PHƯƠNG PHÁP ĐO VÀ THỬ BỨC XẠ ĐỂ ĐẢM BẢO TƯƠNG THÍCH ĐIỆN TỪ(EMC) TRONG THIẾT BỊ VÔ TUYẾN

43 1.4K 9
PHƯƠNG PHÁP ĐO VÀ THỬ BỨC XẠ ĐỂ ĐẢM BẢO TƯƠNG THÍCH ĐIỆN TỪ(EMC) TRONG THIẾT BỊ VÔ TUYẾN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHƯƠNG PHÁP ĐO VÀ THỬ BỨC XẠ ĐỂ ĐẢM BẢO TƯƠNG THÍCH ĐIỆN TỪ(EMC) TRONG THIẾT BỊ VÔ TUYẾN Tần phổ của sóng điện từ là một tài nguyên quan trọng có giá trị xã hội, kinh tế và quốc phòng. Sự phát triển không ngừng các phương tiện truyền tin ở nước ta cũng như trên thế giới đã dẫn đến sự chật chội về phổ tần.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TIỂU LUẬN MÔN: TƯƠNG THÍCH ĐIỆN TỪ (EMC) VÀ CÁC HỆ ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI: PHƯƠNG PHÁP ĐO VÀ THỬ BỨC XẠ ĐỂ ĐẢM BẢO TƯƠNG THÍCH ĐIỆN TỪ(EMC) TRONG THIẾT BỊ VÔ TUYẾN GVHD : PGS.TS TĂNG TẤN CHIẾN HVTH : NGUYỄN XUÂN TÙNG LỚP : KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ KHÓA : K25 (2012-2014) Đà Nẵng, tháng 11/2013 LỜI MỞ ĐẦU Tần phổ của sóng điện từ là một tài nguyên quan trọng có giá trị xã hội, kinh tế và quốc phòng. Sự phát triển không ngừng các phương tiện truyền tin ở nước ta cũng như trên thế giới đã dẫn đến sự chật chội về phổ tần. Mọi việc sử dụng các tần số cũng như chế tạo các thiết bị vô tuyến điện tử phải dựa trên cơ sở khoa học, tức là phải đảm bảo sự tương thích điện từ EMC. Rất nhiều nước đã ban hành tiêu chuẩn EMC quốc gia, tất cả các nhà sản xuất thiết bị điện và điện tử phải đảm bảo sản phẩm của họ phù hợp với tiêu chuẩn EMC. Uỷ ban Tư vấn quốc tế về Thông tin vô tuyến CCIR chia dải tần phổ từ 10kHz đến 275GHz ra 38 băng tần dùng cho thông tin trên mặt đất và vũ trụ cho các khu vực lãnh thổ khác nhau. Ngoài ra CCIR còn khuyến nghị kỹ thuật về vấn đề quy hoạch và sử dụng có hiệu quả phổ của trang thiết bị vô tuyến điện và tính tương thích của từng loại phương tiện. Hiện nay, phần lớn các phương tiện vô tuyến điện bức xạ trên tần phổ thấp hơn 11GHz. Các phương tiện này là thiết bị dẫn đường, ra đa và các thiết bị công nghiệp khác. Điều này xác định xác suất lớn nhất của các can nhiễu có hại lên một thiết bị vô tuyến điện. Thí dụ, một trạm rađa có công suất bức xạ xung lên tới 10 12 W gây ra công suất can nhiễu cho ở nơi rất xa hàng trăm km. Đặc biệt, đối với các thiết bị vô tuyến điện đặt trong không gian nhỏ như trong con tàu vệ tinh hoặc phòng thí nghiệm vũ trụ v.v việc đảm bảo tính tương thích điện từ EMC cho chúng là vấn đề phức tạp. CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ TƯƠNG THÍCH ĐIỆN TỪ 1.1.Tương thích điện từ là gì ? EMC: Electromagnetic Compatibility Tương thích điện từ là một khoa học chỉ rõ đặc tính mà những thiết bị điện, điện tử, tin học có được khi chúng vận hành tốt trong môi trường có sự hiện diện của các thiết bị khác hoặc có tín hiệu nhiễu từ môi trường xung quanh chúng