1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

HỆ THỐNG 30 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VỀ ĐỘNG LƯỢNG ppsx

7 1,5K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 157,17 KB

Nội dung

HỆ THỐNG 30 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN 4 LỰA CHỌN VÀ CÁC MỤC TIÊU NHẬN THỨC TƯƠNG ỨNG VỚI MỖI CÂU PHẦN CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN SGK VẬT LÝ 10 Mục tiêu : Phát biểu được định nghĩa hệ

Trang 1

HỆ THỐNG 30 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN 4 LỰA CHỌN VÀ

CÁC MỤC TIÊU NHẬN THỨC TƯƠNG ỨNG VỚI MỖI CÂU

PHẦN CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN (SGK VẬT LÝ 10)

Mục tiêu : Phát biểu được định nghĩa hệ kín

Câu 1) Chọn câu phát biểu sai

Trong một hệ kín :

a) Các vật trong hệ chỉ tương tác với nhau

b) Các nội lực từng đôi trực đối

c) Không có ngoại lực tác dụng lên các vật trong hệ

d) Nội lực và ngoại lực cân bằng nhau

Mục tiêu : Nêu được tính chất vectơ của động lượng

Câu 2) Chọn biểu diễn đúng trong các biểu diễn sau đây :

a)

p

v

b)

v

p

c)

p

v

d) a và b đúng

Mục tiêu : Phân biệt được hệ kín và hệ không kín

Câu 3) Hệ nào sau đây không được coi là hệ kín :

a) Một vật ở rất xa các vật khác

b) Hệ 2 vật chuyển động không ma sát trên mặt phẳng ngang

c) Hệ 2 vật chuyển động không ma sát trên mặt phẳng nghiêng

d) Hệ “súng và đạn” trước và sau khi bắn

Mục tiêu : Giải thích được vì sao một hệ là hệ kín

Câu 4) Hệ “Vật rơi tự do và Trái đất” là hệ kín vì :

a) Vì đã bỏ qua lực cản của không khí

b) Vì chỉ có một mình vật rơi

c) Vì trọng lực trực đối với lực mà vật hút trái đất

d) Vì một lý do khác

Mục tiêu : Suy ra biểu thức mô tả sự biến đổi động lượng của hệ vật từ dạng khác của ĐL II Newton

Câu 5) Xét hệ gồm có 2 vật tương tác Biểu thức mô tả đúng sự biến đổi động lượng của

hệ là :

a) m v1 1 m v = m v2 2  1 1m v2 2

v1

và v2

: vận tốc 2 vật trước va chạm

b) p + F t = p1   2

v1

và v2

: vận tốc 2 vật sau va chạm

c) m (v - v ) = m (v - v )1 1 1 2 2 2

p1

: động lượng của hệ trước va chạm d) a và c đúng p2

: động lượng của hệ sau va chạm

Trang 2

Mục tiêu : Vận dụng công thức p = mv 

tìm động lượng p

Câu 6) Trên hình là đồ thị chuyển động của một vật có khối lượng 4 kg Động lượng của

vật tại thời điểm t1 = 1s và thời điểm t2 = 5s lần lượt bằng :

a) p 1 = + 3kgm/s và p 2 = 0 s(m)

b) p1 = 0 và p2 = 0

c) p1 = 0 và p2 = - 3kgm/s 3

d) p1 = + 3kgm/s và p2 = - 3kgm/s

0 4 t(s) Mục tiêu : Vận dụng tính chất vectơ của động lượng tìm vectơ tổng động lượng của hệ vật Câu 7) Chọn phương án sai trong các phương án tổng hợp động lượng của 2 vật tương tác dưới đây : a) p1 p p2 p1 p b) p2

p1 p

c)

p2 p1 pd)

p2

Mục tiêu : Vận dụng định luật bảo toàn động lượng

Câu 8) Hệ gồm 2 vật có động lượng là : p1 = 6kgm/s và p2 = 8kgm/s Động lượng tổng cộng của hệ p = 10 kgm/s nếu :

a) p1

và p2 cùng phương, ngược chiều

b) p1

và p2 cùng phương, cùng chiều

c) p1

và p2 hợp nhau góc 300

d) p1

và p2

vuông góc với nhau

Mục tiêu : Vận dụng dạng khác của ĐL II Newton tìm độ biến thiên động lượng

Câu 9) Vật có khối lượng 1kg rơi tự do xuống đất trong khoảng thời gian 0.5s Lấy g = 10m/s2 thì độ biến thiên động lượng của vật trong khoảng thời gian đó bằng :

