1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Công thức rượu thuốc Minh Mạng doc

5 2.3K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Công thức rượu thuốc Minh Mạng Trong những phương thuốc do quan ngự y soạn cho vua Minh Mạng, mỗi bài có rất nhiều vị thuốc, thường là từ 20 loại trở lên, có bài bao gồm cả 60-70 vị. Bài ít nhất cũng trên 10 vị thuốc. Sau đây là bài rượu thuốc Minh Mạng "Đại bổ thận dương", theo lương y Nguyễn Công Đức. Bài thuốc này có công dụng tăng cường khí lực, tạo hưng phấn thần kinh, bồi bổ khí huyết, tăng khả năng sinh lý; dùng chủ trị các trường hợp cơ thể suy nhược lâu ngày, đau lưng, mỏi gối, suy sinh dục Thành phần gồm: 20 g nhân sâm, 12 g nhục thung dung. Ngưu tất, cốt toái bổ, chích hoàng kỳ, táo nhân, trần bì mỗi vị 2 chỉ - tương đương 8 g. Đỗ trọng, đơn sâm, xuyên khung, cam cúc hoa, sinh địa, thạch hộc mỗi vị 3 chỉ, tương đương12 g. Đương quy, cẩu kỷ tử, tục đoạn, thục địa mỗi vị 20 g. Ngoài ra có 10 g đẳng sâm cùng 10 quả đại táo và 120 g đường phèn. Cách chế biến: Đem ngâm các vị thuốc trên với 5 lít rượu nếp loại ngon, ngâm trong 7 ngày đêm. Đường phèn nấu với nửa lít nước sôi, nấu cho đường tan hết ra, để nguội, rồi cho vào bình rượu đã ngâm các vị thuốc trên. Đợi đến 3 tuần sau là có thể đem ra dùng được. Ngày dùng 3 lần (mỗi lần 1 cốc nhỏ độ 30 ml), uống trước các bữa ăn sáng, trưa, tối. Lưu ý là phải đủ các vị thuốc và đúng liều lượng mới cho hiệu quả cao. hang thuốc Minh Mạng tăng cường khả năng sinh dục ? Hỏi: Rượu Minh Mạng (Minh Mạng tửu), thang thuốc Minh Mạng (Minh Mạng thang) phải chăng là thuốc tăng cường khả năng sinh dục – một loại Viagra – mà Thái Y viện của triều Nguyễn cung cấp cho các vua? Lê Nguyễn Gia Huy (Cư xá Ấn Quang-TPHCM) KHÁNH TƯỜNG: Đây là một cách hiểu sai lầm về công dụng của thang thuốc Minh Mạng. Hiện nay có đến 19 phái thuốc (toa thuốc) được gọi là phái thuốc Minh Mạng (Minh Mạng thang). Theo bác sĩ Đoàn Văn Quýnh (giảng viên Đại học Y khoa Huế, đồng thời là người có hiểu biết và nghiên cứu chuyên sâu về y học Đông phương), các bài thuốc này là kết quả nghiên cứu rất công phu và cẩn trọng của các Đông y sĩ với mục đích bồi bổ nguyên khí cho toàn cơ thể. Bác sĩ Quýnh nhấn mạnh rằng đây là một thang thuốc bổ chứ không phải là một thang “dâm dược”. Cần lưu ý là cho đến nay, chưa ai tìm ra chứng cứ chứng tỏ tác giả bài thuốc trên là các Ngự y trong Thái Y viện của nhà Nguyễn. NGỰ TỬU MINH MẠNG THANG I - Nhất dạ ngũ giao Thành phần: 1-Nhục thung dung 12g 2- Táo nhân 8g 3- Xuyên Qui 20g 4- Cốt toái bổ 8g 5- Cam cúc hoa 12 g 6- Xuyên ngưu tất 8g 7- Nhị Hồng sâm 20g 8- Chích kỳ 8g 9- Sanh địa 12g 10 -Thạch hộc 12g 11- Xuyên khung 12g 12- Xuyêntục đoạn 8g 13- Xuyên Đỗ trọng 8g 14- Quảng bì 8g 15- Cam Kỷ tử 20g 