tác động vào. Để thực hiện được điều này, ta phải dùng một kỹ thuật như là một phương tiện cho phép tránh những hiệu ứng không mong muốn mà nhiễu có thể gây ra. Khoa học về tương thích điện từ cũng chỉ rõ toàn bộ các kỹ thuật dùng để xử lý các đặc tính trên. Theo quy định chung, tính tương thích điện từ EMC được hiểu là: Đối với bất kỳ thiết bị vô tuyến điện tử nào đều phải: 1. Không được gây ra can nhiễu vượt quá mức độ cho phép đối với sự hoạt động bình thường của thiết bị vô tuyến điện tử khác. 2. Bản thân thiết bị đó phải làm việc bình thường khi các nguồn tín hiệu khác đã làm việc. * Có thể định nghĩa 3 kiểu cơ sở trong việc tác động qua lại giữa các hệ thống • Hiệu ứng do thiết bị này sinh ra tác động lên thiết bị khác, hiện tượng giao thoa bên trong cùng một hệ thống. • Hiệu ứng do môi trường xung quanh sinh ra tác động lên thiết bị • Hiệu ứng do thiết bị sinh ra tác động lên môi trường * Lĩnh vực EMC bao gồm những vấn đề sau: • Phân tích cơ học cho ra những hiệu ứng nhiễu • Nghiên cứu sự truyền của nhiễu do bức xạ hoặc truyền dọc theo các đường dây kim loại nối với các thiết bị • Định nghĩa các kiểu ghép khác nhau giữa các hệ thống điện, điện tử, tin học • Xác định các điều kiện đối với các kiểu ghép • Đánh giá những hậu quả thực tế của nhiễu khi thiết bị vận hành • Dự đoán những tình huống xảy ra nhiễu, trong đó một số thiết bị sẽ không vận hành đúng theo chuẩn • Sự lọc nhiễu tần số hoặc thời gian • Những phương tiện cho phép các thiết bị hoạt động không bị ảnh hưởng của nhiễu • Tổng hợp những thiết bị dễ bị ảnh hưởng của nhiễu • Thiết lập các tiêu chuẩn để đưa ra các giá trị giới hạn có thể chấp nhận được đối với máy phát và máy thu. Như vậy mục đích của EMC là mang lại sự tương thích về hoạt động của một hệ thống nhạy cảm với môi trường trường điện từ của nó, các hiện tượng nhiễu loạn có thể sinh ra từ hệ thống, một phần của hệ thống hoặc bởi từ các nguồn bên ngoài. * Phân tích các nguồn nhiễu Trong lĩnh vực EMC, hai phần tử đóng vai trò chính là nguồn gây nhiễu và hệ thống bị nhiễu. Phương tiện giao tiếp giữa chúng là đường ghép bởi hai kiểu ghép: • Ghép bởi đường dẫn Nhiễu sinh ra trong kiểu ghép này được gọi là nhiễu dẫn. Đường ghép có thể là tiếp xúc trực tiếp, hoặc dung kháng bởi điện trường, hoặc cảm kháng bởi từ trường. • Ghép bởi bức xạ Nhiễu sinh ra trong kiểu ghép này được gọi là nhiễu bức xạ. Nhiễu thâm nhập vào hệ thống bởi hiệu ứng đồng thời của điện trường và từ trường dưới dạng sóng điện từ truyền trong không gian. Can nhiễu có thể phân ra: can nhiễu thiên nhiên và can nhiễu công nghiệp. • Can nhiễu thiên nhiên là can nhiễu phóng điện khí quyển, tạp âm vũ trụ bức xạ mặt trời mặt trăng. • Can nhiễu công nghiệp có loại có phổ như tia lửa điện, phóng điện hồ quang. Can nhiễu công nghiệp có phổ hẹp do các thiết bị vô tuyến