Việc trồng rừng thay thế trên diện tích đất lâm nghiệp sau khi chuyển đổi sang mục đích khác nhằm mục tiêu đảm bảo độ che phủ rừng, quản lý và sử dụng bền vững diện tích đất lâm nghiệp, bảo đảm an ninh phòng hộ, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu trong tình hình hiện nay.
Trang 1PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ
Huyện Cát Tiên nằm ở phía tây nam tỉnhLâm Đồng, có tổng diện tích tự nhiên 42.694 ha, thuộc lưu vực sông Đồng Nai, người dân sịnh sống chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp, là vùng trọng điểm trồng lúa nước của tỉnh Lâm Đồng Tuy nhiên trong những năm qua người dân sản xuất chủ yếu phụ thuộc vào thiên nhiên dẫn tới năng xuất thấp, hiệu quả chưa cao Nhận thấy tầm quan trong của việc cần xây dựng hệ thống hồ đập, tưới tiêu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp tại địa phương, năm 2005 UBND tỉnh Lâm Đồng đã phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đền bù di dân
và tái định cư để xây dựng hồ chứa nước Đạ Sị, huyện Cát Tiên
Sau khi hồ chứa nước Đạ Sị hoàn chỉnh đưa vào hoạt động dự kiến phục vụ tưới tiêu cho khoảng 1.500 ha đất sản xuất nông nghiệp và cấp nước sinh hoạt cho khoảng 15.000 người tại huyện Cát Tiên Từng bước chủ động trong sản xuất nông nghiệp góp phần tăng năng xuất, sản lượng nâng cao đời sống của người dân
Việc trồng rừng thay thế trên diện tích đất lâm nghiệp sau khi chuyển đổi sang mục đích khác nhằm mục tiêu đảm bảo độ che phủ rừng, quản lý và sử dụng bền vững diện tích đất lâm nghiệp, bảo đảm an ninh phòng hộ, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu trong tình hình hiện nay
Từ những vấn đề nêu trên UBND huyện Cát Tiên đã xây dựng phương án trồng rừng thay thế trên diện tích chuyển đổi đất lâm nghiệp sang mục đích khác, với những nội dung sau:
Trang 2PHẦN II CĂN CỨ XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN
Căn cứ Thông tư 24/2013/TT-BNNPTNT ngày 06/5/2015 của Bộ Nông nghiệp
và phát triển nông thôn quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác;
Căn cứ Thông tư số 26/2015/TT-BNNPTNT ngày 29/7/2015 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Về việc sửa đổi bổ sụng một số điều của Thông tư 24/2013/TT-BNNPTNT ngày 06/5/2015 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác;
Căn cứ Quyết định số 3378/QĐ-UBND ngày 28/11/2005 của UBND tỉnh Lâm Đồng Về việc phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đền bù di dân và tái định
cư, hồ chứa nước Đạ Sị, huyện Cát Tiên;
Căn cứ Văn bản số 2138/BNN-KH ngày 14/3/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Về việc hoàn thiện thủ tục đầu tư dự án hồ chứa nước Đạ Sị;
Căn cứ Quyết định số 2638/QĐ-BNN-XD ngày 22/6/2017 của Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Về việc phê duyệt dự toán chi phí chuẩn bị đầu tư xây dựng hồ chứa nước Đạ Sị, tỉnh Lâm Đồng;
Căn cứ Quyết định số 1199/QĐ-UBND ngày 06/6/2017 của UBND tỉnh Lâm Đồng V/v phê duyệt bổ sung báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đền bù, di dân và tái định cư hồ chứa nước Đạ Sị, huyện Cát Tiên;
Căn cứ Văn bản số 6887/UBND-ĐC ngày 13/10/2017 của UBND tỉnh Lâm Đồng Về việc chấp thuận ranh giới, diện tích đất lập thủ tục thu hồi, giao đất để bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng thuộc dự án hồ chứa nước Đạ Sị, huyện Cát Tiên
Trang 3PHẦN III KHÁI QUÁT VỀ DIỆN TÍCH RỪNG ĐÃ CHUYỂN ĐỔI MỤC ĐÍCH
1 Quy mô dự án:
Tổng diện tích thu hồi để xây dựng công trình hồ chứa nước Đạ Sị, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng: 185,5 ha; trong đó:
- Đất quy hoạch lâm 26,10 ha
- Đất quy hoạch ngoài lâm nghiệp: 159,40 ha
2 Diện tích chuyển mục đích phải thực hiện trồng rừng thay thế.
Tổng diện tích chuyển mục đích xây dựng hồ chứa nước Đạ Sị, huyện Cát Tiên phải thực hiện trồng rừng thay thế: 26,10 ha Toàn bộ diện tích này thuộc quy hoạch rừng sản xuất Gồm các loại rừng:
+ Rừng trồng keo: 13,18 ha
+ Rừng trồng Xà cừ 0,44 ha
+ Rừng trồng điều: 12,48 ha
PHẦN IV MỤC TIÊU, NỘI DUNG PHƯƠNG ÁN
1 Mục tiêu
Thực hiện phương án trồng rừng thay thế sau khi chuyển đổi đất lâm nghiệp sang mục đích khác nhằm mục tiêu đảm bảo độ che phủ rừng, quản lý và sử dụng bền vững diện tích đất lâm nghiệp, bảo đảm an ninh phòng hộ, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu trong tình hình hiện nay
Từng bước loại bỏ cây điều nằm trong rừng đặc dụng và trồng thay thế vào những loài cây trồng bản địa phù hợp với điều kiện tự để phục hồi hệ sinh thái và bảo tồn đa dạng sinh học tại Vườn Quốc gia Cát Tiên
2 Nội dung phương án
2.1 Tổng diện tích trồng rừng thay thế: 26,10 ha
2.2 Vị trí trồng: thuộc tiểu khu 512, 531, 532, 514, xã Phước Cát 2, huyện Cát Tiên 2.3 Thuộc đối tượng đất rừng đặc dụng, do Vườn Quốc gia Cát Tiên quản lý
Trang 42.4 Hiện trạng: Toàn bộ diện tích 26,10 ha là rừng trồng điều Đây là diện tích rừng Điều trên 20 năm tuổi nằm trong lõi Khu rừng đặc dụng Diện tích này trước đây của người dân và Vườn Quốc gia Cát Tiên đã thực hiện bồi thường và đang từng bước thực hiện trồng lại các loại cây trồng bản địa
2.5 Kế hoạch trồng rừng thay thế
- Loài cây trồng: Cây chọn trồng là cây Sao đen (Hopea odorata Roxb.) có
nguồn gốc bản địa, phân bố tự nhiên, chiếm giữ tầng trên của rừng VQG Cát Tiên Loài cây này nằm trong danh mục các loài cây chủ yếu cho trồng rừng vùng Tây nguyên theo Quyết định số 4961/QĐ-BNN-TCLN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ngày 17/11/2014 Giai đoạn 2007-2015 đã trồng cây Sao đen tại khu vực Phước Sơn (Phước Cát 2) rất phù hợp, cây sinh trưởng và phát triển tốt
- Mật độ 417 cây/ha Trồng cây cách cây 4m, hàng cách hàng 6m
- Phương thức trồng
Căn cứ điều 19, quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng
Chính phủ về việc trồng rừng trong rừng đặc dụng tại phân khu phục hồi sinh thái thì
phải trồng cây bản địa Mặt khác diện tích trồng rừng có thực bì là cây Điều >20 năm, khi trồng (năm đầu) xử lý cây Điều 50% vẫn còn 50% diện tích Điều đủ che bóng khi cây còn nhỏ trong thời gian đầu là phù hợp Nên Vườn quốc gia Cát Tiên không trồng cây phụ trợ (các loài keo) Chọn phương thức trồng thuần loài theo lô với 01 loài cây bản địa đã trồng thành công từ các năm trước là Sao đen
- Biện pháp xử lý thực bì và kỹ thuật trồng:
+ Xử lý cây Điều để trồng rừng:
Cây Điều có độ tuổi > 20 năm, chiều cao: 5-7m, đường kính sát gốc: > 20cm, mật độ trung bình 400 cây/ha
Dựa vào chi phí nhân công xử lý ken cây Điều thực tế tương đương với chi phí nhân công xử lý thực bì cấp 2 nên chọn các định mức của nội dung xử lý thực bì cấp 2
