1. Trang chủ
  2. » Công Nghệ Thông Tin

Tổng quan về lập trình Visual Basic pdf

9 320 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 495,5 KB

Nội dung

MỤC LỤC 1 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN LẬP TRÌNH VISUAL BASIC Trong chương này chúng tôi sẽ trình bày tóm tắt về môi trường lập trình Visual Basic (VB) cùng các nguyên tắc cơ bản để xây dựng một ứng dụng với môi trường này. Các vấn đề được trình bày trong chương một bao gồm: • Môi trường lập trình Visual Basic • Xây dựng ứng dụng với môi trường Visual Basic • Giới thiệu một số ví dụ minh hoạ I. MÔI TRƯỜNG LẬP TRÌNH VISUAL BASIC 1. Giới thiệu Giống như các hệ điều hành (HĐH) khác, HĐH Windows cũng cung cấp một tập hợp lệnh gọi là Windows API (Windows Application Programming Interface) để các lập trình viên có thể phát triển các ứng dụng chạy trên HĐH này. Tập lệnh Windows API có hơn 800 lệnh khác nhau. Vì vậy, để xây dựng được một ứng dụng trên Windows, người lập trình cần phải viết và đồng thời phải nhớ ý nghĩa, cách sử dụng của khá nhiều lệnh Windows API. Chính điều này đã trở nên phức tạp. Nhằm khắc phục các yếu điểm nêu trên, Microsoft đã giới thiệu công cụ trực quan VB, giúp xây dựng nhanh các ứng dụng trên Windows. VB được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1991, tiền thân là ngôn ngữ lập trình Basic trên HĐH DOS. Tuy nhiên, lúc bấy giờ VB chưa được nhiều người người tiếp nhận. Mãi cho đến năm 1992, khi phiên bản 3.0 ra đời với rất nhiều cải tiến so với các phiên bản trước đó, VB mới thật sự trở thành một trong những công cụ chính để phát triển các ứng dụng trên Windows. Các phiên bản sau đó của VB, như phiên bản 4.0 ra đời năm 1995, phiên bản 5.0 ra đời năm 1996 và gần đây nhất là phiên bản 6.0 ra đời năm 1998 với các tính năng ngày càng được nâng cao đã khiến mọi người công nhận VB hiện là một trong những công cụ chính để phát triển các ứng dụng trên Windows. 2. Đặc điểm môi trường Visual Basic Khác với các môi trường lập trình hướng thủ tục trước đây trong HĐH DOS như Pascal, C hay Foxpro, VB là môi trường lập trình hướng biến cố trên HĐH Windows. Có gì khác nhau giữa lập trình hướng thủ tục và hướng biến cố? Trong các môi trường lập trình hướng thủ tục, người lập trình phải xác định trước tuần tự thực hiện của từng lệnh và từng thủ tục có trong chương trình. Có nghĩa là sau lệnh này họ sẽ phải thực hiện tiếp lệnh nào,… Với môi trường lập trình hướng biến cố như VB thì người lập trình chỉ việc định nghĩa những lệnh gì cần thực hiện khi có một biến cố do người dùng tác động lên chương trình mà không quan tâm đến tuần tự các xử lý nhập liệu. Ví dụ, với một chương trình đơn giản như hình 1 dưới đây có mục tiêu là nhập vào hai giá trị số công và đơn giá công việc, tính và in ra tiền công phải trả. Với hướng thủ tục, người lập trình sẽ phải viết các lệnh tuần tự được xác định trước như sau: • Chờ người dùng nhập vào giá trị số công • Chờ người dùng nhập vào giá trị đơn giá công việc • Tính tiền công = số công * đơn giá công việc • In ra giá trị tiền công Trong khi đó, với môi trường lập trình hướng biến cố người lập trình sẽ không quan tâm tuần tự thực hiện của các lệnh nhập mà chỉ định nghĩa các lệnh xử lý tương ứng với