16- Đảng sâm 10g 17- Thục địa 20g 18 - Đan sâm 12 g 19- Đại táo 10 quả 20- Đường phèn 300 g (Toa này có người nói là “Nhất dạ ngũ giao sinh lục tử“ nghĩa là có một lần làm thụ thai song sinh!!) Cách ngâm: Đường phèn để riêng, 19 vị thuốc trên đem ngâm với 3 lít rượu nếp ngon trong 5 ngày đêm. ngày thứ sáu, nấu nửa lít nước sôi với 300 g đường phèn cho tan ra, để nguội, rồi đổ vô thẩu, trộn đều đến ngày thứ 10 thì đem ra dùng. Ngày 3 lần sáng, trưa , tối, mỗi lần 1 ly trà. Dùng liên tục. II- Nhất dạ lục giao Thành phần: 1-Thục địa 40g 2- Đào nhân 20g 3-Sa sâm 20g 4- Bạch truật 12g 5 Vân qui 12g 6- Phòng phong 12g 7- Bạch thược 12g 8- Trần bì 12g 9-Xuyên khung 12g 10- Cam thảo 12g 11- Thục linh 12g 12- Nhục thung dung 12g 13- Tần giao 8g 14-Tục đoạn 8g 15- Mộc qua 8g 16- Kỷ tử 20g 17-Thường truật 8g 18-Độc hoạt 8g 19- Đỗ trọng 8g 20- Đại hồi 4g 21- Nhục quế 4g 22- Cát tâm sâm 20g 23- Cúc hoa 12g 24- Đại táo 10 quả Cách ngâm: 24 vị thuốc trên ngâm với hai lít rưỡi rượu tốt trong vòng 7 ngày. Lấy 150 g đường phèn nấu với một xị nước sôi cho tan, để nguội rồi đổ vô keo rượu thuốc, trộn đều, đến ngày thứ 10 đem dùng dần. Ngày 3 lần, mỗi lần 1 ly nhỏ, sáng, trưa , chiều trước bữa ăn. Bã thuốc còn lại ngâm nước hai với một lít rưỡi rượu ngon- một tháng sau dùng tiếp. Chủ trị: Cả hai bài trên có tác dụng đại bổ thận, bồi bổ thần kinh, gia tăng khí huyết, tăng cường sinh lực, mạnh gân cốt, bán thân bất toại, dương sự kém, tăng tuổi thọ. Tìm Hiểu Minh Mạng Thang Với Một Tinh Thần Khoa Học Đoàn Văn Quỳnh & Đoàn Văn Hân Những bài thuốc Minh Mạng thang được đăng tải trên các sách báo cũng khá nhiều nhưng thường đăng lại những bài báo đã được công bố, hoặc một số bài không có xuất xứ, cũng như một số vị thuốc ghi không được chính xác. Theo thống kê của chúng tôi có tất cả 19 bài thuốc Minh Mạng thang ngâm rượu được sưu tầm chọn lọc qua các bài đăng ở báo, tạp chí và lưu truyền trong các gia đình ở Huế của các nhóm nghiên cứu gần đây. Dù vậy, chưa có đủ cơ sở để xác định bài thuốc nào là đúng, như không ghi được xuất xứ một cách chính xác, đồng thời cũng có nhiều bài còn thiếu nghiên cứu sâu về lịch sử cũng như kiến thức y học nên mang tính chủ quan nhiều hơn là khách quan. Nhiều tác giả đã sưu tập các bài thuốc với nội dung khá phong phú, có tác dụng dược lý tốt, không có độc tính và được sử dụng khá phổ cập trong nhiều đơn thuốc khác, tuy vậy các bài trên có gì đặc thù nổi bật, gần như hao hao về cấu trúc và tác dụng dược lý. Tại thư viện lưu trữ quốc gia Pháp, cũng có lưu giữ một đơn thuốc của các vua triều Nguyễn với tác dụng bồi bổ nguyên khí, làm cường tráng cơ thể, tăng cường tuổi thọ và thành phần cấu tạo gần giống với một trong số 19 bài Minh Mạng thang trên nhưng khác về liều lượng, nếu