1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Tâm trí phân tán – căn bệnh kỳ lạ doc

6 333 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 142,88 KB

Nội dung

Tâm trí phân tán – căn bệnh kỳ lạ (Hình minh họa) Các bác sĩ Tây y đã gửi cho tôi một đống hồ sơ bệnh án khi họ chuyển bệnh nhân cho tôi. Tôi đã quá bận rộn nên không kịp đọc hồ sơ trước khi ông ấy đến phòng khám của tôi. Tôi hỏi: “Ông bị bệnh gì?”. Ông ấy trả lời: “Tôi rất khỏe! Tôi gần như chẳng có vấn đề gì cả.” Tôi cảm thấy hơi bối rối: “Vậy tại sao ông lại đến đây khám bệnh?”. “Bác sĩ gia đình của tôi nói tôi có bệnh và đề nghị đến đây gặp ông nên tôi tới đây.” “Ồ?” Tôi bắt đầu lật hồ sơ bệnh án và xem. Kết luận là một chẩn đoán được ghi trong 30 chữ cái. Tôi cảm thấy choáng. Tôi thành thật với ông ấy rằng: “Tôi không hiểu vì sao bác sĩ của ông gửi ông đến với tôi, tôi hoàn toàn không biết chẩn đoán của ông ta là gì. Nếu ông muốn thử phương pháp của y học cổ truyền Trung Hoa thì hãy kể lại bệnh tình của ông cho tôi nghe.” Và sau đây là câu chuyện của ông ấy: “Vợ tôi đã muốn ly hôn từ lâu. Để cứu vãn cuộc hôn nhân, tôi hứa sẽ làm bất cứ điều gì cô ấy yêu cầu. Một trong những điều kiện cô ấy đặt ra cho tôi đó là tôi phải đến gặp bác sĩ tâm thần một lần một tuần. Tôi đã đồng ý gặp bác sĩ tâm thần trong suốt hơn hai năm và cuối cùng bác sĩ chẩn đoán tôi có khiếm khuyết nghiêm trọng về tâm thần. Họ làm nhiều xét nghiệm, kiểm tra và cho tôi một đống thuốc, nhưng chúng hoàn toàn phản tác dụng. Tồi tệ hơn nữa, tôi thậm chí còn gặp nhiều vấn đề hơn trước. Không hiểu sao, họ vẫn cho là họ đã chẩn đoán đúng, nhưng căn bệnh ấy Tây y chữa không được, nên họ đã nhờ ông…” Ông ấy nói nghe như thể tình trạng của ông đã là vô vọng rồi, chẳng còn cách nào nữa. Tôi tò mò hỏi: “Các bác sĩ Tây y nghĩ ông bị gì?” Ông ấy trầm ngâm một lúc rồi tỏ vẻ xấu hổ. Hết nhìn tôi rồi lại quay mặt đi. Cuối cùng, ông thu hết can đảm và nói: “Vấn đề lớn nhất trong cuộc sống của tôi từ trước tới giờ là dù đã hơn 50 tuổi rồi nhưng tôi chưa bao giờ hoàn thành được một việc gì sau khi bắt đầu cả”. Sau khi nghe xong, tôi phải nhịn lắm để không bật cười lớn. Ông tỏ ra nghiêm túc và tiếp tục nói: “Tôi chưa bao giờ có một việc làm thực sự nào trong đời mình. Mỗi khi bắt đầu xin việc, tôi sẽ viết đơn một cách nhiệt tình, nhưng giữa đường tôi lại bỏ ngang. Khi tiến hành sửa chữa thứ gì, tôi cũng lấy hộp dụng cụ và bày đồ ra nhưng không bao giờ sửa được thứ gì dù mất hết bao nhiêu thời gian. Vợ tôi cảm thấy bực bội vì điều này. Tôi không thể đọc được quyển sách nào quá hai hay ba trang đầu tiên. Vậy nên điểm của tôi ở trường trung học và phổ thông luôn luôn dưới điểm C, và đấy chính là lý do.” Tôi hỏi: “Vậy làm sao ông đỗ tốt nghiệp được?” Tôi có một thời thơ ấu và một tuổi trẻ đầy đau buồn. Vì tôi đã không học hành, cái quần nào mà tôi có được cũng đều bị thủng mấy lỗ vì tôi hay chà chân lên ghế. Cha