a) 5.0kgm/s

b) 4.9kgm/s

Trang 3

c) 10kgm/s

d) 0,5kgm/s

Mục tiêu : Vận dụng dạng khác của ĐL II Newton tìm lực F

Câu 10) Viên đạn khối lượng 10g đang bay với vận tốc 600m/s thì gặp một bức tường Đạn xuyên qua tường trong thời gian 1/1000s Sau khi xuyên qua tường vận tốc của đạn còn 200m/s Lực cản trung bình của tường tác dụng lên đạn bằng :

a) + 40.000N

b) - 40.000N

c) + 4.000N

d) - 4.000N

Mục tiêu : Nêu được các đặc điểm của công của lực thế

Câu 11) Công của lực nào sau đây không phụ thuộc vào dạng đường đi :

a) Trọng lực

b) Lực đàn hồi

c) Lực ma sát

d) a và b đúng

Mục tiêu : Nêu được các lực có tính chất giống trọng lực (lực thế)

Câu 12) Công của lực nào sau đây có thể âm và cũng có thể dương :

a) Trọng lực

b) Lực đàn hồi

c) Lực ma sát

d) a,b,c đúng

Mục tiêu : Phát biểu được nội dung của định luật bảo toàn công

Câu 13) Máy cơ học nào dưới đây sẽ làm lợi cho ta về công :

a) Ròng rọc cố định và ròng rọc động

b) Đòn bẩy và mặt phẳng nghiêng

c) Ròng rọc cố định và đòn bẩy

d) Không máy cơ học nào làm lợi cho ta về công

Mục tiêu : Nhận biết được các trường hợp công cơ học được thực hiện

Câu 14) Xét hệ qui chiếu gắn với đất Trong các trường hợp sau, trường hợp nào công cơ học được thực hiện :

a) Một người đi về phía đầu tàu lửa khi tàu đang chạy

b) Một người đẩy một kiện hàng nặng nhưng kiện hàng không nhúc nhích c) Một người chèo thuyền cùng vận tốc với dòng nước nhưng ngược dòng nước chảy

d) a,b,c đúng

Trang 4

Mục tiêu : Vận dụng công thức tính công trong các trường hợp cụ thể

Câu 15) Một người kéo một hòm gỗ trượt trên sàn nhà bằng một dây có phương hợp với phương nằm ngang góc 300 Lực tác dụng lên dây bằng 150N thì hòm trượt đi được 20m Công do lực đó thực hiện bằng :

a) 150 3 J

b) 1500J

c) 1500 3 J

d) 150J

Mục tiêu : Vận dụng công thức tính công của trọng lực

Câu 16) Búa máy khối lượng 1 tấn ở độ cao 10m so với mặt đất chuẩn bị đóng xuống đầu một cọc bêtông ở độ cao 1m so với mặt đất Lấy g = 10m/s2 , công cực đại mà búa máy

có thể thực hiện khi đóng vào đầu cọc bằng :

a) 100.000J

b) 110.000J

c) 90.000J

d) 9.000J

Mục tiêu : Phân biệt được động năng và động lượng

Câu 17) Hai vật cùng khối lượng, chuyển động với cùng vận tốc nhưng một theo phương ngang và một theo phương thẳng đứng Chọn kết luận đúng trong các kết luận sau :

a) Wđ1 = Wđ2

b) p1

= p2

c) Wđ 1 = Wđ 2 và p1

= p2

d) Wđ1 = Wđ2 và p = p1 2

Mục tiêu : Phát biểu được nội dung của định lý động năng

Câu 18) Công mà một lực có thể thực hiện lên một vật bằng :

a) Độ biến thiên động năng của vật

b) Độ biến thiên động lượng của vật

c) Độ biến thiên vận tốc của vật

d) a và b đúng

Mục tiêu : Nêu được các đặc điểm của thế năng

Câu 19) Chọn câu phát biểu sai :

a) Thế năng của một vật tại một vị trí phụ thuộc vào vận tốc vật tại vị trí

đó

Trang 5

b) Thế năng hấp dẫn và thế năng đàn hồi là 2 dạng trong số các dạng thế năng c) Thế năng có giá trị phụ thuộc vào việc chọn gốc thế năng

d) Thế năng hấp dẫn của một vật thực chất là thế năng của hệ kín gồm vật và trái đất