đem bổ sung thêm thì sẽ trở thành bài thứ 20, 21, 22 v.v…và có lẽ còn vô số bài nữa được phát sinh do quá trình sưu tầm trong dân gian. Vấn đề đặt ra ở đây không phải là nghiên cứu xem bài thuốc nào chính là bài Minh Mạng thang, điều quan trọng là chúng ta cần tìm hiểu logic chung của các bài thuốc để trên cơ sở đó không phủ nhận chúng và có thể thay thế các vị thuốc và liều lượng tùy theo hoàn cảnh môi trường, điều kiện sinh hoạt mà vẫn không làm mất đi ý nghĩa tác dụng ban đầu của bài thuốc mà vua Nguyễn đã dùng. Chúng ta biết rằng, về mặt cấu trúc, Nguyên khí được hóa sinh từ Tinh khí trong thận, nó được cấu tạo bởi Tinh tiên thiên (thận) và được nuôi dưỡng bổ sung không ngừng bởi Tinh hậu thiên (tỳ vị). Tinh tiên thiên bao gồm phần âm (noãn của mẹ) và phần dương (tinh của cha), tinh hậu thiên bao gồm phần khí và phần huyết (các thành phần tinh vi của thức ăn được cơ thể thu giữ). Nói một cách khác, Nguyên khí có liên quan mật thiết đến Âm Dương khí huyết của các tạng phủ nói riêng và toàn cơ thể nói chung. Cho nên khi nói đến việc bồi bổ Nguyên khí là nói đến bồi bổ Âm Dương khí huyết của toàn cơ thể. Các nghiên cứu trước đây về 19 bài Minh Mạng thang của các tác giả đã phân chia làm ba nhóm: - Nhóm phỏng theo Độc hoạt tang ký sinh - Nhóm phỏng theo bài Quy tỳ - Nhóm không phỏng theo bài thuốc nào cả. Nhìn chung các bài thuốc được nghiên cứu rất cẩn thận và tỉ mỉ, nhưng như thế theo chúng tôi cũng chưa kết luận được gì cả, để giải quyết vấn đề này và đi tìm logic chung của bài thuốc Minh Mạng thang, trước hết phải tìm hiểu về Nguyên khí vì bồi bổ Nguyên khí chính là điều cốt lõi của bài thuốc Minh Mạng thang. Về mặt chức năng, Nguyên khí có công dụng thúc đẩy việc phát sinh và phát dục của toàn cơ thể, các sinh vật tồn tại trên trái đất đều bẩm thụ chung Nguyên khí của vũ trụ, nhưng tùy theo quá trình tiến triển và tiến hóa trong những hoàn cảnh và môi trường khác nhau mà mỗi loại sinh vật đều có Nguyên khí riêng. Chình Nguyên khí đã lập “Chương trình hóa” và quy định về tuổi thọ, trọng lượng, kích thước chiều cao chiều dài, thân nhiệt, chuyển hóa cơ thể, khả năng sinh sản và phát triển, khả năng phòng chống bệnh…của từng loài sinh vật, chẳng hạn tuổi thọ loài người là 100 năm, loài khỉ 30 năm, loài rùa hằng trăm năm, loài phù du không quá vài phút, hoặc cỏ được bò ăn vào chuyển hóa thành thịt bò, thịt bò được người ăn vào chuyển thành thịt người… Y học hiện đại xem Nguyên khí của y học cổ truyền là một hệ thống cực kỳ quan trọng bao gồm nhiều hệ thông của y học hiện đại mà trong đó có hai hệ thống quan trọng là hệ gènes và hệ thống miễn dịch, nếu con người có khả năng khống chế và điều khiển hai hệ thống này thì có thể điều chỉnh được quá trình lão hóa, kéo dài tuổi thọ và chống