4.2 .Tình hình đối tượng tiêu chuẩn hóa trong và ngồi nước
4.2.2 .Tình hình đối tượng tiêu chuẩn hóa quốc tế
* Các tiêu chuẩn của ITU
Trong khoảng thời gian từ năm 1996 đến năm 2003, Nhóm nghiên cứu 1 (SG1- Study Group 1) của ITU-R đã thực hiện xây dựng mới hoặc điều chỉnh các khuyến nghị liên quan đến phát xạ không mong muốn. Các lĩnh vực và tham số liên quan bao gồm:
+ Định nghĩa phát xạ ngoài băng, phát xạ giả;
+ Định nghĩa miền phát xạ ngoài băng, miền phát xạ giả;
+ Mức phát xạ giả và phát xạ ngoài băng lớn nhất được phép phát;
+ Phương pháp xác định ranh giới giữa miền phát xạ ngoài băng và miền phát xạ giả;
+ Định nghĩa và phương pháp xác định băng thông cần thiết đối với các phương thức kĩ thuật vô tuyến khác nhau.
*Tiêu chuẩn IEC
Liên quan đến hệ thống tiêu chuẩn hóa về tương thích điện từ trên thế giới, hệ thống tiêu chuẩn của Ủy ban Kỹ thuật điện Quốc tế (International Electrotechnical Commission – IEC) vẫn được coi là chuẩn nhất và đầy đủ nhất, đồng thời hệ thống tiêu chuẩn này vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện. Hầu hết các nước trên thế giới đều tuân theo các tiêu chuẩn này. Các tài liệu của IEC được chia thành 2 nhóm chính:
- Các tiêu chuẩn tương thích điện từ cơ bản: Các tiêu chuẩn cơ bản của IEC quy định các điều kiện hoặc các nguyên tắc chung để đạt được sự tương thích điện từ. Các tiêu chuẩn này được bao gồm trong các bộ tiêu chuẩn IEC 61000 hoặc CISPR 16.
- Các tiêu chuẩn áp dụng cho các sản phẩm: Chúng có thể là các tiêu chuẩn tương thích điện từ chung hoặc tiêu chuẩn tương thích điện từ cho một sản phẩm cụ thể, đó là các nguyên tắc áp dụng các tiêu chuẩn cơ bản cụ thể.
* Cấu trúc của bộ tiêu chuẩn IEC 61000
Bộ tiêu chuẩn này gồm 9 phần, do hiện nay phần 7 và 8 vẫn còn để trống, nên cấu trúc hiện thời như sau:
Phần 1: Tổng quan
- Xem xét tổng quan (giới thiệu, nguyên tắc cơ bản, an toàn) - Các định nghĩa, thuật ngữ
Phần 2: Môi trường
- Mô tả môi trường - Phân loại mơi trường - Các mức độ tương thích
Phần 3: Giới hạn
- Các giới hạn phát xạ - Các giới hạn miễn nhiễm
Phần 4: Các kỹ thuật đo kiểm
- Các kỹ thuật đo (measurement) - Các kỹ thuật thử (testing)
Phần 5: Các hướng dẫn lắp đặt và giảm thiểu mức độ ảnh hưởng
- Các hướng dẫn lắp đặt
- Các biện pháp và thiết bị làm giảm ảnh hưởng
Phần 6: Các tiêu chuẩn chung Phần 9: Các nội dung khác
*Tiêu chuẩn CISPR
CISPR 16 gồm 14 tiêu chuẩn quy định thiết bị và các phương pháp đo nhiễu
và khả năng miễn nhiễm đối với chúng ở các tần số trên 9 kHz. CISPR 16-1 bao gồm 5 phần, quy định điện áp, dòng điện và dụng cụ đo trường cho các loại nhiễu băng rộng và hẹp ở các tần số này, bao gồm các đặc tính kỹ thuật cho thiết bị chuyên biệt cần để đo nhiễu liên tục.
CISPR 22 là tiêu chuẩn về họ sản phẩm của IEC. Tiêu chuẩn quốc tế CISPR 22 “Information technolory equipment - Radio disturbance characteristics - Limits and methods of measurement” được cập nhật năm 2006 đề cập cụ thể đến
giới hạn và phương pháp đo đặc tính nhiễu vơ tuyến của thiết bị công nghệ thông tin. Phiên bản này bao gồm phiên bản lần thứ 5 (2005) với sửa đổi, bổ sung lần 1 (2005) và sửa đổi, bổ sung lần 2 (3/2006). Phiên bản này ra đời cùng với việc huỷ bỏ và thay thế các phiên bản năm 1997. Trong đó đã sửa đổi và bổ sung nhiều nội dung mới so với các phiên bản cũ.
CÁC THUẬT NGỮ VÀ CHỮ VIẾT TẮT
RF (radio-frequency): tần số vô tuyến
EMC (Electromagnetic compatibility) : Tương thích điện từ
FCC (Federal Communications Commission): Ủy ban truyền thông liên bang EMI (Electromagnetic interference): Nhiễu điện từ
CE (Conformity European): chuẩn châu Âu ESD ( Electrostatic Discharge):Phóng tĩnh điện. EUT (equipment under test): Thiết bị được kiểm tra.
*Mặt đất chuẩn
Mặt đất chuẩn là một mặt phẳng dẫn điện mà thế năng của nó được sử dụng như một chuẩn chung.
*Mặt phẳng ghép
Mặt phẳng ghép là một tấm hoặc một miếng kim loại (để phóng điện vào đó) được sử dụng để mơ phỏng sự phóng tĩnh điện vào các đối tượng kề bên EUT.
HCP: mặt phẳng ghép ngang. VCP: mặt phẳng ghép đứng.
*Thời gian giữ
Thời gian giữ là khoảng thời gian, trong đó, mức giảm điện áp thử do dịng rị gây nên khơng lớn hơn 10% giá trị điện áp trước khi phóng điện.
*Phóng tĩnh điện (ESD)
Phóng tĩnh điện là sự truyền điện giữa các vật thể có thế năng tĩnh điện khác nhau ở gần nhau hoặc qua tiếp xúc trực tiếp.
*Miễn nhiễm (đối với nhiễu)
Miễn nhiễm là khả năng của một dụng cụ, thiết bị hoặc một hệ thống hoạt động không bị suy giảm chất lượng khi có nhiễu điện từ.
*Phương pháp phóng điện tiếp xúc
máy phát tín hiệu thử tiếp xúc với EUT và sự phóng điện được kích hoạt bằng cơng tắc phóng trong máy phát tín hiệu thử.
*Phương pháp phóng điện qua khơng khí
Phóng điện qua khơng khí là một phương pháp thử, trong đó điện cực phóng của máy phát tín hiệu thử được đặt gần EUT và sự phóng điện được kích hoạt bằng một tia lửa điện tới EUT.
*Tác động trực tiếp
Tác động trực tiếp là thực hiện phóng điện trực tiếp vào EUT.
*Tác động gián tiếp
Tác động gián tiếp là thực hiện phóng điện vào một mặt phẳng ghép được đặt gần EUT và mơ phỏng sự phóng điện từ cơ thể con người tới các đối tượng kề bên EUT.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Giáo trình mơn học Tương thích điện từ và các hệ định hướng PGS.TS Tăng Tấn Chiến - Đại Học Bách Khoa Đà Nẵng
2. IEC 60068-1: 1988, Environmental testing - Part 1:General and
guidance
3. IEC 60050(161):1990, International Electrotechnical Vocabulary (IEV) -
Chapter 161: Electromagnetic compatibility
4. TESTING FOR EMC COMPLIANCE- Approaches and Techniques MARK I. MONTROSE EDWARD M. NAKAUCHI- IEEE Electromagnetic Compatibility Society, Sponsor A JOHN ILEY & SONS, INC., PUBLICATION IEEE PRESS
5. Quy chuẩn quốc gia và quốc tế về tương thích điện từ trong thiết bị viễn thơng- Bộ thơng tin và truyền thông – Năm 2013
MỤC LỤC Trang
LỜI MỞ ĐẦU ………………………………………………………………..2
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ TƯƠNG THÍCH ĐIỆN TỪ …………....3
1.1.Tương thích điện từ là gì?........................................................................3
1.2.Các đại lượng điện từ…………………………………………………....5
1.3.Các phương pháp nhận dạng nhiễu……………………………………...6
1.4.Nguyên tắc đảm bảo tương thích điện từ trong thiết bị vơ tuyến….……6
1.5.Vấn đề quản lý tính tương thích điện từ (EMC)………………………...7
CHƯƠNG 2: THỰC HIỆN ĐO VÀ THỬ BỨC XẠ……………………10
2.1.Đo và thử trong phịng thí nghiệm……………………………………...10
2.2.Đo và thử thực tế………………………………………………………..11
2.3.Đo và thử các tiêu chuẩn chất lương EMC chuẩn………………………11
2.4.Nghiên cứu kỹ thuật trong phịng thí nghiệm……………...……………12
CHƯƠNG 3: ĐO VÀ THỬ TƯƠNG THÍCH ĐIỆN TỪ TRONG TRƯỜNG HỢP PHĨNG TĨNH ĐIỆN………………………………………………..17
3.1.Đối tượng đo…………………………………………………………….17
3.2.Các điều kiện cần thiết khi tiến hành đo và thử…………………………17
3.2.1.Các điều kiện chuẩn trong phịng thí nghiệm………………………17
3.2.2.Cấu hình để thực hiện phép thử trong phịng thí nghiệm…………..18
3.2.3.Cấu hình cho các phép thử sau khi lắp đặt………………………….21
3.3.Thực hiện phép đo và thử………………………………………….……..22
3.4.Xử lý kết quả đo………………………………………………………….25
CHƯƠNG 4: QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VÀ QUỐC TẾ VỀ TƯƠNG THÍCH ĐIỆN TỪ ĐỐI VỚI CÁC THIẾT BỊ VƠ TUYẾN……27
4.1.Cơ sở xây dựng tiêu chuẩn………………………………………….…….27
4.2.Tình hình đối tượng tiêu chuẩn hóa trong và ngồi nước...........................27
4.2.1.Tình hình đối tượng tiêu chuẩn hóa trong nước……………………...…27
4.2.2.Tình hình đối tượng tiêu chuẩn hóa quốc tế…………………………….37
CÁC THUẬT NGỮ VÀ CHỮ VIẾT TẮT…………………………………40