các biến cố xảy ra như: • Biến cố khi người dùng nhấn chuột tại nút Tính: - Tính tiền công = Số công * Đơn giá công - Gán giá trị tiền công vào ô Tiền công • Biến cố khi người dùng nhấn chuột tại nút Thoát: - Thoát khỏi ứng dụng 2 Hình 1: Màn hình chương trình tính tiền công 3. Màn hình làm việc của Visual Basic Màn hình làm việc của VB gồm các thành phần chính sau: (Xem hình 2) • Hộp công cụ (Toolbox): Chứa các biểu tượng tương ứng với những đối tượng điều khiển chuẩn bao gồm nhãn, hộp văn bản, nút lệnh… • Màn hình giao tiếp (Form): Đây chính là đối tượng để xây dựng các màn hình giao tiếp của ứng dụng. Khi vừa tạo mới, màn hình giao tiếp không chứa đối tượng điều khiển nào cả, nhiệm vụ của người lập trình là vẽ các đối tượng điều khiển lên màn hình giao tiếp và định nghĩa các dòng lệnh xử lý biến cố liên quan cho màn hình và các điều khiển trên đó. Mặc nhiên lúc đầu mỗi một ứng dụng chỉ có một màn hình giao tiếp. Trong trường hợp này giao diện của ứng dụng cần có nhiều màn hình làm việc thì chúng ta phải thiết kế nhiều màn hình giao tiếp Form tương ứng. • Cửa sổ thuộc tính (Properties window): Cho phép định thuộc tính ban đầu cho các đối tượng bao gồm màn hình giao tiếp (form) và các điều khiển (control) trên đó. • Cửa sổ quản lý ứng dụng (Project explorer): cửa sổ quản lý ứng dụng hiển thị các màn hình giao tiếp (form), thư viện xử lý (module),… hiện có trong ứng dụng. Ngoài ra, cửa sổ quản lý ứng dụng còn cho phép người lập trình thực hiện nhanh những thao tác như mở, thêm, xoá các đối tượng này khỏi ứng dụng (project). • Cửa sổ định vị (Form layout): Cho phép xem và định vị trí hiển thị của mỗi màn hình giao tiếp (form) khi chạy. 3 Hình 2: Màn hình làm việc Visual Basic • Cửa sổ lệnh (Code window): Hình 3 cho thấy cửa sổ lệnh của VB. Đây là cửa sổ cho phép khai báo các dòng lệnh xử lý biến cố cho màn hình giao tiếp và các đối tượng điều khiển trên màn hình giao tiếp. Mặc nhiên cửa sổ lệnh không được hiển thị, người lập trình có thể nhấn nút chuột phải trên màn hình giao tiếp và chọn chức năng View code để hiển thị cửa sổ lệnh khi cần. Phần trên cùng của màn hình cửa sổ lệnh chúng ta sẽ thấy có 2 hộp chọn (combo box), cho phép chúng ta chọn đối tượng và biến cố liên quan đến đối tượng này Hình 3: Màn hình cửa sổ lệnh của Visual Basic Project Explorer Properties Form Layout FormToolBox 4 4. Các khái niệm cơ sở Trước khi tìm hiểu cấu trúc của một ứng dụng trong VB gồm những gì, hãy làm quen với các khái niệm mà chúng ta thường gặp trong qtrìh xây dựng một ứng dụng với VB. • Màn hình giao tiếp (Form): Đây là đối tượng chính trong quá trình xây dựng giao diện ứng dụng. Khi một ứng dụng được chạy, cửa sổ ứng dụng (application window) và các cửa sổ giao diện khác của chương trình là các màn hình giao tiếp khi được tạo ra lúc ban đầu không chứa đối tượng nào, nhiệm vụ của người lập trình là vẽ các đối tượng điều khiển lên màn hình giao tiếp để tạo thành giao diện của ứng dụng. • Đối tượng điều khiển (Control): Đối tượng điều khiển là các thành phần sẽ được vẽ lên màn hình giao tiếp để tạo thành giao diện của một ứng dụng. Các thành phần này có thể là các nhãn, ô nhập liệu, nút lệnh,… • Thuộc tính (Properties): Tập hợp các thông