lại bệnh tật. Y học cổ truyền có rất nhiều vị thuốc bồi bổ Nguyên khí, nhưng không bao giờ dùng thuốc bồi bổ vào một mình Nguyên khí, vì cơ thể là một thể hoàn chỉnh thống nhất, muốn bồi bổ vào Nguyên khí phải thông qua việc bồi bổ các phần cấu tạo nên Nguyên khí, nghĩa là bồi bổ các phần Âm Dương khí huyết. Như thế vẫn chưa đủ mà còn phải dùng các thuốc ôn bổ thận dương và tư bổ thận âm, vì thận là nơi hóa sinh ra Nguyên khí. Mặc khác, con người sống trong xã hội không thể thoát khỏi ảnh hưởng của thời tiết khi hậu, tình chí, ăn uống, lao động, chính những ảnh hưởng này làm phát sinh ngoại phong, nội phong, ngoại hàn, nội hàn, ngoại thấp, nội thấp, ngoại nhiệt và nội nhiệt; các phong, hàn, thấp, nhiệt này sẽ làm cản trở sự lưu thông khí huyết, gây hiện tượng khí huyết ứ, khí hư huyết hư. Do đó, nếu chỉ bồi bổ khí và huyết thì không đủ mà phải dùng thêm các vị thuốc có công dụng khu phong, trừ thấp, tán hàn, thanh nhiệt, hành khí và hoạt huyết nữa; ngoài ra còn phải dùng các thuốc ổn định thần kinh để điều chỉnh về tình chí, các thuốc phát tán phong hàn phong nhiệt, phong thấp để phòng trị ngoại phong, ngoại hàn, ngoại thấp, ngoại nhiệt; các thuốc ôn lý tán hàn, trục đàm ẩm để phòng trị nội phong, nội hàn, nội thấp, nội nhiệt. Nói chung, cấu trúc logic của một bài thuốc bồi bổ Nguyên khí gồm ba phần: Phần chính: - Nhóm thuốc bổ âm (Tư bổ thận âm) - Nhóm thuốc bổ dương (Ôn bổ thận dương) - Nhóm thuốc bổ khí (Kiện tỳ ích phế) - Nhóm thuốc bổ huyết (Bổ can dưỡng tâm) Phần phụ: - Nhóm thuốc hành khí hoạt huyết - Nhóm thuốc khu phong, trừ thấp, tán hàn Phần bổ sung: - Nhóm thuốc an thần - Nhóm thuốc ổn tỳ tán hàn - Nhóm thuốc trục đàm ẩm Tùy theo lứa tuổi, phái tính, địa phương mà cấu trúc logic này gia giảm để thiên về bổ dương, bổ khí, bổ âm, bổ huyết, chẳng hạn thanh niên thì phần âm thường bất túc nên thiên về bổ âm, người già thì phần dương thường suy nên thiên về bổ dương, phụ nữ thiên về bổ huyết, nam giới thiên về bổ khí, người phương bắc xứ lạnh thiên về bố dương và bổ khí hơn so với người ở phương Nam và xứ nóng. Minh Mạng thang chẳng qua là một phương thuốc có tác dụng bồi bổ Nguyên khí của toàn cơ thể, có lẽ vì hai từ Minh Mạng gây nên ấn tượng về một ông vua có nhiều vợ nhiều con đã khiến người ta cứ tưởng bài thuốc này thường dùng để bổ dương và điều trị các trường hợp liệt dương hoặc trạng thái sinh dục yếu. Trong quá trình sử dụng bài thuốc Minh Mạng thang, chúng ta có thể gia giảm các nhóm thuốc cho phù hợp từng đối tượng mà vẫn không bị mất đi cấu trúc logic và tác dụng chung của bài thuốc. Mặt khác, ngày nay một số công trình nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước đã chứng minh trong một số vị thuốc Đông dược có một chất chống suy hóa, chính những