mẹ tôi thử hết cách mà không được nên đã phải lấy dây thừng buộc tôi vào ghế. Mặc dù vậy tôi vẫn nhảy vào sân nhà trong khi vẫn đang bị trói chặt vào ghế để chơi đùa với lũ sóc và mèo. Tôi chỉ đơn giản là không làm bài tập về nhà thôi. Cuối cùng bác sĩ bày cho cha tôi “đơn thuốc” là đánh tôi mỗi ngày một lần trong 5 phút. Cha tôi nghe lời bác sĩ, và tôi vừa đủ điểm tốt nghiệp hết cấp 3. Tôi có nhiều ý tưởng mới và hay mà người khác không nghĩ ra. Bạn tôi đã lấy ý tưởng của tôi để kinh doanh và trở nên giàu có, còn tôi chỉ sống cuộc đời bình thường vì tôi không thể ngồi xuống và làm những công việc cụ thể nào cả”. Càng kể ông càng khó chịu. “Có rất nhiều ngành nghề chỉ cần nói mà không cần sử dụng tay chân, tại sao ông không thử làm một việc nào trong số đó?”. Tôi nói nửa đùa nửa thật để an ủi ông. Ông nói, “thậm chí người tàn tật không có tay chân cũng chẳng như tôi… bắt đầu mọi thứ và không bao giờ hoàn thành chúng. Sự chú ý và đam mê của tôi ngắn ngủi như pháo hoa, vụt sáng vài giây rồi biến mất”. Trong khi nghe ông kể, tôi bắt mạch và khám lưỡi của ông ấy (thông tin thêm: y học cổ truyền Trung Hoa yêu cầu cơ bản phải bắt mạch và khám lưỡi, việc khám đó giúp chẩn đoán nhiều bệnh chứ không đơn thuần như tên bộ phận được khám). Tay cầm kim châm cứu, tôi trầm ngâm sẽ bắt đầu điều trị từ đâu… Lúc rạng sáng, ông còn chưa kịp mở mắt đã nghe vợ nói: “Còn bảy ngày là hết hạn nộp đơn hoàn thuế. Anh đã chuẩn bị cả 1 năm nay rồi. Nếu anh còn trễ hạn như trước em sẽ lập tức dọn ra khỏi nhà” Ông hỏi vợ: “Em đang đe dọa anh đó sao?” Bà trả lời cộc lốc: “Không, đó là 1 lời thông báo.” Vợ ông biết đó là biện pháp khó khăn và tàn nhẫn để ngăn ông phân tán tư tưởng. Bà biết đã ép chồng làm điều quá khả năng, nhưng bà đã mất hết kiên nhẫn và lòng tin vào chồng sau nhiều năm. Ông đến phòng khám trong một tâm trạng có phần lơ đãng. Vừa ngồi xuống, ông lấy ví ra khỏi túi ra. Lục lọi tìm kiếm trong ví thứ gì mà ông cũng không rõ. Đột nhiên một bức ảnh rớt xuống. Tôi nhặt lên và đưa trả lại. Đó là tấm hình cũ chụp một đứa trẻ khoảng năm tuổi. Tôi không thể đoán được đó là một bé trai hay gái, khuôn mặt nó bị phết màu lòe loẹt phản ánh sự vụng về và thiếu thẩm mỹ. Tôi tự hỏi vì sao ông ấy lại quý một tấm ảnh xấu xí như vậy và luôn để trong ví mang theo mình. Trước khi tôi kịp hỏi, ông xin phép tôi kể câu chuyện về bức ảnh đó. “Đây là tấm hình chụp tôi khi 5 tuổi. Khi đó chị gái tôi rất thích vẽ nguệch ngoạc như vậy. Chị ấy đặc biệt thích vẽ vời lên mặt người khác. Một đêm khi tôi đang ngủ, chị ấy đã vẽ ký hiệu chữ lên mặt tôi. Đột nhiên đêm đó tôi bị sốt cao. Cơn bệnh trở nặng và tôi rơi vào hôn mê, gia đình tức tốc đưa tôi vào bệnh viện cấp cứu. Bác sĩ bị sốc khi thấy khuôn mặt tôi. Khi được kể là chị tôi vẽ lên mặt tôi cho vui thì ông ấy chụp một tấm hình làm kỷ niệm.” Khi nghe câu chuyện đó, tôi đột nhiên nhớ lại lời răn dạy của những người cao tuổi