Xây dựng hồ chứa nước. 5.2.2.1. Các bước quy hoạch hồ chứa nước. - Địa điểm xây dựng hồ chứa nước. Thường ở những thung lũng hoặc những khe suối có diện tích lấy nước lớn, lòng khe suối rộng, cửa xây đập hẹp để chứa được nhiều nước, đập ngắn, tốn ít tiền, công trình an toàn. - Các tài liệu cơ bản trong quy hoạch hồ + Diện tích thu nước là một trong những tài liệu chính để tính toán lượng nước đến hồ, cân bằng nước hồ, lưu lượng qua đập. + Tài liệu thủy văn như mưa lũ, hệ số dòng chảy trên mặt, lượng nước bốc hơi. + Các tài liệu về yêu cầu tưới và yêu cầu dùng nước khác. - Tính toán cân bằng nước của hồ chứa nước: lượng nước đến hồ, chủ yếu do dòng chảy trên mặt, phụ thuộc vào lượng mưa hàng năm, điều kiện đất đai, địa hình và độ che phủ thực vật. - Xây dựng đập ngăn nước và tràn xã lũ: khi xây dựng phải chọn nơi ngắn nhất và dễ thi công. Thiết kế đập tràn phải căn cứ vào lượng lũ trên diện tích thu nước. 5.2.2.2. Quản lý và sử dụng nước hồ để tưới. - Quản lý công trình. Sau khi xây dựng xong hồ chứa nước cần xây dựng ngay quy phạm bảo vệ các công trình trên hồ như đập ngăn nước, đập tràn, cống lấy nước. Đối với đập ngăn nước, thường xuyên kiểm tra mái thượng lưu, trồng cỏ mái hạ lưu, đặc biệt lưu ý và sữa chữa kịp thời hiện tượng thấm nước qua đập tràn, qua móng đập, thân đập. Khi có lũ lớn, vượt quá khả năng trữ nước của hồ cần làm thêm tràn phụ và đắp “ con chạch” ở đập ngăn nước. Đối với đập tràn cần kiểm tra thường xuyên, nếu có hiện tượng sạt lỡ bồi lấp, phải sữa chữa kịp thời đảm bảo đúng mặt cắt thiết kế. - Sử dụng nước hồ để tưới. Muốn xây dựng kế hoạch dùng nước hồ chính xác cần tiến hành quan sát thu thập số liệu thực đo, hiệu chỉnh lại các tài liệu sau: + Lượng nước đến hồ: chủ yếu do dòng chảy trên mặt đất. Vì vậy, cần đo lượng mưa và quan sát lượng dòng chảy trên mặt ở diện tích thu nước của hồ rồi hiệu chỉnh lại các tài liệu dùng trong quy hoạch. + Lượng nước tiêu hao: chủ yếu do bốc hơi và thẩm lậu. Biết được diện tích hồ thì xác định bốc hơi sát với thực tế. Lượng nước tiêu hao thẩm lậu của hồ có thể xác định bằng thí nghiệm trong phòng về hệ số thấm các loại đất đá đáy hồ, kết hợp với tài liệu theo dõi về sự thay đổi mực nước hồ qua từng tháng, khả năng rò rĩ đáy hồ và thấm ra vùng xung quanh hồ. Sau khi hiệu chỉnh các tài liệu kể trên, lập kế hoạch dùng nước và tính cân bằng nước hồ qua từng tháng. Để mở rộng diện tích tưới, nâng cao hiệu quả kinh tế của hồ chứa cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật đưa nước lên tưới cho những cây trồng trên sườn đồi, các khe tưới cao hơn nước hồ. . Xây dựng hồ chứa nước. 5.2.2.1. Các bước quy hoạch hồ chứa nước. - Địa điểm xây dựng hồ chứa nước. Thường ở những thung lũng hoặc những khe suối có diện tích lấy nước lớn, lòng. công trình. Sau khi xây dựng xong hồ chứa nước cần xây dựng ngay quy phạm bảo vệ các công trình trên hồ như đập ngăn nước, đập tràn, cống lấy nước. Đối với đập ngăn nước, thường xuyên kiểm. bằng nước của hồ chứa nước: lượng nước đến hồ, chủ yếu do dòng chảy trên mặt, phụ thuộc vào lượng mưa hàng năm, điều kiện đất đai, địa hình và độ che phủ thực vật. - Xây dựng đập ngăn nước