Mục tiêu : Nêu được tính tương đối của động năng

Câu 20) Một xe tải có khối lượng M chuyển động ngược chiều xe taxi có khối lượng m Khi đi ngang qua nhau, xe tải có vận tốc v1 , xe taxi có vận tốc v2 Đối với người ngồi trên xe taxi thì xe tải có động năng bằng :

a)

2 1

Mv

2

b)

2 2

1 2

+

c)

2

1 2 M(v + v )

d)

2

1 2

M(v - v )

Mục tiêu : Vận dụng định lý động năng

Câu 21) Một vật tăng tốc trong 2 trường hợp : từ 10m/s > 20m/s và từ 50m/s > 60m/s Gọi A1 và A2 là công được thực hiện trong 2 trường hợp Chọn kết luận đúng trong các kết luận sau :

a) A1 = A2

b) A 1 < A 2

c) A1 > A2

d) Chưa đủ căn cứ để so sánh A1 và A2

Mục tiêu : Vận dụng định lý động năng

Câu 22) Viên đạn khối lượng 10g có vận tốc 300m/s bay xuyên qua tấm gỗ dày 5cm Sau khi xuyên qua gỗ vận tốc của đạn còn 100m/s Lực cản trung bình tác dụng lên đạn bằng :

a) + 8.102 N

b) - 8.10 3 N

c) - 8.102 N

d) + 8.103 N

Trang 6

Mục tiêu : Vận dụng công thức tính thế năng hấp dẫn của một vật

Câu 23) Một người đứng trên cầu ném hòn đá có khối lượng 50g lên cao theo phương thẳng đứng Hòn đá lên đến độ cao 6m (tính từ điểm ném) thì dừng và rơi xuống Chọn gốc thế năng tại mặt đất và lấy g = 10m/s2 , thế năng hòn đá tại vị trí cao nhất bằng :

a) 3J

b) 2.94J

c) 0

d) a, b, c đúng

Mục tiêu : Nhận biết các trường hợp cơ năng được bảo toàn

Câu 24) Trong trường hợp nào dưới đây, cơ năng bảo toàn :

a) Vật được ném lên theo phương thẳng đứng trong không khí

b) Vật trượt xuống không vận tốc đầu trên mặt phẳng nghiêng không ma sát c) Vật trượt xuống không vận tốc đầu trên mặt phẳng nghiêng có ma sát

d) a và b đúng

Mục tiêu : Vận dụng định luật bảo toàn cơ năng

Câu 25) Vật trượt không vận tốc đầu từ đỉnh A của một dốc, có độ cao h so với mặt đất, xuống chân dốc Biết vật trượt không ma sát và nếu chọn gốc thế năng tại mặt đất thì vận tốc của vật tại chân dốc bằng :

a) 2gh

b) 4g2h2

c) 2gh

d) kết quả khác

Mục tiêu : Vận dụng định luật bảo toàn cơ năng

Câu 26) Vật rơi không vận tốc đầu từ độ cao 60m Độ cao h mà tại đó động năng bằng 1/3 cơ năng là :

a) 40m

b) 30m

c) 20m

d) kết quả khác

Mục tiêu : Định nghĩa và nêu được các tính chất của năng lượng

Câu 27) Chọn câu phát biểu đúng nhất :

a) Năng lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công

b) Năng lượng gắn liền với vật chất

c) Năng lượng là đại lượng vô hướng

d) a, b, c đúng

Trang 7

Mục tiêu : Phát biểu và nêu được hệ quả của định luật bảo toàn năng lượng

Câu 28) Hệ quả : Không thể có động cơ vĩnh cửu được rút ra từ định luật :

a) Định luật bảo toàn năng lượng

b) Định luật bảo toàn cơ năng

c) Định luật bảo toàn động lượng

d) b và c đúng

Mục tiêu : Nêu được tính tương đối của năng lượng

Câu 29) Trong các lựa chọn sau, lựa chọn nào chứa cả 2 đại lượng vật lý đều có tính tương đối :

a) Vận tốc, năng lượng

b) Năng lượng, động năng

c) Năng lượng, động lượng

d) a,b,c đúng

Mục tiêu : Phân biệt được va chạm đàn hồi và va chạm mềm

Câu 30) Đại lượng vật lý nào sẽ bảo toàn trong va chạm đàn hồi và sẽ không bảo toàn

trong va chạm mềm :

a) Động lượng

b) Động năng

c) Vận tốc

d) a và c đúng



Ngày đăng: 10/08/2014, 09:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w