chất này có khả năng chống lại sự lão hóa của tế bào, có thể làm tăng tuổi thọ và giảm bệnh tật. Những nhóm thuốc có chất chống oxy hóa thường là những thuốc âm dược hoặc dương dược nhưng hàm chứa âm dược do quá trình phát triển tự nhiên hoặc sau khi được bào chế như hoài sơn, mạch môn, hà thủ ô chế, nhục thung dung, hắc táo nhân. Do đó trong bài thuốc chúng ta nên lưu ý trọng dụng một số vị có những nhóm chống oxy hóa tế bào để tăng thêm tác dụng của bài thuốc. Về phần lý luận phân tích, các tác giả gần đây đã cố gắng lý giải và so sánh rất đầy đủ, nhưng rất tiếc là thiếu hẳn phần đề cập đến các bài thuốc rượu nổi danh của Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc để so sánh và xây dựng cho một Minh Mạng thang hoàn chỉnh trong tương lai. Trái lại, lý luận lệch về Tây y với những thuốc kích dục tầm thường đã được loại bỏ của Tây y như yohombin, papaverince, cantharidin, trazodone v.v… cùng với lập luận về sinh lý tình dục trên cơ sở khoa học của Tây y trước đây, đã làm giảm giá trị của thang thuốc. Nói một cách khác, theo y học Đông phương, con người là một chính thể bất khả phân, sức khỏe là sự điều hòa khí huyết, cân bằng âm dương, trên thông với trời, dưới thông với đất, chứ không phải kích thích, bồi dưỡng riêng lẻ từng bộ phận, từng cơ quan như quan niệm của y học phương Tây mà các tác giả đưa vào để so sánh. Điều quan trọng chúng tôi muốn nói lên ở đây là: Minh Mạng thang là một thang thuốc rượu bổ, chứ không phải là thang thuốc “dâm dược”, như nhiều tác giả trước đây đã vô tình hay cố ý đề cập đến làm cho nhiều người hiểu sai lệch. Về bài thuốc được lựa chọn dùng cho rượu Minh Mạng thang như: - Minh Mạng thang, - Nhất dạ lục giao sinh ngũ tử, - Minh Mạng dược tửu, đề nghị cần được soát xét lại về tính năng cũng như liều lượng một cách khoa học để giúp hoàn chỉnh một bài thuốc rượu gọi là Minh Mạng thang, theo chúng tôi là một bài thuốc biểu tượng (symbol) hơn là một bài thuốc gốc, bất di bất dịch, vì cho đến nay vẫn chưa tìm thấy trong y văn của Thái Y viện hay các tài liệu khác của triều Nguyễn. . phải đủ các vị thuốc và đúng liều lượng mới cho hiệu quả cao. hang thuốc Minh Mạng tăng cường khả năng sinh dục ? Hỏi: Rượu Minh Mạng (Minh Mạng tửu), thang thuốc Minh Mạng (Minh Mạng thang) phải. TƯỜNG: Đây là một cách hiểu sai lầm về công dụng của thang thuốc Minh Mạng. Hiện nay có đến 19 phái thuốc (toa thuốc) được gọi là phái thuốc Minh Mạng (Minh Mạng thang). Theo bác sĩ Đoàn Văn Quýnh. Công thức rượu thuốc Minh Mạng Trong những phương thuốc do quan ngự y soạn cho vua Minh Mạng, mỗi bài có rất nhiều vị thuốc, thường là từ 20 loại trở lên,

Ngày đăng: 10/08/2014, 07:20

Xem thêm: Công thức rượu thuốc Minh Mạng doc

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w