1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá thực trạng của một số công thức luân canh cây trồng chính và giải pháp nhằm thúc đẩy sản xuất cây trồng theo hướng hàng hoá tại huyện yên định, tỉnh thanh hoá

128 730 2
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 128
Dung lượng 18,49 MB

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

DO THỊ HOÀN

DANH GIA THUC TRANG CUA MOT SO CONG THUC LUAN CANH CAY TRONG CHINH VA GIAI PHAP NHAM THUC DAY

SAN XUAT CAY TRONG THEO HUONG HANG HOA TẠI HUYỆN YÊN ĐỊNH - TỈNH THANH HOA

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

- Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được sử dụng dé bao vé mot hoc vi nao

- Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn

đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc

Tác giả luận van

Trang 3

LỜI CÁM ƠN

Để hoàn thành bản luận văn này ngoài sự cố gắng của bản thân tôi còn

nhận được sự giúp đỡ tận tình của nhiều cá nhân và tập thẻ

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Phạm Tiến Dũng, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tơi thực hiện và hồn thành luận văn này

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô trong Viện Đào tạo Sau đại

học, khoa Nông học, bộ môn Hệ thống nông nghiệp - trường Đại học Nông

nghiệp Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài

Xin cảm ơn gia đình, ban bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tôi

trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp

Hà Nội, ngày 15 tháng 9 năm 2009 Tác giả

Trang 4

MỤC LỤC Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục bảng Danh mục hình 1 1.1 1.2 1.3 1.4 2 2.1 2.2 3 3.1 3.2 3.3 3.4 3.5 4 4.1 4.1.1 4.1.2 4.1.3 4.1.4 DAT VAN DE Tinh cấp thiết của đề tài Mục đích và yêu cầu

Y nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Giới hạn của đề tài

CO SO KHOA HOC VA THUC TIEN CUA DE TAI Cơ sở khoa học của đề tài

Cơ sở thực tiễn

NỌI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp phân tích và xử lý số liệu Địa điểm và thời gian thực hiện

KET QUA NGHIEN CUU

Dac diém chung về huyện Yên Dịnh Đặc điểm tự nhiên

Tài nguyên thiên nhiên

Trang 5

4.2 4.2.1 4.2.2 4.3 4.3.1 4.3.2 44 44.1 4.4.2 4.5 4.5.1 4.5.2 4.5.3 4.5.4 4.5.5 5 5.1 5.2 Đánh giá chung điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội ở huyện Yên Định

Hiện trạng của cơ cầu cây trồng và các công thức luân canh

Cơ cấu cây trồng

Hiện trạng các công thức luân canh cây trồng trên các chân đất

Kết quả xây dựng mô hình thử nghiệm một số giống cây trồng

mới trên địa bàn huyện Yên Định

Vu dong nam 2008 - 2009

Kết quả thử nghiệm trồng giống lúa mới vụ Xuân năm 2009

Trang 6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TAT GTSXCN GTSX TM-DV GTSX GTSXNN HQ HQKT HQLĐ CPVC Tr.đ Kg Ha NXB

Giá trị sản xuất công nghiệp

Giá trị sản xuất thương mại - dịch vụ Giá trị sản xuất

Giá trị sản xuất nông nghiệp Hiệu quả

Hiệu quả kinh tế Hiệu quả lao động Chi phi vật chat Triệu đồng Kilogam Hécta

Trang 7

STT 2.1 4.1, 4.2 43 44 4.5 4.6 4.7 4.8 4.9 4.10 4.11 4.12 4.13 4.14 4.15 4.16 4.17 4.18 4.19 4.20 DANH MỤC BÁẢNG Tên bảng Trang

Bồ trí cơ cấu cây trồng dựa theo yếu tố nhiệt độ

Tổng hợp các yếu tố khí hậu ở Yên Định năm 2008 Tổng hợp các loại đất ở Yên Định

Hiện trạng sử dụng đất NN huyện Yên Định năm 2008

Diện tích các loại cây trồng hàng năm của Yên Định giai đoạn 2004-2008

Phát triển chăn nuôi huyện Yên Định giai đoạn 2004-2008 Tình hình dân số và lao động của huyện Yên Định năm 2008

Cơ cấu cây trồng của huyện Yên Định năm 2008 Cơ cấu giống lúa của huyện Yên Định năm 2008

Cơ cấu giống của một số loại cây trồng hàng năm khác năm 2008 Cơ cấu diện tích các loại đất trồng

Hiệu quả kinh tế của một số công thức luân canh chính trên đất 2 lúa - I màu năm 2008

Hiệu quả kinh tế của các công thức luân canh trên đất trồng l vụ lúa - màu

Hiệu quả kinh tế của một số công thức luân canh chính trên đất chuyên lúa

Hiệu quả kinh tế của một số công thức luân canh trên đất chuyên màu

Mức đầu tư phân bón cho các loại cây trồng (tính cho 1 ha) Một số đặc điểm của giống đậu tương thử nghiệm

Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của 2 giống đậu tương Hiệu quả kinh tế của các giống đậu tương

Năng suất và các yếu tố cầu thành năng suất của 3 giống ngô

Trang 8

4.21 4.22 4.23 4.24 4.25 4.26 4.27 4.28 4.29 4.30 4.431 4.32 4.33

Hiệu quả kinh tế của một số công thức luân canh được thử nghiệm Một số đặc điểm chính của 3 giống lúa thử nghiệm

Năng suất và các yêu tố cấu thành năng suất của 3 giống lúa thử

nghiệm vụ Xuân năm 2009

Hiệu quả kinh tế của các giống lúa trồng thử nghiệm

Hiệu quả kinh tế của các công thức luân canh được thử nghiệm

Chuyên đổi cơ cấu luân canh trên chân đất 2 lúa - màu

Dự kiến sản lượng các loại cây trồng theo cơ cấu mới trên đất 2

lúa - màu

Áp dụng cơ cấu giống mới

Chuyên đổi cơ cấu luân canh trên chân đất I lúa - màu

Diện tích, năng suất, sản lượng gieo trồng giống mới trong các

công thức luân canh được lựa chọn trên đất 1 lúa - màu

Chuyên đổi cơ cấu công thức luân canh trên đất chuyên | ta Diện tích, năng suất, sản lượng cây trồng và cá trong các công

thức luân canh được lựa chọn trên chân đất chuyên lúa

Diện tích, năng suất, sản lượng gieo trồng khi lựa chọn các

Trang 9

STT 4.1 4.2 4.3 4.4 4.5 4.6 4.7 4.8 4.9 DANH MỤC HÌNH Tên hình Trang

Bản đồ hành chính huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá Cơ cấu các loại đất năm 2008

Cơ cấu kinh tế của huyện năm 2008

Cơ cấu các loại cây trồng hàng năm của Yên Định giai đoạn 2004-2008

Cơ cấu cây trồng của huyện Yên Định năm 2008 Cơ cấu giống lúa của huyện Yên Định năm 2008 Cơ cấu diện tích các loại đất trồng

Trang 10

1 ĐẶT VẤN ĐÈ 1.1 _ Tính cấp thiết của đề tài

Yên Định là một huyện nông nghiệp thuộc vùng Bắc trung bộ, nằm ở phía

Tây cách thành phố Thanh Hoá 25km theo đường Quốc lộ 45 Phía Đông - Bắc giáp

khu công nghiệp mía đường và vật liệu xây dựng Thạch Thành - Bim Sơn, phía Tây

- Nam giáp khu công nghiệp mía đường, chế biến lâm sản, dịch vụ du lịch Lam Son

- Mục Sơn và phía Đông - Nam là khu công nghiệp dịch vụ tổng hợp, trung tâm văn hoá tỉnh (thành phố Thanh Hoá) Do đó Yên Định là huyện có tiềm năng cho việc

thúc đây kinh tế, giao lưu hàng hoá với các huyện bạn, nhất là hàng hố nơng sản Diện tích đất tự nhiên của huyện Yên Định là 21.647,94ha, trong đó diện tích

đất nông nghiệp là 13.423,20 ha chiếm 62,01% tổng diện tích đất tự nhiên, dân số

176.500 người Là huyện nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có địa hình vàn đến

vàn cao, thời tiết phân bố thành hai mùa rõ rệt nên kéo theo nhiệt độ, lượng mưa

cũng phân bố theo từng mùa

Hệ thống sông Cầu Chày và sông Mã đóng vai trò quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp của huyện, cung cấp phần lớn lượng nước tưới tiêu cho cây trồng

trong huyện

Cây trồng và hệ thống cây trồng trong huyện tương đối đa dạng, phong phú từ các loại cây công nghiệp (mia, cao su ), cây ăn quả (cam, dứa, vải ), các loại cây trồng ngắn ngày (lạc, đậu, cà chua, khoai tây ) cho đến các loại cây lương thực (lúa, ngô, khoai lang ) Nhưng do là một huyện thuần nông, vị trí xuất phát kinh tế

- xã hội thấp, kết cấu hạ tầng yêu kém, vốn đầu tư thiếu, nên kết quả đạt được còn

nhiều hạn chế chưa tương xứng với tiềm năng của huyện

Trồng trọt là ngành mũi nhọn trong sản xuất nông nghiệp của Yên Định

nhưng còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên nên kết quả chưa cao, chưa én dinh Hé thống luân canh hiện tại được xây dựng chủ yếu phục vụ cho nền nông

Trang 11

trong nông nghiệp còn chậm, phát triển nơng nghiệp hàng hố cịn dàn trải, chưa quy hoạch thành vùng sản xuất, nông sản hàng hoá sản lượng còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa có những sản phẩm có thế mạnh, chất lượng nông sản phẩm còn thấp, sản xuất nông sản chưa gắn được với chế biến và tiêu thụ Do đó để xây dựng nền

nông nghiệp hàng hoá cần phải có hệ thống luân canh cây trồng mới phù hợp với tiềm năng của huyện

Mặt khác, hiện nay ở nông thôn đang có sự phân hoá về hộ nông dân như:

Hộ thuần nông, hộ ngành nghề mà mỗi loại hộ lại có mục đích sử dụng đất riêng,

đây chính là yếu tố kìm hãm sự phát triển nông nghiệp

Để làm rõ vấn đề này và nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp nhằm thúc day san xuat cay trong theo hướng hàng hoá, nâng cao đời sống nhân dân trong huyện cần phải có sự thay đổi và bố trí hệ thống luân canh phù hợp, có hiệu quả kinh tế cao, quy hoạch thành vùng để sản xuất theo hướng chun mơn hố và sản phẩm mang tinh chất hàng hoá

Xuất phát từ những lý do trên, được sự đồng ý của Bộ môn Hệ thống nông

nghiệp và dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Phạm Tiến Dũng, chúng tôi tiến hành

nghiên cứu đề tài: "Đánh giá thực trạng của một số công thức luân canh cây trồng chính và giải pháp nhằm thúc day san xuất cay trong theo hướng hàng hoá tại huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá"

1⁄2 Mục đích và yêu cầu

1.2.1 Mục đích

Trên cơ sở đánh giá thực trạng sản xuất của một số công thức luân canh chính của huyện Yên Định nhằm tìm ra những điểm mạnh và điểm yếu, từ đó phát

huy các thế mạnh, đồng thời khắc phục những ton tại làm cơ sở cho việc đề xuất

một số công thức luân canh cây trồng hợp lý

Khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

Trang 12

12.2 Yêu cầu

- Xác định những thuận lợi, khó khăn của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đối với hệ thống cây trồng và một số công thức luân canh cây trồng chính

- Xác định được hiện trạng các công thức luân canh cây trồng, rút ra những ưu điểm đề kế thừa và nghiên cứu khắc phục những nhược điểm

- Xây dựng một số mô hình thử nghiệm về giống mới để làm cơ sở áp dụng

trên diện rộng

- Đề xuất một số công thức luân canh cây trồng hợp lý và các giải pháp nhằm hoàn thiện các công thức luân canh đó theo hướng phát triển nông nghiệp hàng hoá

1.3 _ Ý nghĩa khoa học và thực tiễn cúa đề tài

1.3.1 Ý nghĩa khoa học

Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở quan trọng để xây dựng và định hướng phát triển nông nghiệp từ nay đến 2015 của tỉnh Thanh Hoá nói chung và huyện Yên Định nói riêng

Kết quả nghiên cứu cũng góp phần bồ sung phương pháp luận về hệ thống

cây trồng và xây dựng các công thức luân canh cây trồng hop ly

1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

- Trên cơ sở đánh giá được những ưu điểm và mặt hạn chế của các công thức luân canh cây trồng hiện tại, nghiên cứu sẽ đề xuất một số công thức luân canh cây

trồng mới hợp lý hơn, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện

Yên Định, góp phần phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương

- Da dạng hoá cây trồng theo hướng tăng thêm hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần xây dựng nền nông nghiệp hàng hoá tại huyện Yên Định

1⁄4 — Giới hạn của đề tài

Trang 13

2 TONG QUAN CAC VAN DE NGHIEN CUU

2.1 Cơ sở khoa học của dé tai 2.1.1 Một số khái niệm

Việc nghiên cứu xây dựng các công thức luân canh cây trồng hợp lý cho một vùng sinh thái nào đó là dựa vào lý thuyết hệ thống

Hệ thống (system) là một tổng thể có trật tự của các yếu tố khác nhau có

quan hệ và tác động qua lại Một hệ thống có thể xác định một tập hợp các đối

tượng hoặc các thuộc tính được liên kết bằng nhiều mối tương tác (Phạm Chí Thanh, 1993) [32]; (GriggD.B, 1979) [58]; (Spedding, 1979) [65]

Hệ thống nông nghiệp là sự biểu hiện không gian của sự phân hợp các ngành

sản xuất và kỹ thuật do một xã hội thực hiện dé thực hiện các nhu cầu Nó biểu hiện một sự tác động qua lại giữa một hệ thống sinh học, sinh thái mà môi trường tự nhiên là đại diện và một hệ thống xã hội, văn hoá qua các hoạt động xuất phát từ những thành quả kỹ thuật (Phạm Chí Thành, 1993) [32]

Như vậy hệ thống nông nghiệp chính là sự thống nhất và tác động qua lại

Trang 14

Trong hệ thống nông nghiệp có hệ thống canh tác Theo Nguyễn Văn Luật

(1990) [21], hệ thống canh tác là tổ hợp cây trồng bố trí theo thời gian và không

gian với hệ thống biện pháp kỹ thuật thực hiện nhằm đạt năng suất cây trồng cao và nâng cao độ phì của đất đai Hệ thống canh tác là một hệ thống bao gồm nhiều hệ

thống phụ là hệ thống trồng trọt, hệ thống chăn nuôi, hệ thống chế biến, tiếp thị,

quản lý kinh tế được bó trí một cách hệ thống và ôn định với mục tiêu của từng

nông trại hay nhiều vùng (Cao Liêm và Trần Đức Viên, 1995) [19] HỆ THÓNG CANH TÁC

HỆ THÓNG CHĂN NUÔI HỆ THÓNG TRÒNG TRỌT HE THONG CHE BIEN

HE THONG CAY TRONG

MOI TRUONG, x CAY TRONG À NĂNG SUÁT,

SỐ đâu đâu -

DIEU KIỆN, TỰ vào ra CHẤT LƯỢNG,

NHIÊN, KINH TẾ = = GIA CA CONG THUC XÃ HỌI LUAN CANH Sơ đồ 2 Các thành phần cúa hệ thống canh tác (Nguồn: Zandstras, 1981)[67] Theo Nguyễn Duy Tính (1995) [38] thì hệ thống trồng trọt là bộ phận chủ

yếu của hệ thống canh tác, là trung tâm của hệ thông nông nghiệp Nó quyết định sự

hoạt động của các hệ thống phụ khác như chăn nuôi, chế biến

Nghiên cứu hệ thống trồng trọt là một vấn đề phức tạp, vì nó liên quan đến

Trang 15

bệnh, mức đầu tư và trình độ khoa học kỹ thuật nông nghiệp, vấn đề hiệu ứng hệ

thống của hệ thống cây trồng

Hệ thống cây trồng là thành phần các giống và loài cây trồng được bố trí theo không gian và thời gian của một hệ thống sinh thái nông nghiệp nhằm tận dụng hợp lý nhất các nguồn lợi tự nhiên, kinh tế - xã hội sẵn có (Đào Thế Tuấn, 1984) [42]

Hệ thống cây trồng là hình thức đa canh bao gồm: Trồng xen, trồng gói,

trồng luân canh, trồng thành băng, canh tác hốn hợp, vườn hỗn hợp (Đào Thé Tuan,

1997) [43]

Cơ cấu cây trồng mang đặc tính động vì vậy nghiên cứu hệ thống cây trồng không thể dừng lại ở một không gian và thời gian rồi kết thúc mà nó thường xuyên

để tìm ra xu thế phát triển, yếu tố hạn chế và cách khắc phục đề chuyên hệ thống cây trồng, nhằm mục đích khai thác ngày càng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên

nhiên, tăng hiệu quả kinh tế, xã hội, phục vụ đời sống con người (Đào Thế Tuấn,

1984) [42]

Cơ cấu cây trồng hợp lý là phát triển hệ thống cây trồng mới trên cơ sở cải biến hệ thống cây trồng cũ hoặc xây dựng hệ thống cây trồng mới Trên thực tế là tô hợp lại các công thức luân canh, tô hợp lại các thành phần cây trồng và giống cây trồng đảm bảo các thành phần trong hệ thống có mối quan hệ tương tác với nhau, thúc đây lẫn nhau nhằm khai thác tốt nhất lợi thế về điều kiện đất đai, tạo cho hệ thống có sức sản xuất cao, bảo vệ môi trường sinh thai (Dao Thé Tuan, 1984) [42]

Việc nghiên cứu hệ thống nông nghiệp thường bắt đầu từ việc tiếp cận hệ

thống Đây là con đường nghiên cứu và xử lý các phức hệ có tổ chức (Phạm Chí Thành, 1993) [32]

Các nghiên cứu trong việc hoàn thiện hệ thống canh tác, hệ thống cây trồng cần dùng phương pháp phân tích hệ thống đề tìm ra điểm hẹp hay chỗ thắt lại của hệ thống

Đó là chỗ có ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của hệ thống cần được tác động sửa chữa, khai thông để hệ thống hoàn thiện hơn, có hiệu quả kinh tế cao hơn (Đào Châu

Trang 16

2.1.2 Khái niệm về công thức luân canh cây trồng

Để đánh giá khả năng luân canh cây trồng, Zandstra (1981) [67] đã đưa ra khái niệm về công thức luân canh như sau:

Công thức luân canh là tổ hợp không gian và thời gian của các cây trồng trên một mảnh đất và biện pháp canh tác dùng đề sản xuất chúng Lý Nhạc và cộng sự (1987) [24] lại cho rằng: Luân canh là sự luân phiên thay đối cây trồng theo không gian và thời gian trong một chu kỳ nhất định Chu kỳ luân canh là thời gian các cây trồng (hoặc công thức luân canh) được trồng trên tất cả các cánh đồng

Công thức luân canh là một số cây trồng được trồng luân phiên nhau trên cùng một chân dat (cánh đồng) với chu kỳ là 1 năm Các công thức luân canh được áp dụng

cho một vùng nào đó sẽ tạo thành chế độ luân canh (hệ thống luân canh)

Luân canh là trung tâm của các biện pháp kỹ thuật nông nghiệp khác Tắt cả các biện pháp kỹ thuật nông nghiệp đều căn cứ vào chế độ luân canh mà xác định nội dung

của mình Các chế độ canh tác khác như: Thuỷ lợi, bón phân, tưới nước, làm đất, diệt

trừ cỏ dại đều căn cứ vào loại cây trồng, trình tự luân phiên cây trồng trong hệ thống luân canh để xây dựng các biện pháp kỹ thuật cụ thể cho suốt cả chu kỳ luân canh (Ly Nhạc, 1987) [24]

Chế độ luân canh bao giờ cũng đi trước và nó quyết định kế hoạch sản xuất cho một vùng Các công thức luân canh là vân đề cót lõi xây dựng nên hệ thống cây trồng