điện bức xạ ra. Sự bức xạ ra này còn chia ra bức xạ chính (còn gọi là bức xạ cơ sở) và bức xạ phụ. Bức xạ chính đảm bảo cho thiết bị này hoạt động bình thường và nằm trong dải tần công tác. Bức xạ phụ lại phân chia ra: bức xạ ngoài băng (phụ thuộc vào quá trình điều chế sóng) và bức xạ phụ nằm rất xa băng tần công tác (là bức xạ của các sóng hài) Can nhiễu có dạng xung và dạng sóng liên tục. Can nhiễu có thể là can nhiễu ngoài, tác động qua các anten từ các nguồn đặt ở xa. Can nhiễu có thể là can nhiễu nội từ các nguồn rất gần (như trên đường thông tin vô tuyến chuyển tiếp), can nhiễu nội do các luồng (trunk) siêu cao tần lân cận gây ra. Tiếp theo, ta còn cần phân biệt các can nhiễu do các phương tiện vô tuyến điện từ cùng công tác trong dải tần chung với các can nhiễu giữa các phương tiện công tác trong các dải tần khác nhau. Để chống lại các can nhiễu thứ nhất ta cải thiện các bộ lọc hay che chắn tốt. Muốn giảm bớt can nhiễu này, ta cũng cần giảm bớt độ nhạy của máy thu hoặc dùng tín hiệu đặc biệt có tác dụng giảm nhiễu điều chế vào sóng bức xạ. 1.2.Các đại lượng điện từ Cơ cấu ghép và bản chất của tín hiệu nhiễu xác định các đại lượng vật lý đo và đơn vị sử dụng. Nhiễu do bức xạ Nhiễu do bức xạ thường được gọi là nhiễu bức xạ và được đặc trưng bằng một điểm, trường điện từ được xác định như sau: • Một thành phần điện trường E • Một thành phần từ trường H Hoặc tùy trường hợp, bởi một công suất bề mặt dP( mật độ bề mặt của công suất bức xạ) Trong trường hợp một sóng phẳng, E thẳng góc với H và có quan hệ: E =120πH Đối với các tần số nhỏ hơn 30MHz, khi thực hành đo nhiễu bức xạ, cần phải đo các thành phần từ trường và điện trường vì chúng không kiểm tra các điều kiện của sóng phẳng. Tuy nhiên, tốt hơn là đặc trưng thành phần từ trường bởi vì việc đo nó là ổn định hơn và dễ thực hiện hơn là đo thành phần điện trường. Như vậy, để đo lường trong lĩnh vực vô tuyến điện, Ủy ban tư vấn quốc tế về thông tin vô tuyến đã khuyến nghị đo thành phần từ trường nhưng biểu thị từ trường bằng giá trị điện trường tương đương mà ta có bằng sóng phẳng. 1.3.Các phương pháp nhận dạng nhiễu Để có thể nhận dạng nhiễu, cần có những biện pháp đánh giá sự lấn phổ của nhiễu. Trong thực tế, các tín hiệu nhiễu có thể tác động mạnh theo các cách khác nhau tùy theo tín hiệu dải rộng hoặc dải hẹp. Một thiết bị gây nhiễu hình sin có thể không ảnh hưởng đến hoạt động của một hệ thống truyền, nếu tần số của thiết bị này nằm ngoài dải có ích của hệ thống, nhưng nếu tín hiệu nhiễu là loại dải rộng và bao phủ luôn dải có ích thì chất lượng truyền của hệ thống có thể bị thoái biến. Để đặc tính hóa sự lấn lên phổ một cách tốt nhất và bản chất của tín hiệu nhiễu phân tích, ta có thể dùng nhiều phương pháp khác nhau nhờ một máy thu đo lường hoặc một máy phân tích phổ. 1.4.Nguyên tắc đảm bảo tương thích điện từ trong thiết bị vô tuyến Khi ta cần đồng thời triển khai nhiều phương tiện vô tuyến khác chủng loại nhưng chung một dải tần công tác thì ta phải đặt các thiết bị với khoảng cách không gian đủ xa. Trong không gian này, mỗi thiết bị chiếm một không gian bức xạ tương ứng với công suất máy phát xạ, dải tần suất và tính phương hướng của anten, điều kiện truyền sóng v.v Hình 1-Không gian bức xạ Trong không gian bức xạ (hình 1) hệ thống thông tin được đặc trưng bằng công suất phát xạ Pph, băng tần Df, tần xuất fx, đồng thời có các nhiễu Pi, fi ảnh hưởng đến anten thu. Về phía thu, không gian thu sóng phụ thuộc vào đặc tính của anten thu và độ nhạy thu. Giả thiết máy thu làm việc bình thường với mức can nhiễu cho phép là Pcp ta có thể tính ra khoảng cách giữa 2 thiết bị dùng chung tần suất. Nhưng thực tế xác định được khoảng cách này rất phức tạp với lý do sau: 1. Địa hình mặt đất rất phức tạp 2. Công suất nguồn gây can nhiễu có thể đến anten thu theo sóng trực tiếp, sóng phản xạ, sóng nhiễu xạ, sóng siêu khúc xạ Nếu muốn xác định trường bị ảnh hưởng can nhiễu, ta cần xét trường do nguồn nhiễu đó bức xạ trong thời gian truyền sóng tốt nhất (vào mùa hè). 3. Anten có tính phương hướng nên khi tính toán Pcp phải xét đến hệ số tăng ích G(q) của anten. Hình 2 là đường biểu diễn cường độ hướng cho phép Pcp trong toạ độ cực trên mặt đất. Trên hình có 2 mức can nhiễu cho phép với Pcp2>>Pcp1. Rõ ràng trong đường cong Pcp1, ta không thể đặt một máy thu nào cho phép làm việc với mức can nhiễu lớn hơn hay bằng mức Pcp1. Cũng cần nói thêm, trên địa hình cụ thể đường cong hình 2 còn thay đổi do tác dụng che chắn của vật chướng ngại hoặc toà nhà cao tầng. Hình 2-Đường biểu diễn cường độ hướng cho phép Pcp trong toạ độ cực 1.5.Vấn đề quản lý tính tương thích điện từ (EMC) Trong Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 07/06/2002, điều 69, mục 3 đã nói rõ về quản lý tương thích điện từ. Nhà nước Việt Nam rất coi trọng việc sử dụng và quản lý tài nguyên tần phổ sóng điện từ trên con đường công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Ở các nước phát triển, việc quản lý tương thích điện từ được quy định rõ ràng. Các nhà sản xuất thiết bị điện và điện từ phải đảm bảo các sản phẩm của họ thoả mãn những yêu cầu về tiêu chuẩn EMC của nước mà từ nước này các sản phẩm được xuất đi. Đây là biểu thị trách nhiệm của nhà sản xuất đối với thị trường. Tại thị trường chung châu Âu EEC và EFTA, nếu một loại sản phẩm nào bị chê trách về tiêu chí chất lượng EMC thì sản phẩm đó bị loại khỏi thị trường. Để có sự chấp thuận phù hợp với tiêu chí EMC, sản phẩm được cơ quan có thẩm quyền kiểm nghiệm và cấp chứng chỉ về đo thử kiểm nghiệm có 2 nội dung: - Đo thử sự phát xạ (emissions) - Đo thử sự vượt nhiễu (Immunity) 1. Thử sự phát xạ như sơ đồ hình 3a. Sóng điện từ EM do bản thân thiết bị cần đo thử qua dây cáp nối tín hiệu hoặc dây cấp nguồn bức xạ ra không gian. Các nhiễu này thường là nhiễu liên tục 2. Thử sự vượt nhiễu: Sơ đồ đo như hình 3b. Trong đó thiết bị cần đo, chịu tác động có sóng chấn tử do một nguồn tạo sóng phát ra. Hình 3-Đo phát xạ và vượt nhiễu Trước kia, các quy định EMC chỉ quan tâm đến sự phát xạ điện từ, vì nó là nguồn gốc gây ra các vấn đề can nhiễu. Tuy nhiên gần đây các nhà lập pháp về EMC chú ý tới hầu hết các vấn đề của tính vượt nhiễu dù do các hiện tượng quá độ dòng điện và điện áp, hiện tượng phóng điện tự nhiên (xung sét). Tuy nhiên, không có mức chính xác của “tính vượt nhiễu” để cho biết là bị hỏng hoặc vẫn bình thường. * Biện pháp chung cải thiện tính tương thích điện từ Vấn đề tương thích điện từ đã được đặt ra từ đầu thế kỷ 20. Ngoài việc tiếp tục chinh phục dải tần ngày càng cao như đã làm trong các thập kỷ của thế kỷ 20 vừa qua, hiện nay EMC vẫn đặt ra cho chúng ta các bài toán cần tiếp tục giải quyết. Đó là: 1. Hoàn thiện phương pháp sử dụng một cách tiết kiệm các băng tần. Người ta thường áp dụng: - Nâng cao độ ổn định tần số của nguồn phát xạ. - Giảm thiểu cường độ bức xạ ngoài băng và bức xạ phụ 2. Đặc tính hóa nguồn nhiễu và xác định các trường nhiễu mà nguồn có thể bức xạ. Hoàn thiện phương pháp giảm nguồn nhiễu ngay tại nơi chúng xuất hiện. Chúng ta cần tiếp tục: - Cải thiện đặc tính các bộ lọc dùng thạch anh và ống dẫn sóng. - Bọc chắn trường điện từ can nhiễu và nối đất tốt. Hình 4. Máy đo EMC Ngoài ra bằng máy tính điện tử thành lập “phương pháp mô hình hoá môi trường điện từ” có xét tới các thiết bị điện từ cụ thể. Máy tính có thể đưa ra các tham số (có xét tới độ bất ổn định) của máy thu, máy phát và anten. Mô hình hoá có thể đưa ra các khuyến nghị giảm nhỏ các nguy hại của can nhiễu trên các thiết bị cụ thể. CHƯƠNG 2: THỰC HIỆN ĐO VÀ THỬ BỨC XẠ 2.1.Đo và thử trong phòng thí nghiệm Các phép đo và thử được thực hiện với các công cụ mô phỏng và phân tích chủ yếu là máy tính. Trước tiên, hệ thống được chia thành các cụm nhỏ để thử tính tự tương thích rồi sau đó các cụm máy mới kết hợp thành hệ thống Nếu phân tích mô phỏng được thực hiện trên PCB, liên quan đến trường bức xạ, kết quả sẽ không phản ánh trung thực như trường hợp nối cáp, đặc biệt sai khác khi môi trường xung quanh là kim loại. Điều này xảy ra khi xuất hiện các phần tử ký sinh mà thông thường các kỹ sư không biết, hay hiệu ứng điện dung giữa PCB và khung kim loại Mô phỏng theo miền thời gian sẽ tối ưu tính toàn vẹn cho tín hiệu trong mạch số về chức năng tuy nhiên nỗ lực mô phỏng phát xạ một PCB vận hành với hàng ngàn chuyển mạch đồng thời trên một phiến không hề dễ dàng và gần như không thể đạt được. 10 Thực hiện kiểm tra phát xạ sơ bộ bằng mô phỏng trên máy tính Tiến hành phân tích ban đầu (chưa đầy đủ tính năng) Bức xạ phát xạ ( >30MHz) Bức xạ tần số thấp (150KHz – 30MHz) Kiểm tra để xác nhận lượng phát xạ và tiến hành khắc phục Tiếp tục đo kiểm tra (nếu cần) Kiểm tra để xác nhận lượng phát xạ đã được khắc phục Hoàn thành kiểm tra sơ bộ về đầy đủ chức năng của EUT [...]