Hình thức má

Một phần của tài liệu Thiết kế kiến trúc mặt đứng nhà công nghiệp potx (Trang 32 - 37)

Nói chung việc xử lý giới hạn bên trên của tòa nhà về ph−ơng diện thẩm mỹ cũng có ý nghĩa nhất định khi nó ảnh h−ởng tới đ−ờng nét chung mặt đứng và hình bóng chung của toà nhà.

1.Mái bằng về ph−ơng diện thẩm mỹ th−ờng không gây ấn t−ợng đáng kể trong hình thức chung của mặt đứng. Giá trị hình thức kiến trúc tùy thuộc vào nghệ thuật tổ hợp các KCBC thẳng đứng.

2.Mái dốc trong NCN th−ờng gây ấn t−ợng thẩm mỹ độc đáo trong hình thức tổ hợp mặt đứng, đặc biệt trong nhà thấp tầng. Hình thức mái dốc gây ấn t−ợng thẩm mỹ truyền thống về hình thức mái dốc cổ truyền, tạo cảm xúc gần gũi, quen thuộc với hình thức công trình. Các đ−ờng xiên của mái ở phần trên của mặt đứng làm mất đi sự đơn điệu của các yếu tố tạo hình trên mặt đứng.

3.Hình thức mái dốc có cửa mái, đặc biệt là hình thức mái răng c−a có giá trị thẩm mỹ đặc biệt trong hình thức mặt đứng-tổ hợp hình khối và bề mặt của mặt đứng NCN (trang hình 15 giới thiệu một số dạng cửa mái ảnh h−ởng đến mặt đứng kiến trúc NCN). Sự lặp lại có nhịp điệu của hình thức mái răng c−a gây ấn t−ợng tạo hình độc đáo-một biểu t−ợng khó quên trong ký ức mỗi ng−ời. Sự hình dung về dạng đ−ờng viền NSX (có cửa mái) là hình thức máI (mái răng c−a, mái chữ M,…). Trên mặt đứng toàn cảnh của XNCN đ−ợc

cảm thụ từ xa, đ−ờng viền của hình thức mái cùng với các công trình kỹ thuật (ống khói, tháp n−ớc, xi lô…) trở thành biểu t−ợng chung của toàn XNCN.

1.5.3. Mầu sắc

Để hạn chế chủ nghĩa sơ l−ợc và tính đơn điệu trong các mặt đứng NSX đ−ợc xây dựng theo ph−ơng pháp lắp ghép cũng nh− việc giảm bớt ngày càng mạnh việc áp dụng nhiều loại vật liệu khác nhau trong việc trang

trí bề mặt NSX, cần phải nghiên cứu khả năng tổ hợp mầu sắc của mặt đứng.

Khả năng sử dụng mầu sắc trong KTCN chủ yếu là:

-Mầu của vật liệu, tức là mầu tự nhiên của vật liệu xây dựng (nhôm, bê tông, đá, gạch, gốm, ximăng amiăng…). Mầu tự nhiên của vật liệu đ−ợc hình thành trong quá trình sản xuất vật liệu và có khả năng giữ màu trong quá trình sử dụng .

- Mầu sắc trang trí là màu sơn quét lên bề mặt vật liệu và không bề màu trong quá trình sử dụng.

Mầu sắc trong trang trí mặt đứng NSX đ−ợc áp dụng với các mục đích sau:

-Phân biệt chức năng của các khối nhà: NSX và CTPVHC (hình 1

trang hình 16), phân chia chính phụ của hình khối bằng sự t−ơng phản màu sắc của bề mặt NSX và CTPVHC.

-Phân chia hình khối và bề mặt của mặt đứng: tạo sự phát triển chiều

h−ớng của mặt đứng NSX (hình 2,3 trang hình 16)

-Nhấn mạnh cửa sảnh, lối ra vào: bằng mầu sắc rực rỡ-thu hút sự chú

ý, nhấn mạnh hình khối chính của mặt đứng (hình 4, trang hình 16).

-Thông tin tín hiệu: cho các hệ thống kỹ thuật theo quy định mầu sắc

an toàn của HTKT trong sản xuất công nghiệp (hình 5, trang hình 16)

- Mầu sắc đặc tr−ng quảng cáo của hãng sản xuất (hình 6, trang hình

16).

Trong quá trình nghiên cứu sử dụng mầu sắc trong KTCN phải chú ý rằng mầu sắc chỉ có thể là ph−ơng tiện trang trí, vì về nguyên tắc mầu sắc không bao giờ có thể điều chỉnh đ−ợc tính cân đối, sự sắp xếp và tính không gian của mặt đứng. Trong KTCN, đối với mặt ngoài công trình nói chung có xu h−ớng giữa màu tự nhiên của vật liệu, ở những nơI cần có những màu sắc đặc biệt nhằm đạt tới những yêu cầu nhất định, cần giải quyết sao cho phù hợp, thống nhất với toàn bộ công trình (18)

Mầu sắc chỉ có thể làm sáng tỏ thêm hình khối tức là nhấn mạnh thêm (làm lồi, hoặc lõm) tác dụng của hình khối, vì vậy việc tổ hợp mầu sắc không đ−ợc phép gây nên những tác động mâu thuẫn với hình thức kiến trúc,

mà cần phải góp phần đạt tới ảnh h−ởng tích cực về ph−ơng diện thẩm mỹ cho mặt đứng công trình hoặc cụm công trình đối với ng−ời sử dụng và ng−ời quan sát.

Một phần của tài liệu Thiết kế kiến trúc mặt đứng nhà công nghiệp potx (Trang 32 - 37)