Xây dựng chế độ luân canh hợp lý nhằm tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên

nhiên (đất đai, bức xạ mặt trời, lượng mưa, nguồn nước sẵn có, ) với một mức đầu tư

tài nguyên kinh tế nhất định (vốn, vật tư, trang thiết bị, lao động ) để phát triển sản

xuất nông nghiệp, đặc biệt là tăng tổng sản lượng nhằm mang lại lợi nhuận cao nhất 2.1.3 Tác dụng của luân canh

Trang 17

- Điều hoà dinh dưỡng và nước trong đất

Mỗi loại cây trồng lấy đi từ đất các chất dinh dưỡng với số lượng khác nhau cho

nên nếu cây trồng độc canh cây sẽ lấy đi một số dinh dưỡng nào đó với số lượng lớn và các chất đó trở thành yếu tố tối thiểu hạn chế năng suất cây trồng Bên cạnh đó cây cũng đề lại dinh dưỡng cho đất từ các bộ phận già, bộ phận con người không thu

hoạch Do vậy nếu luân canh hợp lý thì các chất đinh dưỡng lấy đi hoặc đề lại đất sẽ trở

nên điều hoà

- Luân canh chính xác có tác dụng cải tạo và bồi dưỡng đất

Luân canh làm cho tính chất lý học của đất được điều hoà, các đặc tính của đất được cải thiện Nhiều loại cây nhất là cây bộ đậu, cây phân xanh có tác dụng bồi dưỡng

đất làm cho đất ngày càng màu mỡ

- Chống xói mòn và bảo vệ đắt

Đối với những vùng dat déc néu luân canh cây trồng hợp lý sẽ có tác dụng tích

cực chống xói mòn, rửa trôi, giữ được độ phì nhiêu cho đất

- Phòng trừ sâu bệnh và cỏ dại

Sâu bệnh hại cây trồng thường có tính chất chuyên tính, tức là thường hại một

loại cây trồng Nhiều loại cây trồng lại có tác dụng đối kháng với một số sâu bệnh hại cây khác Do vậy luân canh hợp lý có tác dụng trong phòng trừ sâu bệnh và cỏ dại nhất là luân canh giữa cây trồng nước với cây trồng cạn

- Điều tiết hoạt động của vi sinh vật trong đất

Mỗi loại cây trồng cùng với biện pháp canh tác thích hợp đã tạo điều kiện cho sự sinh trưởng và hoạt động của một quần thé vi sinh vat đất phù hợp Cây trồng cạn phù hợp với các loại vi sinh vật hảo khí hoạt động, cây trồng nước phù hợp với các loại vi sinh vật yếm khí Cho nên luân canh giữa cây trồng cạn với cây trồng nước dẫn đến

làm thay đổi hệ vi sinh vật trong đất

- Tăng năng suất cây trồng và tăng sản lượng nông nghiệp

Trang 18

nhất các yếu tố và điều kiện tự nhiên, môi trường mà còn phát huy vai trò của các yếu tố quản lý như chọn giống, gieo trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, bón phân, làm cỏ

và thu hoạch

- Điều hoà lao động và việc sử dụng các vật tư kỹ thuật khác

Mỗi loại cây trồng đòi hỏi phải gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch trong khoảng thời vụ nhất định cho nên lao động, các vật tư, máy móc, công cụ cũng phải tập trung sử dụng trong thời gian ngắn Nếu có chế độ luân canh chính xác, nhiều loại cây trồng

được bồ trí trong luân canh có thời vụ gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch khác nhau

làm cho tình trạng lao động và sử dụng vật tư được điều hoà trong các tháng 2.1.4 Vị trí của cây trong trong hé thong luân canh

Một vấn đề quan trọng trong xây dựng chế độ luân canh là phải xác định đúng vị trí của các loại cây trồng Đó là vị trí và mối quan hệ của cây trồng trước và cây

trồng sau, thể hiện ở các mặt:

- Thời vụ cây trồng trước và cây trồng sau

- Ảnh hưởng của cây trồng trước với cây trồng sau qua môi trường đất (độ âm,

dinh dưỡng, sâu bệnh)

- Yêu cầu của cây trồng sau đối với cây trồng trước * Vi tri của cây trong trước:

Tất cả các loại cây trồng sau khi trồng trên một mảnh đất đều có ảnh hưởng đến

cây trồng sau nó, vì nó ảnh hưởng đến tính chất vật lý, hoá học, vi sinh vật của đất

Ngoài ra cây trồng trước còn đề lại trong đất nhiều loại vi khuẩn, nắm bệnh cũng như ảnh hưởng đến số lượng, chủng loại cỏ dại làm hại cho cây trồng sau

Theo Lý Nhạc (1987) [24] có một số loại cây trồng trước tốt là:

Cây phân xanh trồng trước tốt cho lúa và các loại cây họ hoà thảo, lúa nước là cây trồng trước tốt cho nhiều cây trồng cạn dễ bị nhiễm bệnh do nấm, vi trùng, siêu vi

trùng, vi khuẩn nằm trong đất như: Khoai tây, thuốc lá, đay, đậu tương, lạc, mía, Một

Trang 19

tốt cho lúa

* Vị trí của cây trồng sau:

Cây trồng sau phải có khả năng khắc phục được những nhược điểm và lợi dụng được mặt tốt của cây trồng trước

Nếu chân đất cây trồng trước là các loại cây có tác dụng bồi dưỡng đất tốt thì cần bố trí cây trồng sau là những cây trồng phàm ăn, cho năng suất cao Cũng theo Lý Nhạc (1987) [24] thì lúa Xuân là cây trồng sau thích hợp đối với bèo hoa dâu hay khoai tây, lúa nước cũng là cây trồng sau thích hợp cho lạc, cói

2.1.5 Những yếu tô chỉ phối sự hình thành hệ thong luân canh cây trồng

2.1.5.1 Khai thác day đủ những thuận lợi và hạn chế nhược điểm của khí hậu

Khí hậu là yếu tố quan trọng của các hệ sinh thái, vì vậy khi xây dựng các công

thức luân canh trước hết phải quan tâm đến khí hậu Các nhân tố như nhiệt độ, âm độ,

ánh sáng, tổng tích ôn, lượng mưa thường xuyên tác động trực tiếp đến cây trồng

Ngoài ra khí hậu còn có các hiện tượng thiên tai như hạn hán, bão, lụt, úng cũng ảnh

hưởng lớn đến hệ thống cây trồng (Trần Đức Hạnh, 1997) [13], (Lê Quang Huỳnh, 1982) [15] Nhiệt độ là nhân tố quan trọng nhất, Đào Thé Tuấn (1978) [41] đã đề nghị bố trí cơ cấu cây trồng 1 năm như ở bảng 2.1

Bang 2.1 Bố trí cơ cấu cây trồng dựa theo yếu tố nhiệt độ

Số ngày có Cơ cấu cây trồng, vụ

va Tông sô hiệt độ < 7 me nhiệt độ, °C me Cây ưa Cây ưa Cây ngắn TỐ 20°C nóng „ lạnh ngày ` I <8300 > 120 1 1 - II > 8 300 90 - 120 2 1 - II >8300 <90 2 - 1 IV >9 000 0 3 - -

Trang 20

tưới, nước mưa có ảnh hưởng tới quá trình canh tác như làm đất, thu hoạch Do vậy khi

xây dựng chế độ luân canh cây trồng phải chú ý đến lượng mưa ở từng vùng (Williams, 1976) [68]: (Bùi Quang Toản, 1993) [39]; (Lý Nhạc, 1987) [24]

Ngày nay nhờ có những giống ngắn ngày nên ta có thể bố trí các công thức luân

canh 4 - 5 vụ/năm, nhưng phải chú ý đảm bảo nhiệt độ và ẩm độ thích hợp ở giai đoạn

ra hoa, đồng thời né tránh được những bắt lợi của khí hậu đối với cây trồng

2.1.5.2 Đảm bảo được tính khu vực nghiêm ngặt của cây trong, tính thời vụ khẩn

trương và tính liên tục của sản xuất nông nghiệp

Cây trồng là thành phan chủ yếu của hệ sinh thái nông nghiệp Muốn bồ trí hệ thống cây trồng hợp lý ta phải nắm chắc các yêu cầu của từng loại cây trồng đối với các

kiểu khí hậu, đất đai và khả năng sử dụng các điều kiện ấy của chúng (Nguyễn Vi,

1982) [49]; (Dương Hữu Quán, 1984) [27]

Cây trồng ở mỗi vùng đã chịu chi phối của nhiều quy luật tự nhiên và tạo nên tính thích ứng với ngoại cánh, vì vậy khi thay đổi cơ cầu cây trồng và cải tiến công

thức luân canh cần quan tâm đến tính chất khu vực của chúng (Lý Nhạc, 1987) [24]

Thời vụ gieo trồng vừa có đặc tính định tính vừa có đặc tính định lượng để xác lập hệ thống cây trồng (Bùi Huy Đáp, 1972) [7]; (Võ Tòng Xuân, 1993) [52] Những

yêu cầu về sinh thái của cây quyết định tính chất thời vụ gieo trồng và thu hoạch Thoả

mãn điều kiện thời vụ (khí hậu) chính là thoả mãn điều kiện sinh trưởng và phát dục

của cây trồng, cũng là đảm bảo năng suất, chất lượng nông sản

Khi xây dựng chế độ luân canh còn phải chú ý tới quá khứ từng khu đất và tương lai của nó, cây trồng trong các khâu luân canh hiện tại có kế thừa quá trình về

trước và mở đường cho sự phát triển của cây trồng tiếp sau Đó chính là tính chất liên

tục của sản xuất nông nghiệp (Lý Nhạc, 1987) [24] 2.1.5.3 Kết hợp đông thời giữa sử dụng và bồi dưỡng đất

Theo Đỗ Ánh và Búi Đình Dinh (1992) [2], đất là thành phần quan trọng trong

hệ sinh thái nông nghiệp, đất là nguồn chứa và là nguồn cung cấp nước, dinh dưỡng cho cây trồng sinh trưởng và phát triển Do vậy khi xây đựng hệ thống luân canh cây

Trang 21

trọt đã làm tiêu hao độ phì của đất nhưng qua trồng trọt cây sẽ hoàn lại cho đất một số

chất hữu cơ làm tăng độ phì cho đất (Lý Nhạc, 1987) [24]