... miễn nhiễm của thiết bị điện và 3:2009 4-3: Phương pháp điện tử đối với năng lượng phát đo và thử - Miễn xạ điện từ Tiêu chuẩn này thiết nhiễm đối với lập các mức thử và các quy trình nhiễu phát xạ tần thử cần thiết số vô tuyến Tiêu chuẩn này thiết lập một chuẩn chung để đánh giá khả năng miễn nhiễm của thiết bị điện và điện tử khi chịu ảnh hưởng của trường điện từ phát xạ tần số vô tuyến Tiêu chuẩn... thiết bị đo bản, quy định các đặc tính và tính 1:2008 và phương pháp năng của thiết bị dùng để đo điện đo nhiễu và miễn áp, dòng điện và trường của nhiễm tần số nhiễu tần số rađiô trong dải tần 9 rađiô Phần 1-1: kHz đến 18 GHz Thiết bị đo nhiễu và miễn nhiễm tần số rađiô Thiết bị đo 16 TCVN Yêu cầu kỹ thuật Tiêu chuẩn này là tiêu chuẩn cơ 6989-1- đối với thiết bị đo bản quy định các đặc điểm và 3:2008 và. .. máy điện và các khu công nghiệp; - Các trạm biến thế trung áp và cao áp 7 TCVN Tương thích điện Tiêu chuẩn này quy định các 8241-4- từ (EMC) - Phần phương pháp thử miễn nhiễm và 11:2009 4-11: Phương các mức thử khuyến nghị cho pháp đo và thử - thiết bị điện và điện tử nối với Miễn nhiễm đối nguồn điện hạ áp có các hiện với các hiện tượng sụt áp, gián đo n ngắn và tượng sụt áp, gián biến đổi điện áp đo n... TCVN Tương thích điện Tiêu chuẩn này quy định phương 7909-1- từ (EMC) Phần pháp luận để đạt được an toàn 2:2008 1-2: Quy định chức năng liên quan đến hiện chung Phương tượng điện từ (EM) của thiết bị pháp luận để đạt điện và điện tử: thiết bị, hệ thống, được an toàn trạm lắp đặt, khi được lắp đặt và chức năng của sử dụng trong các điều kiện làm thiết bị điện và việc điện tử liên quan đến hiện tượng điện. .. bản quy định các phương pháp đo 4:2008 và phương pháp miễn nhiễm với các hiện tượng đo nhiễu và miễn EMC trong dải tần từ 9 kHz đến nhiễm tần số 18 GHz rađiô Phần 2-4: Phương pháp đo nhiễu và miễn nhiễm Đo miễn nhiễm 35 19 TCVN Thiết bị công Tiêu chuẩn này áp dụng cho 7189:200 nghệ thông tin thiết bị công nghệ thông tin 9 Đặc tính nhiễu (ITE) tần số vô tuyến Giới hạn và phương pháp đo Tiêu chuẩn này... có một điện trở 470 k Ω tại mỗi đầu để phòng ngừa sự tích điện Hình 10- Cấu hình phép thử sau khi lắp đặt của thiết bị đặt sàn nhà 3 3 Thực hiện phép đo và thử Thực hiện phép thử bằng cách phóng điện trực tiếp và phóng điện gián tiếp vào EUT theo một kế hoạch thử Kế hoạch thử bao gồm: - Các điều kiện làm việc đặc trưng của EUT; - Thực hiện phép thử đối với EUT như thiết bị để bàn hay thiết bị đặt sàn... phương pháp đo và tiêu chuẩn hoá các