Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 35 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
35
Dung lượng
207,71 KB
Nội dung
vận tải hàng hải bằng cách liên doanh với các hãng bảo hiểm danh tiếng quốc tế tạo tâm lý yên tâm, tín nhiệm với khách hàng, phát triển khả năng vận tải hàng hải. Mục tiêu của Chính phủ đến năm 2010 là xây dựng một đội tàu quốc gia đủ sức chở 99% khối lượng hàng nội địa, 40% khối lượng hàng nhập khẩu và tham gia chở thuê cho nước ngoài. Với những thế mạnh trên, nhà xuất khẩu gạo của Việt Nam có thể chào hàng theo giá CIF và thu được lợi nhuận từ những dịch vụ bảo hiểm, hàng hải đồng thời tạo điều kiện phát triển ngành nghề, giải quyết công ăn việc làm cho nhân công trong ngành trên. 3.2.1.4. Các giải pháp về thị trường Thứ nhất: nghiên cứu và xây dựng thị trường. Thị trường là yếu tố quyết định đầu ra của sản phẩm. Nghiên cứu thị trường là nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của gạo Việt Nam. Công tác nghiên cứu thị trường cần được tổ chức tập trung, khách quan và khoa học. Vì vậy, chúng ta có thể hiểu biết về các đặc tính, thói quen tiêu dùng, thị hiếu của các khu vực thị trường cũng như nắm bắt thông tin về các biến động trên thị trường, đồng thời cho phép đánh giá tiềm năng và quy mô thị trường. Từ đó thực hiện xâm nhập và thích ứng với thị trường, tạo thế cạnh tranh để mở rộng thị phần của mình. Để nghiên cứu thị trường gạo - mặt hàng có thị hiếu tiêu dùng đa dạng-Nhà nước cần hình thành các trung tâm chuyên trách cho ngành gạo để khai thác, cung cấp thông tin về giá cả thị trường, tình hình hoạt động của các thành viên trong và ngoài nước, phổ biến kịp thời các chính sách mới của Nhà nước cho các nhà xuất khẩu. Hệ thống thông tin phải thật chính xác, cập nhật để có những phản ứng linh hoạt trước những biến động của thị trường. Xây dựng thị trường xuất khẩu gạo là một đòi hỏi mang tính cấp thiết và chiến lược. Nhà nước cần tạo lập và đặt mối quan hệ thương mại với các nước có nhu cầu lớn về xuất khẩu gạo, tranh thủ khai thác các mối quan hệ để ký các hiệp định xuất khẩu gạo hoặc các bản thoả thuận phối hợp, hợp tác với các nước để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động đồng thời có thể hỗ trợ cho các doanh nghiệp tìm kiếm thị trường bên ngoài. Trong quá trình xuất khẩu gạo, cần tranh thủ gây dựng uy tín thương mại quốc tế đối với các bạn hàng, từng bước tạo thói quen ưa chuộng, tiêu dùng gạo Việt Nam, từ đó đẩy mạnh xuất khẩu chiếm lĩnh thị trường. Thứ hai: các thị trường mục tiêu. Việc lựa chọn các thị trường mục tiêu cho xuất khẩu gạo trong những năm tới là vấn đề khá nan giải. Điều quan trọng đối với Việt Nam hiện nay là sắp xếp các phân đoạn thị trường xuất khẩu gạo theo thứ tự ưu tiên và hiệu quả kinh tế, đầu tư vốn cho sản xuất, chế biến, xây dựng cơ sở hạ tầng cho nông nghiệp, tạo tiền đề cho xuất khẩu gạo trong tương lai. Những năm sắp tới, chúng ta tập trung xuất khẩu gạo vào những thị trường tiêu biểu sau: * Một, thị trường gạo phẩm cấp