Các nước vùng ôn đới cải tạo đất bằng cách bỏ hoá một vài vụ, một số nước áp

dụng biện pháp trồng cây phân xanh họ đậu 2 - 3 năm liên tục trên một khu đất luân

canh, sau đó trồng tiếp những cây lương thực có chọn lọc Ở nước ta nhiều địa phương

đã bồ trí trong các công thức luân canh có cây họ đậu (như đậu tương vụ Đông hoặc vụ

Hè, lạc vụ Đông hoặc vụ Xuân) có tác dụng lớn trong cải tạo đất mang lại hiệu quả

kinh tế cao

2.1.5.4 Quân thể sinh vật và hệ thống luân canh cây trồng

Xây dựng hệ thống luân canh cây trồng là xây dựng hệ sinh thái nhân tạo, ngoài thành phần sống chủ yếu là cây trồng, còn có các thành phần khác như cỏ đại, sâu, bệnh, các vi sinh vật, các động vật các thành phần sống này cùng với cây trồng tạo nên một quần thê sinh vật, chúng chỉ phối sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng

Trong một công thức luân canh cây trồng cũng xảy ra sự cạnh tranh cùng loài hoặc khác loài Khi gieo trồng một loại cây trồng thì vấn dé cạnh tranh cùng

loài rất quan trọng Cần xác định mật độ gieo trồng và các biện pháp điều chỉnh

quần thể để giảm sự cạnh tranh trong loài Sự cạnh tranh khác loài cũng xảy ra khi ta trồng xen hoặc giữa cây trồng với cỏ dại Vì vậy khi xác định một công thức luân canh cây trồng cần chú ý các vấn đề sau:

- Xác định thành phần cây trồng và giống cây trồng thích hợp với điều kiện

cụ thể của cơ sở sản xuất

- Bồ trí cây trồng theo thời vụ tốt cũng tránh tác hại của cỏ dại, sâu, bệnh Sâu

bệnh hại phát triển theo lứa và theo mùa, tác hại của chúng xảy ra nghiêm trọng trong

thời kỳ sinh trưởng, phát triển nhất định của cây trồng Do vậy xác định thời vụ tốt

cũng có khả năng né tránh được tác hại của sâu bệnh 2.1.5.5 Chế độ luân canh cần đạt hiệu quả kinh té cao

Trang 22

Trong một hệ thống luân canh, ngoài việc quan tâm đến tổng giá trị đạt được/I đơn vị diện tích thì hiệu quả kinh tế phải được coi là mục đích cuối cùng của sản xuất

Theo Lý Nhạc, Phùng Đăng Chinh và Dương Hữu Tuyền (1987) [24] thì phương án luân canh hợp lý phải là phương án mang lại nhiều hiệu quả kinh tế hơn các phương án khác Phương án đó phải có tác dụng cải tạo đất tích cực, có hệ số sử dụng

đất cao, có tác dụng tốt trong việc tận dụng triệt đề khả năng lao động, điều hoà phân

bón, sức kéo, nâng cao năng suất cây trồng, giảm chỉ phí cho 1 đơn vị diện tích, lãi nhiều, góp phần cải thiện đời sống cho người sản xuất

2.1.5.6 Nông hộ và hệ thông luân canh cây trồng

Theo Viện sĩ Đào Thế Tuấn (1997) [43] nông hộ là đơn vị kinh tế tự chủ và

đã góp phần to lớn vào sự phát triển sản xuất nông nghiệp của nước ta trong những năm qua Tất cả những hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp ở nông thôn chủ yếu được thực hiện thông qua nông hộ Do vậy, quá trình thay đổi công thức luân canh cây trồng thực chất là sự cải tiến sản xuất nông nghiệp ở các hộ nông dân Do đó nông hộ là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của khoa học nông nghiệp và phát triển nông thôn

Kinh tế nông hộ là kinh tế của hộ nông nghiệp sống ở nông thôn, bao gồm cả

thu nhập từ hoạt động sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp Hộ nông dân là các hộ gia đình có tư liệu sản xuất chủ yếu là ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình trong sản xuất nông nghiệp, nằm trong một hệ thống kinh tế rộng hơn, nhưng về cơ bản được đặc trưng bằng việc tham gia hoạt động trong thị trường với một trình độ ít hoàn chỉnh [33] Hộ nông dân có những đặc điểm cơ bản sau:

- Hộ nông dân là một đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là một đơn vị sản xuất, vừa là

một đơn vị tiêu dùng

- Quan hệ giữa tiêu dùng và sản xuất biểu hiện ở trình độ phát triển của hộ từ

tự cấp hoàn toàn đến sản xuất hàng hố hồn tồn Trình độ này quyết định đến quan hệ giữa nông hộ với thị trường

Trang 23

động phi nông nghiệp với mức độ khác nhau, nên khó giới hạn được thế nào là một hộ nông dân thuần tuý Vì vậy, hộ nông dân tái sản xuất giản đơn nhờ vào ruộng đất thông qua cải tiến cơ cấu cây trồng, nhờ đó mà tái sản xuất mở rộng trong nông

nghiệp, phục vụ lợi ích chung của xã hội nên cần thiết phải có chính sách xã hội đầu

tư thích hợp [33]

Căn cứ vào mục tiêu và cơ chế hoạt động của nông hộ để phân biệt được các

kiểu hộ nông dân:

- Kiểu nơng hộ hồn tồn tự cấp: Ở kiểu hộ này, người nông dân ít có phản

ứng với thị trường, nhất là thị trường lao động và vật tư

- Kiểu nông hộ chủ yếu tự cấp, có trao đôi một phần nông sản lấy hàng tiêu

dùng, có phản ứng ít nhiều với giá cả (chủ yếu giá vật tư)

- Kiểu nông hộ bán phần lớn sản phẩm nông sản, có phản ứng nhiều với thị

trường

- Kiểu nông hộ hoàn toàn sản xuất hàng hoá, có mục đích thu lợi nhuận như

là một xí nghiệp tư bản chủ nghĩa [33]

Mục tiêu sản xuất của các hộ quyết định sự lựa chọn sản phẩm kinh doanh,

cơ cấu cây trồng, quyết định mức đầu tư, phản ứng với giá cả vật tư, lao động và sản phẩm của thị trường

Cũng theo Viện sĩ Đào Thế Tuấn (1997) [43], quá trình phát triển của các hộ

nông dân trải qua các giai đoạn từ thu nhập thấp đến thu nhập cao

- Giai đoạn nông nghiệp tự cấp: Nông dân trồng một cây hay một vài cây lương thực chủ yếu, ít đầu tư thâm canh, năng suất thấp, gặp nhiều rủi ro

- Giai đoạn kinh doanh tổng hợp và đa dạng: Khi mới chuyên sang sản xuất hàng hố, nơng dân bắt đầu sản xuất những loại cây trồng phục vụ cho nhu cầu của thị trường, thị trường cần loại nông sản gì thì sản xuất cây trồng đó; sản xuất đa canh nên giảm bớt rủi ro

Trang 24

trình độ, điều kiện kinh tế - xã hội và các chính sách của Nhà nước hỗ trợ, thúc đây

nông nghiệp phát triển Trong sản xuất nông nghiệp hiện nay, để áp dụng thành công một tiến bộ kỹ thuật mới hay một phương thức canh tác mới vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản và giá trị thu nhập/đơn vị diện tích

canh tác thì cần phải có chính sách đầu tư, hỗ trợ, trợ giá của Nhà nước

2.1.5.7 Chính sách và hệ thống luân canh cây trồng

Để thúc đây quá trình thay đổi công thức luân canh cây trồng một cách có căn cứ khoa học, phù hợp với nhu cầu của thực tiễn và xu thế phát triển của xã hội cần có chính sách về khoa học - công nghệ đề thông qua nghiên cứu, nhằm thiết lập ngay trên đồng ruộng của người nông dân những mô hình thay đồi công thức luân canh cây trồng có hiệu quả; đồng thời chuyên giao các tiến bộ kỹ thuật cho nông dân

nhằm nhân rộng mô hình Bên cạnh đó cũng cần có những cơ chế chính sách về tài

chính để hỗ trợ cho người nông khi mới bắt đầu thực hiện việc thay đổi công thức luân canh cây trồng, cũng như chính sách khen thưởng để khuyến khích những hộ, địa phương thay đồi công thức luân canh cây trồng thành công, có hiệu quả

Quá trình phát triển kinh tế sẽ dẫn đến mức độ phân hoá giàu nghèo ngày

cành mạnh, có sự chênh lệch về thu nhập giữa nông thôn và thành thị Để hạn chế

tình trạng này cần thiết phái phát triển công nghiệp nông thôn, luân canh, thâm canh, tăng vụ đề sản xuất hàng hoá Đa dạng cây trồng nhằm đa dạng hoá các sản phẩm nông nghiệp, là quá trình chủ yếu để cải tiến công thức luân canh cây trồng nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường nông sản ngày càng tăng

Quá trình đa dạng hoá cây trồng là do sự phát triển của kinh tế hộ quyết định và còn tuỳ thuộc vào từng vùng, nhưng vấn đề khó khăn về vốn đầu tư cho sản xuất

là yếu tố quyết định cơ bản Các hộ nghèo kinh doanh rất đa dạng, chỉ khi họ giàu

lên mới tập trung vào một số ngành nghề nhất định Như vậy, chun mơn hố chỉ có thể xảy ra khi trình độ sản xuất hàng hoá đã phát triển đến mức cao (Đào Thế

Tuấn, 1997) [43]

Trang 25

Do đó, dé tim kiém, mở rộng thị trường, Nhà nước cần có chính sách để tạo môi

trường lành mạnh, sòng phăng trong phát triển thị trường và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như đường giao thông, mạng lưới điện và thông tin

Sự phân hố của nơng hộ và trình độ sản xuất chênh lệch của các kiểu nông

hộ ảnh hưởng rất lớn đến cải tiến công thức luân canh cây trồng Các kiểu nông hộ

khác nhau có trình độ tiếp thu và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật ở mức độ khác nhau

Trình độ là yếu tố quan trọng trong việc thay đôi công thức luân canh cây trồng của các nông hộ trong giai đoạn đầu của sản xuất nông nghiệp hàng hoá, khi kỹ thuật áp

dụng chưa phải cần nhiều vốn thì việc đa dạng hoá sản xuất là một xu thế cần thiết cho sự phát triển