Trung Quốc. “Con không nên vẽ lên khuôn mặt của một người khi người đó đang ngủ, nếu không linh hồn người đó không thể nhận ra chính mình và không thể quay trở về thể xác được…” Tôi hỏi ông: “Có phải tâm trí anh trở nên bị phân tán kể từ đó?” Ông suy nghĩ một hồi lâu rồi trả lời một cách bâng quơ: “Có vẻ như vậy.” Tôi hiểu được phần nào nguyên nhân sâu xa của căn bệnh đó là gì. Có lẽ linh hồn ông ấy đã không thể trở về cơ thể kể từ đêm hôm đó. Trong suốt 50 năm qua, ông ấy đã đánh mất sự sáng suốt của mình. Ông ấy luôn cảm thấy như có cái gì đó bất ổn với chính mình. Mặc dù ông ấy không thật sự bị rối loạn tâm thần nào cả, nhưng tâm trí luôn bị phân tán. Điều này sẽ xảy ra khi không còn linh hồn quản thúc cơ thể mình nữa. Khi vui mừng, họ sẽ chạy xung quanh và không thể đứng yên dù chỉ một giây. Khi chuyện đó xảy ra, họ thậm chí còn không biết làm cách nào để tránh va vào nồi nước sôi hay chảo dầu nóng. Khi chán nản, họ thậm chí còn không có động lực để ra khỏi giường. Họ còn không thể biết mình đang ở đâu. Khi linh hồn không thể trờ về cơ thể của nó, người đó sẽ không thể kiểm soát sự giận dữ hay phấn khích đột ngột của mình. Khi linh hồn rời khỏi nơi ở của nó, người đó sẽ không thể phân biệt được giữa tình yêu và thù hận, quan trọng là năng lượng sống của người ấy sẽ bị suy yếu. Khi linh hồn không còn nữa, cơ thể mất khả năng tự kiểm soát. Nó trở nên trống rỗng (lưu ý của người dịch: rất khó để diễn đạt từ tiếng Trung Quốc ra, đoạn vừa dịch có ý nghĩa tương đương). Sau cuộc trò chuyện, tôi nói với ông về mối liên hệ giữa thể xác và tinh thần, cũng như lợi ích của việc ngồi thiền và bồi dưỡng tâm hồn của con người. Tôi cũng nói cho ông hiểu nguyên tắc cơ bản của y học Trung Hoa dựa trên cái lý tinh thần là một phần thống nhất của cơ thể con người. Tôi khuyên ông nên bắt đầu cố gắng kiểm soát tâm trí mình và cải thiện sự tập trung. “Đầu tiên cố gắng trong một phút, rồi tập trung nhiều hơn nếu có thể. Hãy cố gắng hoàn toàn nhập tĩnh tâm trong một phút. Ông sẽ có cơ hội tốt hơn để tập trung tinh thần và phục hồi lại năng lực sống của mình. Khi ông lấy lại được linh hồn và hấp thu lại năng lượng của mình, cơ thể ông sẽ trọn vẹn trở lại, bao gồm cả linh hồn. Ông có vẻ nhận thức ra những gì tôi nói và bắt đầu suy nghĩ về nó… . Tâm trí phân tán – căn bệnh kỳ lạ (Hình minh họa) Các bác sĩ Tây y đã gửi cho tôi một đống hồ sơ bệnh án khi họ chuyển bệnh nhân cho tôi. Tôi đã quá bận. ông: “Có phải tâm trí anh trở nên bị phân tán kể từ đó?” Ông suy nghĩ một hồi lâu rồi trả lời một cách bâng quơ: “Có vẻ như vậy.” Tôi hiểu được phần nào nguyên nhân sâu xa của căn bệnh đó là gì cái gì đó bất ổn với chính mình. Mặc dù ông ấy không thật sự bị rối loạn tâm thần nào cả, nhưng tâm trí luôn bị phân tán. Điều này sẽ xảy ra khi không còn linh hồn quản thúc cơ thể mình nữa.

Ngày đăng: 10/08/2014, 13:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w