tin liên quan đến trạng thái một đối tượng như tên, vị trí, màu sắc hiển thị,… được gọi là thuộc tính của đối tượng. Trong quá trình lập trình, người lập trình có thể thay đổi trạng thái của các đối tượng bằng cách thay đổi giá trị của các thuộc tính. Ví dụ, để thay đổi màu nền của một đối tượng chúng ta có thể gán thuộc tính BackColor của đối tượng này bằng giá trị màu mới. • Phương thức (Method): Ngoài thuộc tính là những thông tin chỉ ra tình trạng, các đối tượng còn có những hành động xử lý liên quan đến chúng. Các hành động liên quan đến một đối tượng được gọi là các phương thức của đối tượng. Lấy ví dụ, khi cần di chuyển một đối tượng từ vị trí này đến vị trí mới chúng ta có thể dùng phương thức Move của đối tượng này. Thực chất mỗi phương thức là một tập hợp các lệnh đã được VB xây dựng sẵn cho đối tượng này. Thay vì dùng phương thức Move để di chuyển một đối tượng sang vị trí mới, người lập trình có thể dùng hai lệnh để thay đổi thuộc tính Top, Left của đối tượng này. • Biến cố (Event) - Thủ tục xử lý biến cố (Event Sub): Biến cố là thông tin cho biết những gì đang xảy ra với một đối tượng trong ứng dụng đang chạy. Khi có biến cố phát sinh đối với một đối tượng thì HĐH Windows sẽ gọi thực hiện các lệnh có trong thủ tục xử lý biến cố (Event-Sub) tương ứng. Mặc nhiên lúc ban đầu, các thủ tục xử lý biến cố là rỗg. VB cho phép người lập trình khai báo các lệnh cần thiết có trong những thủ tục xử lý biến cố. Với nút lệnh Tính trong hình 1, chúng ta sẽ thấy có nhiều biến cố và thủ tục xử lý biến cố tương ứng. Tuy nhiên chúng ta chỉ cần khai báo các lệnh cần thực hiện khi phát sinh biến cố do người dùng nhấn chuột (Mouse Click) tại nút này như dưới đây. Sub cmdTinh_Click() Dim socong As Single, dongia As Single Socong = Val(txtSocong.Text) Dongia = Val(txtDongia.Text) txtTiencong = Socong * Dongia End Sub • Thủ tục (Sub) – Hàm (Function): Ngoài các thủ tục xử lý biến cố, để cấu trúc chương trình được rõ ràg mạch lạc, tránh lặp lại nhiều lần… người lập trình có thể khai báo các thủ tục (hàm) dùng chung và gọi thể hiện các thủ tục (hàm) này khi cần thiết. • Thư viện (Module): Các đối tượng dùng chung như các biến toàn cục, thủ tục hay hàm được sử dụng cho nhiều màn hình giao tiếp sẽ được khai báo trong thư viện của ứng dụng. Mỗi một thư viện dùng chung như vậy được gọi là một module. II. TẠO ỨNG DỤNG VỚI VISUAL BASIC 1. Cấu trúc một chương trình Visual Basic Trong VB, về cơ bản một chương trình ứng dụng (hay còn được gọi project) sẽ chứa một hay nhiều màn hình giao tiếp Form. Ngoài những màn hình giao tiếp ra, ứng dụng còn có thể có các thư viện (Module) lưu trữ các thành phần dùng chung của toàn bộ ứng dụng như biến, thủ tục, hàm,… Khi lưu trữ trên đĩa, một ứng dụng sẽ gồm những tập tin sau đây: 5 Hình 4. Cấu trúc một ứng dụng Visual Basic • Tập tin project (.VBP): Tập tin chứa thông tin chung của một ứng dụng. Mỗi một ứng dụng khi lưu trữ sẽ chỉ có đúng một tập tin này. • Tập tin màn hình (.FRM): Tập tin văn bản chứa thông tin, các thủ tục xử lý biến cố, biến, thủ tục, hàm của một màn hình giao tiếp. • Tập tin thư viện (.BAS): Tập tin văn bản chứa khai báo các hằng, biến toàn cục, các hàm thủ tục dùng chung của toàn bộ ứng