2.1.5.8 Thị trường và hệ thống luân cạnh cây trồng

Theo Robert S Pindyck, Daniel L Rubingeld (Kinh tế học vĩ mô, NXB Thống kê, Hà Nội, 1999) (dan H6 Gam, 2003) [12] thì thị trường là tập hợp những người mua và người bán tác động qua lại lẫn nhau dẫn đến khả năng trao đổi Thị trường là trung tâm của các hoạt động kinh tế

Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là thị trường có nhiều người mua và người bán, không có một cá nhân nào có ảnh hưởng đáng kế đến người mua và người bán Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo thường phổ biến một giá duy nhất là giá thị trường Thị trường cạnh tranh khơng hồn hảo là những người bán khác nhau có thể đặt giá khác nhau cho cùng một loại sản phẩm, khi đó giá thị trường được hiểu là giá bình quân phổ biến

Thị trường có tác dụng điều chỉnh cơ cấu cây trồng trong một công thức luân canh, chuyển dịch theo hướng ngày càng đạt hiệu quả cao hơn Cải tiến công thức

luân canh cây trồng chính là điều kiện, là yêu cầu để mở rộng thị trường Khu vực

nông thôn là thị trường cung cấp nơng sản hàng hố cho toàn xã hội và là thị trường tiêu thụ sản phẩm của ngành công nghiệp, cung cấp nông sản cho ngành dịch vụ và đó cũng là nơi cung cấp lao động cho các ngành nghề trong nền kinh tế quốc dân

Do vậy, thị trường và sự cải tiến công thức luân canh cây trồng có mối quan

Trang 26

cây trồng, song nó có mặt hạn chế là nếu để cho phát triển một cách tự phát sẽ dẫn đến sự mất cân đối ở một giai đoạn, một thời điểm nào đó Chính vì vậy cần có

những chính sách của Nhà nước điều tiết kinh tế vĩ mô đề phát huy mặt tích cực và

hạn chế mặt tiêu cực của thị trường

Kinh tế hàng hoá là một hình thức tổ chức kinh tế trong đó sản phẩm sản xuất ra

dùng để mua bán, trao đôi trên thị trường, giá trị của sản phẩm hàng hố phải thơng qua

thị trường và được thị trường chấp nhận (dẫn theo Hồ Gắm, 2003) [12]

2.1.5.9 Tác động của các yếu tô kinh tế - xã hội

Khi xây dựng hệ thống luân canh hợp lý cần căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã

hội cụ thể của địa phương Các nhân tố đó là cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn lao động,

thị trường tiêu thụ, các chính sách kinh tế, tập quán và kinh nghiệm truyền thống (Lê

Quy An, 1991) [1]; (Dixon-Kueelmer, 1989) [55]; (Kyitun, 1989) [60]; (Larry Fisher, 1992) [61]

Cơ sở vật chất quan trọng nhất ảnh hưởng tới xây dựng hệ thống luân canh hợp

lý là thuỷ lợi Để thâm canh tăng vụ cây trồng thì tưới tiêu là biện pháp hàng đầu cần

quan tâm

Vốn là yêu tố khả thi cho các giải pháp kỹ thuật trong hệ thống luân canh Việc

xây dựng các công thức luân canh theo hướng tăng vụ đòi hỏi phải đầu tư chỉ phí cao hơn thì mới mang lại hiệu quả kinh tế tương xứng

Sử dụng lao động đầy đủ và hợp lý cũng như nâng cao trình độ dân trí cho

người lao động là yêu cầu bắt buộc trong xây dựng hệ thống luân canh tăng vụ, vừa

giải quyết được việc làm, vừa rãi vụ đỡ căng thăng lao động cho nông dân

Tập quán canh tác và kinh nghiệm sản xuất của nông dân có tác dụng đáng ké đến việc xây dựng hệ thống luân canh cây trồng hợp lý Trước khi ứng dụng các tiền bộ kỹ thuật vào sản xuất ta phải nắm vững tập quán và giữ được những kinh nghiệm sản xuất tốt của nông dan

Trang 27

những thông tin về thị trường chính xác thì mới mang lại hiệu quả kinh tế cao

Các chính sách kinh tế của Nhà nước như chính sách về thuế, chính sách giá,

chính sách đầu tư, chính sách đất đai đều ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất Nguyễn Duy Tính (1995) [38] đã khăng định: Một hệ thống cây trồng mang tính chất tự cấp, tự túc muốn trở thành hệ thống cây trồng mang tính chất hàng hoá cần phải phá vỡ tính

chất hệ thống khép kín của từng hộ Chính sách là môi trường đề các hộ nông dân đổi mới hệ thống cây trồng, đổi mới hệ thống canh tác

2.1.6 Các phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu

Hệ thống là một vấn đề được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước quan

tâm nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu hệ thống được đề cập đến từ rất sớm, một số phương pháp nghiên cứu phô biến như phương pháp mơ hình hố, phương pháp chuyên khảo, phương pháp phân tích kinh tế Sau đây là một số quan điểm, ph-

ương pháp của các nhà khoa học khi nghiên cứu về hệ thống

Champer (1989) [53] đã đề xuất hướng nghiên cứu bắt đầu từ nông dân theo

mô hình “nông dân trở lại nông dân” Điểm xuất phát vấn đề bắt đầu từ sự lựa

chọn của nông dân, nông dân trực tiếp tham gia thực hiện công tác nghiên cứu cùng với nhà khoa học và pho bién, chuyén giao kiến thức, kỹ thuật, kinh nghiệm sản

xuất cho nông dân khác trong vùng Một số cách trong hướng nghiên cứu này là nghiên cứu có định hướng tới nông dân nghèo; coi trọng kiến thức của nông dân nghèo; đặt người nông dân vào việc kiểm tra và có vai trò đảo ngược tình thế

FAO (1992) [57] đưa ra phương pháp phát triển hệ thống canh tác và cho đây là một phương pháp tiếp cận nhằm phát triển các hệ thống nông nghiệp và cộng đồng nông thôn trên cơ sở bền vững, việc nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt phải được bắt đầu từ phân tích hệ thống canh tác truyền thống

Tác giả Phạm Chí Thành và cộng sự (1996) [34] đã giới thiệu các phương

pháp mô tả hệ thống nông nghiệp theo các bước sau:

* Mô tả nhanh điểm nghiên cứu, bao gồm phương pháp không dùng phiếu

Trang 28

* Phương pháp thu thập thông tin từ nông dân am hiểu công việc (KIP) * Phương pháp thu thập, phân tích và đánh giá thông tin (SWOT)

* Thu thập thông tin, xác định, chuẩn đoán những hạn chế, trở ngại (phương

pháp ABC và phương pháp WEB)

* Xây dựng bản đồ mặt cắt trong mô tả hệ sinh thái nông nghiệp và mô tả

hoạt động sản xuất nông hộ

* Khảo sát và chuân đoán (những nguyên lý và thực hành)

Sau khi thu thập thông tin, phải tiến hành xử lý, phân tích số liệu và trình bày

kết quả các cuộc điều tra, khảo sát

Phạm Chí Thành và Mai Văn Quyền (1996) [29] đã có đúc kết các phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu hệ thông bao gồm:

- Tiép cận từ dưới lên trên (bottom - up) là dùng phương pháp quan sát phân

tích tìm điểm ách tắc của hệ thống đề xác định phương pháp can thiệp thích hợp và có hiệu quả Trước đây, thường dùng phương pháp tiếp cận từ trên xuống, phương

pháp này tỏ ra không hiệu quả vì nhà nghiên cứu không thấy được hết các điều kiện của nông dân, do đó giải pháp đề xuất thường không phù hợp và được thay thế bằng phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của nông dân (PRA)

- Tiép can hé thống (System approach): Đây là phương pháp nghiên cứu dùng để xét các vấn đề trên quan điểm hệ thống, nó giúp cho sự hiểu biết và giải thích các

mối quan hệ tương tác giữa các sự vật và hiện tượng

- Tiếp cận theo quá trình phát triển lịch sử từ thấp lên cao: Phương pháp này coi trọng phân tích động thái của sự phát triển cơ cấu cây trồng trong lịch sử Vì qua đó, sẽ xác định được sự phát triển của hệ thống trong tương lai, đồng thời giúp cho việc giải quyết các trở ngại phù hợp với hướng phát triển đó

2.1.7 Phát triển nông nghiệp hàng hoá

Trang 29

đề chủ yếu là sản xuất cái gì? sản xuất cho ai? sản xuất như thế nào?

Phát triển kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá cũng dựa trên cơ sở xuất phát điểm và môi trường kinh tế - xã hội hiện nay ở nước ta Trong một quá trình dài nền kinh tế nông thôn chủ yếu là sản xuất tự cung tự cấp và tập trung sản

xuất lương thực với bất kỳ giá nào Từ khi thực hiện cải cách kinh tế, nhiều chủ

trương chính sách mới ra đời đã góp phần giải phóng sức sản xuất và giành được

một số kết quả nồi bật Trước hết đó là đưa nước ra ta từ một nước nhập khâu lương

thực sang một nước đủ lương thực ăn, dự trữ và xuất khẩu đứng thứ 2 thế giới chỉ sau Thái Lan

Nhà nước đã tạo một môi trường thể chế thích hợp cho sự lựa chọn sản xuất, khuyến khích sản xuất hàng hoá, tạo hành lang và môi trường kinh tế thông thoáng và tạo điều kiện xây dựng cơ sở hạ tầng, cho vay vốn sản xuất giúp người sản xuất

và các doanh nghiệp hoạt động một cách có hiệu quả

Tuy nhiên muốn sản phẩm của mình được xã hội thừa nhận với tư cách là sản phẩm hàng hoá, người sản xuất phải tìm hiểu thị trường, hiểu biết nhu cầu cả về

số lượng, chất lượng, mẫu mã, hình thức và phải chào hàng, giới thiệu quảng cáo

tiếp thị để sản phẩm của mình tiếp cận được với thị trường , đến được với người

tiêu dùng

Thị trường là mặt cầu, còn về mặt cung sản xuất phải dựa trên những tiềm năng, nguồn lực trong nông nghiệp Phải biết khai thác lợi thế so sánh đề biến các tiềm năng đó thành hiện thực Nghiên cứu cung - cầu là giải quyết mối quan hệ giữa

khai thác tiềm năng sẵn có dé thoả mãn nhu cầu của thị trường dựa trên cơ sở lợi thế

so sánh của mình

Thực hiện đa dạng hoá cây trồng, khắc phục những mặt còn hạn chế, khó khăn của điều kiện tự nhiên, lựa chọn và xây dựng phát triển sản phẩm đặc sản,

hàng hoá của từng vùng, nâng cao quy mô sản xuất, áp dụng công nghệ khoa học kỹ thuật tiên tiền tạo thành vùng có nông sản thực phẩm hàng hoá tập trung trọng điểm Phát triển công nghệ thông tin, thị trường, nghiên cứu khoa học kỹ thuật, mở