thấp. Đây là thị trường tập trung những nước nghèo tiêu thụ gạo chất lượng thấp (tấm 25-35%) như ấn Độ, Philippin, các quốc gia châu Phi + Thị trường ổn định gạo bao gồm các nước ASEAN như Philippin, Malayxia Đây là một thị trường quan trọng cần hướng tới. Về cơ bản giữa nước ta và các nước ASEAN, cơ cấu hàng xuất khẩu tương tự như nhau. Tuy nhiên ta cần khai thác những ưu thế và giá nhân công rẻ so với nhiều nước trong khu vực địa lý, và trong tương lai nằm trên hệ thống đường bộ và đường sắt xuyên á và chế độ ưu đãi thuế quan trọng nội bộ các nước ASEAN để tăng mức xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ vào thị trường này đặc biệt là các mặt hàng nông sản như gạo. Mặc dù chúng ta gặp sự cạnh tranh gay gắt với Thái Lan về gạo nhưng chúng ta có chỗ đứng tại các nước Inđônêxia, Singapo, Philippin Chúng ta đã có hướng đi đúng khi liên doanh với các nước trồng lúa cao sản để cung cấp ổn định cho thị trường thế giới với hiệu quả cao. Chúng ta nhận định rằng trong thời kỳ đến năm 2010 thì ASEAN vẫn là thị trường tiêu thụ gạo chủ yếu của Việt Nam. + Thị trường không ổn định là những thị trường nhập gạo của Việt Nam với số lượng không đồng đều như Trung Quốc và các nước Châu Phi. Với số dân 1,3 tỉ người và vị thế địa lý thuận lợi, Trung Quốc hứa hẹn là nước nhập khẩu gạo lớn của Việt Nam. Tuy nhiên xuất khẩu gạo sang nước này gặp nhiều khó khăn do sự đồng nhất về mùa vụ. Những năm nhu cầu nhập khẩu gạo của Trung Quốc lớn do mất mùa thì chúng ta không đáp ứng đủ với nguyên nhân các tỉnh miền Bắc gặp thiên tai. Năm 1995, khi Trung Quốc cần nhập nhiều lương thực nhất, nhưng chính phủ ta có lệnh cấm xuất khẩu bằng đường tiểu ngạch qua biên giới vì khó khăn về lúa gạo ở miền Bắc. Ngược lại, năm 1997, khi chúng ta thừa gạo cần cho tiêu thụ, Chính phủ ta đã cho phép địa phương được giao dịch để bán cho Trung Quốc nhưng không thực hiện được. Điều đó chứng tỏ tính chất bấp bênh trong quan hệ thương mại với Trung Quốc là thị trường lớn nhưng không ổn định. Chính vì vậy, trong những năm tới chúng ta cần có những điều chỉnh thích hợp để điều hoà thị trường đầy tiềm năng này. Tương tự như Trung Quốc, thị trường các quốc gia châu Phi rất có triển vọng đối với gạo xuất khẩu của Việt Nam nhưng cũng gặp nhiều khó khăn. Khu vực này luôn có những bất ổn định về chính trị, khó có khả năng thanh toán nên lượng gạo nhập từ Việt Nam dù nhiều nhưng không ổn định. Tuy nhiên khu vực vẫn là bạn hàng rất lớn của Việt Nam và chúng ta phải tập trung khai thác trong những năm tới. * Hai, thị trường gạo phẩm chất cao bao gồm các nước nhập khẩu gạo chất lượng cao của Việt Nam bao gồm: - Thị trường EU: hiện nay kim ngạch xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam vào thị trường này chưa lớn do có sự cạnh tranh gay gắt của gạo Thái Lan. Tuy nhiên trong tương lai, khi chúng ta nâng cao được chất lượng gạo thì đây là một thị trường rất có tiềm năng. Các chuẩn mực kinh doanh của EU đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải thật sự năng động, đảm bảo chất lượng gạo và giữ chữ tín trong giao dịch, buôn bán, từng bước xuất khẩu trực tiếp gạo Việt Nam vào khu vực này. - Thị trường Mỹ: là nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới nhưng Mỹ cũng có nhu cầu nhập khẩu. Năm 2001, Hiệp định Thương mại song phương Việt - Mỹ được ký kết, các doanh nghiệp Việt Nam có thể hưởng quy chế tối huệ quốc của Mỹ nên gạo của ta có thể tiếp cận và xâm nhập vào thị trường này dễ dàng hơn. Trong tương lai, chúng ta cần mở rộng quan hệ để có mức xuất khẩu gạo ổn định vào thị trường Mỹ nói riêng cũng như các nước châu Mỹ nói chung. - Thị trường Nhật Bản: Nhật Bản là nước tiêu thụ gạo đòi hỏi chất lượng cao. Do vậy, các doanh nghiệp của ta cần nắm bắt xu thế này để đầu tư trang thiết bị nâng cao chất lượng sản phẩm mới có thể có chỗ đứng trên thị trường, nhất là khi Nhật Bản giảm mức bảo hộ đối với mặt hàng gạo theo quy định của WTO. - Thị trường Trung Đông: đây là khu vực gồm những nước giàu có trên thế giới, có nhu cầu cũng như khả năng thanh toán, giao dịch thương mại quốc tế Do chưa hiểu biết nhiều về bạn hàng và thị trường ở khu vực này nên kim ngạch buôn bán giữa Việt Nam và các nước này không đáng kể. Bước đầu gạo Việt Nam đã có chỗ đứng và được ưa dùng tại Iran, Irac Trong tương lai, khu vực này sẽ mở ra nhiều cơ hội cho các nhà xuất khẩu gạo của Việt Nam. Nhìn chung, gạo chất lượng thấp của Việt Nam chiếm tỷ lệ khá cao với thị trường châu á và châu Phi rộng lớn nên cần khai thác mức độ tối đa. Bên cạnh đó, Việt Nam tiếp tục thực hiện chính sách thúc đẩy đầu tư vào sản xuất nâng cao chất lượng gạo, kết hợp với các chính sách Marketing thị trường của Chính phủ để đưa mặt hàng cao cấp xâm nhập thị trường các nước tiêu thụ loại hàng này với giá cao. Do vậy, chúng ta phải biết kết hợp giữa việc giữ vững các thị phần đã xuất khẩu, chuyển dần sang sản xuất và xuất khẩu gạo cao cấp và đặc sản để đi vào thị trường cao cấp, thu được giá trị xuất khẩu cao hơn. Như vậy, thị trường xuất khẩu gạo còn rộng mở, khả năng tham gia vào thị trường gạo của Việt Nam ngày càng tăng. Trong những năm tới, chúng ta cần thực hiện hoạt động xuất khẩu gạo sao cho có thể đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất trong nền kinh tế quốc dân. 3.2.2. Chiến lược Marketing-mix Vai trò của xuất khẩu trong đó có xuất khẩu gạo đã được Đảng và Nhà nước ta khẳng định trong văn kiện đại hội Đảng IX. Đó là mục tiêu quan trọng, tạo điều kiện cho đất nước ta thực hiện CNH-HĐH và nhanh chóng hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Để nâng cao vị thế của gạo Việt Nam, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng khắt khe của thị trường quốc tế, chúng ta cần có một chiến lược cụ thể nhằm đẩy mạnh, xúc tiến xuất khẩu gạo, tăng kim ngạch là tiền đề quan trọng đáp ứng nhu cầu về vốn trong hoạt động đối ngoại. Đề ra các giải pháp theo quan điểm Marketing-mix hình thành hệ thống các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo là cần thiết để chiếm lĩnh thị