để áp dụng cho xử lý cây Điều để trồng rừng
Tiến hành xử lý cây Điều theo băng (hàng trồng cây) rộng 3m (50% diện tích) Biện pháp xử lý: Tổ chức nhân công phát dọn thực bì và ken cây Điều theo băng trồng cây rộng 3m (50% diện tích) bằng thủ công Cây Điều dùng dao, rựa ken vòng khép kính thân cây với bề rộng 15-20cm sử dụng thuốc Trangsate 480SC (Glyphosate
Trang 5480gam/lít) với liều lượng 01 lít cho 100 cây, quét trên vết ken nhằm làm cây Điều chết từ từ, cây không tái sinh trở lại Cây Điều ken phải bài trước bằng sơn đỏ Băng cây Điều chừa (còn lại) để che bóng cho cây trồng trong năm đầu và sẽ tiếp tục ken xử
lý vào năm sau
Thời gian xử lý thực bì vào tháng 6-7 trước khi trồng rừng
+ Nguồn gốc và tiêu chuẩn giống:
Cây trồng mua tại vườn ươm đạt chuẩn ở Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai Cây con được gieo ươm từ nguồn hạt giống đúng quy định và được cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận nguồn gốc Cây trồng được vận chuyển bằng xe tải với cự ly khoảng 190km đến điểm tập kết I (kề trục đường lớn), sau đó dùng xe máy vả thủ công chuyển đến điểm tập kết II (gần khu trồng rừng, nơi có nguồn nước) và được tưới chăm sóc hàng ngày Khi mưa xuống (thời vụ trồng rừng) các hộ sẽ nhận cây và vận chuyển cây đến vị trí trồng
Tiêu chuẩn cây con: Cây con xanh tốt, thân thẳng, không cụt ngọn, không nhiều thân, tán cây không bị lệch, không bị sâu bệnh, có bộ rễ phát triển, nhiều rễ con, không đứt rễ cọc, không bị tróc vỏ và bể bầu
Cây con có độ tuổi từ 12 - 14 tháng tuổi và kích thước của cây phải đạt: H: 0,7 – 1,0m; D(đường kính cổ rễ ) >4mm
Thời điểm vận chuyển cây con đến nơi trồng rừng vào cuối tháng 6 đầu tháng 7 + Hố trồng:
Hố trồng cây được đào kích thước: 40cm x 40cm x 40cm, đào trước khi trồng 15 ngày,
+ Thời vụ trồng rừng:
Bắt đầu trồng vào đầu tháng 7 đến cuối tháng 8
+ Xử lý mối và bón phân:
Do có tình trạng mối cắn thân rễ cây trồng trong thời gian cây trồng còn nhỏ, nên trước khi trồng (ngay sau khi đào hố) phải xử lý rãi thuốc TASODANT liều lượng 0,05kg/hố để không cho mối phá hoại gốc cây trồng và kết hợp bón lót phân NPK tạo điều kiện cho cây phát triển nhanh ngay sau khi trồng với liều lượng 0,05kg/hố
+ Kỹ thuật trồng:
Trang 6Trước khi trồng phải móc hết đất rơi tụt xuống hố đảm bảo độ sâu quy định, đặt cây sát đáy hố
Dùng dao rạch túi bầu, không để làm vỡ bầu, bung rễ, đặt cây vào giữa hố ém chặt dưới đất và xung quanh bầu, giữ cây đứng dùng đất lấp kín đến cổ rễ, dầm chặt đất trong hố để cây không bị gió làm nghiêng cây Trường hợp trồng không hết cây trong ngày phải gom cây con vào nơi thoáng mát
Cây trồng ở địa hình bằng phẳng bố trí theo mô hình hình vuông, cây trồng ở địa hình đồi dốc bố trí theo kiểu hình nanh sấu để hạn chế xói mòn đất
- Chăm sóc, bảo vệ rừng trồng:
Chăm sóc và bảo vệ rừng trồng: Căn cứ Quyết định số 994/QĐ.UBND ngày 16 tháng 5 năm 2016 của UBND tỉnh Lâm Đồng thì trồng và chăm sóc rừng trồng loài Sao đen được thực hiện liên tục 05 năm Cụ thể như sau:
+ Chăm sóc năm đầu: Chăm sóc 01 lần vào tháng 9-10 năm 2018
Nội dung: Phát thực bì toàn diện (cỏ, cây bụi, cành Điều ngã đổ vào cây trồng) 100% diện tích; trồng dặm lại những cây đã chết; xạc cỏ, vun gốc cây trồng đường kính 0,8m - 1,0m, cắt dây leo đeo bám cây trồng
+ Chăm sóc năm thứ hai: Chăm sóc 02 lần
Lần 1: Ken xử lý cây Điều vào tháng 6-8 năm 2019:
Ken cây và quét thuốc Trangsate 480SC (Glyphosate 480gam/lít) tất cả cây Điều còn lại trên diện tích băng chừa( 50% diện tích rừng trồng), và cây Điều ken còn sót (trên băng đã ken năm đầu) Kỹ thuật ken, xử lý cây Điều như năm đầu
Lần 2: Phát thực bì toàn diện (cỏ, cây bụi, cành Điều ngã đổ vào cây trồng) 100% diện tích rừng trồng; xạc cỏ, vun quanh gốc cây trồng đường kính 0,8m - 1,0m, cắt dây leo đeo bám cây trồng Thực hiện vào tháng 10-11 năm 2019
+ Chăm sóc năm thứ ba: Chăm sóc 02 lần
Cây Điều bị ken không chết liền, mà kích thích cây ra hoa quả nhiều trong năm
đó Năm sau cây Điều mới chết hoàn toàn như vậy năm thứ 3 vẫn còn cây Điều trên diện tích đất trồng rừng
Lần 1: Phát thực bb́ toàn diện (cỏ, cây bụi, cành Điều ngã đổ vào cây trồng) 100% diện tích trồng rừng, cắt dây leo đeo bám cây trồng Thực hiện tháng 6-8 năm 2020
Trang 7Lần 2: Khối lượng công việc, yêu cầu kỹ thuật như chăm sóc lần 1 Thực hiện tháng 10-11 năm 2020
+ Chăm sóc năm thứ tư: Chăm sóc 02 lần
Năm thứ 4 cây Điều đã chết hoàn toàn, cây rừng phát triển và thực bì: cỏ, cây bụi, lồ ô,…cũng phát triển
Lần 1: Phát thực bì toàn diện (cỏ, cây bụi, lồ ô,…) 100% diện tích trồng rừng, cắt dây leo đeo bám cây trồng Thực hiện tháng 6-8 năm 2021
Lần 2: Khối lượng công việc, yêu cầu kỹ thuật như chăm sóc lần 1 Thực hiện tháng 10-11 năm 2021
+ Chăm sóc năm thứ năm: Chăm sóc 02 lần
Lần 1: Phát thực bì theo băng trồng rộng 3 m (cỏ, cây bụi, lồ ô,…) 50% diện tích rừng trồng, cắt dây leo đeo bám cây trồng Thực hiện tháng 6-8 năm 2022
Lần 2: Phát thực bì toàn diện (cỏ, cây bụi, lồ ô,…) 100% diện tích trồng rừng, cắt dây leo đeo bám cây trồng Thực hiện tháng 10-11 năm 2022
- Bảo vệ rừng trồng
Hành lang trồng và chăm sóc rừng nằm trong rừng đặc dụng cách xa khu dân cư nên không có gia súc phá hoại cây mới trồng, đồng thời không cần xây dựng đường băng cản lửa Việc bảo vệ rừng trồng cần hợp đồng với người dân chỉ tập trung vào việc kiểm tra phòng cháy, chữa cháy rừng trong mùa khô hàng năm (trong 05 năm)
- Thời gian và tiến độ trồng
Sau khi hoàn tất các thủ tục thì tiến hành trồng rừng một lần trên toàn bộ diện tích 26,10 ha vào tháng 6-7 năm 2018
- Xây dựng đường băng cản lửa:
Trước mùa khô đến hàng năm phải phát đốt, dọn làm đường ranh cản lửa: Đường ranh bao ngạn phải đạt 8-10m chiều rộng; đường phân lô phải đạt 8m chiều rộng Thiết kế đường ranh cản lửa (băng trắng) có diện tích không quá 10% diện tích trồng rừng
- Đơn vị thực hiện: Vườn Quốc gia Cát Tiên
- Mức đầu tư bình quân 01 ha rừng trồng thay thế:
Trang 8Căn cứ Quyết định số 994/QĐ.UBND ngày 16 tháng 5 năm 2016 Phê duyệt đơn giá trồng rừng thay thế; trồng rừng giải toả; trồng rừng theo Chương trình bảo vệ và Phát triển rừng bền vững trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng của Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng; Chi phí cho 1 ha trồng rừng và chăm sóc rừng trồng cho loài cây Sao đen đến năm thứ 5 là: 59.897.000 đồng, cụ thể:
+ Chi phí trồng và chăm sóc năm thứ 1: 29.897.000 đồng
+ Chi phí chăm sóc và bảo vệ rừng trồng năm thứ 2: 9.000.000đồng
+ Chi phí chăm sóc và bảo vệ rừng trồng năm thứ 3: 8.000.000đồng
+ Chi phí chăm sóc và bảo vệ rừng trồng năm thứ 4: 7.000.000 đồng
+ Chi phí chăm sóc và bảo vệ rừng trồng năm thứ 5: 6.000.000 đồng
- Tổng vốn đầu tư trồng rừng thay thế:
+ Xuất đầu tư cho 01 ha/05 năm là: 59.897.000 đồng
+ Diện tích trồng và chăm sóc rừng 26,10 ha x 59.897.000 đồng = 1.563.311.700 đồng Cụ thể theo các năm như sau:
Đơn vị tính: đồng
T
Phân theo năm
4
Chi phí khác, gồm (Chí phí
chung,
thu nhập chịu thuế tính
trươc
- Nguồn kinh phí: Do chủ chủ đầu tư chi trả
Trang 9PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Trên đây là toàn bộ nội dung phương án trồng rừng thay thế cho diện tích có rừng trong lâm nghiệp chuyển sang xây dựng hồ chứa nước Đạ Sị tại huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng Trong phương án đã nêu được diện tích chuyển đổi, diện tích phải trồng rừng thay thế, xác định vị trí trồng rừng và tiến độ thực hiện việc trồng lại rừng Tổng diện tích trồng rừng thay thê 26,10 ha, tổng kinh phí trồng lại rừng
1.563.311.700 đồng (Một tỷ, năm trăm sáu ba triệu, ba trăm mười một ngàn, bảy trăm
đồng).
UBND huyện Cát Tiên kính mong UBND tỉnh Lâm Đồng xem xét phê duyệt phương án làm cơ sở cho đơn vị chủ đầu tư thực hiện các bước tiếp theo phục vụ cho việc giải phóng mặt bằng để xây dựng hồ chứ nước Đạ Sị, huyện Cát Tiên đúng quy định và tiến độ đề ra
Trang 10Mẫu biểu 01: TỔNG HỢP CÁC DỰ ÁN/CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG
PHẢI TRỒNG RỪNG THAY THẾ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2015/TT-BNNPTNT ngày 29/7/2015 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn)
TT Tên dự án/công trình Chủ đầu tư
Diện tích phải trồng rừng thay thế (ha)
Ghi chú
1 Hồ chứa nước Đạ Sị, huyệnCát Tiên UBND huyện &Sở NN&PTNT 26,10
PHỤ LỤC 04:
DANH SÁCH CÁC DỰ ÁN THỰC HIỆN NGHĨA VỤ NỘP TIỀN TRỒNG RỪNG THAY THẾ VÀO QUỸ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2015/TT-BNNPTNT ngày 29/7/2015 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn)
TT Tên dự án đầu tư Chủ đầu tư
Mục đích sử dụng sau chuyển đổi rừng
Diện tích phải trồng rừng thay thế (ha)
Ghi chú
1 Sị, huyện Cát Tiên Hồ chứa nước Đạ UBND huyện &Sở NN&PTNT Đất thủy lợi 26,10
Trang 11Tổng cộng 26,10