Trang 30

công nghệ sau thu hoạch, công nghệ chế biến, phát huy lợi thế về lực lượng lao

động, xây dựng một nền nông nghiệp vững mạnh theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hoá, chủ động hội nhập quốc tế, phục vụ xuất khẩu

Mặt khác, phát huy đặc điểm lợi thế của từng vùng, xây dựng một số mô hình

nông nghiệp mới đa năng với sự tham gia hỗ trợ gắn kết của các ngành kinh tế khác như: Du lịch sinh thái, thương mại, dịch vụ, vui chơi, giải trí

Khuyến khích và bảo hộ phát triển kinh tế trang trại, kinh tế hợp tác xã, định

hướng và hỗ trợ kinh tế trang trại phát triển, dé cao tính chuyên mơn hố, tính chun

nghiệp, thực hiện liên kết sản xuất kinh doanh giữa các trang trại, xây dựng các hiệp hội câu lạc bộ trang trại Đồng thời, nâng cao hiệu quả hoạt động của các Hợp tác xã

nông nghiệp, xây dựng đa dạng mô hình hợp tác xã mới hoạt động phù hợp với nền

kinh tế thị trường Mặt khác khuyến khích các công ty sản xuất kinh doanh, chế biến

tiêu thụ nông sản thực phẩm ký hợp đồng kinh tế nông hộ Xây dựng và hoàn thiện mối liên kết giữa bốn nhà: Nhà khoa học, nhà quản lý, nhà doanh nghiệp và nhà nông trong phát triển kinh tế nông nghiệp

2.2 Cơ sớ thực tiễn

2.2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Để đáp ứng nhu cầu lương thực ngày càng tăng của con người, các nhà khoa

học trên thế giới từ lâu đã tập trung nghiên cứu hệ thống nông nghiệp bắt đầu từ nghiên

cứu chế độ luân canh, xen canh, gối vụ cây trồng để tăng năng suất và sản lượng, đặc biệt là ở nước nhiệt đới và á nhiệt đới, nơi có điều kiện sinh thái thuận lợi cho việc luân

canh, tăng vụ

Từ thế ký thứ VIII đến Thế kỷ thứ XVII, trong suốt 1000 năm chế độ luân canh phổ biến trong nông nghiệp Châu Âu là chế độ luân canh 3 khu và luân chuyển trong 3 năm, với hệ thống cây trồng là ngũ cốc - bỏ hoá Năng suất ngũ cốc trong suốt thời kỳ này chỉ đạt 5-6 tạ/ha và đến thế kỷ 18 năng suất cũng chỉ mới có 7- § tạ/ha

Trang 31

điều kiện cho việc hình thành hệ thống luân canh cây trồng mới, đó là chế độ luân

canh 4 khu và 4 năm Chế độ luân canh này đánh dấu một bước ngoặt lịch sử trong quá trình phát triển nông nghiệp của Châu Âu

Do xuất hiện chế độ luân canh với hệ thống cây trồng như trên nên đã phải tăng cường các biện pháp kỹ thuật như: Làm đất, bón phân và cây cỏ 3 lá có tác dụng bồi dưỡng cải tạo đất tốt Chính vì lẽ đó đã làm cho năng suất ngũ có tăng gấp 2 lần so với chế độ luân canh cũ và sản phẩm lương thực thực phẩm trên 1 ha đất canh tác tăng lên gấp 4 lần (do khoai tây, củ, quả được đưa thêm vào hệ thông cây trồng va do năng suất ngũ cốc tăng) Chế độ luân canh mới này bắt đầu được áp

dụng rộng rãi và đem lại nhiều thắng lợi ở nước Anh và sau đó lan ra các nước Bi,

Hà Lan, Đức, Pháp và tràn sang các nước khác ở Tây Âu (Lý Nhạc, Phùng Đăng Chinh, 1987) [24], (Bùi Huy Dap, 1974) [8]

Châu Á là khu vực chủ trồng lúa chủ yêu của thế giới, đất trồng lúa của Châu

Á chỉ có một phần được tưới, trên loại đất này thường được trồng 2 vụ lúa trong

năm và trên đất lúa nhờ nước trời thường được trồng 1 vụ lúa trong mùa mưa

Từ năm 1975, các nhà khoa học Châu á đã đi sâu nghiên cứu toàn bộ hệ thống

cây trồng trên đất lúa theo hướng lấy cây lúa làm nền, tăng cường phát triển các loại cây hoa màu trồng cạn, các chế độ xen canh, trồng gối, trồng luân canh ngày càng được chú ý nghiên cứu (Triệu Kỳ Quốc, 1992) [28]; (Chopra, 1989) [54]; (Klaus Lamper, 1994) [59]; Normal, 1975) [62] Theo hướng này ở Châu á đã hình thành “Mạng lưới hệ canh tác Châu á”, một tổ chức hợp tác nghiên cứu giữa viện nghiên cứu lúa Quốc tế

(IRRI) và nhiều quốc gia trong vùng Các nghiên cứu về hệ thống cây trồng đều tập

trung vào giải quyết các van dé sau:

- Tăng vụ lúa ngắn ngày, thu hoạch trước mùa lũ

- Thử nghiệm tăng vụ cây màu bằng các cây trồng mới, xen canh, luân canh,

thâm canh, tăng vụ

- Xác định hiệu quả của các công thức luân canh, tìm và khắc phục các yếu tố hạn chế dé phát triển công thức đạt hiệu quả cao (Lý Nhạc và cộng su, 1987) [24]

Trang 32

luân canh có 4 lợi ích sau:

- Các cây trồng khác nhau sẽ hấp thu dinh dưỡng từ đất khác nhau

- Chúng có bộ rễ khác nhau nên hấp thu dinh dưỡng ở các độ sâu khác nhau - Cây trồng tận dụng được chất khoáng trong đất

- Cây trồng có thể bổ sung dinh đưỡng cho nhau nên đất đỡ nghèo dinh dưỡng hơn

Chương trình nghiên cứu nông nghiệp phối hợp toàn Án Độ từ năm 1960 -

1972 đã lấy hệ thống thâm canh tăng vụ chu kỳ một năm làm hướng chiến lược phát

triển sản xuất nông nghiệp và đã rút ra kết luận: “Hệ canh tác ưu tiên cho cây lương

thực chu ky 1 năm, 2 vụ ngũ cốc và 1 vụ đậu đỗ đã đáp ứng được 3 mục tiêu là khai

thác tối ưu tiềm năng đất đai, nâng cao độ phì của đất và đảm bảo lợi ích của người

nơng dân” (Hồng Van Duc, 1992) [11]

Cũng ở Ấn Độ các nhà khoa học đã đề cập đến cơ cầu luân canh cây trồng hợp lý phụ thuộc vào điều kiện canh tác, các chính sách và giá cả nông sản hàng hoá Do

đó, hàng loạt các công thức luân canh cho các vùng, tiểu vùng sinh thái được khảo nghiệm, triển khai trên diện rộng đã cho năng suất cao

Ở Thái Lan, trong điều kiện thiếu nước, từ hệ thống canh tác hai vụ lúa hiệu

quả thấp vì chỉ phí nước tưới quá lớn, công thức sản xuất độc canh lúa ảnh hưởng xâu đến kết cấu đất nên đã được thay bằng mô hình đậu tương Xuân - Lúa Mùa làm

cho hiệu quả kinh tế tăng lên gấp đôi , độ phì đất tăng lên rõ rệt

Năm 1975 - 1976 ở Thái Lan cũng đã thí nghiệm thành công các mô hình

tăng vụ và đa dạng hoá cây trồng, các mô hình chọn thử nghiệm như: 3 vụ lúa - l vụ

màu (màu chủ yếu là đậu đỗ, rau và ngô)

Theo Sheng T.C (1989) [63], các công thức luân canh phổ biến ở miền Bắc

Thái Lan là:

- Lúa nương - Lạc - Khoai sọ - Đậu tương

- Ngô - Đậu xanh - Khoai sọ - Đậu phộng

Trang 33

trên các vùng đất lúa 2 vụ, hệ thống cây trồng chủ yếu là 2 vụ lúa và 1 vụ lúa mỳ (hoặc đậu Hà Lan, khoai tây, cải ) Trên các vùng đất lúa 1 vụ hệ thống cây trồng thường là 1 vụ lúa và I vụ cây trồng cạn (Triệu Kỳ Quốc, 1992) [28]

Ở Indonesia, đã nghiên cứu mối quan hệ giữa khí hậu ở các vùng sinh thái khác nhau với hệ canh tác cho thấy như sau:

- Tại tỉnh Bugo có một mùa ướt liên tục, một khoảng đứt quãng ngắn giữa

tháng 6 và tháng 8, lúa thu hoạch suốt năm, đỉnh cao thu hoạch là tháng 5, tháng 6 trong mùa ướt, lạc thu hoạch suốt năm, một đỉnh nhỏ ở tháng 6

- Tai Sragien có một mùa khô 4 tháng và mùa ướt 5 - 6 tháng, đỉnh thu hoạch lúa không rõ rệt Nông dân thường trồng 2 vụ lúa, vụ thứ nhất gieo cạn vào cuối mùa khô đề lợi dụng mưa tháng II - 12 trên đất trồng màu và thu hoạch vào tháng 2; liền tay gieo ngay vụ thứ 2, vụ này có thê thất thu do mưa, nông dân đã chuyền sang trồng hoa màu khác (tháng 12 - tháng 3) Ngô thu hoạch tháng 12 - thang 1, lạc thu hoạch tháng 5 - tháng 6 Mô hình tiêu biểu của vùng này là cùng

một lúc trồng lúa cạn, ngô, sắn Lúa cạn thu hoạch tháng I - tháng 2, ngô thu hoạch sớm hơn một chút, sẵn thu hoạch tháng 7 (Shaner W.W, 1982) [64]