trường thế giới bao gồm chính sách sản phẩm, chính sách giá, chính sách phân phối và chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh. Mục đích của các chính sách này là tạo điều kiện cho xuất khẩu có thể cạnh tranh và có vị trí cao trên thị trường nước ngoài với chi phí thấp nhất. Các đề xuất nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo mang tính chiến lược dưới đây sẽ liên quan đến hầu hết các vấn đề sản xuất, chế biến, dự trữ lưu thông lúa gạo trong những năm sắp tới. 3.2.2.1. Chính sách sản phẩm Sản phẩm sản xuất ra phải đảm bảo thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Đối với sản phẩm xuất khẩu, khách hàng nước ngoài có những đặc tính về văn hoá khác biệt nên yêu cầu càng khắt khe hơn. Chính sách sản phẩm của gạo xuất khẩu được trình bày bao gồm các giải pháp trong khâu sản xuất, chất lượng và chủng loại Tình hình sản xuất gạo của nước ta đã và đang được phát triển theo xu hướng tốt cần được khai thác toàn diện về chiều rộng và chiều sâu. * Thứ nhất, về giống lúa, từ ngàn xưa kinh nghiệm của ông cha để lại thì giống lúa chỉ là yếu tố đứng thứ tư (sau ba nhân tố khác là nước, phân bón, nhân công) nên không coi trọng vai trò của giống lúa đối với sản xuất. Ngày nay, giải pháp về giống lúa cần đi trước một bước, kể cả nghiên cứu, triển khai và việc áp dụng vào thực tiễn nhằm tạo ra những tiền đề cơ bản cho các giải pháp kỹ thuật khác phát huy có hiệu quả. Khi nghiên cứu cải tiến giống lúa hay nhập các loại giống mới phục vụ cho xuất khẩu cần chú ý các yêu cầu như năng suất cao, có khả năng thích nghi với các vùng địa lý, khí hậu của Việt Nam, đạt hiệu quả cao trong quá trình chế biến và có khả năng thoả mãn nhu cầu của khách hàng thế giới. Thời gian từ khâu thử nghiệm đến khâu sản xuất đại trà cần được rút ngắn nhưng đồng thời phải giữ được độ an toàn khi đưa các giống lúa này ra áp dụng. Cần đầu tư cho khoa học, tập trung nhân giống mới chất lượng cao, giúp nông dân đẩy mạnh xuất khẩu lúa thơm xuất khẩu cho phù hợp với nhu cầu thị trường, tăng tỷ trọng giống lúa này lên cơ cấu xuất khẩu gạo trong những năm tới để đáp ứng thị trường châu Âu, châu Mỹ và các quốc gia châu á như Nhật Bản, Hồng Kông, Đài Loan, Singapo và số lượng đông đảo Việt kiều sống ở nước ngoài. Trong thời gian tới nên tập trung các vùng chuyên canh sản xuất các loại gạo đặc sản như Tám thơm, Nàng Hương, nếp cái hoa vàng với sản lượng lớn dành cho xuất khẩu. Bên cạnh đó cần khắc phục tình trạng giảm sút về chất lượng của một số giống gạo đặc sản truyền thống nhằm khôi phục hương thơm vốn có của chúng. Diện tích chuyên sản xuất lúa hàng hoá xuất khẩu cũng cần được quy hoạch cụ thể. Để có vùng chuyên canh lúa xuất khẩu ổn định cần thực hiện theo nguyên tắc: vùng không phải đánh thuế đất, thóc sản xuất ra phải được tiêu thụ hết với lợi nhuận ít nhất phải bằng trồng lúa hàng hoá tiêu thụ trong nước. Muốn vậy phải có sự ràng buộc chặt chẽ, cụ thể về pháp lý và kinh tế giữa cơ quan chức năng với người dân. Với các cơ quan khoa học và khuyến nông là chất lượng giống và quy trình thâm canh, với các cơ quan quản lý Nhà nước là giám sát và xử lý các sai phạm trong quá trình thực hiện. Trên nguyên tắc đó, khâu giống phải do các Viện và phân viện, các trung tâm khoa học kỹ thuật nông nghiệp các vùng đảm nhận và họ phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước, trước khâu tuyển chọn, du nhập và phổ biến các quy trình kỹ thuật thâm canh cho người dân. Để các cơ quan khoa học kỹ thuật làm tốt các chức năng này cần đầu tư ngân sách cho họ và kết quả của công tác này phải được xem là tiêu chuẩn quan trọng trong nhiệm vụ chính trị của họ. Đông thời, Nhà nước cần có các chính sách vừa có tính chất khuyến khích vừa có tính chất bắt buộc các doanh nghiệp làm chức năng xuất khẩu tham gia vào công tác nghiên cứu và chuyển giao giống lúa chất lượng cao cho dân. Những đơn vị có nhiều đóng góp trong công tác này sẽ được khuyến khích, khen thưởng một cách hợp lý. * Thứ hai, về phân bón, đây là giải pháp kỹ thuật cần phải được tiến hành đồng bộ với giải pháp về giống lúa do vai trò của phân bón đối với năng suất lúa và chất lượng gạo. Chúng ta cần duy trì các loại phân hữu cơ truyền thống bón lúa vì giá thành rẻ, phù hợp với điều kiện kinh tế của nông dân Việt Nam và không gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, theo xu thế chung ở các nước nông nghiệp các trình độ tiên tiến, chúng ta có thể tăng dần tỷ trọng hai loại phân hữu cơ công nghiệp và vi sinh, giảm dần phân bón hoá học kết hợp với nhập khẩu các loại phân hoá học tổng hợp. Nhà nước cần tăng cường quản lý một cách chặt chẽ đảm bảo cung cấp phân bón có chất lượng cho dân sản xuất, bảo vệ lợi ích cho họ cũng như hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động sản xuất và xuất khẩu gạo. * Thứ ba, về vấn đề cải tiến kỹ thuật canh tác lúa. ở hầu hết các địa phương, công tác khuyến nông đax được chú trọng nhằm hướng dẫn nông dân các kỹ thuật canh tác tiên tiến, nhưng nhìn chung hiệu quả còn hạn chế vì lực lượng khuyến nông còn mỏng, mạng lưới nông dân tham gia khuyến nông còn quá ít. Việc cơ giới hoá sản xuất tiến hành rất khó khăn do quy mô sản xuất còn nhỏ. Trong những năm tới, Nhà nước cần đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp và phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn bao gồm: thuỷ lợi, tăng diện tích đất canh tác, cung cấp điện phục vụ sản xuất nông nghiệp và phát triển giao thông nông thôn. * Thứ tư, về các khâu sau thu hoạch. Hiện nay chúng ta vẫn chủ yếu sấy thóc bằng năng lượng mặt trời và có tỷ lệ g•y nát cao lúc xay xát, không đảm bảo chất lượng. Vì vậy, để khắc phục tình trạng này, cần nghiên cứu trang bị những thiết bị sấy có quy mô phù hợp và tận dụng các loại nhiên liệu có sẵn tại địa phương. Công nghệ xay xát và chế biến cần được trang bị hiện đại hơn, có công suất phù hợp, tăng tỷ lệ gạo thu hồi với chất lượng cao. Mục tiêu trong những năm tới sẽ là lắp đặt thêm những trung tâm chế biến gạo nhằm khắc phục những khó khăn trong tái chế theo cách đối phó hiện nay. Chúng ta nên chú trọng chọn lựa và trang bị máy xay xát nhỏ có công nghệ tốt tăng tỷ trọng thu hồi, chất lượng gạo tốt phục vụ nhu cầu ngày càng cao của nhân dân và các cơ sở tái chế để xuất khẩu. Cải tiến kỹ thuật công nghệ và hệ thống kho dự trữ bảo quản việc cất giữ, hạn chế những ảnh hưởng của điều kiện thời tiết khí hậu nước ta là những biện pháp để nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu. Cụ thể, chúng ta cần sắp xếp lại hệ thống kho chứa, bố trí một cách hợp lý và khắc phục những kho chưa đạt tiêu chuẩn quy định, đặc biệt là các kho dự trữ xuất khẩu và xây dựng thêm những kho mới, hiện đại ở một số trọng điểm, tạo điều kiện thuận lợi cho cất trữ, bảo quản lúa gạo. Bên cạnh đó, chúng ta phải áp dụng các công nghệ bảo quản tiên tiến: bảo quản kín gạo, sát trắng, gạo lật bằng cách sử dụng màng PVC trong khí CO2 hoặc khí Nitơ trong các kho dự trữ quốc gia và dự trữ kinh doanh, bảo quản mát thóc gạo ở một số cụm kho dự trữ quốc gia hiện đại, đòi hỏi vốn đầu tư lớn để có thể cạnh tranh với các nước xuất khẩu gạo khác, sản xuất và áp dụng một số chế phẩm vi sinh vật, các chế phẩm từ thực vật có tác dụng diệt côn trùng mà không gây độc hại cho [...]... 30/3/2001, trang 1 8 Anh Thi: “Lao đao gạo xuất khẩu , Thời báo kinh tế Việt Nam số 33, thứ sáu, 9/3/2001, trang 1 9 Nguyễn Thế Nghiệp: “Tiêu thụ gạo đạt mức kỷ lục”, Thời báo kinh tế Việt Nam số 24, thứ sáu, 23/2/2001, trang 14 10 Thạc sỹ Đỗ Thị Loan: “Định giá trong Marketing xuất khẩu , Tạp chí Thương mại số 11/2001, trang 44 ,45 11 Võ Hùng Dũng: Xuất khẩu lương thực: Thành tựu, thách thức và chính... 7/2001, trang 3 ,4, 5,6,7 12 Phạm Văn Chung: “Hiện trạng và xu thế phát triển sản xuất lúa gạo ở Việt Nam , Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn số 5/2001, trang 281, 282 13 Hoàng Sơn: “Nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu, một đòi hỏi của thực tế sản xuất , Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn số 8/2001, trang 519, 520 14 Duy Hiếu, Thanh Hải: “Sản xuất và xuất khẩu gạo trong thời gian qua... 9/2001, trang 596, 597 25 “ Sản xuất, lưu thông, xuất khẩu gạo của Thái Lan và Việt Nam, những chính sách và biện pháp quản lý có liên quan , Vụ xuất nhập khẩu , Bộ Thương mại, 12/5/2000 26 TS Nguyễn Trung Vãn: “Lương thực Việt Nam thời đổi mới, hướng xuất khẩu , Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 1998 27 PGS,TS Nguyễn Bách Khoa, Thạc sỹ Phan Thu Hoài: Marketing thương mại quốc tế”, Nhà xuất. .. mại số 4/ 200, trang 7 15 Thuý Nga: “Mậu dịch gạo thế giới thời gian gần đây và triển vọng”, Tạp chí Thương mại số 4/ 2000, trang 9 16 Phạm Minh Trí: “Nâng cao khả năng cạnh tranh của xuất khẩu nông sản Việt Nam trong bối cảnh hội nhập”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn số 4/ 2001, trang 200, 270 17 Thạc sỹ Nguyễn Thiện Đức: “ Về cơ chế xuất khẩu gạo , Tạp chí Thương mại số 14/ 2000, trang 11,... cứ vào tình hình thực tế hai năm 2000 và 2001, con số thực tế các năm sau này phải căn cứ vào tình hình sản xuất, khả năng xuất khẩu và diễn biến chỉ số giá hàng tiêu dùng Chúng ta cần đứng trên quan đi m chung để mạnh dạn xử lý, không nên quá dè dặt, bỏ lỡ những cơ hội tốt xảy ra * Tổ chức khâu xuất khẩu Nhà nhập khẩu nước ngoài thường tiếp xúc trực tiếp với nhà xuất khẩu gạo hoặc qua trung gian Việt. .. hoá sản xuất gạo xuất khẩu Về giá xuất khẩu: Chính những nguyên nhân về chất lượng sản phẩm đã kéo theo những yếu kém về giá gạo Việt Nam trên thị trường thế giới Vì chỉ có thể xâm nhập vào những thị trường bình dân hoặc thường bị ép giá trên những thị trường gạo cấp cao nên giá gạo nhìn chung khá thấp so với giá gạo cùng loại của các nước xuất khẩu khác Trong thời gian gần đây, giá gạo của Việt Nam đã... 6/2001, trang 15,16,17 4 Hồ Khánh: “Chợ trung tâm lúa gạo, dự án đột phá cho ĐBSCL”, Thời báo kinh tế Việt Nam số 96, thứ tư, 8/8/2001, trang 5 5 Hưng Văn: Gạo tạm trữ: dao hai lưỡi”, Thời báo kinh tế Việt Nam số 98, thứ tư, 15/8/2001, trang 5 6 Hoài Linh: “Giá gạo tăng vững”, Thời báo kinh tế Việt Nam số 37, thứ sáu, 23/3/2001, trang 1 7 An Yên: “Nâng cấp gạo, cà phê”, Thời báo kinh tế Việt Nam số... thuộc vào các đi u kiện và phương thức thanh toán INCOTERM 2000 do Phòng thương mại quốc tế đã định nghĩa một cách chính xác tới đi m giao hàng và việc phân chia trách nhiệm giữa người bán và người mua Các nhà xuất khẩu của Việt Nam do thiếu kinh nghiệm nên thường bán gạo theo giá FOB để giảm các trách nhiệm liên quan nên đã mất đi nhiều lợi ích đáng kể Hiện tại, Việt Nam đang là một nước xuất khẩu gạo. .. cho các nhà máy xay và các nhà xuất khẩu gạo vay để mua lúa, gạo với lãi suất thấp Năm 2001, 20 tỉ bạt đã được cấp qua Ngân hàng EXIMBANK để thu mua lúa cho việc xuất khẩu gạo Qua các biện pháp đi n hình trên của Thái Lan chúng ta cần rút ra những mặt tích cực để áp dụng vào hoàn cảnh cụ thể của xuất khẩu gạo Việt Nam nhằm đạt hiệu quả tối ưu, nâng cao sức cạnh tranh của xuất khẩu gạo nước ta trên thị... nguồn cung ứng gạo xuất khẩu có chất lượng cao, tăng đáng kể hiệu quả xuất khẩu gạo nói chung và hiệu quả dự trữ bảo hiểm lương thực nói riêng Trong thời gian tới, Chính phủ cần nâng mức dự trữ gạo lên 2 triệu tấn và thực hiện ngay trước khi thời vụ Đông-Xuân bắt đầu, một nửa trong số đó là mua hàng hoá của Chính phủ, một nửa còn lại thực hiện theo cơ chế tạm trữ do các doanh nghiệp thực hiện như lâu . thị phần đã xuất khẩu, chuyển dần sang sản xuất và xuất khẩu gạo cao cấp và đặc sản để đi vào thị trường cao cấp, thu được giá trị xuất khẩu cao hơn. Như vậy, thị trường xuất khẩu gạo còn rộng. gạo xuất khẩu. Bên cạnh đó, cần đánh giá tình hình cạnh tranh của gạo Việt Nam đối với các nước xuất khẩu khác. Muốn cạnh tranh được phải dựa vào các biến số Marketing khác để làm cho gạo Việt. nhập khẩu gạo chất lượng cao của Việt Nam bao gồm: - Thị trường EU: hiện nay kim ngạch xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam vào thị trường này chưa lớn do có sự cạnh tranh gay gắt của gạo Thái