dụng. Trên đây là những tập tin cơ bản mà một ứng dụng thường có. Ngoài những tập tin nêu trên, nếu ứng dụng có sử dụng các ActiveX control,… chúng ta sẽ có thêm các tập tin khác đi kèm. Để dễ dàng quản lý các tập tin liên quan đến một chương trình ứng dụng, thường chúng ta phải tạo một thư mục riêng để lưu các tập tin của cùng một ứng dụng. 2. Màn hình giao tiếp Form Đây là đối tượng chính để thiết kế các màn hình giao tiếp. Mỗi một màn hình giao tiếp của ứng dụng được xây dựng bằng một đối tượng Form. Có những thuộc tính và xử lý cơ bản liên quan đến Form như sau: a. Các thuộc tính Thuộc tính Ý nghĩa Name Tên làm việc của màn hình Form Caption Nội dung thanh tiêu đề Appearance Hiển thị Form nổi 3 chiều hay phẳng BackColor Màu nền của màn hình Form BorderStyle Kiểu khung viền (có thể thay đổi kích thước hay cố định) Top Vị trí trên của của Form Left Vị trí bên phải Height Kích thước chiều cao Width Kích thước chiều rộng ScaleHeight Kích thước chiều cao phần bên trong Form (trừ phần Toolbar, Menubar,…) ScaleWidth Kích thước chiều rộng phần bên trong Form (trừ phần Toolbar, Menubar,…) MinButton Hiển thị nút thu nhỏ hay không MaxButton Hiển thị nút phóng to hay không WindowState Form hiển thị mặc nhiên với kích thước thiết kế hay fóg to, thu nhỏ b. Các biến cố Biến cố Click: Biến cố phát sinh khi người dùng nhấn chuột trên phần màn hình của Form Biến cố MouseDown: Biến cố này cũng phát sinh khi người dùng nhất chuột. Tuy nhiên, biến cố này được dùng để kiểm tra xem người dùng đã nhấn nút chuột nào. c. Xử lý mở và đóng Form Để mở một Form đã được thiết kế chúng ta có hai cú pháp sử dụng sau: Màn hình 1 Điều khiển 1 Điều khiển 2 Điều khiển n Màn hình 2 Điều khiển 1 Điều khiển 2 Điều khiển k Thư viện 1 … 6 • Cách 1: Dùng phương thức Show theo cú pháp <Tên form>.Show • Cách 2: Sử dụng form được thiết kế như là một loại (lớp) dữ liệu. Mỗi khi cần hiển thị màn hình nào, chúng ta sẽ tạo ra một thể hiện của lớp này. Dim <Tên biến> As New <Tên form> <Tên biến>.Show Để đóng một màn hình đang mở chúng ta có thể dùng cú pháp lệnh sau: Unload <Tên form> Hay Unload Me (Đóng màn hình hiện hành) d. Màn hình khởi động Với những chương trình ứng dụng có nhiều màn hình giao tiếp Form, chúng ta có thể quy định một màn hình nào đó trong những màn hình đã được thiết kế sẽ tự động hiển thị ngay khi chương trình vừa bắt đầu chạy. Màn hình như vậy được gọi là màn hình khởi động. Để quy định màn hình khởi động của một ứng dụng chúng ta có thể thực hiện theo các bước sau: • Chọn mục Project1 Properties trong thực đơn Project • Trong hộp chọn StartUp Object, chọn tên form làm màn hình khởi động. 3. Nhãn – Label Nhãn (còn gọi là Label) thường được dùng để vẽ những chuỗi ký tự hằng trên Form nhằm tạo ra các màn hình giao tiếp với người dùng. Các thuộc tính quan trọng liên quan đến đối tượng nhãn bao gồm: Thuộc tính Ý nghĩa Name Tên của nhãn. Khi mới tạo sẽ tự động có tên là Label1,… Caption Chuỗi ký tự nội dung AutoResize Tự động thay đổi kích thước khi chuỗi nội dung vượt quá kích thước hiển thị ForeColor Màu chữ BackColor Màu nền Font Kiểu chữ WordWrap Tự động xuống dòng khi chuỗi nội dung vượt quá độ rộng label 4. Nút lệnh – Command Button Đối tượng nút lệnh là điều khiển được dùng để thực hiện các xử lý của chương trình. Nút lệnh chỉ có một vài thuộc tính thường dùng, đó là: Thuộc tính Ý nghĩa Name Tên của nút lệnh Caption Chuỗi ký tự hiển thị trong nút lệnh Enabled Mờ hay sáng nút lệnh Visible Ẩn hay hiện nút lệnh Cancel Nút sẽ được chọn khi phím Esc được nhấn. Chỉ có một nút duy nhất trên màn hình Form có thuộc tính này là True Default Nút sẽ được chọn khi phím Enter được nhấn. Chỉ có một nút có thuộc tính Default là True Ngoài những thuộc tính nêu trên, nút lệnh còn có phương thức và biến cố liên quan đó là: • Phương thức SetFocus: Di chuyển con trỏ hiện hành đến đối tượng nút lệnh. • Biến cố Click: Biến cố phát sinh khi nút lệnh được nhấn. 5. Hộp văn bản – TextBox Đối tượng hộp văn bản được sử dụng để hiển thị dữ liệu kết quả của các xử lý hay dùng để cho phép người sử dụng nhập liệu vào hệ thống. Ngoài những thuộc tính định dạng như màu chữ, màu nền,… thuộc tính Text là thuộc tính thường được sử dụng đối với điều khiển này. Thuộc tính này cho phép chúng ta truy xuất nội dung của hộp văn bản. 7 6. Tạo và chạy chương trình Để tạo một chương trình ứng dụng trong VB, chúng ta cần lần lượt các bước sau: • Bước 1: Vẽ các giao diện màn hình Form • Bước 2: Đặt tên, giá trị những thuộc tính cần thiết cho điều khiển trên Form. • Bước 3: Thêm lệnh cho các thủ tục xử lý biến cố. Sau khi xây dựng hoàn tất chương trình theo ba bước trên chúng ta có thể chạy và kiểm tra lỗi chương trình bằng cách nhấn phím F5 hay nhấn chuột tại nút  trên thanh công cụ Toolbar. III. VÍ DỤ MINH HOẠ 1. Yêu cầu giao diện Để hiểu hơn về cách tạo một chương trình với VB, chúng ta hãy cùng nhau làm một ví dụ minh hoạ có giao diện như hình 5 dưới đây. 2. Yêu cầu chức năng • Nút tính: Tính tổng hai giá trị Số 1 và Số 2. Tổng tính được sẽ được gán vào ô KQ. • Nút Tiếp: Xoá dữ liệu có sẵn trong các ô textbox. Đặt con trỏ vào ô textbox Số 1. • Nút Thoát: Đóng màn hình (Thoát ứng dụng) Hình 5. Màn hình ví dụ minh hoạ 3. Cài đặt chương trình Bước 1 và 2: Vẽ giao diện màn hình và đặt thuộc tính cho control các điều khiển Control Name Caption Form frmMain Vi du minh hoa CommandButton cmdTinh Tính cmdTiep Tiếp cmdThoat Thoát TextBox txtSo1 txtSo2 txtKQ Bước 3: Thêm các lệnh cho những thủ tục xử lý biến cố Private Sub cmdTiep_Click() txtSo1.Text = "" txtSo2.Text = "" txtKQ.Text = "" txtSo1.SetFocus End Sub 8 Private Sub cmdTinh_Click() txtKQ.Text = Val(txtSo1.Text) + Val(txtSo2.Text) End Sub Private Sub cmdThoat_Click() Unload Me End Sub 9 . MỤC LỤC 1 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN LẬP TRÌNH VISUAL BASIC Trong chương này chúng tôi sẽ trình bày tóm tắt về môi trường lập trình Visual Basic (VB) cùng các nguyên tắc cơ bản để. được trình bày trong chương một bao gồm: • Môi trường lập trình Visual Basic • Xây dựng ứng dụng với môi trường Visual Basic • Giới thiệu một số ví dụ minh hoạ I. MÔI TRƯỜNG LẬP TRÌNH VISUAL BASIC 1 giữa lập trình hướng thủ tục và hướng biến cố? Trong các môi trường lập trình hướng thủ tục, người lập trình phải xác định trước tuần tự thực hiện của từng lệnh và từng thủ tục có trong chương trình.

Ngày đăng: 10/08/2014, 08:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w