Ở Philippin là nước nhiệt đới, với tổng số nhiệt độ 9800°C, không có tháng

nào dưới 20C, từ trước đến nay nhân dân vẫn có tập quán làm 2 vụ cây xứ nóng ở đất có nước tưới, nay nhờ có giống cây trồng ngắn ngày đã xác định có thé trong 3 - 4 vụ/năm Đưa cây trồng cạn vào hệ thống luân canh như: Lúa - Lúa - Đậu tương hoặc Lúa - Khoai tây - Đậu tương - Ngô đường, đều cho kết quả tốt [33]

Theo Morris R.A (1984) khi nghiên cứu đất đai với hệ thống cây trồng, Ông

đã đề nghị: Nhóm một là đất nhẹ, thoát nước và giữ nước kém nhìn chung không phù

hợp với canh tác lúa nước Nhóm hai là nhóm đất nhẹ trung bình, thoát nước tốt, có

trường hợp ngập trong mùa mưa nên công thức luân canh nên là Lúa cạn - Lúa nước - Đậu xanh hoặc lạc để tăng khả năng cải tạo đất Nhóm ba đất nhẹ trung bình, thoát nước trung bình đến tốt, bị ngập sớm nên trồng Lúa - Đậu xanh thì tốt hơn [33]

Trang 34

Triều Tiên, lúa mạch đen là cây quan trọng cho chăn nuôi bò sữa, nên các công thức

luân canh được lựa chọn là: Lúa - Đại mạch; Lúa - Lúa mạch đen; Lúa - Tỏi (Tea

Soon Kwal, 1986) [66]

Từ những mối liên hệ giữa cây trồng với môi trường và quản lý nông nghiệp, Bill Mollison (1994) [3] đã đề ra phương pháp nghiên cứu hệ thống, công thức luân canh cây trồng mới với hệ canh tác đơn giản đề thay thế hệ thống canh tác cũ, nhằm

khắc phục tình trạng mat cân bằng sinh học, có tiềm lực về mặt kinh tế, có khả năng

thoả mãn những nhu cầu của con người mà không bóc lột đất đai, ô nhiễm môi trường Nông nghiệp bền vững, sử dụng những đặc điểm của cảnh quan và câu trúc,

sử dụng diện tích một cách ít nhất

Một số nước ở khu vực Đông nam Á đã có nhiều công trình nghiên cứu về hệ thống nông nghiệp, luân canh cây trồng, kết quả nghiên cứu đã góp phần nâng cao năng suất, sản lượng và giá trị sản xuất của cây trồng

Bangladet đã xây dựng hệ thống canh tác kết hợp một biến dạng của hệ canh

tác nhiều loài khác nhau trên cùng một lô đất Lợi ích của việc trồng kết hợp là làm

tăng hiệu quá của sử dụng đất, nước, ánh sáng, dinh dưỡng đất, phân bón tạo điều kiện sinh thái tốt cho cây trồng sinh trưởng, phát triển và hạn chế bị sâu bệnh phá hại Ở đây còn áp dụng phương pháp “cây trồng đồng hành” trong việc trồng xen đề giảm sâu bệnh, như trồng hành xen với bắp cải, mùi của cây hành toả ra đã làm hạn chế côn trùng xuất hiện gây hại bắp cải (Shimpei Murakami, 1992) [23]

Đài Loan là một nước có diện tích đất sản xuất nông nghiệp rất thấp, nhưng

đo cải tiến các biện pháp kỹ thuật, thực hiện các chính sách khuyến khích nên đã tạo

cho nông nghiệp có những bước phát triển vượt bậc, không những cung cấp dồi đào lương thực mà còn chuyển vốn cho các ngành khác, đóng góp rất lớn cho công cuộc day mạnh cơng nghiệp hố và thúc đây nền kinh tế quốc dân phát triển

Ở đây, đã có nghiên cứu trồng xen các cây hoa màu với mía và luân canh sau lúa Mùa là các cây hoa màu chịu hạn ở mùa khô, nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất

Trang 35

thuật góp phần phát triển hệ thống cây trồng Trồng kết hợp giữa cây lương thực và cây họ đậu trên đất dốcgiúp cho năng suất cây trồng tăng 2 lần Những công thức luân canh trên hệ thống canh tác 3 vụ đất lúa được trồng ở Phayou gồm:

- Hành - Lúa - Đậu tương; - Đậu xanh - Lúa - Đậu tương; - Đậu xanh - Lúa - Lúa mì;

- Ngô đông - Lúa - Lúa mì; - Đậu xanh - Lúa - Khoai tây

Hệ thống canh tác 2 vụ trên đất lúa nên dùng công thức : Đậu xanh - Lúa ; ngô Đông - Lúa

2.2.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

Ở Việt Nam, từ những năm 1960 nhiều nhà khoa học đã có những nghiên cứu về xây dựng hệ thống luân canh cây trồng hợp lý, trên cơ sở đưa các giống cây

trồng ngắn ngày, có tiềm năng năng suất cao vào sản xuất

Năm 1962 Viện sĩ Đào Thế Tuấn đã cùng các nhà nghiên cứu khoa học của Viện khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam nghiên cứu cây lúa vụ Xuân với các

giống ngắn ngày có tiềm năng năng suất cao và tập đoàn cây vụ đông vào chân đất

hai vụ lúa, đưa cây màu vụ Xuân vào chân đất vụ Mùa đã tạo được bước chuyển

biến rõ nét về sản xuất lương thực thực phẩm ở vùng Đồng bằng sông Hồng [40] Bùi Huy Đáp (1974) [8], đã đề cập đến vấn đề luân canh, tăng vụ, xen canh, trồng gối để sử dụng tối ưu nguồn lợi về đất đai, khí hậu săn có tại các vùng sản xuất

- Thâm canh: Là sản xuất mà người ta sử dụng các yếu tô sản xuất đến mức tối đa để tăng năng suất và sản lượng cây trồng Các yếu tố sản xuất ở đây là chọn giống cây trồng tốt để tăng năng suất cây trồng, sử dụng tối đa mọi loại phân bón, phù hợp với yêu cầu của cây trồng và đầu tư nhân lực để thực hiện các khâu kỹ thuật thâm canh

Trang 36

xếp để tăng thêm một vụ sản xuất nữa Để đánh giá mức độ tăng vụ của đất, người ta tính số vòng quay của đất Vòng quay của đất là số lượng vụ sản xuất đã tiến

hành trên một đơn vị diện tích đất trong vòng một năm

- Luân canh: Là sự thay đổi cây trồng khác nhau trên cùng một mảnh đất hay

vài vụ Luân canh có tác dụng khai thác tốt tiềm năng của đất, bồi dưỡng cho đất, có khả năng ngăn chặn sâu bệnh và tránh được cỏ dại

- Luân canh tăng vụ: Là làm tăng tổng sản lượng sản phẩm, tăng hệ số sử

dụng đất Tạo điều kiện cho việc khai thác sử dụng tiềm năng lợi thé săn có về điều

kiện tự nhiên, đất đai, khí hậu và tiềm năng xã hội Sử dụng nguồn lao động còn dư

thừa trong nông nghiệp, tạo công ăn việc làm cho các lao động còn nhàn rỗi và tăng phần thu giá trị kinh tế trong nông nghiệp cao hơn, làm cho nông nghiệp đảm bảo

được đa dạng hoá sản phẩm

Thâm canh, luân canh tăng vụ là một trong những cơ sở cho việc bố trí hệ thống cây trồng hợp lý Ngược lại, bố trí hệ thống cây trồng hợp lý tạo điều kiện

cho việc thực hiện luân canh tăng vụ đạt hiệu quả cao trên nhiều khía cạnh như:

Kinh tế, xã hội và môi trường

Trên cơ sở các nghiên cứu của mình, Bùi Huy Đáp (1974) [8] đưa ra nhận xét: “Trên đất 2 vụ lúa, đưa cơ cấu vụ lúa Xuân với các giống lúa ngắn ngày đã có

một khoảng thời gian trống giữa 2 vụ lúa (từ sau thu hoạch lúa mùa sớm và lúa mùa

chính vụ đến khi cấy lúa Xuân) nên đã tạo điều kiện đề xây dựng 1 hệ thống cây

trồng có hiệu quả cao nhất trên đất 2 lúa” Tác giả đưa ra một số công thức luân canh cây trồng cụ thể cho vùng Đồng bằng sông Hồng như sau:

- Trên đất 2 vụ lúa chủ động nước tưới:

+ Lúa Mùa - Màu vụ Đông (khoai tây, khoai lang, ngô) - Lúa Xuân; + Lúa Mùa - Rau vụ Đông (cà chua, xu hào, bắp cải) - Lúa Xuân;

- Trên đất 2 vụ lúa thấp ngập nước:

+ Lúa mùa - Bèo hoa dâu - Lúa Xuân;

+ Lúa mùa - Bèo hoa dâu - Lúa Xuân - Điền thanh

Chế độ luân canh cây trồng trên đất 2 lúa như trên được áp dụng rộng rãi ở

Trang 37

lương thực, thực phẩm nhanh chóng

Trong hệ thống luân canh trên đất bạc màu ở miền Bắc Việt Nam, cây vụ đông có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đất, nhờ vụ đông mà đất trồng được che phủ

trong suốt thời kỳ khí hậu khô hạn (trong điều kiện khô hạn, đất màu bị thoái hoá

nhanh nhất, đồng thời các chất hữu cơ phân huỷ mạnh) Cây vụ đông đã làm tăng độ

âm của đất từ 30 - 50% so với không trồng cây vụ đông Đất bạc màu có trồng cây vụ đông đều làm tăng năng suất cây trồng vụ sau một cách rõ rệt (Bùi Huy Đáp, 1977) [9]