điều kiện làm việc cũng như thể hiện các kết quả 20 QCVN Quy chuẩn kỹ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này 18:2010/ thuật quốc gia về quy định các yêu cầu kỹ thuật về BTTTT tương thích điện tương thích điện từ (EMC) đối từ đối với thiết bị với các thiết bị thông tin vô tuyến thông tin vô điện làm việc trong dải tần từ 9 tuyến điện kHz đến 3000 GHz và bất kỳ thiết bị phụ trợ... lượng RF vào và ra cùng một sản phẩm Giải quyết một vấn đề sẽ ngăn chặn vấn đề kia nảy sinh Kiểm tra vượt nhiễu thường dễ hơn so với kiểm tra phát xạ tuy nhiên nó đòi hỏi công cụ đo và môi trường đo đặc biệt 16 CHƯƠNG 3: ĐO VÀ THỬ TƯƠNG THÍCH ĐIỆN TỪ TRONG TRƯỜNG HỢP PHÓNG TĨNH ĐIỆN 3 1 Đối tượng đo Thiết bị điện, điện tử đối với hiện tượng phóng tĩnh điện trực tiếp từ người khai thác sử dụng và từ các... đánh Các mức thử khác nhau áp dụng đối với môi 29 trường và các điều kiện lắp đặt khác nhau Các yêu cầu này áp dụng cho thiết bị điện và điện tử Mục đích của tiêu chuẩn này là thiết lập một chuẩn chung để đánh giá khả năng miễn nhiễm của thiết bị điện, điện tử khi thiết bị chịu tác động của các nguồn nhiễu 5 TCVN Tương thích điện Tiêu chuẩn này quy định phương 8241-4- từ (EMC) - Phần pháp thử khả năng... chuẩn chung để đánh giá miễn nhiễm về chức năng của thiết bị điện và điện tử đối với các nhiễu dẫn tần số vô tuyến 6 TCVN Tương thích điện Tiêu chuẩn này quy định các yêu 8241-4- từ (EMC) - Phần cầu về miễn nhiễm của các thiết 8:2009 4-8: Phương pháp bị điện, điện tử dưới điều kiện 30 đo và thử - Miễn làm việc đối với nhiễu từ tần số nhiễm đối với từ nguồn tại: trường tần số - Các khu vực dân cư và thương . GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TIỂU LUẬN MÔN: TƯƠNG THÍCH ĐIỆN TỪ (EMC) VÀ CÁC HỆ ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI: PHƯƠNG PHÁP ĐO VÀ THỬ BỨC XẠ ĐỂ ĐẢM BẢO TƯƠNG THÍCH ĐIỆN TỪ(EMC) TRONG THIẾT BỊ VÔ TUYẾN . điện bức xạ ra. Sự bức xạ ra này còn chia ra bức xạ chính (còn gọi là bức xạ cơ sở) và bức xạ phụ. Bức xạ chính đảm bảo cho thiết bị này hoạt động bình thường và nằm trong dải tần công tác. Bức. kiểm tra phát xạ tuy nhiên nó đòi hỏi công cụ đo và môi trường đo đặc biệt 16 CHƯƠNG 3: ĐO VÀ THỬ TƯƠNG THÍCH ĐIỆN TỪ TRONG TRƯỜNG HỢP PHÓNG TĨNH ĐIỆN 3 1Đối tượng đo Thiết bị điện, điện tử đối

Ngày đăng: 09/08/2014, 15:58

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ TƯƠNG THÍCH ĐIỆN TỪ

    • * Phân tích các nguồn nhiễu

    • * Biện pháp chung cải thiện tính tương thích điện từ

    • 4.2. Tình hình đối tượng tiêu chuẩn hóa trong và ngoài nước

      • 4.2.1 Tình hình đối tượng tiêu chuẩn hóa trong nước

      • 4.2.2 Tình hình đối tượng tiêu chuẩn hóa quốc tế

        • * Các tiêu chuẩn của ITU

        • *Tiêu chuẩn IEC

        • MỤC LỤC Trang

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan