1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện marketing xúc tiến thương mại tại Cty Hóa dầu Petrolimex - 2 docx

31 249 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 204,67 KB

Nội dung

E= Mb x * C/100-Ig Trong đó : C:là tỷ lệ chiết khấu thương mại theo nhóm hàng . Ig:là chi phí thực hiện phương án xúc tiến thương mại -Những chỉ tiêu công nghệ : +Chỉ tiêu hiệu suất sức hút mặt hàng . Mật độ dòng khách (P) P= I x TSbh x 60 Trong đó : I:Cường độ dòng khách. Sbh:là diện tích bán hàng . T:chi phí thời gian trung bình cho một khách (phút) Thời gian : Ln Htg= Tn Trong đó: Htg: là hiệu suất sức hút thời gian . Ln: là số lượng khách vào cửa hàng trong 1 ngày Tn: là thời gian mở cửa hàng. -Mức tăng trưởng hiệu quả kinh tế trong thực hiện sức mua của khách hàng nhờ công nghệ xúc tiến thương mại (P) +Mật độ dòng khách (P) I x T P = Sbh x 60 Trong đó: I: Cường độ dòng khách Sbh: là diện tích bán hàng T: Chi phí thời gian trung bình cho một khách (phút) *Các chỉ tiêu định tính: -Tổ chức nhóm hội thảo dữ liệu về khách hàng sẽ cho thấy những khách hàng hưởng ứng chương trình và họ có hành vi như thế nào khi kết thúc chương trình xúc tiến thương mại. Để có thêm thông tin bổ sung công ty có thể tiến hành thăm dò dư luận khách hàng để tìm hiểu xem có nhiều người trong số họ nhớ đến chương trình xúc tiến thương mại? Họ nghĩ gì vào thời điểm đang triển khai chương trình, có nhiều khách hàng đã tận dụng được những lợi ích đã đề ra hay không? Chương trình xúc tiến thương mại đã ảnh hưởng như thế nào đến hành vi mua hàng và sau đó trong việc lựa chọn nhãn hiệu người cung ứng. -Tham khảo ý kiến các chuyên gia xem họ đánh giá như thế nào về chương trình xúc tiến thương mại. Chương II: Thực trạng hoạt động xúc tiến thương mại tại công ty hoá dầu Petrolimex I/Lịch sử hình thành, quá trình phát triển, chức năng và nhiệm vụ của công ty: 1-Quá trình hình thành, phát triển của công ty: Tổng công ty xăng dầu Việt nam (Petrolimex) là một trong tổng công ty mạnh của Việt nam trực thuộc Bộ thương mại, hoạt động kinh doanh xăng dầu lớn nhất nước ta. Với một hệ thống mạng lưới bao gồm 58 công ty và chi nhánh, Pêtrôlimex đã đáp ứng khoảng 70% nhu cầu thị trường xăng dầu cả nước. Trong đó công ty hoá dầu Petrolimex là một trong những công ty thành viên của Petrolimex có chức năng chính là kinh doanh các loại sản phẩm dầu mỡ nhờn và các loại sản phẩm dầu mỏ khác. Tiền thân của công ty là phòng kinh doang dầu mỡ nhờn của Petrolimex. Lúc này việc kinh doanh dầu mỡ nhờn chỉ là một bộ phận nhỏ doanh thu không đáng kể (chỉ bằng 3/5% doanh thu của các loại dầu sáng) và hơn nữa Petrolimex gần như chiếm độc quyền thị trường này. Cho tới năm 1991 đất nước ta bước vào một giai đoạn mới của thời kỳ chuyển đổi nền kinh tế. Nhu cầu về dầu mỡ nhờn tăng đột ngột, trong khi đó nguồn hàng từ các nước Đông Âu không còn nữa, Petrolimex đã mở rộng nguồn hàng, các mặt hàng kinh doanh được nhập từ nhiều nước như Anh, Pháp, Mỹ, Nhật Đây cũng là thời kỳ đầu phát triển của thị trường dầu mỡ nhờn. Trên thị trường đã xuất hiện nhiều hãng nổi tiếng trong và ngoài nước tham gia thị trường này như Castrol, BP, Shell, Vidamô. Mức độ cạnh tranh trên thị trường trở nên gay gắt. Trước tình hình như vậy, để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình đáp ứng một cách tốt hơn nhu cầu thị trường, vấn đề đặt ra đối với Petrolimex là cần phải có một công ty chuyên sản xuất kinh doanh sản phẩm dầu mỡ nhờn một cách có quy mô có hiệu quả. Ngày 1/9/1994, công ty dầu nhờn Petrolimex được thành lập theo quyết định số 745TM/TCCB của Bộ Thương Mại ngày 9/4/1994. Tên giao dịch: Petrolimex Lubricant Company (PLC). Trụ sở giao dịch: Số 1 Khâm Thiên- Hà Nội. Là một công ty chuyên doanh, hoạt động theo cơ chế thị trường với mức độ cạnh tranh cao, phạm vi hoạt động từ khâu sản xuất đến khâu phân phối sản phẩm nên thời gian đầu mới thành lập coong ty gặp rất nhiều khó khăn. Đến nay sau 5 năm không ngừng lớn mạnh cả về bề rộng, lẫn chiều sâu, từ chỗ chỉ sản xuất kinh doanh một mặt hàng, nay đã đa dạng hoá về chủng loại mặt hàng cũng như phương thức kinh doanh. Chính vì vậy, để đánh dấu và khẳng định một bước chuyển mới về chất trong quá trình phát triển của công ty Bộ Thương Mại đã quyết định số 1191/1998/QĐ/BTM để đổi tên công ty hoá dầu Petrolimex. PLC là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc tổng công ty xăng dầu Việt nam có tư cách pháp nhân hoạt động theo chế độ hạch toán độc lập với tổng số vốn điều lệ 52500 triệu đồng trong đó vốn cố định là 15000 triệu đồng. Qua hơn 6 năm hoạt động và phát triển công ty đã thiết lập một mạng lưới đại lý trải dài trên toàn quốc với 5 chi nhánh lớn được đặt tại Hà nội, Hải phòng, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Cần Thơ, xây dựng một hệ thống kho cảng, bến bãi, dây chuyền pha chế dầu nhờn công suất lớn đáp ứng khoảng trên 20% nhu cầu thị trường trong nước. Ngoài ra công ty còn đặc biệt chú ý mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế với nước ngoài. Hiện nay, công ty đại diện cho Petrolimex là một bên đối tác của liên doanh BP- Petko (liên doanh giữa hãng BP của vương quốc Anh và Petrolimex) cung cấp các sản phẩm dầu mỡ nhờn chất lượng cao cho thị trường, đồng thời với tư cách là thành viên thứ 27 của ELF LUB- Marine (Pháp), PLC đã cung cấp dầu nhờn hàng hải cho tầu biển trong và ngoài nước tại cảng Việt Nam. Cho tới nay,thời gian hoạt động phát triển chưa phải là dài, song PLC đã là một trong những công ty sản xuất, kinh doanh hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực dầu mỡ nhờn, nhựa đường, hoá chất và các sản phẩm dầu mỏ khác. 2-Chức năng và nhiệm vụ cơ bản của công ty: Theo nhiệm vụ và quyền hạn đã được ghi trong điều lệ công ty và mục tiêu kinh doanh của công ty đã đáp ứng đầy đủ kịp thời cả về số lượng và chất lượng , dịch vụ kỹ thuật cho mọi nhu cầu về dầu mỡ nhờn, các sản phẩm hoá dầu cho nghành kinh tế, sản xuất, an ninh quốc phòng trong cả nước, ta có thể khái quát các nhiệm vụ và chức năng của công ty như sau: -Xuất nhập khẩu và kinh doanh các loại dầu mỡ nhờn, các sản phẩm hoá dầu, vật tư trang thiết bị chuyên dùng cho xăng dầu, vận tải phục vụ công tác kinh doanh của công ty. -Tổ chức nghiên cứu, sản xuất, pha chế các loại dầu mỡ nhờn, các loại sản phẩm hoá dầu phục vụ cho nhu cầu kinh doanh. -Tổ chức dịch vụ kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng đối với khách hàng. -Chủ động xây dựng kế hoạch kinh doanh và các hoạt động khác của đơn vị và tổ chức thực hiện có hiệu quả các kế hoạch đó sau khi được tổng công ty duyệt. 3-Cơ cấu bộ máy tổ chức: Tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh của Công ty được thể hiện qua sơ đồ: BH 2.1. Bộ máy tổ chức của Công ty hoá dầu Petrolimex 3.1- Cơ cấu bộ máy tổ chức: Tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh của công ty được thể hiện qua sơ đồ BH 2-1: Bộ máy tổ chức của công ty hoá dầu Petrolimex *Văn phòng công ty: +Giám đốc là người có quyền quyết định mọi hoạt động công ty và là người phải chịu toàn bộ trách nhiệm trực tiếp trước nhà nước, Bộ thương mại và Tổng công ty về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. +Giúp việc cho giám đốc là các phó giám đốc, được giám đốc giao nhiệm vụ trực tiếp phụ trách một mảng hoặc một bộ phận hoạt động của công ty. +Các phòng ban: văn phòng công ty hoá dầu được tổ chức thành 6 phòng ban. -Phòng tổ chức hành chính: có nhiệm vụ sắp xếp và quản lý lao động nhằm sử dụng hợp lý và có hiệu quả lực lượng lao động cuả công ty. Nghiên cứu xây dựng các phương án nhằm thực hiện việc trả lương phân phối tiền lương, tiền thưởng hợp lý trình giám đốc. -Phòng kế toán tài chính: chức năng chủ yếu của phòng là khai thác mọi nguồn vốn nhằm đảm bảo mọi nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của công ty. Tham mưu cho giám đốc xét duyệt các phương án kinh doanh và phân phối thu nhập. Kiểm tra các số liệu thực tế, thủ tục cần thiết của toàn bộ chứng từ và việc thanh toán tiền hàng. Hướng dẫn các đơn vị mở sổ sách theo dõi tài sản hàng hóa, chi phí- xác định lỗ lãi, phân phối lãi của từng đơn vị. -Phòng kỹ thuật: làm các dịch vụ hoá nghiệm, dịch vụ kỹ thuật, xử lý hàng hoá kém phẩm chất, kiểm tra xét duyệt các luận chứng kinh tế- kỹ thuật, quyết toán xây dựng công trình. -Các phòng kinh doanh: tại công ty hiện nay có 3 phòng kinh doanh bao gồm: . Phòng kinh doanh dầu nhờn . Phòng kinh doanh nhựa đường . Phòng kinh doanh hoá chất Tương ứng với mỗi tên gọi của phòng là loại mặt hàng mà phòng đảm nhiệm phụ trách kinh doanh. Chức năng chính của phòng kinh doanh là: -Tìm kiếm khách hàng, ký kết hợp đồng kinh tế -Tìm hiểu, điều tra thị trường, xây dựng phương án sản xuất kinh doanh và các biện pháp thực hiện trình giám đốc. -Xác định lượng hàng nhập khẩu, mở L/C để thanh toán. Ngoài ra, phòng kinh doanh dầu mỡ nhờn còn đảm nhiệm việc vận tải, thực hiện vận tải xuất khẩu, điều hành hoạt động từ xuất khẩu, sản xuất đến tái sản xuất, xây dựng giá thành sản phẩm chỉ đạo kinh doanh của các chi nhánh, cơ sở. *Các công ty trực thuộc công ty: -Chi nhánh dầu nhờn thành phố Hồ Chí Minh là đơn vỉtực thuộc lớn nhất của công ty, Tại chi nhánh này công ty có hệ thống kho cảng làm nhiệm vụ tiếp nhận nguồn hàng nhập khẩu của công ty, có một dây chuyền công nghệ pha chế dầu nhờn với công suất 25000 tấn/năm và dây chuyền công nghệ sản xuất hệ thông bốn bể tồn chứa và cung cấp nhựa đường lỏng với sức chứa 6000 m3. Chi nhánh dầu nhờn thành phố Hồ Chí Minh với nhiệm vụ tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh theo nhiệm vụ do công ty giao cho trên địa bàntừ tỉnh Khánh Hoà đến Mũi Cà Mau. -Chi nhánh dầu nhờn Đà Nẵng: có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động kinh doanh của công ty dầu nhờn tại các tỉnh thuộc khu vực miền Trung có hệ thống kho bãi cảng biển tiếp nhận dầu nhờn, nhựa đường phuy. -Chi nhánh dầu nhờn Hải Phòng có dây chuyền công nghệ tiếp nhận nhựa đường lỏng, hoá chất. Nơi đây là đầu mối nhập khẩu trực tiếp và tiếp nhận nguồn hàng pha chế từ thành phố Hồ Chí Minh bảo đảm nhiệm vụ kinh doanh cho công ty tại các tỉnh phía Bắc thuộc khu vực phia duyên hải từ Quảng Ninh đến Nghệ Tĩnh. -Chi nhánh dầu nhờn Cần Thơ: có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động kinh doanh của công ty tại các tỉnh thuộc khu vực Cần Thơ, có hệ thống kho bãi cảng biển tiếp nhận dầu nhờn và nhựa đường phuy. -Xí nghiệp dầu nhờn Hà Nội với hệ thống kho bãi để tiếp nhận nguồn hàng, xí nghiệp dầu nhờn Hà Nội có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động kinh doanh của công ty tại thành phố Hà Nội và một số tỉnh biên giới phía Bắc từ Lạng Sơn đến Lai Châu. *Hệ thống đại lý: Ngoài các chi nhánh trực thuộc công ty nói trên, công ty dầu nhờn Petrolimex còn có hệ thống mạng lưới các đại lý từ phía Bắc tới Nam. Có được như vậy là do 57 công ty và chi nhánh xăng dầu thuộc tổng công ty xăng dầu trên khắp cả nước làm tổng đại lý cho công ty, ngoài ra công ty còn có một cửa hàng chuyên danh tại Hà Nội. 3.2-Cơ cấu lao động: Nguồn nhân lực là đội ngũ những người tạo ra sản phẩm một cách trực tiếp và gián tiếp. Sử dụng nguồn nhân lực như thế nào trong kinh doanh, đó là điều trăn trở không phải của riêng một doanh nghiệp nào. Có thể,nói chính sách sử dụng nguồn nhân lực của doanh nghiệp là một trong yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Vì vậy mà công ty đặc biệt quan tâm đến vấn đề này. Đặc biệt là công tác chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. Hàng năm công ty còn tổ chức những lớp bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên. Công ty hoá dầu là công ty mới được thành lập, do vậy sự phát triển lực lượng lao động là chưa ổn định, tốc độ phát triển trong hai năm đầu là khá cao. Chỉ tiêu 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Số lao động (người) 241 312 416 493 512 556 574 578 Tỷ lệ tăng (%) - 29,5 33,3 18,5 3,8 8,5 3,2 3,4 BH 2-2: Cơ cấu lao động của công ty hoá dầu Petrolimex +Trình độ trên đại học có 6 người. +Trình độ đại học có 200 người (hơn 50% là kỹ sư kỹ thuật). +TRình độ trung cấp và công nhân kỹ thuật có 353 người. +Trái nghề chưa đào tạo có 19 người. Với một đội ngũ tương đối trẻ (tuổi trung bình là 27) cho phép tiêu thụ nhanh chóng những thành tưụ mới về công nghệ cũng như các phương pháp quản trị mới. Công ty đang trong giai đoạn tăng trưởng, phát triển do vậy mà quy mô và cơ cấu lao động sẽ còn thay đổi nhiều qua từng năm. 4-Cơ sơ vật chất kỹ thuật và công nghệ sản xuất kinh doanh: +Trụ sở văn phòng công ty và các chi nhánh tại Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ và thành phố Hồ Chí Minh được trang bị đầy đủ hệ thống thông tin liên lạc, computer, mạng hệ thống diện rộng trong ngành và nối mạng Internet. +Kho nhựa đường tại Hải Phòng, Đà Nẵng, Nhà Bè đạt tiêu chuẩn quốc tế (đang xây dựng một kho ở Quy Nhơn- Bình Định). +Cụm kho chức hoá chất ở Nhà Bè có sức chứa khoảng 15000 m3 và đang xây dựng thêm một kho chứa tại Hải Phòng. +Dây chuyền pha chế dầu nhờn tại Hải Phòng và Nhà Bè tương đương trình độ công nghệ tiêu chuẩn của G7. +Đội xe chuyên dụng vận tải dầu nhờn, nhựa đường và hoá chất tại các chi nhánh tại Hải Phòng, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh. +Hai trung tâm thử nghiệm hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5958- 1995 tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có khả năng phân tích hầu hết các chỉ số cơ lý hoá của các loại dầu mỡ nhờn, nhựa đường và hoá chất đang được lưu hành trên thị trường Việt Nam. 5-Ngành kinh doanh: Theo chức năng và nhiệm vụ hoạt động của công ty, ta thấy ngành hàng kinh doanh chủ yếu của công ty là các loại sản phẩm bao gồm: +Các loại dầu mỡ nhờn nhập khẩu và dầu nhờn do công ty pha chế giữ vai trò chủ đạo, chiếm tỷ trọng khoảng 50% tổng doanh thu của toàn công ty. +Nhựa đường chiếm tỷ trọng khoảng 30% tổng doanh thu. +Còn lại các sản phẩm hoá chất có nguồn gốc từ dầu mỏ. 6-Khả năng tài chính: PLC là một doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn với số vốn được cấp là 52,5 tỷ đồng đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh liên tục. Qua hơn 6 năm hoạt động phát triển, công ty đã mở rộng nguồn vốn kinh doanh lên tới 216 tỷ đồng và tổng tài sản là hơn 300 tỷ. Đây là cơ sở đảm bảo để công ty có thể tham gia cạnh tranh trên thị trường, hơn hẳn Vidamô (nay là PVPDC) cũng là một doanh nghiệp nhà nước có tổng số vốn kinh doanh vào khoảng 16 tỷ đồng hay các công ty trách nhiệm hữu hạn khác đang kinh doanh các sản phẩm dầu nhờn trên thị trường. Tuy nhiên công ty [...]... giao động ở mức sau: Xúc tiến bán hàng thường chiếm 4 0-4 5% ngân sách, dành cho xúc tiến thương mại Quảng cáo thường chiếm 2 5-3 5% ngân sách xúc tiến Tuyên truyền cổ động chiếm 1 0-1 5% ngân sách xúc tiến Chào bán hàng trực tiếp chủ yếu được chi ở các khoản quầy tủ trưng bày hàng hóa và thưởng cho các nhân vieen bán hàng ở mức dưới 10% ngân sách dành cho chương trình xúc tiến thương mại của công ty III... động xúc tiến thương mại ở công ty hoá dầu Petrolimex 1 Hiệu quả của phối thức xúc tiến thương mại Chương trình xúc tiến thương mại của công ty được xây dựng trên cơ sở của chiến lược chung marketing của công ty Để đẩy mạnh tiêu thụ, công ty thiết lập những mục tiêu cụ thể mà mỗi chương trình chiêu thị phải đạt được Trong những năm gần đây công ty chưa có một ngân sách chiến dịch chào hàng xúc tiến thương. .. hữu hiệu - Chưa có một đội ngũ nhân viên marketing có trình độ chuyên môn sâu để thực hiện công việc xúc tiến thương mại Chính vì vậy hoạt động xúc tiến thương mại chưa trở thành một chương trình hoàn hảo cho nên nó còn thiếu sót rất nhiều đặc biệt về mặt thông tin - Các công cụ xúc tiến thương mại như: quảng cáo, khuyến mại còn yếu chưa phát huy hết hiệu quả, chỉ mang tính chất giới thiệu - Về công... về công nghệ xúc tiến thương mại của công ty như sau: Hoạt động xúc tiến thương mại ở công ty cũng đã đạt được những kết quả rất tốt biểu hiện đó là việc công ty ngày càng quan tâm đầu tư nhiều hơn đến lĩnh vực này Công ty bao giờ cũng trích ra một ngân quỹ xác định dành cho hoạt động xúc tiến thương mại thường là năm sau cao hơn năm trước Hoạt động xúc tiến thương mại giúp công ty tiếp xúc với nhiều... dù vậy năm 20 01 công ty vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu Năm 20 02 sẽ là năm có con số cao hơn mà khả năng đáp ứng là điều kiện có thể II/Thực trạng hoạt động xúc tiến thương mại ở công ty hoá dầu Petrolimex: Sau thời gian khảo sát hoạt động kinh doanh thực tế tại công ty chúng tôi đưa ra một số nhận xét đánh giá về thực trạng hoạt động xúc tiến thương mại ở công ty hoá dầu Petrolimex như sau: 1-Hoạt động... động xúc tiến thương mại đã tác động vào công việc kinh doanh của công ty làm cho nó phát triển hơn thông qua doanh thu và số lưoựng khách hàng cũng tăng cao Sự phối hợp giữa các công cụ xúc tiến thương mại tạo ra hình ảnh tốt đẹp về công ty Nhìn chung tính trên chi phí xúc tiến thương mại cho một sản phẩm không có nhiều thay đổi Điều quan trọng là công ty đã rất chú ý đến vai trò to lớn của xúc tiến thương. .. mua hàng với số lượng lớn Đây cũng là đối tượng được khuyến mại chủ yếu và thường xuyên - Ví dụ: Trong năm 20 01 Công ty đã tổ chức một đợt khuyến mại kéo dài 30 ngày từ 23 / 12/ 2001 đến 23 /01 /20 02 chương trình phục vụ tết Nguyên đán cụ thể là: + Khi mua một hộp dầu lon PLC, được tặng ngay một lít xăng ở tất cả các đại lý bán xăng + Khi mua dầu động cơ thông dụng Motor Oil và Motor Oil Extra thì sẽ được... quan trọng là công ty đã rất chú ý đến vai trò to lớn của xúc tiến thương mại, qua thực tế họ đã thấy được lợi ích của nó 2 Những điểm thuận lợi và khó khăn khi triển khai chương trình xúc tiến thương mại ở công ty * Những thuận lợi: Khi triển khai chương trình xúc tiến thương mại công ty có một số điểm thuận lợi đáng kế au: - Đội ngũ ãnh đạo của công ty được đào tạo chính quy ở các trường đại học... xác đáng về tầm quan trọng của xúc tiến thương mại trong kinh doanh và được quán triệt trong toàn công ty - Được sự quan tâm, ủng hộ trong tổ chức kinh doanh dầu mỡ nhờn của các công ty, xí nghiệp xăng dầu trực thuộc Petrolimex - Có sự sẵn sàng giúp đỡ của các cơ quan truyền thông đại chúng ở địa phương và trên toàn quốc * Những khó khăn: - Tổ chức của Tổng Công ty xăng dầu trong những năm qua cũng... việc hoàn thành và phát hiện các thủ tục đo lường chính xác kết quả quảng cáo Có làm tốt công tác này thì mới đánh gia được chính xác hiệu quả của quảng cáo mang lại và dần dần điều chỉnh cho kết quả quảng cáo đúng như ý muốn mong đợi 2 Hoạt động xúc tiến bán hàng (khuyến mại) 2. 1- Mục tiêu xúc tiến bán hàng của Công ty: Công ty thường đặt ra các mục tiêu cụ thể cho chương trình khuyến mại đó là: - Đối . xúc tiến thương mại. Chương II: Thực trạng hoạt động xúc tiến thương mại tại công ty hoá dầu Petrolimex I/Lịch sử hình thành, quá trình phát triển, chức năng và nhiệm vụ của công ty: 1-Quá. 1999 20 00 20 01 Số lao động (người) 24 1 3 12 416 493 5 12 556 574 578 Tỷ lệ tăng (%) - 29 ,5 33,3 18,5 3,8 8,5 3 ,2 3,4 BH 2- 2 : Cơ cấu lao động của công ty hoá dầu Petrolimex +Trình độ trên đại học. mong đợi. 2. Hoạt động xúc tiến bán hàng (khuyến mại) . 2. 1- Mục tiêu xúc tiến bán hàng của Công ty: Công ty thường đặt ra các mục tiêu cụ thể cho chương trình khuyến mại đó là: - Đối với người

Ngày đăng: 09/08/2014, 11:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w