Khi nhu cầu nội địa không còn cấp bách và bắt đầu có dư xuất khẩu thì vấn đề “đa dạng hoá” cây trồng ngoài cây lúa được đặt ra Đa dạng hoá cây trồng là xu hướng bố trí những cây trồng có hiệu quả kinh tế cao hơn trồng lúa, đồng thời gop phần cải thiện chế độ độc canh lúa Đa dạng hoá cây trồng cũng là biện pháp để nâng cao tính

ổn định của hệ thống [17]

Mỗi một khu vực có điều kiện sinh thái, đất đai, khí hậu khác nhau, do vậy các

công trình nghiên cứu của các nhà khoa học ở mỗi khu vực cho các kết quả khác nhau, cơ cầu cây trồng, hệ thống nông nghiệp được xây dựng ở mỗi vùng một khác

Vụ Đông ở miền Bắc Việt Nam là vụ thích hợp với cây trồng cạn trong mùa

khô Theo Đào Thế Tuấn (1984) [42] vụ Đông thích hợp với các loại cây trồng ngắn

ngày có nguồn gốc ôn đới như khoai tây, hành tây, bắp cải, su hào, súp lơ, và một

số cây trồng khác như thuốc lá, khoai lang, ngô, đậu tương,

Nguyễn Duy Tính (1984) [37] cho rằng, hầu hết các diện tích canh tác có nước tưới được sử dụng để trồng lúa, màu, cây công nghiệp ngắn ngày được sử dụng theo công thức luân canh phô biến sau:

- Một vụ lúa/năm (một vụ lúa mùa bỏ hoá một vụ chiêm)

- _ Hai vụ lúa/năm (Lúa chiêm - Lúa Mùa) - Ba vụ/năm (lúa Xuân - Lúa Mùa - vụ Đông)

Gần đây xuất hiện một số công thức luân canh 4 vụ/năm: Lúa Xuân - Lúa Hè

thu - Lúa Mùa - vụ Đông và công thức: Lúa - Cá - Cây ăn quả Tuy nhiên hai công thức này chiếm tỷ lệ điện tích chưa nhiều

Trang 38

Đáp (1987) [10] có nhận xét: 2 vụ màu Đông và Xuân rồi lúa Mùa tiếp chân, sử dụng những loại màu Xuân có thời gian sinh trưởng dài, ngắn khác nhau, tuỳ theo sau mau sé trong lúa Mùa sớm hay Mùa chính vụ Đây là chế độ canh tác khai thác

được triệt để tiềm năng của các loại đất cao cấy 1 vụ lúa Mùa nhờ nước trời Trên

chân đất chuyên trồng màu ở các vùng bãi ven sông, hệ thống cây trồng tỏ ra có hiệu quả ngay sau khi nước rút, trồng ngô Thu - Đông (hoặc rau đậu sớm) sau đó trồng ngô Xuân (hoặc đậu tương, đậu đỗ khác vụ Xuân)

Theo Lý Nhạc (1987) [24] thì cho rằng ở nước ta có 3 loại hình luân canh

tăng vụ :

- Luân canh giữa cây trồng cạn với nhau

- Luân canh giữa cây trồng cạn với cây trồng nước - Luân canh giữa các cây trồng nước với nhau

Loại hình luân canh cây trồng cạn với cây trồng nước sẽ được mở rộng vì nó

có tác dụng cải tạo đất tốt Các loại hình luân canh cây trồng nước hoặc cạn với

nhau nếu có điều kiện nên đổi thành loại hình luân canh cạn nước đề áp dụng công

thức 2 lúa - l màu

Ở chân đất quanh năm không ngập nước, thành phần cơ giới nhẹ dễ thoát nước thường luân canh cây họ đậu (đậu tương, lạc, đậu cô ve, đậu xanh ) (Phùng Đăng Chinh, Lý Nhạc, 1987) [24]

Đặc biệt trong những năm gần day, dé góp phan thực hiện các mục tiêu về sản xuất nông nghiệp của Đảng và Nhà nước, cùng với việc chọn tạo, du nhập, khu vực hoá nhiều giống cây trồng vừa có năng suất cao vừa có khả năng chống chụi tốt với điều kiiện ngoại cảnh bat lợi vừa ngắn ngày nhiều cơ quan khoa học, nhiều Nhà khoa học đã quan tâm nghiên cứu và có nhiều kết quả quan trọng đóng góp cho sự phát triển của hệ thống luân canh cây trồng như:

- Lê Song Dự (1990) [6] nghiên cứu đưa cây đậu tương vào hệ thống cây

trồng ở Miền Bắc Việt Nam, đã có kết luận: đậu tương hè có năng suất khá cao, ổn

Trang 39

- Đậu tương Hè - Lúa Mùa

- Đánh giá hệ thống cây trồng ở tiểu vừng sinh thái bạc màu ở ngoại thành Hà Nội, Đào Châu Thu, Đỗ Nguyên Hải (1990) [36] đã khăng định: Có thê nâng

cao hệ số sử dụng đất (2- 4 vụ/năm) và trồng được nhiều vụ lương thực, hoa màu,

cây công nghiệp ngắn ngày (nhất là cây có củ, đậu đỗ, thuốc lá ) trên đất bạc màu trừ chân ruộng quá cao và trũng

- Dương Hữu Tuyển (1990) [45] nghiên cứu hệ thống cây trồng 3, 4 vụ/năm

ở vùng trồng lúa đồng bằng sông Hồng đã kết luận: Đồng bằng sông Hồng có thể

trồng 3 - 4 vụ/năm Khi trồng 3 vụ không nên trồng độc canh 3 vụ lúa mà nên bồ trí

2 vụ lúa, 1 mau hay 2 vu mau, 1 vụ lúa, trong đó có thê 2 vụ cây ưa nóng, | vu cay

ưa lạnh hay cả 3 vụ cây ưa lạnh cả Trồng 4 vụ có thể thực hiện ở những chân ruộng đất nhẹ, tưới tiêu chủ động và nguồn nhân lực đôi dào

Theo nghiên cứu của Bùi Thị Xô (1994) [51] khi tiến hành xây dựng mô hình

thử nghiệm đánh giá hiệu quả kinh tế một số công thức luân canh trên các vùng đất khác nhau của Hà Nội, kết quả thu được như sau:

+ Vùng thâm canh: Hiệu quả kinh tế đạt từ 115 - 339% so với mô hình cũ

+ Vùng đất bạc màu: Hiệu quả kinh tế đạt 130 - 167% so với mô hình cũ

+ Vùng đất trũng: Với công thức Lúa xuân - Cá giống, hiệu quả kinh tế thu

được rất cao, tổng giá trị sản pham dat 72 triéu đồng/ha/năm

- Vùng đồng bằng sông Cửu Long: Tác giả Tào Quốc Tuần (1994) [44] khi nghiên cứu xác định cơ cấu cây trồng hợp lý cho vùng phù sa ngọt ven sông Tiền và sông Hậu có nhân xét: các mô hình chuyên canh lúa đều sử dụng rất nhiều nước vào mùa khô; trong khi đó các mô hình luân canh 1 vụ lúa - I vụ màu, cây ăn quả hay mía

sử dụng tiết kiệm nước hơn

- Vùng đất cát ven biển: Tác giả Vũ Biệt Linh và Nguyễn Ngọc Bính (1995)

[20] khẳng định rằng nếu không thiết lập được các dải rừng phòng hộ trên các bờ cát

Trang 40

bổ sung cho đất

- Vùng trung du, miền núi phía Bắc: Đậu tương và lạc là những cây công nghiệp ngắn ngày, ngoài giá trị về kinh tế còn có vai trò quan trọng trong việc cải tạo và bảo vệ đất trồng, do đó chúng là những cây trồng quan trọng trong việc xây

dựng hệ thống nông nghiệp bền vững, đặc biệt là canh tác trên đất đốc Vì vậy,

nhiều tác giả đã nghiên cứu vai trò của cây đậu tương và cây lạc trong cơ câu cây trồng ở vùng trung du, mién nui phia Bac

Trồng xen đậu tương với cây ăn quả ở giai đoạn cây chưa khép tán đã mang lại

hiểu quả kinh tế và cải tạo đất rõ rệt Việc trồng xen đậu tương với xoài đã nâng cao

khả năng giữ âm của đất, hạn chế sự phát triển của cỏ đại, làm tăng sinh trưởng của xoài và tăng thu nhập của người nông dân, đáp ứng được nhu cầu lấy ngắn nuôi dài

- Vùng Tây Nguyên: Các chương trình của Nhà nước về Tây Nguyên đã cơ bản xác định được các tài nguyên thiên nhiên, kinh tế - xã hội của Tây Nguyên;

đồng thời đã thực hiện được nhiều cuộc điều tra, đánh giá và các nghiên cứu, thí

nghiệm về nông lâm nghiệp Tây Nguyên

- Nguyễn Duy Tính (1995) [38] tiến hành đề tài KN - 01 - 16 Tác giả cũng

nghiên cứu các công thức luân canh chủ yếu hiện nay trên đất bãi triều ngoài đê, trong đồng đưa ra 1 số công thức có hiệu quả Vùng trũng (Lúa chiêm Xuân - Cá - Thả vịt đẻ, Cá - Cây ăn quả: Chuối, nhãn, vải) Đây là công trình nghiên cứu khá điển hình và toàn diện cả về nội dung phương pháp

- Lê Thế Hoàng (1995) [14], khi nghiên cứu chuyền đổi cơ cấu cây trồng trên

địa bàn huyện Việt Yên tỉnh Hà Bắc đã đề nghị: Trên đất lúa các công thức luân

canh có hiệu quả cao là: Lúa Xuân - Lúa Mùa - Đậu Cô bơ; Lúa Xuân - Lúa Mùa -

Bí xanh; Lúa Xuân - Lúa Mùa - Khoai tây; Lúa Xuân - Lúa Mùa - Khoai lang; Lúa Xuân - Lúa Mùa - Cà chua Trên đất bạc màu, tác giả đề nghị các công thức: Lạc Xuân - Đậu tương Hè thu - Bí ngô Nhật Bản; Lạc Xuân - Đậu tương Hè thu - Dưa chuột Đông; Lạc Xuân - Đậu tương Hè thu - Rau ăn lá Như vậy trong các công thức luân canh thay đổi chính là các cây trồng vụ Đông khác nhau

Ngày đăng: 09/08/2014, 19:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN