tổ hợp kiến trúc giàu sức biểu cảm của mặt đứng

Hình thức máI thường có máI đua khỏi mặt tường để che nắng cho tường, và cửa sổ, cửa đI, qua đó tạo thành một hình thưc riêng cho NCN ở miền khí hậu nhiệt đới-nóng ẩm như nước ta

Để tránh sự hấp thụ nhiệt của các KCBC, màu sắc của chúng phải được chọn những gam màu sáng có khả năng phản quang cao

về chất liệu bề mặt phù hợp với thẩm mỹ kiến trúc hiện đại

Độ ẩm cao đòi hỏi trang trí hoàn thiện mặt đứng bằng các loại sơn chống nấm, mốc, các loại vật liệu men gốm, đá ốp gia công bề mặt, các tấm tôn tráng kẽm chống gỉ, các tấm ximăng amiăng nhiều màu v.v…

Phần chân tường của mặt đứng tiếp xúc nhiều với hơi ẩm được ốp các loại vật liệu cách ẩm: bê tông, gạch, vật liệu gốm… tạo cho mặt đứng một hình thức vững chắc, dưới nặng trên nhẹ…phù hợp với quy luật tạo hình kiến trúc

Trang 13

d Thông gió

Gió là một trong những yếu tố hết sức quan trọng khi định hướng

NCN Sự bất lợi về bức xạ mặt trời có thể khắc phục bằng các biện pháp che

chắn, còn bất lợi về gió biện pháp khắc phục rất tốn kém và phức tạp Do đó

Trang 14

khi chọn hướng mặt đứng của nhà không có điều hòa, thường ưu tiên chọn hướng gió mát về mùa hè

Yêu cầu thông gió tự nhiên có ảnh hưởng đến hình thức, kích thước và diện tích cửa; đến hình thức , kích thước và diện tích cửa mái Trong các

“phân xưởng nóng”, yêu cầu thông gió thoát nhiệt đã làm xuất hiện các cửa máI thông gió – một hình thức đặc trưng “phân xưởng nóng”

Thông gío tự nhiên cho máI là biện pháp cách nhiệt hết sức quan trọng đảm bảo chế độ vi khí hậu cho nhà sản xuất Hình thành mái nhà có tầng máI thông gió Đối với nhà sản xuất 1 tầng, hình thức mái thông gió gây

ấn tượng mạnh vì tỷ lệ đáng kể của mái so với tường

e Chiếu sáng tự nhiên

Yêu cầu chiếu sáng, chống chói có ảnh hưởng đến hình thức mở cửa trên mặt đứng Đối với NSX có diện tích mặt bằng lớn, để đảm bảo được đủ mức độ chiếu sáng tự nhiên theo tiêu chuẩn, thường mở thêm cửa kính phía trên và cửa mái chiếu sáng Trong điều kiện khí hậu Việt Nam thường kết hợp cửa chiếu sáng với cửa thông gió

f Thoát nước mưa

Mưa có ảnh hưởng mạnh đến hình thức mái, đến các tấm che trên cửa sổ, cửa đi Vào mùa mưa, lượng mưa ở nước ta tương đối lớn, để chống thấm tốt bất kỳ loại mái nào cũng phảI có độ dốc nhất định đảm bảo thoát nước mưa nhanh, kịp thời

Độ dài của mái đua, ô văng che cửa sổ, cửa đi ngoài yêu cầu tính toán che nắng, còn phải tính đến khả năng che mưa xiên vào trong phòng khi có gió mạnh

Hình thức, kích thước mái, ô văng tùy thuộc vào chế độ mưa của từng vùng khí hậu làm cho hình thức mặt đứng của từng địa phương do đó cũng khác nhau

Điều kiện khí hậu ảnh hưởng đến tạo hình kiến trúc mặt đứng thể hiện

đặc điểm riêng của kiến trúc công nghiệp Việt Nam, biểu hiện tính truyền thống trong tạo hình kiến trúc

Trang 15

1.3.4 Điều kiện kinh tế-kỹ thuật (trang hình 5)

Điều kiện kinh tế-kỹ thuật ảnh hưởng rất rõ nét đến mặt đứng Hình thức kiến trúc mặt đứng NCN, XNCN, khu CN phản ánh mức độ vốn đầu tư, khả năng cung ứng vật tư cho công trình, khả năng tính toán kết cấu, phương pháp thi công xây dựng và thời hạn sử dụng công trình

Thẩm mỹ hình thức mặt đứng NCN phản ánh điều kiện kinh tế-kỹ thuật, tức là những chi phí tính được Đồng thời thẩm mỹ hình thức mặt đứng NCN cũng thể hiện hiệu quả kinh tế không đếm được trong khai thác sử dụng công trình

Điều kiện kinh tế-kỹ thuật tác động đến hình thức kiến trúc mặt đứng NCN (những chi phí tính được) bao gồm:

-Mức độ đầu tư xây dựng công trình, tức là tỷ lệ phần xây lắp đối với chi phí toàn bộ Kinh phí đầu tư xây dựng công trình quyết định cấp công trình, mức độ sử dụng vật liệu, hình thức thẩm mỹ của công trình

-Khả năng cung ứng vật tư thể hiện ở mức độ sử dụng vật liệu tại chỗ, vật liệu sản xuất trong nướcc, vật liệu xây dựng nhập khẩu Khả năng cung ứng vật tư thể hiện trình độ kinh tế-kỹ thuật trong nước

- Phương pháp thiết kế hiện đại thể hiện khả năng nắm bắt những thông tin mới và thường xuyên của tiến bộ khoa học kỹ thuật nói chung và kiến thức xây dựng nói riêng, và khả năng áp dụng nhanh chóng những thành tựu của KHKT vào thiết kế xây dựng trong điều kiện Việt Nam Điều kiện kinh tế-kỹ thuật tác động đến chất lượng thẩm mỹ kiến trúc mặt đứng còn thể hiện mức độ đầu tư kinh phí cho thiết kế mặt đứng nhằm nâng cao chất lượng kỹ thuật, nghệ thuật của hồ sơ thiết kế có ý nghĩa quyết định thẩm mỹ kiến trúc của công trình

-Khả năng tính toán kết cấu thể hiện trình độ tính toán kết cấu nhịp lớn, kết cấu không gian thoả mãn yêu cầu sản xuất đồng thời biểu hiện thẩm

mỹ kết cấu hiện đại, có sức biểu hiện hình thức kiến trúc độc đáo

-Phương pháp thi công xây dựng theo phương pháp công nghiệp, việc

áp dụng vật liệu nhẹ chế tạo sẵn mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt: thời gian thi công nhanh, sớm đưa công trình vào khai thác sử dụng Kết cấu nhẹ ngoài ưu điểm lắp dựng, tháo dỡ nhanh còn có khả năng tạo hình kiến trúc

Trang 16

thống nhất, hài hòa cho từng công trình và tổng thể chung mang phong cách

kiến trúc công nghiệp hiện đại

Trang 17

Hình thức mặt đứng kiến trúc NCN mang lại hiệu quả kinh tế ( chi phí không tính được) trong sử dụng:

-Góp phần làm đẹp cảnh quan xung quanh, cảnh quan đô thị

-Tổ chức tốt môI trường lao động

- Động viên nhiệt tình làm việc của người lao động, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm

-Có tác dụng quảng cáo cho nhà máy xí nghiệp, các hãng sản xuất

Do đó quan điểm kinh tế-kỹ thuật phải được xem xét trên 2 khía cạnh: kinh tế trong đầu tư, và kinh tế trong khai thác sử dụng do chất lượng thẩm

mỹ kiến trúc mặt đứng NCN mang lại

1.3.5 Yêu cầu và quy luật thẩm mỹ (trang hình 6)

Các CTCN đòi hỏi phải thoả mãn các điều kiện về kỹ thuật-công nghệ

và kinh tế, đồng thời qua đó chúng đòi hỏi một giải pháp trang trí thật rõ ràng, sự tổ hợp hình khối cũng như trang trí rõ ràng, chính xác và chặt chẽ tạo nên đặc điểm thẩm mỹ cơ bản của KTCN và đem lại cho các CTCN đặc

điểm ấn tượng oai nghiêm Tính rõ ràng, minh bạch không những đúng với các hình khối kín của dạng hình học đơn giản như : bể chứa, xi lô, nhà xưởng v.v… mà còn đúng với các hình khối hở của các dạng hình học đơn giản như: bể chứa, xi lô, nhà xưởng v.v… mà còn đúng với các hình khối hở của các dạng hình học như: tháp tổng hợp trong các xí nghiệp hóa chất, cần trục,

đường ống v.v… Sự tổ hợp hình khối, phân chia hình khối, tổ hợp bề mặt và phân chia bề mặt trên mặt đứng NCN cũng phải tuân theo quy luật thẩm mỹ cơ bản của nghệ thuật kiến trúc: thống nhất-biến hóa, tỷ lệ và tỷ xích biểu hiện ở các giải pháp: tương phản-vi biến, vần luật-nhịp điệu, chủ yếu-thứ yếu, trọng tâm-trọng điểm, liên hệ-phân cách, đối xứng-phản đối xứng; nhưng khuynh hướng của kiến trúc công nghiệp thường có hình thức đơn giản có trật tự chặt chẽ Nguyên tắc trang trí rõ ràng cũng có ý nghĩa thẩm

mỹ đặc biệt trong trường hợp tổ hợp các khối không gian kín và hở (vídụ: nhà xưởng với bể chứa và đường ống dẫn v.v…) Sự tổ hợp này tạo nên hình tháI tương phản rất điển hình trong nhiều XNCN và từ đó dẫn tới những ấn tượng tích cực về phương diện thẩm mỹ

Trang 18

Trong nhiều trường hợp, các CTCN có đặc điểm như một cái vỏ bao che một

hệ thống phức tạp các thiết bị kỹ thuật, máy móc v.v… Chức năng vỏ bao che đóng vai trò quan trọng không những trong lĩnh vực tạo dáng công nghiệp mà cả trong lĩnh vực kiến trúc công nghiệp Giá trị thẩm mỹ thể hiện

ở chỗ nó biểu hiện sự muôn hình muôn vẻ của “thế giới kỹ thuật” trong một

Trang 19

trật tự có thể hiểu được Một xu hướng tiến bộ trong KTCN thế giới cũng như

ở nước ta những năm gần đây có quan hệ tới giá trị thẩm mỹ là sự phát triển

và xây dựng các công trình hợp khối (kín và hở) và các công trình vạn năng

sử dụng nhiều mục đích Với sự hợp khối nhiều công trình khác nhau trong một toà nhà dưới cùng một máI đã xuất hiện hình thức không gian và vỏ bao che biểu hiện tính thống nhất cao về phương diện kỹ thuật và thẩm mỹ

1.4 quy luật thẩm mỹ trong tổ hợp mặt đứng

1.4.1 Quy luật thẩm mỹ cơ bản

Nguyên tắc cơ bản nhất, khái quát nhất của việc hình thành sức biểu hiện nghệ thuật của một tác phẩm kiến trúc là vừa thống nhất, hài hòa vừa biến hóa, đa dạng

Nếu một tác phẩm kiến trúc thiếu thống nhất, hài hòa, nó sẽ trở thành hỗn loạn, không thể tạo thành một môi trường vật chất trật tự Nếu một tác phẩm kiến trúc thiếu biến hóa, nó sẽ trở nên đơn điệu

Sự thống nhất, hài hòa của một tác phẩm kiến trúc có thể đạt được do

nó cùng làm bằng một loại vật liệu chính, cùng được cấu trúc bằng một hệ

thống kết cấu và cùng có sự nhất trí của chức năng sử dụng, và bộc lộ rõ

ràng công năng và kết cấu trên mặt đứng Đó là những yếu tố khách quan

được dùng để phục vụ cho việc tăng sức biểu hiện

Quy luật thống nhất còn thể hiện sự phù hợp giữa nội dung và hình

thức, giữa công trình và môi trường đô thị hay môi trường thiên nhiên Cho

nên một công trình kiến trúc thành công nào cũng cần phải đạt được sự hài hòa giữa các yêu cầu thích dụng, bền vững và mỹ quan

Sự biến hóa của tác phẩm kiến trúc có thể đạt được do việc sử dụng

những hình khối khác nhau, việc sử dụng những loại vật liệu xây dựng khác

ngoài loại vật liệu xây dựng chủ yếu, sử dụng những mầu sắc và chất liệu khác nhau, những yếu tố trên tạo thành sự biến hóa, đa dạng

Trang 20

1.4.2.1 Quy luật tổ hợp mặt đứng (trang hình 7)

1 Tính bề mặt

Khái niệm này đặc trưng cho sự phân chia mặt đứng thành các mặt phẳng nằm nhô ra, thụt vào so với nhau Các mặt phẳng này phải được nhận biết dễ dàng và mỗi mặt phẳng trong đó phảI có một sự chuyển dịch rõ ràng so với “bề mặt” thực tế của tòa nhà, tức là phải gây được ấn tượng của

bề mặt lồi lõm

2 Tính hình khối-không gian

Khái niệm này đặc trưng cho sự chuyển động nhô ra thụt vào ít hoặc nhiều của các khối không gian trên mặt đứng Nhờ biết vận dụng những quy luật cơ bản này mà người KTS có khả năng sáng tạo vô cùng phong phú, nhiều giải pháp mặt đứng thỏa mãn các yêu cầu thẩm mỹ muôn hình muôn

vẻ trong điều kiện phát triển xây dựng hàng loạt theo lối công nghiệp

1.4.2.2 Các nguyên tắc tổ hợp mặt đứng

1 Chia theo phương ngang Trường hợp này các bộ phận mặt đứng

cũng như các chi tiết của chúng được sắp xếp thành những “đường liên tục” theo phương ngang, tức là khi phương ngang chiếm ưu thế so với phương

đứng

Giải pháp chia theo phương ngang thường áp dụng cho các công trình

có chiều cao lớn hơn so với các kích thước mặt bằng, nhằm làm giảm cảm giác mất tỷ lệ của công trình do quá đồ sộ gây ra, hoặc để liên kết các khối công trình thành một quần thể kiến trúc hoàn chỉnh

2 Chia theo phương đứng Trường hợp này ngược lại, phương đứng

chiếm ưu thế so với phương ngang, tức là khi giảI pháp mặt đứng nhấn mạnh các đường liên tục theo chiều đứng

Giải pháp chia theo phương đứng thường áp dụng cho các công trình kéo dài; chiều dài và chiều rộng công trình thường lớn hơn nhiều so với chiều cao, có tác dụng giảm bớt đơn điệu quá dài của các công trình gây ra

3 Chia theo phương ngang và đứng kết hợp Trường hợp tổ hợp

không theo phương hướng rõ rệt xuất hiện khi đó giải pháp mặt đứng được giải quyết với những đường ngang và thẳng đứng kết hợp xen kẽ nhau

Trang 21

Các nguyên tắc tổ hợp trên được vận dụng trên cơ sở tuân theo các giải pháp tổ hợp phổ biến: đối xứng và phản đối xứng; đồng đều và tương phản; vần luật (nhịp điệu); v.v…

Trang 22

Bố cục mặt đứng theo nguyên tắc đối xứng thường gặp ở các xí nghiệp có một phân xưởng chính trong đó có cùng một chức năng sản xuất (ảnh 4, trang hình 8)

Nguyên tắc đối xứng khó được chấp nhận khi cần giải quyết bố cục mặt đứng quá kéo dài Bởi vậy phần lớn người ta sử dụng nguyên tắc bố cục không đối xứng-theo định hướng của dây chuyền sản xuất

Trong đa số trường hợp tổ hợp mặt đứng của các xí nghiệp, người ta

sử dụng nguyên tắc bố cục linh hoạt, thường là bố cục phân đoạn có nhịp

điệu-dựa trên việc lặp đi lặp lại nhiều lần trên mặt đứng cùng một nhóm họa tiết tương tự, mặt đứng với bố cục linh họat dễ đạt được hiệu quả trong việc giải quyết bố cục thẩm mỹ và quần thể kiến trúc công nghiệp (ảnh 2,3, trang hình 8)

Trong nhiều nhà máy đặc biệt là các nhà máy có thiết bị nặng phải xây dựng một tầng với kích thước chiều dài mặt đứng thường lớn hơn rất nhiều lần chiều cao, do vậy các đường nút nằm ngang chiếm vai trò chủ đạo gây nên cảm giác mặt đứng kéo dài vô tận, đơn điệu buồn tẻ Để khắc phục cảm giác này các giải pháp sau đây thường được áp dụng:

- Phân chia mặt đứng một cách linh hoạt

- Làm phong phú mặt đứng bằng cách dùng các chi tiết lặp đi lặp lại theo nhịp điệu và có tạo các điểm nhấn mạnh như: lồng cầu thang, cửa ra vào, sảnh…

- Thay đổi nhịp điệu kiến trúc của mặt đứng bằng thủ pháp tương phản (ảnh 5,6,7 trang hình 8)

Ngày đăng: 10/08/2014, 15:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w